Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường (Trang 37 - 41)

2. các quy định pháp luật về kiểm soá tô nhiễm môi trường 1 thu thập, quản lý, côn bố thông tin về môi trường

2.3Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường

Tại điều 5 khoản 3 luật bảo vệ môi trường có nói: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng chất ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định làm căm cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.

Ban hành tiêu chuẩn môi trường là 1 trong những hình thức pháp lý quan trọng để kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn môi trương quan hệ mật thiết với sự pháp triển bền vững của mỗi quốc gia, thể hiện sự sãn

sàng của 1 quốc gia trong họp nhaaphj kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Vì vậy việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường phải dựa trên nguyên tắc cơ bản sau:

- đảm báo đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trương phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường

- ban hành kip thời có tính khả thi phù hợp với mức độ pháp triển kinh tế xã hội trình độ công nghệ của đất nước và phát triển kinh tế

- phù hợp với đặc điểm của vùng ngàh loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:

- Những quy định chung.

- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải .

- Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải).

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. - Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học.

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá.

- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển.

Để đảm bảo cho tính khoa học của tiêu chuẩn môi trường thì việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn môi trường cần dựa vào căn cứ sau:

- tác động của môi trường đến sức khỏe và cảm quan của con người - tác động của môi trường đến sinh thái và vật liệu.

- các yếu tố chủ quan và khách quan khác. Như yếu tố môi trường, sức chịu tải của môi trường, chi phí để thực hiện tiêu chuẩn môi trường, mức chính xác của thiết bị đo lường, mức đông nhất của phương pháp thu thập xử lý thông tin và ý thức xã hội.

Trước khi Luật TCQCKT được ban hành, thì các TCVN bị bắt buộc áp dụng khi chính thức công bố. Sau khi Luật TCQCKT có hiệu lực, chỉ có QCVN mới bị bắt buộc áp dụng, còn các TCVN chỉ là khuyến khích tự nguyện áp dụng. Theo Luật BVMT 2005 thì tiêu chuẩn môi trường được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh gồm:

+ Nhóm tiêu chuẩn môi trường (TCMT) đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác;

+ Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác;

+ Nhóm TCMT đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác;

+ Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn;

+ Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng.

- Nhóm tiêu chuẩn chất thải gồm:

+ Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác;

+ Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải;

+ Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng;

+ Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại;

+ Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng. (Điều 10, Luật BVMT 2005)

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP trong đó quy định việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn môi trường thành quy chuẩn kỹ thuật môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh có hiệu lực pháp lý hiện hành

- Nhóm tiêu chuẩn về chất lượng nước:

TCVN 6773:2000 Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi;

TCVN 6774:2000 Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh; TCVN 7382:2004 Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải;

TCVN 6663-5:2009 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống;

- Nhóm tiêu chuẩn về môi trường không khí

TCVN 5508:2009 Không khí vùng làm việc. Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo;

TCVN 5509:2009 Không khí vùng làm việc. Silic dioxit trong bụi hô hấp. Giới hạn tiếp xúc tối đa;

- Nhóm tiêu chuẩn về chất thải rắn

TCVN 6696:2009 Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường;

TCVN 6705:2009 Chất thải rắn thông thường. Phân loại;

Các QCVN về môi trường

Đến hết năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuyển đổi, ban hành được 21 QC quốc gia về môi trường, bao gồm:

QCVN 01:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên;

QCVN 02:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế;

QCVN 03:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về kim loại nặng trong đất; QCVN 05:2009/BTNMT - QCKT quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

QCVN 06:2009/BTNMT - QCKT quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

QCVN 07: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

QCVN 08:2008/BTNMT – QCKT quốc gia chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 10:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ;

QCVN 11:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản;

QCVN 12:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may;

QCVN 13:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy;

QCVN 14:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước sinh hoạt;

QCVN 15:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất;

QCVN 19: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

QCVN 20: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

QCVN 21: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học;

QCVN 22: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện;

QCVN 23: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng;

QCVN 24: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 25: 2009/BTNMT - QCKT quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chuẩn môi trường quốc gia được ban hành chính thức phải phải thể hiện được các nội dung cơ bản là: Các cấp độ tiêu chuẩn, các thông số về môi trường và giá trị giới hạn, đối tượng áp dụng tiêu chuẩn, quy trình và phương pháp chỉ dẫn áp dụng tiêu chuẩn, diều kiện kèm theo khi áp dụng, phương pháp đo đạc và lấy mẫu phân tích.

Thẩm quyền ban hành và công bố tiêu chuẩn quốc gia được quy định tại điều 13.

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường (Trang 37 - 41)