1.Tính cấp thiết của đề tàiHoạt động SXKD của các doanh nghiệp tạo nên từ 3 yếu tố chính: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Để có được 3 yếu tố đó, doanh nghiệp cần có vốn kinh doanh. Doanh nghiệp ứng ra một số tiền nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh để hình thành nên các tài sản cần thiết cho quá trình kinh doanh. Việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh có tác động rất lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành tang hay giảm, vì thế nó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề đang được tất cả các doanh nghiệp quan tâm.Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ cộng với sự cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng gat gắt. Do vậy để khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thì nhu cầu về vốn cho việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chịu tác động nhiều của nhiều nhân tố khác nhau như: Chính sách, chế độ quản lý của nhà nước, việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư không thể không kể đến tài năng trí tuệ người lãnh đạo doanh nghiệp. Vì thế công tác tổ chức, quản lý bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định trước tiên đến sự tồn tại, tiếp đó là sự tăng trưởng phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường.Nhận thức được tầm quan trọng của viêc nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, qua thời gian thực tập tại Công ty Tecmawatco, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty, vận dụng lý luận vào thực tiễn công ty đồng thời từ thực tiễn làm sang tỏ lý luận, với ý nghĩa và tầm quan trọng của vốn kinh doanh, em xin đi sâu nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty vật tư kỹ thuật và thương mại Tổng Công ty Vận tải thủy (Tecmawatco)”.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VỐN DOANH NGHIỆP 4
1.1.1 Khái niệm về vốn doanh nghiệp 4
Căn cứ theo thời gian huy động vốn 6
Vốn thường xuyên 6
Vốn tạm thời 6
Căn cứ theo công dụng kinh tế của vốn 7
Vốn cố định 7
Vốn lưu động 7
1.1.3 Vai trò của vốn trong hoạt động doanh nghiệp 9
1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN 10
1.2.1 Mục tiêu phân tích 10
1.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn 12
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 14
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp 14
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp 15
1.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 17
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn 17
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 19
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 19
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 19
Trang 2Hiệu suất sử dụng vlđ = Doanh thu/ Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ 21
Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / VLĐ bình quân 21
CHƯƠNG 2 23
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN 23
TẠI CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI 23
TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY 23
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI - TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY 23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 24
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 26
2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 31
2.2 THỰC TRẠNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 36
2.2.1 Tình hình sử dụng vốn của Công ty 36
2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 42
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 54
2.3.1 Các kết quả đạt được 54
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 58
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 59
3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý vốn 59
3.2.2 Hoàn thiện hoạt động huy động vốn 66
3.2.3 Các biện pháp chung để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 66
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 70
3.3.1 Đối với Nhà nước 70
3.3.2 Đối với công ty 71
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VỐN DOANH NGHIỆP 4
1.1.1 Khái niệm về vốn doanh nghiệp 4
Căn cứ theo thời gian huy động vốn 6
Vốn thường xuyên 6
Vốn tạm thời 6
Căn cứ theo công dụng kinh tế của vốn 7
Vốn cố định 7
Vốn lưu động 7
1.1.3 Vai trò của vốn trong hoạt động doanh nghiệp 9
1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN 10
1.2.1 Mục tiêu phân tích 10
1.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn 12
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 14
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp 14
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp 15
1.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 17
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn 17
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 19
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 19
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 19
Trang 4Hiệu suất sử dụng vlđ = Doanh thu/ Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ 21
Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / VLĐ bình quân 21
CHƯƠNG 2 23
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN 23
TẠI CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI 23
TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY 23
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI - TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY 23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 24
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 26
2.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 31
2.2 THỰC TRẠNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 36
2.2.1 Tình hình sử dụng vốn của Công ty 36
2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 42
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 54
2.3.1 Các kết quả đạt được 54
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 58
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 59
3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý vốn 59
3.2.2 Hoàn thiện hoạt động huy động vốn 66
3.2.3 Các biện pháp chung để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 66
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 70
3.3.1 Đối với Nhà nước 70
3.3.2 Đối với công ty 71
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động SXKD của các doanh nghiệp tạo nên từ 3 yếu tố chính: Sứclao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Để có được 3 yếu tố đó,doanh nghiệp cần có vốn kinh doanh Doanh nghiệp ứng ra một số tiền nhấtđịnh phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh để hình thành nên các tàisản cần thiết cho quá trình kinh doanh Việc tổ chức và sử dụng vốn kinhdoanh có tác động rất lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành tanghay giảm, vì thế nó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Do đó việc nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinhdoanh là vấn đề đang được tất cả các doanh nghiệp quan tâm
Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và côngnghệ cộng với sự cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng gat gắt Do vậy đểkhẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thì nhu cầu về vốn cho việc mởrộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày cànglớn Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chịu tác độngnhiều của nhiều nhân tố khác nhau như: Chính sách, chế độ quản lý của nhànước, việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư không thể không kể đến tài năng trí tuệngười lãnh đạo doanh nghiệp Vì thế công tác tổ chức, quản lý bảo toàn và sửdụng vốn có hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định trước tiênđến sự tồn tại, tiếp đó là sự tăng trưởng phát triển của doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường
Nhận thức được tầm quan trọng của viêc nâng cao hiệu quả tổ chức sửdụng vốn kinh doanh, qua thời gian thực tập tại Công ty Tecmawatco, được
sự hướng dẫn tận tình của cô giáo và tập thể cán bộ công nhân viên của công
ty, vận dụng lý luận vào thực tiễn công ty đồng thời từ thực tiễn làm sang tỏ
Trang 6lý luận, với ý nghĩa và tầm quan trọng của vốn kinh doanh, em xin đi sâunghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : “ Giải pháp nângcao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty vật tư kỹ thuật và thươngmại - Tổng Công ty Vận tải thủy (Tecmawatco)”.
2 Mục đích tìm hiểu
Chuyên đề tập trung tìm hiểu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liênquan đến vốn kinh doanh, nêu bật sự cần thiết của vốn kinh doanh đó là điềukiện quan trọng nhất đối với bất cứ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tếthị trường Tìm hiểu cách thức huy động, sử dụng vốn tại Công ty vật tư kỹthuật và thương mại - Tổng Công ty Vận tải thủy (Tecmawatco).Tìm hiểu cácchỉ số để thể hiện, đánh giá thực trạng tình hình tài chính trong năm 2012,
2013 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
3 Đối tượng và phạm vi tìm hiểu
Đối tượng tìm hiểu : hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty vật tư
kỹ thuật và thương mại - Tổng Công ty Vận tải thủy (Tecmawatco) từ năm
2011 đến 2013
Phạm vi tìm hiểu : nguồn vốn kinh doanh của công ty
Chủ yếu tập trung xem xét phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chínhdoanh nghiệp thông qua các số liệu, tài liệu báo cáo tài chính của công ty năm
Trang 7Thông qua những chỉ tiêu tổng hợp phân tích trên đánh giá hiệu quảcông tác quản lý vốn kinh doanh ở Công ty Công ty vật tư kỹ thuật và thươngmại - Tổng Công ty Vận tải thủy (Tecmawatco).
6 Bố cục của chuyên đề:
Phần nội dụng gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp
Chương 2: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty vật tư kỹ
thuật và thương mại - Tổng Công ty Vận tải thủy (Tecmawatco) giai đoạn
2011 - 2013
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công
ty Tecmawatco
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do trình độ nhận thức và lý luận cònhạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót , em rất mongđược sự cảm thong và góp ý của thầy cô giáo trong bộ môn Tài Chính doanhnghiệp, của quý công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sác tới giảng viên hướng dẫn cùng cácthầy cô đã chỉ bảo hướng dẫn tận tình cho em, cùng phòng tài chính kế toán
và các phòng liên quan ở Công ty vật tư kỹ thuật và thương mại - Tổng Công
ty Vận tải thủy (Tecmawatco) đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Trang 8CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VỐN DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm về vốn doanh nghiệp
Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngàycàng hoàn thiện, tiêu biểu có các cách hiểu về vốn như sau của một số nhàkinh tế học thuộc các trường phái kinh tế khác nhau
Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật Họ chorằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinhdoanh Cách hiểu này phù hợp với trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai - giaiđoạn kinh tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển
Theo một số nhà tài chính thì vốn là tổng số tiền do những người có cổphần trong công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho cácchứng khoán của công ty Như vậy, các nhà tài chính đã chú ý đến mặt tàichính của vốn, làm rõ được nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp đồng thờicho các nhà đầu tư thấy được lợi ích của việc đầu tư, khuyến khích họ tăngcường đầu tư vào mở rộng và phát triển sản xuất
Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn
“Kinh tế học”: Vốn là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quátrình sản xuất kinh doanh tiếp theo Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tàichính Vốn hiện vật là dự trữ các loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá vàdịch vụ khác Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Đất đai khôngđược coi là vốn
Một số nhà kinh tế học khác cho rằng vốn bao gồm toàn bộ các yếu tốkinh tế được bố trí để sản xuât hàng hoá, dịch vụ như tài sản tài chính mà còn
cả các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích luỹ được , trình
Trang 9độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũcông nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư.Nhưng theo khái niệm trong giáo trình Tài chính doanh nghiệp củaTrường Đại học Kinh tế quốc dân thì khái niệm về vốn được chia thành haiphần: Tư bản (Capital) là giá trị mang lại giá trị thặng dư Vốn được quan tâmđến khía cạnh giá trị nào đó của nó mà thôi Bảng cân đối kế toán phản ánhtình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm Vốn được nhàdoanh nghiệp dùng để đầu tư vào tài sản của mình Nguồn vốn là nhữngnguồn được huy động từ đâu Tài sản thể hiện quyết định đầu tư của nhàdoanh nghiệp; Còn về bảng cân đối phản ánh tổng dự trữ của bản thân doanhnghiệp dẫn đến doanh nghiệp có dự trữ tiền để mua hàng hoá và dịch vụ rồisản xuất và chuyển hoá, dịch vụ đó thàng sản phẩm cuối cùng cho đến khi dựtrữ hàng hoá hoặc tiền thay đổi đó sẽ có một dòng tiền hay hàng hoá đi ra đó
là hiện tượng xuất quỹ, còn khi xuất hàng hoá ra thì doanh nghiệp sẽ thu vềdòng tiền (phản ánh nhập quỹ và biểu hiện cân đối của doanh nghiệp là ngânquỹ làm cân đối dòng tiền trong doanh nghiệp)
Một số quan niệm về vốn ở trên tiếp cận dưới những góc độ nghiên cứukhác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau Vì vây, để đáp ứng đầy
đủ yêu cầu về hạch toán và quản lý vốn trong cơ chế thị trường hiện nay, cóthể khái quát vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng vật chất và tài sảnchính được các cá nhân, tổ chức bỏ ra để tiến hành kinh doanh nhằm mụcđích tối đa hoá lợi nhuận
1.1.2 Phân loại và đặc điểm của các loại vốn trong doanh nghiệp
Căn cứ theo nguồn hình thành vốn
Vốn chủ sở hữu:
Trang 10Vốn chủ sở hữu là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp.
Số vốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kếtthanh toán, không phải trả lãi suất Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do kinhdoanh có lãi của doanh nghiệp đẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ phầnvốn góp cho mình Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu đượchình thành theo các cách thức khác nhau Thông thường nguồn vốn này baogồm vốn góp và lãi chưa phân phối
Vốn vay:
Vốn vay là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hình thành từnguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị cá nhân và sau một thờigian nhất định, doanh nghiệp phải hoàn trả cho nguời cho vay cả lãi và gốc.Phần vốn này doanh nghiệp được sử dụng với những điều kiện nhất định (nhưthời gian sử dụng, lãi suất, thế chấp ) nhưng không thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp Vốn vay có hai loại là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn
• Căn cứ theo thời gian huy động vốn.
Vốn thường xuyên.
Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định và dái hạn màdoanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vao ftài sản cố định và một bộ phận tàisản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp.Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn của doanh nghiệp
Vốn tạm thời.
Vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) màdoanh số có thể sử dụng để đap sứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bấtthường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản chiếm dụngcủa bạn hàng
Trang 11• Căn cứ theo công dụng kinh tế của vốn.
Vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận đầu tư ứng trước về tàisản cố định và tài sản đầu tư cơ bản, mà đặc điểm luân chuyển từng phầntrong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoànkhi tài sản cố định hết thời gian sử dụng
Quy mô của vốn cố định quyết định quy mô của tài sản cố định nhưng các đặcđiểm của tài sản cố định lại ảnh hưởng đến sự vận động và công tác quản lý
cố định Muốn quản lý vốn cố định một cách hiệu quả thì phải quản lý sửdụng tài sản cố định một cách hữu hiệu
Để quản lý chặt chẽ, hữu hiệu tài sản cố định, có thể phân loại tài sản
cố định theo các tiêu thức sau:
Vốn lưu động.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động
và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanhnghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục
Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn, thường xuyên luân chuyểntrong quá trình kinh doanh Tài sản lưu động tồn tại dưới dạng dự trữ sản xuất(nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ, dụng cụ ) sản phẩm đang trongquá trình sản xuất (sản phẩm dở dang), thành phẩm, chi phí tiêu thụ, tiềnmặt trong giai đoạn lưu thông Trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệpthì tài sản lưu động chủ yếu được thể hiện ở các bộ phận là tiền mặt, cácchứng khoán có thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ tồn kho
Giá trị của các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản của chúng Vì vậy,quản lý và sử dụng vốn lưu động hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc
Trang 12hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp, trong đó có công tác nâng caohiệu quả sử dụng vốn.
Để quản lý vốn lưu động có hiệu quả, cần tiến hành phân loại vốn lưuđộng:
Nhận xét: Mỗi cách phân loại cho ta hiểu rõ thêm về vốn theo từng khíacạnh Mỗi loại vốn đều có ưu nhược điểm riêng đòi hỏi phải được quản lý sửdụng hợp lý và chặt chẽ Đồng thời, mỗi loại vốn sẽ phát huy tác dụng trongnhững điều kiện khác nhau, trong một cơ cấu vốn thích hợp
Trang 131.1.3 Vai trò của vốn trong hoạt động doanh nghiệp
Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp Nó là cơ
sở, là tiền đề cho một doanh nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh Muốn đăng
ký kinh doanh, theo quy định của nhà nước, bất cứ doanh nghiệp nào cũngphải có đủ số vốn pháp định theo từng ngành nghề kinh doanh của mình (vốn
ở đây không chỉ gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, mà nó còn là các tài sảnthuộc sở hữu của các chủ doanh nghiệp) Rồi để tiến hành sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp phải thuê nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, công nghệ,nguyên vật liệu, thuê lao động tất cả những điều kiện cần có để một doanhnghiệp có thể tiến hành và duy trì những hoạt động cuả mình nhằm đạt đượcnhững mục tiêu đã đặt ra
Không chỉ có vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng
và chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăngcao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động cũng như tổ chức bộ máy quản lý đầy đủ các chức năng Từ đó nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường
Vốn là điều kiện tiên đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp vốn là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, vốn đảm bảocho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định
• Về mặt pháp lý
Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên của doanhnghiệp đó phải có 1 lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằnglượng vốn pháp định, khi đó địa vị pháp lý mới được công nhận ngược lạiviệc thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được ở trường hợp trong quá
Trang 14trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện màpháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động như phá sản, sátnhập vào doanh nghiệp khác…
Như vậy, vốn được xem là một trong những cơ sở qua trong nhất đểđảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật
• Về mặt kinh tế
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là mạch máu của doanhnghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vốn không nhữngđảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụcho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra mộtcách liên tục, thường xuyên
Vốn là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanhnghiệp để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanhvốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãiđảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển đó là cơ sở để doanhnghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mởrộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệpmới có thể sử dụng tiết kiệm có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệuquả sử dụng vốn
1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN
1.2.1 Mục tiêu phân tích
Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, thì các doanh nghiệp cần phải
có một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốnchuyên dùng khác Ngoài ra doanh nghiệp cần phải có những giải pháp hữuhiệu để tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở
Trang 15tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp Việc tiếnhành phân tích tình hình sử dụng vốn sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp
và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính,xác định đầy đủ và đúng đắn các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đó, có những giải pháphữu hiệu nhằm ổn định và nâng cao tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý củanhà nước ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng trướcpháp luật trong kinh doanh thì người ta chỉ quan tâm đến tình hình sử dụngvốn của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như: các nhà đầu tư, nhàcho vay, nhà cung cấp, khách hàng Nhưng vấn đề mà người ta quan tâmnhiều nhất là khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năngthanh toán và mức lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp Bởi vậy, trong phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì cần phải đạt được các mục tiêuchủ yếu sau đây:
+ Một là: Phân tích tình hình sử dụng vốn phải cung cấp đầy đủ, kịpthời, trung thực hệ thống những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chủdoanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như: các nhà đầu tư, hội đồngquản trị doanh nghiệp, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và nhữngngười sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng đắn khi raquyết định đầu tư, quyết định cho vay
+ Hai là: Phân tích tình hình sử dụng vốn phải cung cấp đầy đủ nhữngthông tin quan trọng nhất cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhà chovay và những người sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khảnăng và tính chắc chắn của các dòng tiền vào, ra và tình hình sử dụng vốnkinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Trang 16+ Ba là: Phân tích tình hình sử dụng vốn phải cung cấp đầy đủ nhữngthông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sựkiện, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanhnghiệp đảm bảo cho hoạt động sử dụng vốn của doanh ngiệp.
1.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn
Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp, đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ
• Phương pháp so sánh:
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán… ) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian,
kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung so sánh bao gồm:
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ
xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp đánh giá sự tăng trưởng haythụt lùi trong hoạt động kinh doanh để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấucủa doanh nghiệp
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành;của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệpmình tốt hay xấu được hay chưa được
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả
Trang 17về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
• Phương pháp phân tích tỷ lệ :
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượngtài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biếnđổi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầuphải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hìnhtài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giátrị các tỷ lệ tham chiếu
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phânthành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mụctiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanhtoán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạtđộng kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại baogồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trongmỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựachọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta thường dùng một số các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn
1.2.3 Nội dung phân tích tình hình sử dụng vốn
Phân tích tình hình sử dụng vốn của công ty, chúng ta phân tích theotrình tự:
- Tổng vốn toàn bộ của công ty
- Vốn cố định của công ty
- Vốn lưu động của công ty
Trang 18Dựa trên các phương pháp thích hợp chúng ta phân tích từng khoảnmục của nguồn vốn công ty, so sánh để thấy được sự tăng giảm và nguyênnhân của những sự thay đổi đó Sau đó chi vào chi tiết phân tích từng khoảnmục và mối quan hệ giữa các khoản múc đó như thế nào, giải thích nguyênnhân.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
• Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp
Vốn cố định có chu kỳ vận động dài trong khoảng thời gian này, hiệusuất sử dụng vốn cố định bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau có 2 nhómnhân tố tác động đến vốn cố định : các nhân tố lượng hoá được và các nhân tốphi lượng hoá
Vốn cố định được biểu hiện bằng tiền dưới dạng là các tài sản cố định
Trong các nhân tố lượng hoá được, thì tài sản cố định có thể chịu tácđộng bởi các nhân tố như là: nguyên giá tài sản cố định bình quân, doanh thuthuần, lợi nhuận thuần, hao mòn vô hình, rủi ro…
- Nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ là nhân tố có quan hệngược chiều với hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong điều kiện các nhân tốkhác không đổi: nguyên giá bình quân tài sản cố định tăng thì sức sản xuất,sức sinh lợi của tài sản cố định giảm (doanh thu, lợi nhuận thuần không đổi)
và ngược lại
- Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, doanh thu thuần (hoặc lợinhuận thuần) tăng lên hoặc giảm đi thì sẽ làm sức sản xuất ( hoặc sức sinh lợi)của tài sản cố định tăng lên (hoặc giảm đi)
- Hao mòn vô hình: đây là một nguyên nhân đáng kể tạo nên sự chênhlệch giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách nhất là trong điều kiện hiện
Trang 19nay, với sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật khiếncho tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hìnhnhanh chóng.
- Rủi ro: trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có thể gặpphải những rủi ro gây thiệt hại, hư hỏng … làm suy giảm khả năng sản xuất củatài sản cố định đó có thể là khủng hoảng, thiên tai, động đất, bão lụt…
Các nhân tố phi lượng hoá chủ yếu liên quan đến trình độ quản lý và sửdụng vốn cố định:
- Phương pháp tính khấu hao: theo quy định thì có rất nhiều phươngpháp tính khấu hao tài sản cố định để doanh nghiệp có thể lựa chọn: phươngpháp tuyến tính cố định, phương pháp lũy tiến, phương pháp luỹ thoái… vàtrong mỗi loại có nhiều cách tính khác nhau sự phức tạp trên khiến doanhnghiệp phải lúng túng: nếu sử dụng phương pháp khấu hao nhanh thì tuy cóthể nhanh chóng thu hồi vốn nhưng sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao cònnếu áp dụng hình thức khấu hao chậm thì đồng vốn sẽ thu hồi chậm, bị ứđọng và khó tránh khỏi thất thoát…
- Trình độ sử dụng tài sản cố định : được thể hiện trong việc bố trí dâychuyền sản xuất, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, đảm bảothực hiện nghiêm ngặt và chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc, áp dụng các chế
độ khuyến khích vật chất đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố định
• Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là 1 phạm trù rất rộng được thể hiệntrên nhiều khía cạnh, góc độ của quá trình sản xuất kinh doanh nên nó chịuảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau vốn lưu động được biểu hiện bằngtiền dưới dạng là các tài sản lưu động và chúng chịu tác động bởi các nhân tố,
Trang 20có thể chia chúng ra thành 2 nhóm: các nhân tố lượng hoá được và các nhân
tố phi lượng hoá
Các nhân tố có thể lượng hoá được bao gồm: vốn lưu động bình quântrong kỳ, doanh thu thuần đạt được trong kỳ, lạm phát
- Vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyển trong kỳ là nhân tố cóquan hệ ngược chiều với tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong điều kiện cácnhân tố khác không đổi nếu số vốn lưu động bình quân tham gia luân chuyểntăng lên sẽ kéo dài thời gian của vòng luân chuyển, tốc độ luân chuyể của vốnlưu động giảm và ngược lại
- Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh thu thuầntrong kỳ tăng lên sẽ làm cho thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động giảm
đi, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên và ngược lại
- Lạm phát: nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiềngiảm sút nếu doanh nghiệp không có những biện pháp quản lý kịp thời thìvốn lưu động rất dễ bị hao hụt dần theo sự trượt giá của tiền tệ
Các nhân tố phi lượng hoá có thể là:
- Sự thay đổi trong chính sách vĩ mô của nhà nước: bao gồm những sựthay đổi trong hệ thống pháp luật, hệ thống thuế
- Trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động: khả năng này có thể đượcthể hiện trên nhiều phương diện khác nhau
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động: việc xác định nhu cầu vốn lưuđộng thiếu chính xác sẽ dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu vốn lưu động trongsản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanhcũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Việc lựa chọn phương án đầu tư đây là một nhân tố cơ bản ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất
Trang 21những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, giá thành hạ thì quá trìnhtiêu thụ sẽ diễn ra dễ dàng, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và ngược lại
1.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn
Trước đây, trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp, quan hệ giữa nhànước với doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc chi đủ, thu đủ nhà nước giao kếhoạch mang tính pháp định cần chú ý về nguồn cung cấp, tiêu thụ, doanhthu… vì vậy các doanh nghiệp không có tính sáng tạo, chủ động trong sảnxuất kinh doanh do đó, quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đượcxác định dựa trên cơ sở: mức độ thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh, sự tiết kiệmtrong giá thành sản phẩm, khối lượng giá trị sử dụng mà doanh nghiệp cungcấp cho nền kinh tế đây chính là sự lẫn lộn giữa chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêuhiệu quả điều này đã làm cho các nhà đầu tư, quản lý đánh giá sai về hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp đây cũng chính là nguyên nhân làm tình hình
sử dụng vốn của doanh nghiệp bị lãng phí không hiệu quả dẫn đến tình trạng
“mất” dần vốn và không còn có khả năng duy trì sản xuất kinh doanh
Chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh “đầu vào” và “đầu ra” đượcquyết định bởi thị trường xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ lợi ích củadoanh nghiệp do đó đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải tính đến các yếu tố sảnxuất là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào? vậy sự cạnhtranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt để khẳng định được vịtrí của mình trên thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều lấy hiệu quả kinhdoanh làm thước đo cho hoạt động kinh doanh như vậy hiệu quả kinh doanh
là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế chiều sâu,
Trang 22thể hiện trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ về chi phí các khôngảnnguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinhdoanh
Qua công thức:
Hiệu quả kinh doanh =
Ta thấy hiệu quả chịu ảnh hưởng của hai nhân tó đó là doanh thu và chiphí hiệu quả tăng lên khi:
- Doanh thu tăng, chi phí không đổi
- Chi phí giảm, doanh thu không đổi
- Doanh thu và chi phí cùng tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớnhơn chi phí
Điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranhkhốc liệt của nền kinh tế thị trường là phải sử dụng vốn kinh doanh sao cho cóhiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả là phải bảo toàn và khôngngừng phát triển vốn, tức là phải tạo ra sức sinh lời của đồng vốn ngày càngcao
Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là phải sử dụng và tìm cácbiện pháp làm sao cho chi phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là ítnhất mà đem lại hiệu quả cao nhất
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quátrình sử dụng các loại vốn sao cho tối đa hoá kết quả lợi ích, tối thiểu lượngvốn và thời gian sử dụng sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh
Trang 231.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
• Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Vòng quay toàn bộ vốn: chỉ tiêu này cho biết vốn của doanh nghiệptrong một kỳ quay được bao nhiêu vòng
Mức sinh lời vốn kinh doanh = Vốn sản xuất bình quânLợi nhuận thuần
Chỉ tiêu đo mức sinh lời của vốn kinh doanh chỉ tiêu này phản ánh kếtquả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho thấymột đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận
• Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao
Trang 24Mức doanh lợi vốn cố định: phản ánh 1 đồng vốn cố định tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Mức doanh lợi vốn cố định = x100%
Chỉ tiêu hệ số hao mòn tài sản cố định phản ánh: cứ 1 đồng vốn bỏ ratrong gía trị tài sản cố định thì số vốn thu hồi trong việc sử dụng tài sản cốđịnh đó là bao nhiêu:
Hệ số hao mòn tài sản cố định =
Chỉ tiêu hệ số sử dụng tài sản cố định phản ánh: cứ 1 đồng vốn bỏ ra đểđầu tư vào tài sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Trang 25• Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động: cho biết 1 đồng vốn lưu độngcủa doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hoặc doanh thutrong kỳ
Hiệu suất sử dụng vlđ = Doanh thu/ Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
Mức sinh lời của vốn lưu động hay còn gọi tỷ suất lợi nhuận của vốnlưu động , chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trong kỳ
Mức doanh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) /
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
Số vòng quay của vốn lưu động, chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luânchuyển vốn lưu động cho biết trong kỳ phân tích, vốn lưu động của doanhnghiệp quay được bao nhiêu vòng hoặc cứ 1 đồng vốn lưu động bình quândùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thuthuần
Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
Độ dài bình quân 1 lần luân chuyển, chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 vòngquay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hết bao nhiêu ngày, chỉ tiêu nàycàng thấp, số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử dụngvốn càng cao
Hệ số luân chuyển =
Trang 26Thời gian một kỹ luân chuyển =
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (k), chỉ tiêu này cho biết tạo ra 1 đồngvốn doanh thu thuần trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu độngbình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Trang 27CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI
TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI - TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty vật tư kỹ thuật và thương mại (Trước đây là Công ty vật tư kỹthuật và xây dựng công trình đường thủy), tên viết tắt là TECMAWATCO Làdoanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1983, thuộc Bộ giao thôngvận tải Với chức năng,nhiệm vụ được Nhà nước và Bộ giao thông vận tảigiao sản xuất, thiết kế lắp ráp và cung cấp các thiết bị an toàn giao thông, vật
tư thiết bị thủy, máy thủy, xây dựng các công trình cho ngành đường thủy
Phát huy khả năng và nhiệm vụ được giao với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuậtviên, công nhân lành nghề Công ty đã không ngừng từng bước nâng cao sảnphẩm về mẫu mã, chất lượng để phục vụ cho ngành và các đơn vị khác
Năm 1998 là Công ty đầu tiên được Cục đường sông Việt nam và Bộgiao thông vận tải đồng ý, cho phép đưa hệ thống đèn báo hiệu chạy điện( Đèn BH 998) vào các tuyến sông thay cho hệ thống báo hiệu dùng đèn dầuhoả trước đây đang dùng
Năm 2001 Công ty đã được Bộ giao thông vận tải, Cục đường sôngViệt Nam ( nay là Cục đường thủy nội địa Việt Nam ) giao cho đơn vị thựchiện đề án nâng cấp, tiêu chuẩn quy tắc báo hiệu 22TCN 269 - 2000 ( nayđược thay bằng " Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nộiđịa Việt Nam " có " Mã số đăng ký: QCVN 39 : 2012/BGTVT " ) qua đó Sản
Trang 28Xuất cung cấp cho toàn ngành đường thủy nội địa Việt Nam đèn báo hiệu loại
BH 998P
Để theo kịp sự phát triển công nghệ của thời đại năm
2001 TECMAWATCO tiếp tục cho ra đời một số đèn sử dụng pin năng lượngmặt trời ( là đơn vị đầu tiên sản xuất đèn báo hiệu sử dụng pin năng lượngmặt trời ) như BH 140 - LED (Gồm các loại A,B,C, D) ,đèn BH 140 SL, BH
140 SL1 và đèn BH 4P LED Cũng là một đơn vị duy nhất được Bộ GTVT ,Cục ĐTNĐ Việt Nam chọn và giao nhiệm vụ thiết kế mẫu, sản xuất và cungcấp các loại phù hiệu, cấp hiệu, trang hiệu cho lực lượng vận tải đường thủytheo quyết định 3404 và 2694 PCVT/GTVT
Ngoài việc cung cấp các loại đèn báo hiệu do đơn vị sản xuất chúng tôicòn cung cấp đèn nhập khẩu như đèn Carmanah do CANADA SX, đèn BH do
Úc sản xuất vv Với kinh nghiệm nhiều năm cùng các trang thiết bị chuyêndùng là đơn vị duy nhất đáp ứng được mọi yêu cầu duy tu bảo dưỡng, sửachữa tất cả các loại đèn báo hiệu điện lắp đặt trên các tuyến đường thuỷ nộiđịa thuộc Cục đường thuỷ Nội địa Việt Nam - BGTVT và trên toàn quốc
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty có nhiệm vụ hoạt động theo chỉ đạo của Tổng công ty vận tải thủy với các hoạt động:
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chỉ gồm có các ngành nghề sau:Mua bán chất tẩy rửa (trừ hóa chất nhà nước cấm kinh doanh), các đồ dùng cánhân và gia đình (không bao gồm các đồ dùng nhà nước cấm)
- Hoạt động sáng tác nghệ thuật và giải trí: kinh doanh dịch vụ vui chơigiải trí, thể thao (theo quy định của pháp luật)
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục: Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học nước ngoài
Trang 29- Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in
và ma tít
- Sản xuất các loại sản phẩm khác từ cao su
Sản xuất sản phẩm từ plastic
- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại
- Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu
- Sửa chữa thiết bị điện
- Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép
- Điều hành tua du lịch: kinh doanh lữ hành
- Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đếnmáy tính
- Chuyển phát: Dịch vụ bưu phẩm
- Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm rạ vàvật liệu tết bện
- Bán buôn đồ uống: mua bán đồ uống có cồn và nước giải khát
- Sản xuất sản phẩm từ điện dân dụng
- Sản xuất thiết bị bức xạ , thiết bị điện từ trong y học, điện liệu pháp
- Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng
- Lắp đặt hệ thống điện
- Bán buôn thiết bị điện tử và linh kiện điện tử viễn thông
- Cung ứng và quản lý nguồn lao động
- Kinh doanh và chế biến than mỏ quặng
- Sản xuất khai thác vật liệu xây dựng
- May trang phục bảo hộ lao động
- Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học
- Xây dựng các công trình giao thông công nghiệp và thủy lợi
Trang 30- Xây dựng công trình đường ông cấp thoát nước.
- Xây dựng công trình phi nhà ở
- Đại lý máy móc vật tư, thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ swor hữu, chủ
sử dụng đất hoặc đi thuê
- Dậy nghề ngắn hạn
- Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác Nhập khẩu phươngtiện vận tải bộ, vật tư, thiết bị điện, điện tử, tin học thiết bị văn phòng, đồ điệndân dụng; Xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ, nông sản,thực phẩm, sản xuất may mặc, vật liệu xây dựng, hóa chất phục vụ ngànhcông nghiệp; mua bán thiết bị và phụ tùng thay thế
- Tư vấn đầu tư và xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế
- Quảng cáo thương mại
- Hoạt động dịch vụ trông giữ xe
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ nhà hàng
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Phó giám đốc Tài chính sản xuất – kinh Phó giám đốc
doanh
Trưởng phòng IT
Trang 31Chức năng các phòng ban :
Giám Đốc : Là người trực tiếp giám sát và điều hành mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động tài chính của chi nhánh Chịutrách nhiệm trước công ty mẹ về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ đượcgiao
- Tổ chức thực hiện các quyết định của công ty Thực hiện kế hoạchkinh doanh & phương án đầu tư của Công Ty
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộCông Ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản
lý trong chi nhánh Ngoài ra giám đốc phài thức hiện một số quy định màpháp định đưa ra giành cho người quản lý công ty
Phó giám đốc nhân sự: Quản lý phòng nhân sự và các vấn đề liên quan
Chức năng phòng nhân sự : Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảochất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty
- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự,đào tạo và tái đào tạo
- Tổ chưc việc quản lý nhân sự toàn công ty
- Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích - kíchthức người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động
- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị củaBan Giám đốc
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công
ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện
Trang 32Phục vụ các công tác hành chánh để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo điều hành, phục vụ hành chánh để các bộ phận khác có điều kiện hoạt độngtốt.
Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo
an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổtrong công ty
Phó giám đốc thu mua: Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm của công ty baogồm: doanh số mua, lợi nhuận gộp, chi phí nhân sự, chi phí mua hàng
- Kiểm soát chặt chẽ các quy trình liên quan đến mua hàng
- Quản lý tối ưu về nguồn cung ứng gồm: nhà cung cấp, hàng hóa,ngành hàng, giá, sản lượng
- Chủ động và linh hoạt trong việc đặt hàng và điều phối hàng hóa
- Tôn trọng các thủ tục hành chính và kế toán
Phòng Công nghệ thông tin: là phòng tham mưu, giúp việc trong việc xâydựng chiến lược phát triển và kế hoạch về công nghệ thông tin của toàn Công
ty Tham mưu, đề xuất giải pháp quản trị và phát triển từng giai đoạn, từng dự
án theo mục tiêu của phòng CNTT được Tổng giám đốc phê duyệt trong từnggiai đoạn hàng năm
- Xây dựng chiến lược CNTT phù hợp với chiến lược phát triển củaCông ty và lập kế hoạch, mục tiêu hàng năm
- Tổ chức nghiên cứu, quản lý và thực hiện các đề án ứng dụng CNTTchuyển khai thực hiện hiện đại hóa công nghệ thông tin theo xu hướng pháttriển chung của đất nước và của chính phủ trong giai đoạn hiện nay nhằm mụcđích đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động kinh doanh của toàn Công ty
Trang 33- Tổ chức nghiên cứu, quản lý và thực hiện các biện pháp truyền thông,đưa ra các giải pháp lưu trữ , đảm bảo an ninh, bảo mật, an toàn an ninh mạng
và dữ liệu thông tin của Công ty
Phó giám đốc Sản xuất - kinh doanh: Tham mưu giúp Ban Giám đốc Công tyhoạch định các chiến lược và phương án sản xuất, kinh doanh trong các giaiđoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của toàn Công ty Cụ thể, như sau:
- Phối hợp với Phó giám đốc Tài chính và các phòng ban chức năngkhác của Công ty xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh và quy mônguồn lực Tài chính
- Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong vàngoài nước để xúc tiến thương mại
- Trực tiếp quản lý và theo dõi việc sử dụng thương hiệu của Công ty.Phó giám đốc Tài chính: Quản lý điều hành trực tiếp phòng Kế toán.Nắm bắt đầy đủ hoạt động của bộ máy Kế toán, chỉ đạo điều hành bộ máyhoạt động theo nhu cầu Tài chính của Công ty bám sát theo chiến lược pháttriển trong các giai đoạn nhằm tạo ra tối đa nguồn lực tài chính hay nói cáchkhác là sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả cao nhất Cụ thể, như sau:
-Tổng hợp thông tin từ phòng Kế toán và các phòng ban trong công ty.Những thông tin mà Bộ máy Tài chính có được là từ "Hệ thống thông tin Kếtoán", sau đó chuyển các Thông tin Kế toán thành "Hệ thống thông tin Tàichính" Hệ thống "Thông tin tài chính" sẽ là cơ sở để một Phó giám đốc Tàichính ra quyết định
- Vận dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện tối đa hóa hiệu quả sửdụng vốn trong doanh nghiệp
Trang 34Chức năng phòng Kinh doanh : Có chức năng tổ chức thực hiện cáchoạt động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng củaDoanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,
Chức năng của phòng Kế toán: Tham mưu cho Lãnh đạo công ty tronglĩnh vực quản lý các hoạt động kế toán, trong đánh giá sử dụng vốn lưu động,tài sản cố định có hiệu quả và theo đúng chế độ kế toán kiểm toán hiện hànhcủa cơ quan quản lý Nhà nước
Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chínhđược Giám đốc Công ty phê duyệt theo các giai đoạn
Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán vàhướng dẫn hạch toán kế toán) Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế
độ kế toán Nhà nước ban hành đối với kế toán các đơn vị thành viên nhất làcác đơn vị hạch toán phụ thuộc
Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạocông ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tàisản vật tư, tiền vốn của các đơn vị thành viên cũng như toàn công ty
Tham mưu đề xuất việc khai thác Huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thờicho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của Nhà nước
Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị trong công ty (tựkiểm tra hoặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra)
Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của Vănphòng công ty Tiếp nhận và phân phối các nguồn vốn đồng thời thanh toán,quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn
Phối hợp các phòng ban chức năng trong công ty nhằm phục vụ tốtcông tác sản xuất kinh doanh của Văn phòng cũng như công tác chỉ đạo quản
lý của Giám Đốc công ty với các phòng ban
Trang 352.1.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Tecmawatco
Theo Bảng 2.1 Kết cấu tài sản của công ty Tổng tài sản của công tytăng lên rõ rệt qua các năm 2011; năm 2012; năm 2013 Trong cơ cấu tài sảncủa công ty thì TSLĐ và ĐTNH chiếm tỷ trọng lớn còn TSCĐ và ĐTDH chỉ
có 1 phần nhỏ Năm 2011 TSLĐ và ĐTNH chiếm đến 97,7% trong tổng tàisản của công ty Nhưng sang năm 2012 công ty đầu tư trang thiết bị, vật tư,nguyên vật liệu xây dựng cho nên TSCĐ của công ty tăng lên đáng kể
Trang 36Bảng 2.2 Kết cấu nguồn vốn của công ty
-Thuế và các khoản phải nộp
-Vốn đầu tư của chủ sở hưu 10.000 10.000 10.000
-Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty
Từ bảng 2.2 Kết cấu nguồn vốn của công ty ta thấy tài sản của công tyhình thành từ hai nguồn vốn là: nguồn vốn vay chiếm dụng và nguồn vốn chủ
sở hữu Trong đó, vốn vay và chiếm dụng ngày càng tăng qua các năm năm2011; năm 2012; năm 2012 Còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫnnhiều, hầu như không thay đổi qua các năm Ta đi xem xét cụ thể hơn về kết
Trang 37cấu nguồn vốn như sau:
Về nguồn VCSH: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011chiếm đến 87,25% trong tổng nguồn vốn Năm 2012 giá trị tiền của chủ sở hữutăng không đáng kể so với năm 2011, chiếm 73% Sang năm 2013 thì tỷ trọngcủa VCSH trong tổng nguồn vốn giảm chỉ còn có 49,7% Trong đó đặc biệt làlợi nhuận chưa phân phối cao và tăng nhanh vào năm 2012 và 2013 Nguồn vốnchủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá tự chủ của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp cómức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, khôngphụ thuộc vào các đối tác bên ngoài Như vậy, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp đều chiếm trên 50% tổng nguồn vốn, tuy có giảm nhưng vẫncao.Đó là một lợi thế của công ty, chứng tỏ khả năng tự chủ vốn cao so với chỉtiêu của toàn ngành Và công ty cũng đã thực hiện chia cổ tức và trích lập cácquỹ dựa trên cơ sở lợi nhuận hàng năm và kế hoạch phát triển của công ty theođúng điều lệ của công ty và luật định Công ty thực hiện trích lập các quỹ như:quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng và phúc lợi
Về nợ phải trả: Tổng số nợ phải trả năm 2012 chiếm 27% trong tổngnguồn vốn Năm 2013 tăng lên 3 lần so với năm 2012 Nhìn vào bảng số liệudưới ta thấy trong 2 năm đầu hoạt động công ty đã không phải đi vay ngắnhạn, năm 2013 công ty đã phải đi vay 2800 trđ để đầu tư vào sản xuất kinhdoanh Khoản vày này cũng làm cho công ty phải tốn thếm một khoản trả lãisuất hàng năm Nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong nợ phải trả, khoản nợ dài hạncủa công ty không đáng kể.Trong khoản nợ phải trả chủ yếu là phải trả ngườibán, đây là số tiền mà công ty đã lấy hàng nhưng chưa chuyển tiền.Cũng là sốtiền mà công ty đã chiếm dụng của doanh nghiệp khác làm vốn, số nợ này càngtăng trong mỗi năm Năm 2011 mới chỉ có 755 trđ chiếm 49,95 trong tổng nợngắn hạn phải trả Năm 2012 đã là 3195 trđ chiếm 70,6% trong và năm 2013 là8578trđ chiếm 66,23% trong tổng nợ ngắn hạn phải trả Như vậy số tiền nợ
Trang 38người bán càng tăng.Đây là một yếu tố tốt đối với công ty, công ty cũng có uytín trên thương trường, uy tín đối với đối tác.Công ty có thể sử dụng một khoảntiền lớn đầu tư vào hoạt động kinh doanh, không phải chịu một khoản lãi trongmột thời gian ngắn.Tuy nhiên công ty cũng phải sử dụng sao có hiệu quả nguồnvốn đó và trả đúng thời hạn để củng cố niềm tin và uy tín của mình Ngoài racác khoản người mua trả trước, thuế và các khoản phải trả ngắn hạn khác cũngtăng nhưng không đáng kể.
Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 đến 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2012
so với 2011(%)
Năm 2013
so với 2012(%)
14 Lợi nhuận sau thuế 1.805 2.011 2.309 114,1 114,8
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Tecmawatco
Dựa vào các chỉ tiêu trên cho ta thấy, sau 2 năm công ty bắt đầu đi vào
Trang 39hoạt động doanh thu thuần năm 2012 đã tăng đáng kể so với năm 2011 Cùngvới sự tăng lên của doanh thu thuần thì các khoản chi phí cũng tăng lên so vớinăm 2011 Giá vốn hàng bán tăng, chi phí bán hàng tăng mạnh, khoản chi phíbán hàng tăng nhanh như vậy là do sang năm 2012 đi vào ổn định công ty đã
mở thêm nhiều cửa hàng bán hàng chủ yếu là máy móc, thiết bị, vật tư phục
vụ ngành xây dựng Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 38,1% Do tốc độ tăngcủa doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của hoạt độngkinh doanh năm 2012 đã giảm so với năm 2011 Lợi nhuận trước thuế giảm0,3% nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 14,1%
Bước sang năm 2013, công ty đã ổn định ngày càng phát triền hơn 2năm trước Doanh thu thuần tăng nhanh, đồng thời kéo theo đó là sự tăng lêncác loại chi phí khác Giá vốn hàng bán tăng, xuất hiện chi phí tài chính 53triệu, chi phí bán hàng tăng Do tốc độ tăng của doanh thu năm 2013 nhanhhơn tốc độ tăng của chi phí so với năm 2012 cho nên lợi nhuận trước thuếtăng 24,1% Vậy lên lợi nhuận sau thuế cũng tăng 14,8% so với năm 2012
Sau 3 năm hoạt động, công ty đều thu được lợi nhuận Tốc độ tăng lợinhuận sau thuế gần như bằng nhau là hơn 14% Mặc dù trước thuế năm 2012
có giảm so với năm 2011 Do công ty mở thêm các mảng hoạt dộng kinhdoanh khác Để có được lợi nhuận cao nhất, doanh nghiệp nên tập trung vàokhai thác các thế mạnh của mình và sử dụng đông vốn 1 cách có hiệu quảnhất, tránh tình trạng kinh doanh dàn trải gây lãng phí vốn