TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGÔ ANH KHOA ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ THÀNH THỤC SINH DỤC CỦA CÁ HEO Botia modesta Bleeker, 1865 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGÔ ANH KHOA
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ THÀNH THỤC
SINH DỤC CỦA CÁ HEO (Botia modesta Bleeker, 1865)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Năm 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGÔ ANH KHOA
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ THÀNH THỤC
SINH DỤC CỦA CÁ HEO (Botia modesta Bleeker, 1865)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGs.Ts DƯƠNG NHỰT LONG Ths NGUYỄN THANH HIỆU
Năm 2014
Trang 3ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SỰ THÀNH THỤC
SINH DỤC CỦA CÁ HEO (BotiamodestaBleeker,1865)
Ngô Anh Khoa Khoac1200993@student.ctu.edu.vn Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
ABSTRACT
Thread experiments "Effect of stocking density clapping to the sexual maturity of dolphins (Botia modesta Bleeker, 1865)" to be implemented from 1/2014 to 06/2014 in the experimental fish farm - subject technical freshwater aquaculture - aquaculture Science, aims experiments as a basis for the production of artificial seed quality to meet the needs
of today's breed
The experiment was completely random layout with 3 treatments per experiment repeated
3 times The treatments were arranged in the period and placed in earthen ponds Feeding 2 times / day, the food is fresh cloves purchased from the market Feeding pat divided into 2 phases: the first phase 2 months of feeding diets of 5% body weight / day, the next month phase feeding diets 3% body weight / day The environmental indicators are tested 2 times / day During the pat 5 months raising environmental indicators such
as average temperature ranges from 28.240 C - 30.160 C, pH: 7.11 to 7.74, Oxygen: 4.08
to 4.80 ppm Reproductive indicators such as observing the development of reproductive cells is expressed through histological cutting process, fat is fat Fulton and Clark were increased in the first 2 months of treatment adopted pat 2 and 3 , Fulton fat ranged from 1.20 to 1.49%, Clark fat ranged from 1.04 to 1.30% and reduced the breeding months later Coefficient defined maturity from April and the treatments increased in the past months, the highest coefficient mature in 3 treatments was 6.90% and lowest in treatments
1 to 3, 08% Maturation rate of dolphins peaked in treatments 2 and 3 was 66.67%, the lowest in treatments 1 is 33.33% Fecundity average absolute highest in 3 treatments reached 9,080 ± 3,608 eggs / individual, lowest first treatments reached 2,272 ± 360 eggs / individual, fecundity relatively average in 3 treatments reached 309 ± 111 eggs / g, in experiment 2 was 190 ± 88 eggs / g and 1 the lowest treatments reached 129 ± 5 eggs /
g
TÓM TẮT
Đề tài thí nghiệm“Ảnh hưởng của mật độ nuôi vỗ đến sự thành thục sinh dục của cá heo (Botia modestaBleeker, 1865)” được thực hiệntừ tháng 1/2014 đến tháng 06/2014 tại trại
cá thực nghiệm – bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – Khoa Thủy Sản, thí nghiệm
Trang 4nhằm mục đích làm cơ sở cho việc sản xuất giống nhân tạo có chất lượng để đáp ứng nhu cầu con giống hiện nay
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức mỗi nghiệm thức lặp lại
3 lần.Các nghiệm thức được bố trí trong giai và được đặt trong ao đất Cho cá ăn 2 lần/ngày, thức ăn là tép tươi được mua từ chợ Quá trình nuôi vỗ chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 2 tháng đầu cho cá ăn với khẩu phần 5% trọng lượng thân/ngày, giai đoạn các tháng kế tiếp cho cá ăn với khẩu phần 3% trọng lượng thân/ngày.Các chỉ tiêu môi trường được kiểm tra 2 lần/ngày Trong thời gian 5 tháng nuôi vỗ các chỉ tiêu môi trường như
ppm Các chỉ tiêu sinh sản như: quan sát sự phát triển của các tế bào sinh dục được thể hiện qua qui trình cắt mô học, độ béo Fulton và độ béo Clark đều tăng dần ở 2 tháng đầu nuôi vỗ của nghiệm thức 2 và 3, độ béo Fulton dao động 1,20 – 1,49%, độ béo Clark dao động từ 1,04 – 1,30% và giảm dần các tháng nuôi về sau Hệ số thành thục được xác định
rõ từ tháng 4 và có sự tăng dần ở các nghiệm thức qua các tháng, hệ số thành thục cao nhất ở nghiệm thức 3 là 6,90% và thấp nhất là ở nghiệm thức 1 là 3,08% Tỷ lệ thành thục của cá heođạt giá trị cao ở nghiệm thức 2 và 3 là 66,67%, thấp nhất ở nghiệm thức
1 là 33,33% Sức sinh sản trung bình tuyệt đốicao nhất ở nghiệm thức 3 đạt 9.080 ± 3.608 trứng/cá thể, thấp nhất nghiệm thức 1đạt 2.272 ± 360 trứng/cá thể, sức sinh sản trung bình tương đối ở nghiệm thức 3 đạt 309 ± 111 trứng/g, ở nghiệm thức 2 là190 ± 88 trứng/g và thấp nhất nghiệm thưc 1 đạt 129 ± 5 trứng/g
1 Giới thiệu
Cá heo (Botia modesta Bleeker, 1865)là loài cá nước ngọt có kích thước nhỏ nhưng đặc
biệt lớn nhanh khi được nuôi trong bè nên những năm gần đây ngoài những làng bè truyền thống nuôi các đối tượng như: cá lăng nha, cá chạch lấu, cá hú,…thì đã xuất hiện nhiều làng bè nuôi cá heo và bước đầu đạt được lợi nhuận cao như ở An Phú – An Giang Với chất lượng thịt thơm ngon, béo nên cá heo được người dân trong vùng ưa thích Vì vậy, nhiều nhà hàng ở Long Xuyên, Châu Đốc và kể cả ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chọn cá heo làm những món đặc trưng của Nam Bộ Ngoài ra, cá heo còn là loài có màu sắc đẹp nên có thể thuần hóa để nuôi làm cá cảnh (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993) Những năm gần đây cá heo (Botia modesta Bleeker,1865) được phát hiện
như là một đặc sản mùa nước lũ của Đồng Bằng Sông Cửu Long và là loài thủy đặc sản đang có giá trị kinh tế cao.Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi cá heo đánh bắt từ tự nhiên là chủ yếu, không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, không chủ động được nguồn giống
cho người nuôi.Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn hiện nay nên đề tài “Ảnh hưởng của
mật độ nuôi vỗ đến sự thành thục sinh dục của cá heo (Botia modesta Bleeker, 1865)”
được thực hiện.Mục tiêu của thí nghiệm là cung cấp một số dẫn liệu khoa học ban đầu về ảnh hưởng của mật độ nuôi vỗ đến sự thành thục sinh dục của cá heo, làm nền tảng cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá heo nhằm đáp ứng nhu cầu con giống hiện nay Nội dung nghiên cứu là theo dõi các chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu thành thục sinh dục của cá heo như: xác định sự thành thục, hệ số thành thục, tỉ lệ thành thục, độ béo Fulton và Clark, sức sinh sản tuyệt đối và tương đối cá heo
Trang 52 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu được thực hiện tại trại cá thực nghiệm, bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – khoa Thủy Sản, thời gian từ tháng 1/2014 – 6/2014
2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong 9 giai lưới có kích thước (1,5 x 1,5 x 2m)đặt trong ao.Trong các giai có đặt các ống nhựa làm nơi trú ẩn cho cá, mực nước trong ao từ 1,2 – 1,5 m Nguồn nước lấy từ sông và được trao đổi hằng ngày từ thủy triều.Trong mỗi giai có gắn sục khí, đồng thời dùng máy bơm tạo dòng chảy giúp cá thành thục được tốt hơn Cá heo dùng làm cá bố mẹ được mua từ các bè cá nuôi ở huyện An Phú, tỉnh An Giang và các vựa cá ở thành phố Cần Thơ Cá khỏe mạnh có khối lượng khoảng 25 – 30 g/con Thí nghiệm nuôi vỗ thành thục sinh dục cá heo được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT), mỗi NT có 3 lần lặp lại: NT 1: cá được nuôi với mật độ 0,5 kg/m2, NT 2: cá được nuôi với mật độ 1 kg/m2, NT 3: cá được nuôi với mật độ 1,5 kg/m2 Ngoài ra, ở NT2
và NT3 bố trí thêm một lần lặp lại, còn NT1 bố trí thêm 2 lần lặp lại và được bố trí cùng thời điểm với các NT thí nghiệm nhằm mục đích bổ sung lượng cá mất đi khi thu mẫu ở các NT thí nghiệm Thí nghiệm nuôi vỗ được chia thành
2 giai đoạn với khẩu phần ăn khác nhau trên cùng một loại thức ăn: Giai đoạn nuôi vỗ thành thục ở 2 tháng đầu cá được cho ăn với khẩu phần khoảng 5% khối lượng thân/ngày cho các nghiệm thức Giai đoạn nuôi vỗ thành thục ở các tháng tiếp theocá được cho ăn với khẩu phần khoảng 3% khối lượng thân/ngày cho các nghiệm thức Mỗi ngày cho cá
ăn 2 lần vào lúc 7 giờ và 17 giờ, thức ăn dùng nuôi vỗ là tép được mua từ chợ Tép sau khi mua về rửa sạch cho vào sàn ăn đặt cố định trong mỗi giai Sau 2 giờ
th ứ c ăn th ừ a đư ợ c lo ạ i b ỏ và các giai thí nghi ệ m đư ợ c ki ể m tra và v ệ sinh m ỗ i tháng/l ầ n
Hình 2.1: Mô hình b ố trí thí nghi ệ m nuôi v ỗ cá heo
Trang 62.3 Phương pháp thu mẫu
2.3.1 Các chỉ tiêu môi trường
Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ, bộ test để đo pH, oxy ở ao nuôi vỗ ngày 2 lần vào 8 và
14 giờ
2.3.2 Các chỉ tiêu về sinh sản cá
Định kỳ 30 ngày/lần thu mẫu ngẫu nhiên mỗi nghiệm thức 6 con để mổ quan sát tuyến sinh dục, cân trọng lượng ban đầu, trọng lượng sau khi bỏ nội quan của cá và đo chiều dài của cá để xác định các chỉ tiêu sinh sản Các chỉ tiêu sinh sản được xác định gồm:
- Xác định sự thành thục của cá: tuyến sinh dục sau khi mổ được cố định bằng Bouin sau
24 giờ thì rửa sạch cố định lại bằng cồn 70% Sau đó đem đi xác định bằng phương pháp
mô học: sau khi cố định tuyến sinh dục được cắt ra thành nhiều mãnh nhỏ với độ dày 3 – 5 mm cho vào histocasset và ngâm trong cồn 70% đến khi xử lý – Khử nước và đúc khối – Cắt lát mỏng – Nhuộm tiêu bản – Dán – Nhận định kết quả qua kính hiển vi
khối lượng tuyến sinh dục
- Xác định hệ số thành thục(%) = - x 100% khối lượng
cá bỏ nội quan
-Tỷ lệ thành thục (%) = (số cá thành thục/tổng số mẫu cá thu được) x 100% -Xác
định độ béo Fulton của cá theo công thức
W x 100 Fulton (%) = -
L03
- Xác định độ béo Clark được xác định theo công thức
W0 x 100 Clark (%) = -
L03
Trong đó: W: Khối lượng toàn thân cá (g)
L0: Chiều dài cá tính từ đầu mõm đến hết cán đuôi (cm)
W0: Trọng lượng cá bỏ nội quan (g)
- Sức sinh sản tuyệt đối(trứng/cá thể)
F = nG/m
Trang 7Trong đó: G: là khối lượng buồng trứng (g) m: khối lượng 01 mẫu trứng được lấy ra để đếm (g) n: số lượng trứng có trong 1 mẫu (hạt) (mẫu trứng được lấy để đếm ở 3 vị trí: đầu, giữa và cuối buồng trứng)
- Sức sinh sản tương đối(trứng/g)
Số trứng có trong buồng trứng (hạt)
FA = -
Khối lượng thân (g)
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được thu thập vào sổ nhật ký và được xử lý phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 và chương trình Excel
3 Kết quả và thảo luận
3.1 Một số yếu tố môi truờng trong thời gian nuôi vỗ
Trong các thủy vực tự nhiên, sự thành thục sinh dục của cá chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố môi trường (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013).Qua bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian nuôi vỗ dao động từ 28,240C – 30,160C
và có sự dao động trung bình trong ngày từ 1,240C – 1,840C.Theo Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), đa số các loài cá thành thục tốt ở khoảng nhiệt độ
27 – 320C Trong giới hạn nhiệt độ thích hợp khi nhiệt độ càng tăng thì sự thành thục sinh dục của cá diễn ra càng nhanh (Chung Lân,1961) Tuy nhiên, theo quy luật chung về sự thành thục của sinh vật nói chung thì khi nhiệt độ thấp (trong giới hạn thích ứng) thích hợp cho sự sinh trưởng và tích lũy vật chất, trong khi đó nhiệt độ cao lại thúc đẩy quá trình thành thục sinh dục của cá (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013) Kết quả trên cho thấy rằng nhiệt độ trong ao trong suốt thời gian nuôi vỗ tương đối cao và với chiều hướng diễn biến nhiệt độ như thế rất có lợi cho sự thành thục của cá heo
Bảng 3.1 Sự biến động các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ
Các chỉ tiêu
Thời gian (Tháng dương lịch)
Nhiệt
độ ( 0 C)
Sáng
Chiều
28,32 ± 0,37
30,16 ± 0,41
28,45 ± 0,45
29,74 ± 0,46
28,67 ± 0,36
30,08 ± 0,42
28,87 ± 0,52
30,11 ± 0,64
28,24 ± 0,26
29,97 ± 0,31
pH
Sáng 7,14 ± 0,23 7,11 ± 0,21 7,17 ± 0,24 7,16 ± 0,24 7,13 ± 0,23
Chiều 7,66 ± 0,24 7,66 ± 0,24 7,70 ± 0,25 7,74 ± 0,25 7,71 ± 0,25
Trang 8Oxy
(mg/L)
Sáng
Chiều
4,16 ± 0,24
4,70 ± 0,28
4,11 ± 0,21
4,65 ± 0,26
4,15 ± 0,23
4,80 ± 0,25
4,13 ± 0,22
4,66 ± 0.27
4,08 ± 0,19
4,63 ± 0,28
Ghi chú: Giá trị là số trung bình ± độ lệch chuẩn
Theo kết quả thu được thìpH nằm trong khoảng thích hợp cho cá heo, trung bình pH dao động từ 7,11 – 7,74 giữa các tháng trong suốt thời gian nuôi vỗ Sự chênh lệch giữa buổi sáng và chiều tương đối thấp 0,63 Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013),
cá chỉ có thể thành thục khi pH dao động trong khoảng thích ứng của loài (pH = 6 – 8,5)
và giá trị pH thuận lợi nhất cho sự thành thục của cá dao động với biên độ rất nhỏ (7 - 8)
Hàm lượng oxy trong ao nuôi luôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sống và thành thục sinh dục của cá.Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013), mỗi loài cá
và mỗi giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đều có nhu cầu oxy khác nhau Hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu trong nước để đảm bảo cho hoạt động bình thường cùa cá phải từ 3 – 4 mg/L Kết quả thu được trong quá trình nuôi vỗ thì trung bình hàm lượng oxy hoà tan trong nước trong suốt thời gian nuôi vỗ dao động từ 4,08 – 4,80 ppm Nhìn chung, trong suốt thời gian nuôi vỗ ao đều được chạy máy sục khí và tạo dòng chảy nên hàm lượng
oxy luôn ở mức cao và thích hợp cho sự sống và phát triển của cá heo
3.2 Các chỉ tiêu về sự thành thục sinh dục của cá heo trong quá trình nuôi vỗ 3.2.1 Xác định sự thành thục của cá
Quá trình phát dục thành thục của tế bào sinh dục đực và cái ở cá được chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ sinh sản, thời kỳ sinh trưởng và thời kỳ chín (theo V A Meyen – trích dẫn Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009) Trong suốt quá trình nuôi vỗ sự phát triển của tế bào sinh dục đực và cái được theo dõi và xác định bằng phương pháp mô học
từ các hình sau:
- Sự phát triển tế bào trứng của cá heo trong các tháng nuôi vỗ được phân tích bằng phương pháp mô h ọ c :
Hình 3.1: T ế bào tr ứ ng cá heo ở phase 1 Hình 3.2: T ế bào tr ứ ng cá heo ở phase 2
Trang 9Từ hình cho thấy tế bào trứng của cá heo bắt đầu phát triển rõ khi ở tháng nuôi vỗ thứ 2 (giai đoạn 1) và phát triển đều qua các tháng nuôi vỗ đến tháng thứ 5 thì tế bào trứng đang
ở giai đoạn 4
- Sự phát triển của tế bào sinh dục đực của cá heo trong các tháng nuôi vỗ được phân
ởtháng nuôi vỗ thứ 4 ở tháng nuôi vỗ thứ 5
Hình 3.3 T ế bào tr ứ ng cá heo ở phase 3 Hình 3.4 T ế bào tr ứ ng cá heo ở phase 4
tích b ằ ng phương pháp mô h ọ c :
Hình 3.5: T ế bào sinh d ụ c đ ự c c ủ a cá heo Hình3.6: T ế bào sinh d ụ c đ ự c c ủ a cá heo
Hình 3.7 T ế bào sinh d ụ c đ ự c c ủ a cá heo Hình 3.8 T ế bào sinh d ụ c đ ự c c ủ a cá he o
Trang 10Qua các hình phát triển của tinh sào cá heo được phân tích qua mô học thì bắt đầutháng nuôi vỗ thứ 2tế bào tinh sào đã phát triển rõ ở nghiệm thức 2, đến tháng nuôi vỗ thứ 5 thì
tế bào tinh sào đang phát triển ở giai đoạn 4 được thể hiện rõ ở nghiệm thức3
Qua quá trình phân tích tuyến sinh dục của cá heo bằng phương pháp mô học thì cho thấy tuyến sinh dục cá heo phát triển tốt ở tháng 4 và phần lớn đang ở giai đoạn III và IV.TheoNguyễn Thái Hòa (2011) nghiên cứu về đặc điểm sinhsản của cáheo ngoài tự nhiên ở tháng 2 và tháng 3 cá không có tuyến sinh dục thành thục, tới tháng 4 và tháng 5 mới có tuyến sinh dục ở giai đoạn II và IV nhưng kết quả từ những hình được phân tích bằng phương pháp mô học cho thấy ở tháng 2 và tháng 3 cá heo vẫn có tuyến sinh dục thành thục Điều đó chứng minh rằng cá heo được nuôi vỗ với điều kiện môi trường hợp
lý, chế độ dinh dưỡng phù hợp thì cá heo sẽ thành thục tốt và sớm hơn so với ngoài tự nhiên
3.2.2 Biến động độ béo Fulton qua các tháng
Độ béo Fulton là giá trị đại diện cho việc tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để chuẩn bị cho quá trình chuyển hóa thành các sản phẩm sinh dục trong quá trình thành thục và được thể hiện qua bảng 3.2
Bảng 3.2 Độ béo Fulton của cá heo qua các tháng nuôi vỗ
Nghiệm thức
Thời gian (Tháng dương lịch)
NT 1 1,38 ± 0,10 a 1,24 ± 0,07 a 1,20 ± 0,10 a 1,16 ± 0,10 a 1,15 ± 0,12 a
NT2 1,42 ± 0,03 b 1,44 ± 0,10 b 1,49 ± 0,12 a 1,35 ± 0,12 a 1,19 ± 0,07 a
NT 3 1,20 ± 0,06 b 1,38 ± 0,02 ab 1,32 ± 0,11 a 1,30 ± 0,02 a 1,23 ± 0,08 a
Ghi chú: Trung bình ± độ lệch chuẩn các số liệu trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì có ý nghĩa (P<0,05)
Qua bảng 3.2 cho thấy độ béo Fulton ở nghiệm thức 2 và 3 bắt đầu tăng lên từ tháng 2 –
4 đạt giá trị cao nhất là ở nhiệm thức 2 của tháng 4 và dao động trong khoảng 1,20 – 1,49% nhưng ở 2 tháng còn lại của quá trình nuôi vỗ thì độ béo Fulton ở 2 nghiệm thức này bắt đầu giảm dao động từ 1,19% - 1,23% Riêng nghiệm thức 1 thì độ béo Fulton có xung hướng giảm dần qua các tháng trong suốt quá trình nuôi vỗ ở tháng 6 đạt 1,15%
3.2.3 Biến động độ béo Clark qua các tháng
Tương tự như độ béo Fulton thì độ béo Clark cũng có xu hướng tăng dần ở 3 tháng đầu nuôi vỗ của nghiệm thức 2 và 3 dao động từ 1,04 – 1,30% và càng về các tháng nuôi vỗ sau thì độ béo Clark càng giảm dần như ở tháng 6 dao động từ 1,08% - 1,11% Qua bảng