TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN --- MAI NGỌC TRUYỀN ẢNH HƯỞNG CỦA pH BAN ĐẦU VÀ NHIỆT ĐỘ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Thalassiosira sp.. ẢNH HƯỞNG CỦA pH BAN ĐẦU VÀ NHIỆT ĐỘ LÊN SỰ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN -
MAI NGỌC TRUYỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA pH BAN ĐẦU VÀ NHIỆT ĐỘ LÊN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA TẢO Thalassiosira sp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS TRẦN SƯƠNG NGỌC
2014
Trang 2ẢNH HƯỞNG CỦA pH BAN ĐẦU VÀ NHIỆT ĐỘ LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO
Thalassiosira sp
Bậc đào tạo: Đại học
Ngành/Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Sinh viên thực hiện: Mai Ngọc Truyền MSSV:C1201022
Email: truyenc1201022@student.ctu.edu.vn - 01654451515
Cán bộ hướng dẫn: TS Trần Sương Ngọc
Email : tsngoc@ctu.edu.vn - 0907877540
TÓM TẮT
Tảo Thalassiosira sp được nuôi trong môi trường dinh dưỡng Walne trong bình tam giác 1 lít với mật độ ban đầu là 3*10 5 tb/mL trong điều kiện độ mặn 25‰, sục khí và chiếu sáng liên tục với các mức pH khác nhau là 6, 7, 8, 9 ở thí nghiệm 1 và các mức nhiệt độ là 25 º
C, 28 º C,
31 º C, 34 º C ở thí nghiệm 2 Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy ở mức pH=6 tảo có mật độ cao nhất
là 3,13±0,11 triệu tb/mL khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại là 2,54±0,18 triệu tb/mL, 1,71±0,04 triệu tb/mL, 1,62±0,09 triệu tb/mL lần lượt ở các nghiệm thức pH=7, 8, 9 Ở thí nghiệm 2 với mật độ cao nhất ở nhiệt độ 28 º
C là 1,63±0,20 triệu tb/mL, kế đến là NT 31 º
C là 1,52±0.05 triệu tb/mL, tiếp theo là NT 34 º C có mật độ là 1,41±0,04 triệu tb/mL và cuối cùng là NT 25 º C với mật độ cực đại là 1,15±0,07 triệu tb/mL
ABSTRACT
Thalassiosira sp was cultured Walne medium in 1 litter elimeryer with walne medium at initial density of 3*10 5 cells/mL Salinity of water was concentration of 25‰, and in light and continuous aeration consists of four levels of pH (pH=6, 7,8 and 9) in experiment 1 and the temperature is 25ºC, 28ºC, 31ºC, 34ºC in experiment 2 Results of experiment 1 showed that
at pH=6, algae have the highest density is 3,13±0,11 million cells/mL, and difference was statistically significant compared with the other treatments was 2,54±0,17 million cells/mL, 1,71±0,44 million cells/mL , 1,62±0,85 million cell/mL in the experimental pH=7, 8, 9 In experiment 2, the highest density of algae at temperature 28º C is 1,63±0,20 million cells/mL;
in temperature 31ºC has a density of 1,52±0,45 million cell/mL; in temperature 34ºC treatments was 1,41±0,04 million cells/mL; and in temperature 25ºC treatments with maximum density is 1,15±0,67 million cells/mL
1 GIỚI THIỆU
Tảo Thalassiosira sp thuộc ngành tảo khuê là một loài tảo đơn bào, sống ở biển, với giá trị dinh dưỡng cao, tảo Thalassiosira sp được ứng dụng thu nuôi sinh khối trong các trại sản
xuất giống hải sản với mục đích là làm thức ăn chính hoặc bổ sung cho sản xuất rotifer, để làm giàu rotifer và tạo “hiệu ứng nước xanh” trong bể nuôi ấu trùng cá, giáp xác (Zhang
Cheng-Wu et al, 2001) Ngoài ra, tảo Thalassiosira sp là đối tượng quan trọng trong ngành
nuôi trồng thủy sản hiện nay, đây là đối tượng đang được nuôi sinh khối với khối lượng lớn nhằm cung cấp thức ăn tươi sống cho các đối tượng thủy sản nước mặn đặc biệt là nghề nuôi tôm thẻ chân trắng Vì vậy việc sản xuất sinh khối loài tảo này đang có ý nghĩa quan trọng và
không thể thiếu trong quá trình sản xuất giống tôm Tảo Thalassiosira sp được xem là một
trong số những loài vi tảo dễ nuôi nhưng hiệu quả chưa cao Cần phải nghiên cứu tìm ra các
điều kiện nuôi thích hợp cho sự phát triển của tảo Thalassiosira sp từ đó ứng dụng để nuôi
thu sinh khối đạt hiệu quả cao Với tiềm năng và giá trị kinh tế trong việc nuôi thu sinh khối
để phục vụ sản xuất giống thủy sản đề tài: “Ảnh hưởng của pH ban đầu và nhiệt độ lên sự
Trang 3phát triển của tảo Thalassiosira sp.” đã được thực hiện nhằm tìm ra giá trị pH ban đầu và mức
nhiệt độ thích hợp cho tảo phát triển
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng thí nghiệm
Tảo giống: Tảo Thalassiosira sp có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Nuôi thức ăn tự nhiên,
Bộ môn thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ
Nước có độ măn 25‰ pha từ nước ót được mua ở Vĩnh Châu và nguồn nước máy được cung cấp từ nhà máy nước Cần Thơ Sau đó nước 25‰ được lọc sạch và xử lý bằng javen, sục khí
và chiếu sáng 24/24 Thí nghiệm được bố trí trong bình tam giác 1 lít với mật độ ban đầu khoảng 3×105
tb/mL trong môi trường Walne ở độ mặn 25‰
2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của pH ban đầu lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp gồm 4
nghiệm thức và 3 lần lăp lại, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các mức pH là 6, 7, 8 và 9
pH được điều chỉnh một lần vào ngày đầu thí nghiệm bằng NaOH và HCl theo phương trình: NaOH + HCl NaCl + H2O
Ion: OH- + H+ H2O
Với: [OH-].[H+] = 10-14 , pH= -log[H+]
Nhiệt độ và pH được đo mỗi ngày vào 8h sáng bằng nhiệt kế thủy ngân và máy đo pH Hanna Các chỉ tiêu TAN, PO43-, NO3- được thu 3 ngày/lần với thể tích 110ml và được bảo quản ở
4oC và phân tích theo các phương pháp hiện hành (APHA, 1995) tại phòng thí nghiệm thuộc
bộ môn thủy sinh học ứng dụng–Khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp được bố trí
khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lập lại với các mức nhiệt độ là 25ºC,
28oC, 31oC và 34oC được điều chỉnh bằng heater Các chỉ tiêu pH, TAN, PO43-, NO3- được thu
3 ngày/lần với thể tích 110ml và được bảo quản ở 4oC
Môi trường dinh dưỡng cho tảo là môi trường Walne được cấp một lần vào ngày đầu tiên Nước cất được bổ sung hằng ngày bù lượng nước bốc hơi Mẫu tảo được thu hằng ngày bằng micropipette 1ml và cố định bằng formol 4% Mật độ tảo được xác định bằng buồng đếm Burker theo phương pháp Coutteau (1996):
Số tế bào tảo/ml =n1 n2 6d
10 160
Trong đó:
n1, n2: số tế bào ở buồng đếm thứ 1 và thứ 2
d: hệ số pha loãng
Công thức tính tốc độ tăng trưởng về mật độ (E Valenzuela-Espinoza, 2007)
µ = ln ((N1 ) – ln(N0)) /(t1 – t0)
Trong đó :
µ: Tốc độ tăng trưởng
N0,N1 : Mật độ tảo tại thời điểm t0, t1
Xác định kích thước tế bào: xác định kích thước đầu và kích thước cuối của tế bào tảo bằng cách đo ngẫu nhiên 30 tế bào/mẫu dưới kính hiển vi độ phóng đại 400X
Trang 4Số liệu được xử lý bằng excel và xử lý thống kê bằng phần mềm statistica 5.0 để so sánh độ sai biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05
3.KẾT QUẢ
3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của pH ban đầu lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp
3.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ không có sự biến động lớn giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 25–28ºC và
nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp để nuôi cấy tảo Isochrysis galbana là 25–30ºC (Drora Kaplan, 1985), tảo Chaetoceros sp là 25–30ºC (Liao, 1983) Nhiệt độ không những ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên quá trình trao đổi chất mà còn tác động lên cấu trúc tế bào (Payer, 1980) Do đó, mỗi loài tảo cần nuôi ở một nhiệt độ thích hợp, ngoài ngưỡng nhiệt độ tảo có thể không sinh trưởng hoặc chết Theo Coutteau (1966) nhiệt độ thích hợp cho tất cả các loài tảo phát triển là 16–35ºC
3.1.2 Ánh sáng
Ánh sáng được duy trì trong suốt quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng 1.443–2.560 lux Theo Coutteau (1996) cường độ ánh sáng thích hợp cho tảo nuôi ở bình tam giác là 1.000 lux , đối với các dung tich lớn hơn thì 5.000–10.000 lux
3.1.3 pH
pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với đời sống của tảo và ngược lại sự phát triển của tảo cũng ảnh hưởng đến pH Theo O’Meley và Daintith (1993) pH thích hợp cho sự phát triển của tảo dao động từ 7,5–8,5 tùy vào loài tảo, một số tảo lục chịu được pH dưới 7,5 Tuy
nhiên, có nhiều loài tảo chịu đựng được khoảng pH khá rộng như Isochrysis galbana có thể phát triển tốt trong khoảng dao động pH từ 5–9 (Fukls và Main, 1991) hoặc Pavlova lutheri chịu được giá trị pH là 9,8
pH trong ngày đầu có sự khác biệt giữa các nghiệm thức Ở nghiệm thức pH=6 có sự tăng vọt đạt 8,6 vào ngày thứ 2 do sự phát triển của quần thể tảo Ở nghiệm thức pH=7 và pH=8 cũng
có sự gia tăng đáng kể Riêng ở nghiệm thức pH=9 thì có sự tăng nhẹ từ 9 lên 9,1 vào ngày thứ 2 Từ ngày thứ 3 trở đi thì pH giữa các nghiệm thức không khác biệt nhiều Vào những ngày cuối pH có xu hướng giảm dần do mật độ tảo giảm pH tăng do tảo phát triển hấp thu
CO2 cho quá trình quang hợp làm biến đổi hệ đệm cacbonate–bicacbonate, đồng thời sự hấp thu NO3- của tảo cũng làm pH tăng (Oh–Hama, 1986) pH trung bình ở các nghiệm thức pH=6, 7, 8 và 9 đạt giá trị là 8,6±0,9; 8,9±0,7; 9,0±0,5 và 9,3±0,2 tương ứng Theo E
Valenzuela-Espinoza (2007) pH thích hợp cho tảo Thalassiosira pseudonana trong khoảng
7,3–8,5 Như vậy, pH trung bình ở các nghiệm thức pH 7,8,9 lớn hơn ngưỡng thích hợp cho
Thalassiosira sp
Bảng 1 Giá trị pH
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05
3.1.4 TAN
Do môi trường nuôi cấy ở thí nghiệm 1 có sự khác biệt nhau về giá trị pH, làm cho hàm lượng TAN ngày đầu bố trí thí nghiệm có sự khác nhau giữa các nghiệm thức và đạt giá trị trung bình lần lượt là 5,62±0,11 mg/L, 4,03±0,35 mg/L, 3,49±0,24 mg/L, 3,46±0,45 mg/L tương
ứng với các nghiệm thức pH=6, 7, 8, 9
Trang 5Bảng 2 Hàm lượng TAN thí nghiệm pH
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05
Mặt dù các nghiệm thức đều sử dụng nguồn dinh dưỡng như nhau là walne nhưng pH ở ngày đầu khác nhau do tỷ lệ NH3/NH4+ chịu ảnh hưởng bởi pH khi pH tăng cao thì hàm lượng NH3
tăng cao, nhưng do sục khí liên tục nên NH3 bị bốc hơi dẫn đến hàm lượng TAN thấp ở nghiệm thức pH=8, 9 Hàm lượng TAN có xu hướng giảm dần qua các đợt thu mẫu tiếp theo, riêng nghiệm thức pH=6 có dấu hiệu tăng lên sau đó do tảo tàn, xác tảo phân hủy trả lại môi trường nuôi
0
2
4
6
8
10
12
3.1.5 PO 4 3-
Lân có vai trò chính trong đa số các quá trình xảy ra trong tế bào, đặc biệt là quá trình chuyển hóa năng lượng và tổng hợp acid nucleic (Richmond, 1986)
Hàm lượng PO43- có sự khác biệt giữa các nghiệm thức và có xu hướng giảm nhanh từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm Vì lân được tảo hấp thu nên khi tảo phát triển làm hàm lượng lân giảm Hàm lượng lân ngày đầu bố trí thí nghiệm lần lượt là 19,18±0,11 mg/L, 19,12±0,31
mg/L, 19,66±0,14 mg/L, 19,16±0,11 mg/L tương ứng với các nghiệm thức pH=6, 7, 8, 9 Khi
mật độ tảo tăng thì khả năng sử dụng hàm lượng PO43- càng nhiều làm cho hàm lượng lân trong các nghiệm thức giảm.Trong nuôi tảo việc hấp thu phospho phụ thuộc nhiều vào pH của môi trường, quá trình kiềm hóa gia tăng là do OH-
được phóng thích và việc hấp thu CO2
thông qua quá trình quang hợp của tảo làm pH tăng cao, điều đó làm phosphate bị kết tủa Bảng 3 Hàm lượng PO43- ở thí nghiệm pH
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00
Trang 6Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05
3.1.6 NO 3-
Nitrate là một thành phần dinh dưỡng được tảo hấp thu trực tiếp, là sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa–khử ammoniac, đồng thời chuyển thành vật chất hữu cơ trong quá trình quang hợp (Nguyễn Thị Cẩm Tú, 2013) Do môi trường nuôi cấy tảo có nguồn đạm chủ yếu
là NO3-, vì vậy hàm lượng NO3- ở các nghiệm thức tương đối cao ở ngày đầu bố trí thí nghiệm trung bình là 21,04±0,13 mg/L, 16,14±0,07 mg/L, 17,09±0,17 mg/L và 16,87±0,16 mg/L tương ứng với các nghiệm thức pH=6, 7, 8, 9 (Bảng 4, hình 4)
Bảng 4 Hàm lượng NO3- thí nghiệm pH
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05
Hàm lượng NO3- giảm dần qua các đợt thu mẫu và có xu hướng tăng lại vào những ngày cuối thí nghiệm do tảo tàn
Hình 3 Biến động PO 4
thí nghiệm pH
3.1.7 Mật độ tảo
Mật độ tảo vào ngày đầu bố trí không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức Tuy nhiên vào ngày thứ 2 thì có sự khác biệt rõ rệt do có sự chênh lệch về pH Ở nghiệm thức pH=8 có mật
độ cao hơn so với các nghiệm thức còn lại do pH thích hợp cho sự phát triển của tảo Tuy nhiên vào ngày thứ 3 thì mật độ giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt Từ ngày thứ 4 trở đi thì có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, ở pH=6 và 7 có sự tăng vọt về mật độ do pH tăng đến mức thích hợp cho tảo phát triển Đến ngày thứ 5 thì mật độ ở nghiệm thức pH=8 và
9 đạt mật độ cực đại và bắt đầu suy tàn vào ngày thứ 6 do pH tăng cao không thích hợp cho tảo phát triển Nghiệm thức pH=6 đạt mật độ cực đại là 3,13±0,12 triêụ tb/mL vào ngày thứ 9 cao nhất so với các nghiệm thức pH=7, 8, 9 lần lượt là 2,54±0,18 triệu tb/mL, 1,71±0,04 triệu tb/mL, 1,62±0,09 triệu tb/mL Kết quả này cao hơn nhiều so với đề tài của Nguyễn Văn Công
(2011) mật độ cực đại của tảo Thalassiosira wessflogii đạt 4,33 ± 0,06 vạn tb/mL vào ngày
0
5
10
15
20
25
-5.00 10.00 15.00 20.00 25.00
pH=6 pH=7 pH=8 pH=9
Trang 7thứ 8 Sự tàn lụi của nghiệm thức pH=6 và pH=7 chậm hơn so với 2 nghiệm thức còn lại vì
pH thích hợp hơn
Bảng 5 Mật độ tảo thí nghiệm pH (106
tb/mL)
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05
Theo kết quả đạt được thì ở mức pH=6 và pH=7 vào ngày đầu bố trí thí nghiệm sẽ thích hợp cho tảo phát triển, nhưng thuận lợi nhất là pH=6
3.1.8 Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của các nghiệm thức có xu hướng giảm dần tùy thuộc vào quá trình phát triển của tảo Tốc độ tăng trưởng vào ngày thứ hai có sự khác biệt thống kê (P≤ 0,05) giữa nghiệm thức pH=8 với các nghiệm thức khác, cụ thể là nghiệm thức pH=8 có tốc độ tăng trưởng là µ=0,86±0,04 cao hơn nghiệm thức pH=6, pH=7 và pH=9 có tốc độ tăng trưởng lần lượt là µ=0,61±0,06; µ=0,61±0,08 và µ=0,67±0,02 Nguyên nhân có thể do vào ngày đầu của thời gian nuôi, pH=8 nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tảo (Valenzuela-Espinoza, 2007), tuy nhiên tốc độ này cũng giảm dần theo sự gia tăng pH
Hình 5 Mật độ tảo thí nghiệm pH Hình 6 Tốc độ tăng trưởng thí nghiệm pH
3.1.9 Kích thước tế bào
Theo Andersen et al (1997) Thalassiosira pseudonana có chiều rộng trung bình 4–5 µm Trong quá trình thí nghiệm tảo Thalassiosira sp có kích thước trung bình là 5–12,5 x 12,5–
22,5 µm trong ngày đầu, vào những ngày cuối thí nghiệm tế bào tảo có kích thước trung bình
0.000
0.500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ngày
pH=6 pH=7 pH=8 pH=9 -0.60
-0.40 -0.20 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ngày
Trang 8là 5–10 x 7,5–10 µm, 7,5–10 x 10–12,5 µm, 7–10 x 8–20 µm, 6–8 x 10–20 µm tương ứng với các nghiệm thức pH=6, 7, 8, 9
3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của tảo Thalassiosira sp
3.2.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ được cố định theo từng nghiệm thức thí nghiệm và không thay đổi giữa các ngày
trong suốt thời gian thí nghiệm
3.2.2 Ánh sáng
Cường độ ánh sáng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự quang hợp và phát triển của tảo Cường độ chiếu sáng trong suốt quá trình thí nghiệm không thay đổi nhiều dao động trong khoảng 1.758–2.830 lux, được duy trì liên tục 24/24 Theo Coutteau (1966) cường độ ánh sáng thích hợp cho tảo từ khoảng 1.000–10.000 lux với thời gian chiếu sáng từ 16–24h tùy thuộc vào thể tích nuôi
3.2.3 pH
Biến động pH ở các nghiệm thức có xu hướng tăng dần do tảo phát triển hấp thu CO2 cho qua trình quang hợp làm biến đổi hệ đệm cacbonate–bicacbonate, đồng thời sự hấp thu NO3- của tảo cũng làm pH tăng (Oh–Hama, 1986) pH những ngày đầu nằm trong khoảng 8,3–8,6 là thích hợp cho tảo phát triển Cũng giống như thí nghiệm 1, pH có xu hướng tăng dần vào những ngày tiếp theo và có xu hướng giảm vào những ngày cuối kết thúc thí nghiệm
Hình 7 Biến động pH thí nghiệm nhiệt độ Hình 8 Biến động TAN thí nghiệm nhiệt độ
3.2.4 TAN
Các dạng nitơ vô cơ mà tảo có thể hấp thu được là ammonia và nitrate Nên khi mật độ tảo tăng thì hàm lượng này giảm dần qua các đợt thu mẫu Nhìn chung, hàm lượng TAN ở các nghiệm thức không có sự khác biệt rõ rệt cụ thể là vào ngày đầu hàm lượng TAN ở các nghiệm thức 25º
C, 28ºC, 31ºC, 34ºC lần lượt là 5,55±0,04 mg/L, 5,53±0,01 mg/L, 5,52±0,06 mg/L, 5,50±0,08 mg/L Vào những ngày cuối thí nghiệm thì hàm lượng TAN có xu hướng tăng lại do khả năng hấp thu N-NH4 của tảo giảm, đồng thời, khi tảo tàn xác tảo phân hủy làm tăng lượng ammonium trong môi trường nuôi (Lê Văn Cát và ctv., 2006)
3.2.5 PO 4
3-Giống như hàm lượng đạm, hàm lượng lân cũng đóng vai trò là thành phần quan trọng trong môi trường nuôi cũng như trong sự phát triển của tảo, đồng thời là nhân tố giới hạn sinh trưởng của tảo
7.5
8
8.5
9
9.5
10
25 0C 28 0C 31 0C 34 0C
0 1 2 3 4 5 6
250C 280C 310C 340C
Trang 9Bảng 7: Hàm lượng PO43- thí nghiệm nhiệt độ
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05
Hàm lượng lân không có sự khác biệt vào ngày đầu bố trí thí nghiệm do có cùng môi trường dinh dưỡng Tuy nhiên, hàm lượng này có sự khác biệt giữa các nghiệm thức vào các đợt thu mẫu tiếp theo cụ thể vào ngày thứ 4 hàm lượng PO43- có giá trị lần lượt là 12,8±0,37 mg/L, 10,44±0,00 mg/L, 8,59±0,44 mg/L, 9,88±0,01 mg/L tương ứng với các nghiệm thức 25ºC,
28ºC, 31ºC, 34ºC Tùy theo giá trị nhiệt độ ở mỗi nghiệm thức mà tảo đạt được các giá trị mật
độ và tốc độ tăng trưởng khác nhau, đồng thời chính điều này quyết định đến mức độ hấp thu
và giảm dần hàm lượng lân trong mỗi nghiệm thức thí nghiệm
Hình 9 Biến động NO 3
thí nghiệm nhiệt độ Hình 10 Biến động PO 4
thí nghiệm nhiệt độ
3.2.6 NO 3 -
Nitrate là sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa ammoniac, không độc đối với thủy sinh vật Là chất dinh dưỡng được tảo hấp thu trực tiếp và chuyển hóa thành chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp
Bảng 8 Hàm lượng NO3- thí nghiệm nhiệt độ
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05
Vì dinh dưỡng được cấp vào đầu thí nghiệm nên hàm lượng NO3- không có sự khác biệt vào ngày đầu Do mật độ tảo tăng nên hàm lượng NO3- có xu hướng giảm dần qua các ngày tiếp theo do được tảo hấp thu sử dụng cho quá trình sinh trưởng, phát triển của tảo Tuy nhiên, ở nghiệm thức 25º
C, 31ºC có sự tăng trở lại vào những ngày cuối thí nghiệm do tảo tàn, xác tảo phân hủy trả lại môi trường nước
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
16.00
18.00
25 0C 28 0C 31 0C 34 0C
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00
25 0C 28 0C 31 0C 34 0C
Trang 103.2.7 Mật độ tảo
Vào những ngày đầu bố trí không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức Từ ngày thứ 5 thì mật độ tảo có sự khác biệt rõ rệt Ở nghiệm thức 28ºC đạt mật độ cực đại là 1,63±0,20 triệu tb/mL vào ngày thứ 8 khác biệt so với các nghiệm thức còn lại Mật độ cực đại của nghiệm thức 25º
C, 31ºC, 34ºC lần lượt là 1,15±0,07 triệu tb/mL, 1,52±0,05 triệu tb/mL, 1,41±0,04 triệu tb/mL Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 34º
C tảo vẫn có thể phát triển. Kết quả này cao hơn so với đề tài “Ảnh hưởng của môi trường nuôi và tỷ lệ thu hoạch lên sự phát triển của tảo
Thalassiosira sp” của Trần Thị Kim Ngân năm 2012 là 1,46±0,12 triệu tb/ml vào ngày thứ 5
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Jeffrey, Brown và Gakland (1994) cho rằng
tảo Thalassiosira pseudonana tăng trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ nước từ 10÷30 ºC
Và cũng theo nghiên cứu của Lavens và Sorgeloss (1996) cho rằng tảo nước mặn phát triển tốt trong khoảng 16–27 º
C.
Bảng 9 Mật độ tảo thí nghiệm nhiệt độ (106
tb/mL)
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05
3.2.8 Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự phát triển tốt của quần thể trong việc thích nghi với môi trường tự nhiên hoặc trong môi trường nghiên cứu.Tốc độ tăng trưởng ở các nghiệm thức không có sự khác biệt vào những ngày đầu Đến ngày thứ 5 có
sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Bảng 10 Tốc độ tăng trưởng thí nghiệm nhiệt độ
Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê Các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0.05
Tốc độ tăng trưởng nhìn chung ở tất cá các nghiệm thức ngày thứ 2 bố trí đều tăng cao và cao nhất trong các ngày Ớ nghiệm thức 28ºC là tăng cao nhất µ=0,86 ± 0,01 tiếp theo là nghiệm thức 34ºC, 31ºC, 25ºC lần lượt là µ=0,80 ± 0,03, µ=0,77 ± 0,01, µ=0,71 ± 0,02