Thực trạng và đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

51 5.8K 1
Thực trạng và đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay nước ta đang bứớc trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, mục tiêu chính hướng tới là phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống người dân nhưng đi kèm với phát triển kinh tế là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và có dấu hiệu nghiêm trọng ảnh hưỏng đến chất lượng cuộc sống người dân.

Lời mở đầu Hiện nay nước ta đang bứớc trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, mục tiêu chính hướng tới là phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống người dân nhưng đi kèm với phát triển kinh tế là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng có dấu hiệu nghiêm trọng ảnh hưỏng đến chất lượng cuộc sống người dân. Ô nhiễm môi trường hiện đang là một vấn nạn mà tất cả các quốc gia phải hứng chịu thế giới đang chung tay cùng nhau chống lại vấn nạn này. Nước ta cũng không thể đứng ngoài cuộc chiến này hiện đang có những nổ lực to lớn nhằm chống lại ô nhiễm môi trường. Chúng tôi xin đưa ra một bản báo cáo về tình trạng ô nhiễm môi trưòng của nước ta nhằm giúp mọi người có những hiểu biết quan tâm hon đến môi trưòng bản báo cáo này dựa trên các tại liệu được chúng tôi thu thập trong thời gian gần đây một phần dựa vào những hiểu biết của chúng tôi về các vấn đề môi trường dưới sự chỉ dẩn tận tình của giáo viên bộ môn cô Nguyễn Thị Thanh Thuỷ chúng tôi chân thành cám ơn cô đã giúp chúng tôi hoàn thành bản báo cáo này. 1 Lý luận về các vấn đề môi trưòng I. Các khái niệm cơ bản. 1. Khái niệm môi trường Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: Không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người… 2. Ô nhiễm môi trường Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người sinh vật. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường là các hoạt động nhân tạo của con người hoặc các quá trình tự nhiên. Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh tật của con người sinh vật, dựa vào các thang tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Ví dụ: Nồng độ bụi, CO 2 , SO 2 …vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị khu công nghiệp, được gọi là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Tại Điều 92 luật bảo vệ môi trường 2005, có 3 cấp độ ô nhiễm môi trường là: • Ô nhiễm: Hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. • Ô nhiễm nghiêm trọng: Khi hàm lượng của 1 hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. • Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng: Khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của 1 hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên. 2 3. Suy thoái môi trường Là sự suy giảm về chất lượng số lượng thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người sinh vật. Ví dụ: Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng do sự gia tăng của khí CO 2 từ 0,028% vào năm 1850 lên 0,035% vào năm 1960 các khí nhà kính khác như CH 4 , CFC…làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên 0,6 0 C trong vòng 100 năm qua khoảng 1 0 C trong 50 năm tới . Sự thay đổi này đã đang gây ra các biến đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai như lũ lụt, hạn hán dâng cao mực nước biển. Tầng Ô zôn bị phá hủy: Tầng chứa khí ozon hay là tầng ozon độ cao 18 – 25 Km có khả năng hấp thụ trên 90% tia tử ngoại trong bức xạ mặt trời, Khi tầng ozon bị suy giảm, lượng tia tử ngoại chiếu xuống mặt đất gia tăng gây ra ung thư da, suy giảm miễn dịch người, giảm năng suất sinh học của động thực vật. Tháng 10- 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện tầng khí ozon Nam Cực xuất hiện một lỗ thủng bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học liên bang Đức phát hiện hiện tượng thủng tầng ozon vùng trời Bắc Cực. Hiện nay, trên nhiều thành phố lớn vùng gần cực trái đất tồn tại lỗ thủng tầng ozon. Nguyên nhân chủ yếu gây a sự suy thoái thủng tầng ozon là việc sử dụng khí CFC các khí NO x . Sa mạc hóa đất đai: Do nhiều nguyên nhân như bạc mầu, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn. Bên cạnh đó, việc sử dụng đất canh tác cho các mục đích phi nông nghiệp đang gia tăng. Hiện nay, có 14 triệu km 2 đất canh tác, vào đầu thế kỉ XXI theo dự báo: một phần ba diện tích này bị sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực nước ngầm, lún đất. Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển…Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển giảm tính đa dạng sinh học biển. Rừng đang bị suy giảm về số lượng chất lượng: Hiện nay toàn thế giới có khoảng gần 3 tỷ ha rừng với lượng gỗ khoảng 300 tỷ m 3 . Hàng năm, khoảng 30 triệu ha rừng bị suy giảm do khai thác gỗ các nguyên nhân khác. Nhiều khu rừng nhiệt đới đang bị khai thác bị hủy diệt, trong đó có 3 các khu rừng khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng là khai thác gỗ củi quá mức, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, xây dựng các công trình công nghiệp dân sinh suy thoái môi trường. Số loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng: Tổng số các loài sinh vật đã biết là 30 triệu, so với khoảng 100 triệu loài có thể phát hiện trên trái đất. Hàng năm, trung bình có khoảng 30.000 loài bị diệt chủng. Đây là tổn thất rất lớn của con người. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy giảm số lượng các chủng loài động thực vật là sự suy thoái chất lượng môi trường sống, mất nơi cư trú, khai thác, săn bắn quá mức các nguyên nhân tự nhiên khác. 4. Sự cố môi trường Là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Một số sự cố môi trường điển hình thường xảy ra để lại hậu quả nguy hại đối với con người thiên nhiên là: Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu thiên tai khác Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng gây nguy hại cho môi trường. Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm mỏ, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu các cơ sở công nghiệp khác. Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ. Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển, các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm phun núi lửa, động đất, nứt đất, lún đất. Trượt lở đất đá là một dạng biến đổi bề mặt trái đất. Tại đây một khối lượng đất đá khác theo các bề mặt đặc biệt , bị trọng lực kéo trượt xuống các địa hình thấp. Hiện tượng trượt lở đất thường xuyên xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi vào thời kì mưa nhiều hàng năm. 5. Kiểm soát ô nhiễm môi trường 4 Là tổng hợp các hoạt động của Nhà Nước, tổ chức, cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường là phòng ngừa, khống chế để ô nhiễm môi trường không xảy ra. Nói cách khác, kiểm soát ô nhiễm môi trường là quá trình con người chủ động ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Còn nếu vì những lí do khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì kiểm soát ô nhiễm môi trường chính là hoạt động xử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm. Chủ thể của kiểm soát ô nhiễm môi trường không chỉ là Nhà Nước mà còn là các doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Biện pháp thực hiện: Không chỉ được thực hiện bằng các biện pháp mệnh lệnh – kiểm soát, bằng các công cụ hành chính mà còn được thực hiện đồng bộ bằng các công cụ kinh tế, các biện pháp kỹ thuật, các giải pháp công nghệ, các yếu tố xã hội yếu tố thị trường… trong đó yếu tố thị trường, yếu tố xã hội ngày càng được quan tâm, cân nhắc lựa chọn. Nội dung hay các hình thức pháp lý của kiểm soát ô nhiễm môi trường: Thu thập, quản lý, công bố các thông tin về môi trường, xây dựng thực hiện quy hoạch, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, ban hành áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, quản lý chất thải, xử lý khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm… THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY I Đối với những vấn đề môi trường toàn cầu. Sau hơn 30 năm kể từ Hội nghị đầu tiên về môi trường của thế giới (Stockholm 1972) đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn đề môi trường vào các chương trình nghị sự cấp quốc tế quốc gia. Tuy vậy hiện trạng môi trường toàn cầu được cải thiện không đáng kể. Môi trường chưa được lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Dân số toàn cầu tăng nhanh, sự nghèo đói, sự khai thác, tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát 5 thải quá mức "khí nhà kính" v.v . là những vấn đề bức xúc có tính phổ biến trên toàn cầu. Trong "tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững" năm 2002 của liên hợp quốc đã khẳng định về những thách thức mà nhân loại đang sẽ phải đối mặt có nguy cơ toàn cầu là: " Môi trường toàn cầu tiếp tục trở nên tồi tệ. Suy giảm đa dạng sinh học tiếp diễn, trữ lượng cá tiếp tục giảm sút, sa mạc hoá cướp đi ngày càng nhiều đất đai màu mỡ, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã hiển hiện rõ ràng. Thiên tai ngày càng nhiều ngày càng khốc liệt. Các nước đang phát triển trở nên dễ bị tổn hại hơn. Ô nhiễm không khí, nước biển tiếp tục lấy đi cuộc sống thanh bình của hàng triệu người." Một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị lần thứ 9 các khu vực hoang dã thế giới (WILD-9) vừa kết thúc tại Mexico đã khẳng định tổn thất suy thoái môi trường tự nhiên trên thế giới gây thiệt hại hàng năm từ 2,5 đến 4,5 nghìn tỉ USD . WILD-9 nhấn mạnh đã đến lúc phải cảnh báo nhân loại rằng việc không quản lý Trái Đất một cách bền vững đang khiến ít nhất hơn 1 nữa hành tinh không được bảo vệ Thách thức khổng lồ mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ 21 như Trái Đất ấm lên, khan hiếm nước sạch, ô nhiễm, các nguồn lợi biển bị khai thác cạn kiệt, nạn sa mạc hoá, sản xuất lương thực không bền vững . không thể giải quyết được nếu không bảo vệ được hơn 50% diện tích đất liền các đại dương. Sự cố môi trường tuy ít xảy ra nhưng luôn để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng kể cả về người của cho các nước. trong những năm gần đây thế giới đã phãi hứng chịu những trận động đất mạnh kèm theo đó là song thần, những cơn bão lớn ,lũ lụt hạn hán xãy ra triền miên , hoạt động trở lại của những núi lửa gây ra lo ngại cho thế giới, bên canh đó nhiều sự cố do con người tạo ra cũng gây ra tổn thất lớn như tràn dầu cháy rừng đang dặt ra cho thế giới nhiều thách thức cần giải quyết -II ) Đối với những vấn đề môi trường của việt nam. 1 ) ô nhiễm môi trường 1.1 ) thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển 6 kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 7 lần . Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận . Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Một trong những vụ ô nhiễm gây ra nhiều bức xúc đối với dư luận nhất là vụ việc ô nhiễm nước trên sông Thị Vãi của công ty Vedan. Công ty Vedan đã thiết kế lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải sau lên men của Nhà máy sản xuất bột ngọt Lysine từ bể chứa bán âm bồn chứa theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi trên bề mặt đất) ra cầu cảng số 1 qua đường ống cao su gân thép chìm sâu dưới sông Thị Vải cầu Cảng số 2 qua 2 trụ bơm cũng được cắm sâu xuống lòng sông nhằm đổ trực tiếp ra sông Thị Vải. Việc lắp đặt hệ thống xả dịch thải trên của Công ty Vedan là trái với quy trình kỹ thuật xử lý chất thải, không đúng với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Hệ thống ống chằng chịt, trong đó có 8 nhiều đường ống ngầm xả thẳng nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải. Theo tính toán của đoàn kiểm tra, tổng lượng dịch thải sau lên men xả trực tiếp ra sông Thị Vải đã xác định được tính đến ngày 25/92008 từ xưởng Lysinee các bể chứa là 105.600 m 3 /tháng. Theo kết quả đánh giá, sông Thị Vải đã thành dòng sông chết do mỗi ngày phải tiếp nhận gần 94.000 m 3 /ngày/đêm từ các khu công nghiệp thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt là hiện tượng ô nhiễm các chất hữu cơ khu vực thượng lưu trải dài khoảng 7km trong tổng số 76km. Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số DO thấp dưới giới hạn cho phép, hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn cho phép 2-5 lần, hàm lượng N-NH 3 vượt từ 4-8 lần tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng nước sông hiện nay không thể dùng cho mục đích sinh hoạt, nên chủ yếu để khai thác giao thông, nuôi trồng thuỷ sản không thể phục vụ việc tưới tiêu thuỷ lợi theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt. Việc gây ô nhiễm của Vedan là vô cùng nghiêm trọng, mức độ ô nhiễm của Vedan gây ra cho sông Thị Vải là 77% đã khiến cho sông Thị Vải trở thành dòng sông chết. ảnh hưởng của nó trên 1 đoạn sông dài 10-11km trong phạm vi 9 xã của 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. Trên thực tế mức độ gây ô nhiễm của Vedan không chỉ có thế. Sông Thị Vải với chiều dài gần 80 km chảy qua TP. Hồ Chí Minh các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu. Đây là dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với với chế độ bán nhật triều hệ động thực vật từ thượng đến hạ nguồn rất phong phú, đa dạng. Tuy vậy, hiện nay dòng sông đang bị ô nhiễm nặng bởi ngày đêm phải hứng chịu hàng chục ngàn khối nước thải trực tiếp từ các nhà máy, khu công nghiệp đổ vào. Tại cửa cảng Nhà máy lân phốt phát thuộc Khu công nghiệp Gò Dầu xã Phước Thái, huyện Long Thành (Đồng Nai), nước thải qua các cửa cống tuôn màu đen đặc. Còn cửa xả nước thải của Công ty cổ phần Vedan Việt Nam cũng tương tự nước thải cũng trực tiếp từ cửa cống xả thẳng ra sông. Vì vậy, khu vực từ cửa cảng Thị Vải đến lưu vực Nhà máy Vedan Việt Nam, bầu không khí đậm đặc mùi hôi thối bốc lên. Ngòai việc bị viêm xoang, những người sống ven con sông này cũng bị điêu đứng bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt, vì vậy những dãy hồ nuôi cá 9 dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ nhiều năm nay. Không những thế, tình hình sức khỏe của người dân sống gần sông cũng đang bị đe dọa. Vedan đã phải ký nhận vào một văn bản hành chính, theo đó thừa nhận 10 hành vi vi phạm của mình: 1. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000 m3/ngày đối với Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của Công ty; vi phạm khoản 11, Điều 10, nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000m3/ngày đối với các Nhà máy sản xuất bột ngọt Lysin của Công ty; vi phạm khoản 8 Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 3. Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 50m3/ngày đến dưới 5.000/ngày đối với các nhà máy khác của Công ty; vi phạm khoản 8, Điều 10, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 4. Nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; vi phạm khoản 4, Điều 27, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 5. Không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trại chăn nuôi heo; vi phạm khoản 3, Điều 8, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 6. Không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng đưa công trình vào hoạt động đối với Dự án đầu tư nâng công suất đối với phân xưởng sản xuất Xút- Axít từ 3.116 tấn/ tháng lên 6.600 tấn/ tháng; vi phạm khoản 3, Điều 9, Nghị định số 81/2006/NĐ- CP. 10 [...]... với môi trường, về chất thải về mức độ môi trường ô nhiễm, suy thoái vẫn đề môi trường khác Thông tin trong lĩnh vực môi trường rất lớn, liên quan đến rất nhiều thành phần môi trường trong không gian rộng lớn nên việc thu nhập thông 35 tin về vấn đề môi trường là vấn đề ko đơn giản Hoạt động thu thập thông tin về hiện trạng các tác động đến môi trường được thông qua các chương trình quan trắc môi. .. việt nam về kiểm soát ô nhiễm môi trường hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nhưng đầy đủ nhất là luật bảo về môi trường 2005 Trong luật quy định khá đầy đủ về hệ thống kiểm soát ô nhiễm suy thoái, sự cố môi trường như: Thu nhập, quản lý công bố thông tin về môi trường, quy hoạch kế hoạch hóa môi trường, ban hành áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường, quản lý chất thải;... các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ đời sống của nhân dân trong vùng; c) Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễmphục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường quy định tại khoản 2 Điều này; d) Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này các quy định khác của pháp luật có liên quan Trường. .. doanh dịch vụ gây ô nhiểm môi trường; khắc phục ô nhiễm phục hồi môi trường, ứng phó sự cố môi trường Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật sau: Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2020 đối với sông Đồng Nai Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của chính phủ về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành của 1 số điều của luật bảo vệ môi trường 2005 Quyết... mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng hiện nay đã mức “báo động đỏ” Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt sức khoẻ của những người dân làng... việc bảo vệ môi trường 1.2.2 ) quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường các loại tội phạm về môi trường vừa... được thông qua các chương trình quan trắc môi trường Trách nhiệm tổ chức các chương trình quan chắc môi trường được quy định tại điều 94 luật bảo vệ môi trường 2005 Chỉ thị môi trường là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường Chỉ thị môi trường của quốc gia do bộ TNMT ban hành để... trường, chế độ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại môi trường, xá hội hóa bảo vệ môi trường Thiếu quy định cụ thể khuyến khích các sản phẩm dán nhãn sinh thái 2 các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường 2.1 thu thập, quản lý, côn bố thông tin về môi trường Thông tin môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế,... Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu á về mức độ ô nhiễm bụi Không chỉ tại các ô thị mới gặp các vấn đề về môi trường, khu vực nông thôn cũng đang gặp các vấn đề nghiêm trọng về môi trường Do nhận thức còn... chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường 2 ) suy thoái môi trường 2.1 ) thực trạng trạng suy thoái môi trường hiện . đối với môi trường, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. Mục đích của kiểm soát ô nhiễm môi trường là. nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. b) Tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn

Ngày đăng: 17/04/2013, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan