1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát hiện trạng và thực nghiệm nuôi lươn monopterus albus zuiew, 1793) bằng thức ăn công nghiệp tại sa đéc đồng tháp

13 918 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 727,45 KB

Nội dung

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI LƯƠN Monopterus albus Zuiew, 1793 BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP TẠI SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP Sinh viên thực hiện: Cao Thiện Khang Khoa Thủy sản, Trường Đại

Trang 1

KHOA THỦY SẢN

CAO THIỆN KHANG

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI

NGHIỆP TẠI SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS BÙI MINH TÂM Ths NGUYỄN THANH HIỆU

2014

Trang 2

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI LƯƠN

(Monopterus albus Zuiew, 1793) BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP

TẠI SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện: Cao Thiện Khang Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, Email: Khang103099@student.ctu.edu.vn

Số điện thoại: 0932355910

TÓM TẮT

Lươn đồng (Monopterus albus) là một trong những đối tượng nuôi thủy sản đang được quan tâm và phát triển, hiện nay lươn đồng được nuôi thâm canh ở nhiều nơi như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp,… Nghề nuôi lươn đồng đang ở giai đoạn đầu và chủ yếu là sử dụng bể nhỏ

và dùng thức ăn tự chế Nghiên cứu nhằm tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi lươn đồng và thực nghiệm nuôi trong bể bằng thức ăn công nghiệp

Nghiên cứu được thực hiện qua điều tra khảo sát từ 30 hộ nuôi lươn đồng ở tỉnh Đồng Tháp

thức ăn tươi sống (cá tạp nước ngọt, ốc bưu vàng, tép) trong đó có 20% hộ sử dụng thức ăn tươi kết hợp thức ăn viên công nghiệp vào khẩu phần ăn cho lươn nuôi Nguồn cung cấp thức ăn tươi chủ yếu do các hộ nuôi tự khai thác và mua từ người dân khai thác trong vùng

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) khoảng 8,32-9,58 và chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí nuôi lươn (64,0-69,3%) Thực nghiệm nuôi lươn đồng bằng thức ăn viên công nghiệp được bố trí vào 2 bể lót bạt Lươn giống 10g/con sau khi thả nuôi ở tháng đầu bằng thức ăn tươi sống và chuyển dần sang thức ăn công nghiệp Sau 180 ngày nuôi tỉ lệ sống là 48,2%, và tốc độ tăng trưởng 0,09 g/ngày, chi phí sản xuất 98.150 đồng/kg

Từ kết quả trên cho thấy có thể áp dụng mô hình nuôi lươn bằng thức ăn công nghiệp để giảm đi phần nào khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn trong mô hình nuôi lươn truyền thống bằng thức ăn tươi sống

I GIỚI THIỆU

Lươn đồng (Monopterus albus) là một trong những đối tượng nuôi thủy sản mới

đang được nhiều người quan tâm do có thịt thơm ngon, bổ dưỡng và có giá trị kinh tế

cao Lươn đồng đang được chú ý để phát triển nhằm góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung

Trong tự nhiên lươn đồng phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt như ao, kênh, các dòng sông lớn, trong ruộng lúa hay đầm lầy (Ngô Trọng Lư, 2002) Trong nuôi thương phẩm, lươn đồng chủ yếu được nuôi bằng thức ăn tươi sống (ếch nhái, tép,

ốc, cua, cá tạp) Cùng với sự phát triển của nghề nuôi lươn còn có nghề nuôi cá ăn động vật khác (cá lóc, thát lát) đang phát triển mạnh đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu

thức ăn tươi sống Việc sử dụng chủ yếu là thức ăn tươi sống, đặc biệt là cá tạp dẫn

đến việc phụ thuộc của nghề nuôi vào nguồn cá tạp, chất lượng, giá thành và khả

năng cung cấp của ngư dân khai thác (Phan Hồng Cương, 2009) Do quá lệ thuộc vào

Trang 3

nguồn thức ăn tươi sống nên nghề nuôi lươn còn tồn tại nhiều rủi ro trong quá trình nuôi cũng như hiệu quả kinh tế khó được đảm bảo vì thiếu tính chủ động về thức ăn

Vì thế người dân đang chuyển dần cách nuôi lươn bằng thức ăn tự nhiên sang cách nuôi kết hợp giữa thức ăn tươi với thức ăn viên công nghiệp Nuôi lươn bằng thức ăn công nghiệp có rất nhiều thuận lợi như: có thể chủ động được nguồn thức ăn, dễ bảo quản, ít ô nhiễm môi trường nuôi, lượng thức ăn hao hụt được giảm đáng kể, vệ sinh

và an toàn cho sức khỏe của lươn Do đó việc nuôi lươn bằng thức ăn công nghiệp là một giải pháp tối ưu cho người nông dân hiện nay

Hiện nay, mô hình nuôi lươn bằng thức ăn công nghiệp đang được nhân rộng và phát triển Nhằm hoàn thiện qui trình kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng trên một diện

tích cũng như hiệu quả đạt được từ mô hình trên nên đề tài: “Khảo sát hiện trạng và

thực nghiệm nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1793) bằng thức ăn công nghiệp tại Sa Đéc, Đồng Tháp” được thực hiện

Nội dung đề tài

Khảo sát hiện trạng nuôi lươn tại khu vực Đồng Tháp và theo dõi sự tăng trưởng, tỷ

lệ sống của lươn nuôi bằng thức ăn công nghiệp tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014 Địa điểm điều tra

được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp (30 hộ dân nuôi lươn) và thực nghiệm nuôi được

thực hiện tại Sa Đéc, Đồng Tháp

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Khảo sát hiện trạng nuôi lươn tại Đồng Tháp

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu xuất bản các báo cáo của địa phương và cục thống kê trong vùng nghiên cứu Thông tin sơ cấp được thu trực tiếp

từ các hộ nuôi lươn thông qua phiếu điều tra đã chuẩn bị

2.2.1.2 Nội dung điều tra

Căn cứ vào bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn, gồm những thông tin chính như: địa điểm

điều tra, hình thức và kích cỡ bể nuôi (bể lót bạt, xi-măng), nguồn giống, nơi mua,

kích cỡ thả, mật độ thả giống, thời gian nuôi, quản lí môi trường nuôi, thức ăn cho lươn (loại thức ăn, cách cho ăn, khẩu phần ăn, chất lượng), hiệu quả kinh tế, các thuận lợi và khó khăn trong suốt quá trình nuôi

Trang 4

2.2.2 Thực nghiệm nuôi lươn đồng bằng thức ăn công nghiệp

2.2.2.1 Biện pháp kỹ thuật ứng dụng

Lươn giống được thu mua từ các cơ sở thu gom lươn ở Đồng Tháp Lươn bố trí nuôi kích cỡ 10 g/con Mật độ thả: bể 1 là 167 con/m2, bể 2 là 250 con/m2

Bể nuôi lươn gồm có 2 bể xi-măng lót bạt có kích thước 6 m2/bể, trong bể có đặt giá thể là những tấm gỗ xếp lên nhau, có phần nổi trên mực nước Trước khi thả nuôi cần ngâm lươn qua nước muối 3–5% trong 5–7 phút để phòng bệnh cho lươn

Thức ăn sử dụng là thức ăn viên nổi dùng cho cá lóc (thức ăn AFIEX An Giang) có hàm lượng đạm (40%)

Lươn được cho ăn 3-5% khối lượng thân/ngày, chia lượng thức ăn ra thành 2 lần cho

ăn 2 buổi sáng và chiều tối Trong thời gian nuôi thay nước định kỳ 1 lần/ngày sau

khi cho lươn ăn buổi chiều tối, vệ sinh giá thể cũng như bể nuôi 1 lần/tuần

2.2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

Các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, NH4+ được đo mỗi tháng 1 lần Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, pH, oxy hòa tan, NH3+ được kiểm tra bằng bộ test Sera Chỉ số sinh học mỗi tháng xác định khối lượng của lươn bằng cách dùng cân

2.2.2.3 Các chỉ tiêu tính toán

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily weight gain – g/ngày)

DWG = (W2 – W1)/(t1 – t2)

DWG: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày)

W1: khối lượng tại thời điểm t1 (g)

W2: khối lượng tại thời điểm t2 (g)

Tỉ lệ sống (%) (SR-survial rate)

SR = 100 x (số lươn thu hoạch được/số lươn thả)

Hệ số sử dụng thức ăn (FCR – feed conversion ration)

FCR = Lượng thức ăn sử dụng/khối lượng lươn gia tăng

2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel phân tích thống kê mô tả, số trung bình

và độ lệch chuẩn

Trang 5

Hình 1: Bể nuôi lươn giá thể đất (trái) và bể nuôi giá thể vĩ tre (phải)

III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tình hình nuôi và sử dụng thức ăn nuôi lươn đồng ở Đồng Tháp

3.1.1 Thông tin về các hộ nuôi lươn đồng

3.1.1.1 Diện tích nuôi lươn

Kết quả điều tra phỏng vấn ở các hộ nuôi lươn bể bạt đổ đất, giá thể nylon, giá thể vĩ tre, ở tỉnh Đồng Tháp cho thấy các mô hình nuôi lươn đồng thâm canh có diện tích bình quân không quá lớn do người dân chưa có nhiều kinh nghiệm đồng thời nguồn thức ăn lại khó tìm Diện tích bể nuôi đất trung bình là 25,5 m2/hộ chiếm 43,3%; nuôi giá thể vĩ tre có diện tích trung bình 30,2 m2 chiếm 33,3%; và còn lại là nuôi với giá thể nylon có diện tích trung bình 15,7 m2 chiếm 23,4% (Bảng 1)

Bảng 1: Diện tích của các hộ nuôi lươn đồng

Diện tích Đơn vị

tính

Nuôi bể bạt có

đất (n=13)

Nuôi bể bạt với giá thể nylon (n=10)

Nuôi bể bạt với giá thể vĩ tre (n=7) Trung bình m2/hộ 25,5±8,8 15,7±6,2 30,2±14,6

3.1.1.2 Kinh nghiệm của các hộ nuôi lươn

Kết quả điều tra cho thấy, kinh nghiệm nuôi lươn ở bể có giá thể vĩ tre là ít nhất 1,8 năm, kế đến là các hộ nuôi lươn bể bạt với giá thể nylon 2,2 năm, và nhiều kinh nghiệm nhất là hộ nuôi lươn bể bạt để đất 4,8 năm (Bảng 2)

Bảng 2: Số năm kinh nghiệm nuôi lươn đồng

Kinh nghiệm

nuôi

Đơn vị

tính

Nuôi bể bạt có

đất (n=13)

Nuôi bể bạt với giá thể nylon (n=10)

Nuôi bể bạt với giá thể vĩ tre (n=7) Trung bình Năm 4,8±2,2 2,2±1,0 1,8±1,0

Trang 6

3.1.1.3 Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong sản xuất, đồng thời trình độ học vấn của người lao động cũng quyết định đến việc tăng thu nhập, giảm chi phí cho mô hình nuôi Người có học vị càng cao thì khả năng tiếp thu khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào trong thực tiễn càng thuận lợi hơn (Lê Văn Liêm, 2007)

Mô hình nuôi lươn trong bể có đất rất phổ biến trong nông dân ở địa bàn nghiên cứu

do không đòi hỏi kỹ thuật cao nên rất dễ nhân rộng trong người dân Kết quả điều tra

có 10% mù chữ, 20% cấp I, còn lại là cấp II chiếm 46,7% Người dân nuôi lươn theo

mô hình nuôi bằng giá thể vĩ tre và giá thể nylon có kỹ thuật cao hơn, nên kết quả khảo sát cho thấy số chủ hộ nuôi có trình độ cấp III chiếm 23,3% (Bảng 3)

Bảng 3: Trình độ văn hóa của các hộ nuôi lươn

3.1.1.4 Nguồn lao động trong nuôi lươn

Ở các mô hình nuôi lươn với bể bạt có đất, giá thể nylon, giá thể vĩ tre đều sử dụng

nguồn lao động gia đình là chủ yếu (100% hộ nuôi) do người dân nuôi với quy mô nhỏ và đặc biệt là không có nguồn lao động thuê mướn

3.1.1.5 Mùa vụ nuôi lươn

Kết quả khảo sát nuôi lươn cho thấy các hộ nuôi lươn thả nuôi tập trung vào tháng

5-6 âm lịch (78% hộ nuôi), tháng 7-8 (chiếm 22% hộ nuôi) Nguyên nhân là vào thời

điểm này trùng với thời gian sinh sản trong năm của lươn nên lươn giống nhiều và có

giá thấp hơn so với các tháng khác trong năm Đồng thời, trong thời gian này thì nguồn cá tạp làm thức ăn cho lươn cũng phong phú hơn

3.1.1.6 Thông tin về thức ăn trong nuôi lươn

Kết quả điều tra cho thấy thức ăn tươi sống như cá tạp nước ngọt, ốc, tép là những loại thức ăn chủ yếu mà các hộ nuôi sử dụng, còn thức ăn viên công nghiệp thì chỉ một số ít hộ nuôi (20%) dùng để bổ sung thêm lúc nguồn cá tạp khan hiếm vì giá thành cao

Số lần cho lươn ăn trong ngày của đa số hộ nuôi là chỉ cho ăn 1 lần vào buổi chiều tối (17h-18h), và cũng là lúc lươn bắt mồi mạnh nhất Cách cho lươn ăn của đa số hộ nuôi là thả thức ăn trực tiếp vào bể, chỉ một số ít dùng sàn ăn

Trang 7

3.1.1.7 Vấn đề thay nước cho bể nuôi lươn

Chu kì thay nước của các hộ nuôi là 1 tuần/lần và thay toàn bộ 100% lượng nước trong bể Nước sử dụng được lấy trực tiếp từ các con sông, kênh, rạch ao gần bể nuôi lươn, không qua ao lắng

3.1.1.8 Nguồn lươn giống, kích cỡ và mật độ lươn thả nuôi

Lươn giống được thu mua từ những người dân thu gom bằng nhiều hình thức như đặt chúm, đặt dớn và đặt lợp ở Đồng Tháp Vì vậy nguồn lươn giống không được chủ

động nên gây ảnh hưởng đến năng suất của hộ nuôi

Cỡ lươn giống cũng là yếu tố quan trọng mà người nuôi lươn quan tâm Một số hộ chọn thả lươn có kích cỡ lớn để tiết kiệm thời gian nuôi thịt, tuy nhiên cũng có hộ chọn lươn giống kích cỡ nhỏ hơn để giảm chi phí mua giống

Mật độ thả nuôi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất nuôi Khi mật độ nuôi tăng thì năng suất thường tăng theo nhưng đồng thời rủi ro cũng càng cao Mật độ nuôi lươn ở hộ nuôi dao động từ 30-330 con/m2 Tuy vậy, có một

số hộ thả mật độ cao nhằm trừ đi hao hụt con giống, dịch bệnh Một số hộ cũng thả giống theo nhiều đợt trong vụ, phương pháp này làm ảnh hưởng đến năng suất

Kích cỡ thu hoạch

Lươn đồng được nuôi khoảng 8 tháng thì người dân tiến hành thu hoạch, kích cỡ lươn thịt trong khoảng 200 – 350 gram Giá thành tại thời điểm điều tra tại chợ là 115.000 – 130.000 đồng/kg

3.1.1.9 Năng suất nuôi

Năng suất trung bình của lươn đồng ở các mô hình nuôi dao động từ 13,5-56,8 kg/m2, cao nhất ở mô hình nuôi bể bạt với giá thể vĩ tre (56,8±25,6 kg/m2), kế đến là

mô hình nuôi bể bạt với giá thể nylon (41±13,3 kg/m2) và thấp nhất là mô hình nuôi bạt có đất (13,5±3,7 kg/m2)

Bảng 4: Năng suất lươn nuôi ở các mô hình

Năng suất/m2 Đvt

Nuôi bể bạt có

đất (n=13)

Nuôi bể bạt với giá thể nylon (n=10)

Nuôi bể bạt với giá thể vĩ tre (n=7) Trung bình Kg 13,5±3,7 41±13,3 56,8±25,6

3.1.2 Chi phí và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lươn

3.1.2.1 Tổng chi phí đầu tư

Bảng 5 cho thấy hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) nuôi lươn trong bể bạt giá thể nylon là thấp nhất (8,32), với giá thể vĩ tre là (9,02), và cuối cùng là nuôi bạt có đất (9,58)

Trang 8

Lươn nuôi giá thể nylon dễ quản lý thức ăn, xử lý bệnh cũng như vệ sinh bể nuôi hơn

so với bể nuôi có đất và giá thể vĩ tre Ngoài ra chi phí thức ăn trên 1 kg lươn nuôi dao động từ 71.706 – 75.993 đồng/kg

Nếu so với chi phí thức ăn nuôi cá lóc (cũng dùng cá tạp) thì chi phí cho 1 kg cá lóc dao động từ 16.398-17.976 đồng/kg (Phan Hồng Cương, 2009) Lươn là loài chậm lớn nên hệ số tiêu tốn thức ăn cao hơn nhiều so với các đối tượng khác

Bảng 5: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở các mô hình nuôi lươn

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Nuôi bể bạt

có đất (n=13)

Nuôi bể bạt với giá thể nylon (n=10)

Nuôi bể bạt với giá thể

vĩ tre (n=7)

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 9,58±0,3 8,32±0,4 9,02±0,7 Giá thức ăn bình quân (đồng/kg) 7.485±1,5 8.605±0,9 8.425±1,2 Chi phí thức ăn (đồng/kg lươn) 71.706±2,8 71.593±1,2 75.993±3,3 Kết quả phân tích ở Bảng 5 cho thấy chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất ở các mô hình nuôi lươn dao động từ 64,0-69,3%, kế đến là chi phí con giống chiếm 22,3-25,5% Kết quả cho thấy chi phí thức ăn nuôi lươn thấp hơn so với cơ cấu chi phí thức ăn trong nuôi cá lóc là 83,7% (Lê Văn Liêm, 2007) hay 89,2-91% (Phan Hồng Cương, 2009) Chi phí thức ăn nuôi lươn thấp là do các hộ nuôi đều sử dụng thức ăn tươi là ốc bưu vàng, kế đến là cá tạp, chỉ số ít sử dụng thức ăn tươi là tép, trong đó ốc bưu vàng hiện nay thì rẻ hơn nhiều so với giá cá tạp

Bảng 6: Cơ cấu chi phí trong nuôi lươn (đơn vị %)

Diễn giải

Nuôi bể bạt có

đất (n=13)

Nuôi bể bạt với giá thể nylon (n=10)

Nuôi bể bạt với giá thể

vĩ tre (n=7)

3.1.2.2 Hiệu quả kinh tế

Qua kết quả điều tra (Bảng 7) cho thấy nuôi lươn đồng thâm canh trên bể có thuận lợi dao động từ 545.000 – 1.619.000 đồng/m2 và tỷ suất lợi nhuận đạt từ 43,9 – 50,8% Kết quả này cao hơn so với nuôi cá lóc bằng thức ăn cá tạp là 33% (Lê Văn Liêm, 2007) Nguyên nhân có tỉ lệ suất cao là do lươn đồng là loài đặc sản nước ngọt nên giá bán cao dẫn đến lợi nhuận từ mô hình nuôi lớn

Trang 9

Bảng 7: Cơ cấu chi phí và lợi nhuận của mô hình nuôi lươn/m2/vụ

Khoản mục

Nuôi bể bạt có đất (1.000 đ/m2)

Nuôi bể bạt giá thể nylon (1.000 đ/m2)

Nuôi bể bạt giá thể

vĩ tre (1.000 đ/m2) Tổng chi phí/vụ 1.077±30,2 3.184±72,3 3.089±28,8 Tổng thu nhập/vụ 1.622±142 4.803±390 4.447±135 Lợi nhuận/vụ 545±128 1.619±336 1357±210

Tỷ suất lợi nhuận (%) 50,61% 50,85% 43,94%

3.1.3 Những thuận lợi cũng như khó khăn của hộ dân nuôi lươn

Phần lớn hộ nuôi đều sử dụng thức ăn tươi sống để nuôi lươn do giá của các loại thức

ăn tươi là tương đối rẻ và nguồn cung cấp cũng tương đối dễ dàng, hơn nữa các hộ

nuôi có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi của gia đình để tự kiếm thức ăn nuôi lươn mà không cần phải mua góp phần hạ thấp chi phí thức ăn Thức ăn tươi còn là nguồn thức ăn giàu đạm, có mùi vị hấp dẫn, có khả năng kích thích sự bắt mồi của lươn và giúp lươn ăn nhiều hơn và mau lớn hơn Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn tươi tương đối với các hộ nuôi hiện nay đang gặp khó khăn do nguồn thức ăn tươi phụ thuộc nhiều vào thời tiết và mùa vụ nên khó chủ động trong khâu cung cấp Các

hộ nuôi cho rằng khi sử dụng thức ăn tươi nước trong bể nuôi dễ bị ô nhiễm, mầm bệnh dễ phát sinh và lây lan khi dư thừa thức ăn Bên cạnh đó thức ăn viên công nghiệp cũng được người dân sử dụng trong những năm gần đây nhưng lượng sử dụng rất ít để phối hợp với thức ăn tươi cho lươn ăn

Tóm lại: Dựa vào kết quả điều tra về tình hình nuôi lươn ở Đồng Tháp đặc biệt về khía cạnh nguồn và cách sử dụng thức ăn cho thấy các hộ nuôi trong những năm đầu cho lợi nhuận rất cao nhưng càng về sau diện tích nuôi lươn càng bị thu hẹp lại và lợi nhuận từ đó cũng giảm dần do các hộ nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tươi (cá tạp nước ngọt, ốc, tép) chính vì vậy mà không chủ động được thức ăn (không cung cấp đầy đủ thức ăn cho lươn vào những tháng khan hiếm thức ăn) Điều này ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của lươn, dịch bệnh lây lan, hiệu quả kinh tế-kỹ thuật thấp

3.2 Thực nghiệm nuôi lươn trong bể lót bạt bằng thức ăn công nghiệp

3.2.1 Biến động các yếu tố môi trường trong bể nuôi lươn

Nhiệt độ, pH, Oxy, NH 4 + /NH 3

Nhiệt độ trung bình trong bể nuôi lươn biến động không quá lớn, dao động từ 26,2oC cho đến 29,5oC Theo Trương Quốc Phú (2008) nhiệt độ thích hợp cho tôm cá vùng nhiệt đới phát triển nằm trong khoảng 25-32oC pH trung bình dao động từ 7,20-7,92 Theo Boyd (1998) thì khoảng pH thích hợp cho các ao tôm cá nước ngọt là 6-9 và

đây là khoảng tôm cá có tốc độ tăng trưởng tốt nhất

Hàm lượng oxy trong bể nuôi luôn ổn định và dao động 3,10 - 4,92 mg/L Theo giá trị oxy hòa tan thích hợp cho ao nuôi cá từ 3 mg/L trở lên (Boyd, 1990) Nhìn chung

Trang 10

các yếu tố nhiệt độ, pH và hàm lượng oxy hòa tan đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của lươn đồng

Từ kết quả khảo sát cho thấy vào tháng đầu tiên hàm lượng NH4+ trung bình trong 2

bể ở mức 0,25 mg/L do lươn còn ở giai đoạn nhỏ lượng chất thải từ lươn không cao không làm tăng hàm lượng NH4+ trong bể và tăng dần theo các tháng nuôi

3.2.2 Tỷ lệ sống của lươn đồng sau 180 ngày nuôi

Sau 180 ngày nuôi thì 2 bể lươn đạt tỉ lệ sống trung bình là 48,2% Quan sát và ghi nhận khả năng bắt mồi cũng như tình trạng sức khỏe của lươn trong thời gian nuôi cho thấy trong giai đoạn chuyển sang cho ăn thức ăn công nghiệp lươn có xu hướng giảm ăn, một số bỏ ăn và chết so với lúc cho ăn thức ăn tươi sống lý do là thức ăn tươi sống có mùi vị hấp dẫn đồng thời cũng là thức ăn phù hợp với đặt tính của loài,

do vậy tỉ lệ sống ở giai đoạn chuyển thức ăn bị giảm Trong suốt thời gian nuôi cho thấy lươn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị bệnh Kết quả cho thấy việc sử dụng thức ăn kết hợp (thức ăn tươi + thức ăn công nghiệp) trong quá trình nuôi giúp lươn tập làm quen dần với thức ăn công nghiệp làm cho tỉ lệ sống cũng được cải thiện hơn Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu gần đây trong ương nuôi cá thát

lát (Notopterus notoprus) (Lê Ngọc Diện, 2004); ương cá còm (Chitala chitala) giai

đoạn bột lên giống (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy, 2008) là cần thời

gian tập ăn để cá hay lươn quen và chuyển đổi thức ăn

3.2.3 Tăng trưởng về khối lượng lươn đồng

Hình 3.2 cho thấy khối lượng lươn đồng tăng dần theo thời gian nuôi Quan sát theo dõi sự tăng trưởng của lươn thì thấy lươn có tốc độ tăng trưởng chậm ở giai đoạn đầu

do lươn chưa quen dần với thức ăn viên nhưng càng về sau thì lươn sử dụng thức ăn viên càng tốt hơn cho tăng trưởng nhanh hơn

Hình 2: Tăng trưởng về trọng lượng của lươn đồng qua các đợt thu mẫu

Ngày đăng: 16/09/2015, 12:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w