1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô

70 2,2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 434,5 KB

Nội dung

Chương 1 : Khái quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhanh Thủ Đô . Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô.

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH – BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3

1.1 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu 3

1.1.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền 3

1.1.3 Phương thức thanh toán nhờ thu 6

1.2 Đặc điểm của giaodịch L/C 11

1.2.1 L/C là hợp đồng kinh tế hai bên : 11

1.2.2 L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa : 11

1.2.3 L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ: 12

1.2.4 L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: 13

1.3 Quy trình nghiệp vụ trong giao dich L/C 13

1.3.1 Các bên tham gia 13

1.3.2 Quy trình nghiệp vụ L/C 14

1.4 Những nội dung chủ yếu của L/C 15

1.4.1.Những nội dung chủ yếu 15

1.4.2 Văn bản dẫn chiếu 18

1.5 Lợi ích, rủi ro của các bên tham gia giao dịch L/C 19

1.5.1 Đối với nhà xuất khẩu : 19

1.5.1.1 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu 19

1.5.1.2 Lợi ích đối với nhà xuất khẩu 19

1.5.2 Đối với nhà nhập khẩu 20

Trang 2

1.5.2.1 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu 20

1.5.2.2 Lợi ích đối với nhà nhập khẩu 20

1.5.3 Đối với Ngân hàng phát hành 20

1.5.3.1 Rủi ro đối với Ngân hàng phát hành 20

1.5.3.2 Lợi ích đối với Ngân hàng phát hành 21

1.5.4 Đối với các ngân hàng khác 21

1.6 Các loại thư tín dụng cơ bản 22

1.6.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang 22

1.6.2 Thư tín dụng không thế hủy ngang 23

1.6.3 Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận 23

1.6.4 Thư tín dụng chuyển nhượng 23

1.6.5 Thư tín dụng giáp lưng 24

1.6.6 Thư tín dụng tuần hoàn 24

1.6.7 Thư tín dụng đối ứng 24

1.6.8 Thư tín dụng điều khoản đỏ 25

CHƯƠNG 2 26

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 26

2.1 Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Sacombank 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô 30 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức 30

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 31 2.1.2.3 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh

Trang 3

2.1.3 Các sản phẩm - dịch vụ 34

2.2 Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 36

2.2.1 Đối với thư tín dụng xuất khẩu 36

2.2.2 Đối với thư tín dụng nhập khẩu 37

2.2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô 40

2.2.4 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô 42

2.3 Đánh giá chung về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Thủ Đô 48

2.3.1 Những kết quả đạt được 48

2.3.2 Nhưng tồn tại và nguyên nhân 49

2.3.2.1 Những tồn tại tại Chi nhánh 49

2.3.2.2 Nguyên nhân 50

CHƯƠNG 3 52

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH THỦ ĐÔ 52

3.1 Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh 52

3.2 Giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .53

3.2.1 Các giải pháp từ cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước 53

3.2.2 Các giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước 54

3.2.3 Các giải pháp từ Ngân hàng Sacombank Chinh nhánh Thủ Đô 55

Trang 4

3.2.3.1 Tăng cường hoạt động Marketing 55

3.2.3.2 Nâng cao năng lực, trình độ cho nhân viên TTQT 56

3.2.3.3 Hoàn thiện các nghiệp vụ thanh toán 57

3.2.3.4 Tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ TTQT 59

3.2.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động TTQT 60

3.2.3.6 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thanh toán 61

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH – BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền 11

Sơ đồ 1.2 : Trình tự nhờ thu phiếu trơn 15

Sơ đồ 1.3: Trình tự nhờ thu kèm chứng từ 16

Sơ đồ 1.4 Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C 21

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô 37

Hình 2.2 : Tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại Chi nhánh 52

Hình 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh các năm 2006 - 2008 40

Bảng 2.1 : Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng 2006 - 2008 39

Bảng 2.2 : Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh Thủ Đô .48

Bảng 2.3: Giá trị L/C được mở qua các năm 2006, 2007, 2008 50

Bảng 2.4 : Trị giá đòi tiền L/C xuất khẩu qua các năm tại Chi nhánh Thủ Đô 54

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế , hoạt động mua bán hàng hóa giữacác quốc gia ngày càng phát triền, cùng với sự phát triển đó đòi hỏi hoạt độngthanh toán cần phải diễn ra thuận lợi hơn cho các bên tham gia vào thươngmại quốc tế

Sau thời gian được thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế của Ngân hàngSacombank - Chi nhánh Thủ Đô, cùng với việc tham khảo tài liệu, em nhânthấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng phổ biến nhấttrong hoạt động thanh toán quốc tế Phương thức thanh toán này phù hợp vàrất hiệu quả với bối cảnh hiện nay, nó bảo đảm an toàn trong khâu thanh toán

so với các phương thức khác

Trong thời gian qua, Ngân hàng Sacombank nói chung và Chi nhánhThủ Đô của Ngân hàng Sacombank nói riêng đã tích cực hoàn thiện các hoạtđộng thanh toán quốc tế để đáp ứng tốt hơn cho khách hàng khi tham gia vàohoạt động xuất nhập khẩu Chính vì lý do này mà em chọn đề tài cho chuyên

đề tốt nghiệp của mình là : “Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng

chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô.” Qua đề tài này

em mong muốn có thể đi sâu vào tìm hiểu hoạt động thanh toán quốc tế củangân hàng, đồng thời tìm ra giải pháp để hoàn thiện hoạt động thanh toánquốc tế của ngân hàng nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thứctín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhanh Thủ Đô

Phạm vi nghiện cứu : Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ của chi nhánh từ năm

Trang 8

Phương pháp nghiên cứu :

Chuyên đề sử dụng tổng hợp những phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp trên cơ sở các sốliệu thống kê của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô qua các năm.Ngoài lời mở đầu và kết luận, thì chuyên đề của em bao gồm 3 phần :

Chương 1 : Khái quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhanh Thủ Đô

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô

Trang 9

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN

DỤNG CHỨNG TỪ

1.1 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu

Khái niệm : Là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khihoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn

sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thườngtheo định kỳ như đã thỏa thuận

Như vậy, phương thức ghi sổ có các đặc điểm :

- Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tàikhoản và thực hiện thanh toán

- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

- Chỉ mở tài khoản biên, không mở tài khoản song biên Nếu người nhậpkhẩu mởi tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không

có hiệu lức thanh quyết toán

- Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau

- Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng cho một loạt các chuyếnhàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định

- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng hóa trảtiền ngay( chênh lệch là do yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng )

1.1.2 Phương thức thanh toán chuyển tiền

Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng ( ngườichuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển theo một số tiền nhất

Trang 10

định cho một người khác ( người hưởng lơi ) theo một địa chỉ nhất định vàtrong một thời gian nhất định.

Các bên tham gia

- Người yêu cầu chuyển tiền(Remitter): là người yêu cầu ngân hàng thaymình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài Họ thường là người nhập khẩu,mắc nợ hoắc có nhu cầu chuyển vốn

- Người thụ hưởng (Beneficicary): là người nhận được số tiền chuyển tớithông qua ngân hàng Họ thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc nói chung

là người yêu cầu chuyển tiền chỉ định

- Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàngphục vụ người chuyển tiền

- Ngân hàng trả tiền (Paying bank):là ngân hàng trực tiếp trả tiền chongười thụ hưởng.Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh ngân hàng chuyểntiền và ở nước người thụ hưởng

Quy trình thực hiện

Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền

(3)

(1)

( Nguồn : Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê )

(1): Giao dịch thương mại

NH chuyển tiền

NH Đại lý

Trang 11

(2): Người mua sau khi nhận hàng tiến hành viết đơn yêu cầu chuyểntiền ( bằng thư hoặc bằng điện)cùng với uỷ nhiệm chi(nếu có tài khoản mởtại ngân hàng) gửi đến ngân hàng phục vụ mình.

(3): Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ thì tiếnhành chuyển tiền qua ngân hàng dại lý

(4): Ngân hàng đại lý tiến hành chuyển tiền chongười hưởng lợi

Các yêu cầu về chuyển tiền.

- Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc Bộ Tàichính, hợp đồng mua bán ngoại thương, giấp phép kinh doanh xuất nhậpkhẩu, bộ chứng từ, UNC ngoại tệ và phí chuyển tiền

- Trong đơn chuyển tiền cần ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người hưởnglợi,số tài khoản nếu người hưởng lơi yêu cầu,số ngoại tệ,loại ngoại tệ, lý dochuyển tiền và những yêu cầu khác ,sau đó ký tên và đóng dấu

Có thể thấy rằng, phương thức chuyển tiền là phương thức thành toánđơn giản, trong đó , người chuyển tiền và người nhậnj tiền tiến hành thanhtoán trực tiếp với nhau Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền chỉ đóng vai tròtrung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng hoa hồng và không bị ràngbuộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng.Tuy nhiên việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua.Người mua sau khi nhận hàng có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cốtình dây dưa, kéo dài thời hạn chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của ngườibán, dó đó, làm cho quyền lợi của người bán không được bảo đảm chính vìnhược điểm này mà trong ngoại thương chuyển tiền thường chỉ được áp dụngtrong các trường hợp các bên mua bán có uy tín và tin cậy lẫn nhau

Trang 12

1.1.3 Phương thức thanh toán nhờ thu

Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bến bán ( nhà xuất khẩu)sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mìnhxuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua ( nhà nhậpkhẩu ) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện

và điều khoản khác

Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế có ưu điểm cơ bản là đã dunghòa được tính an toàn và rủi ro so với phương thức ứng trước và phương thứcghi sổ nhưng lại giảm được chi phí so với phương thức tín dụng chứng từ Cụthể là :

- Phương thức ghi sổ : An toàn cho nhà nhập khẩu, nhưng rủi ro đối vớinhà xuất khẩu

- Phương thức ứng trước: An toàn cho nhà xuất khẩu, nhưng rủi ro đốivới nhà nhập khẩu

Trong khi đó, bằng cách sử dụng ngân hàng như một trung gian thu hộ

số tiền ở người mua trả cho người bán, phương thức nhờ thu có thể :

- Giảm đước rủi ro cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu

- Hạn chế sự châm trễ trong việc nhận tiền đối với nhà xuất khẩu và nhậnhàng đối với nhà nhập khẩu

- Giảm được chi phí giao dịch so với tín dụng chứng từ

Các bên tham gia gồm 4 bên:

- Người nhờ thu là bên giao chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng, thôngthường là người xuất khẩu, cung ứng dịch vụ

Trang 13

- Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thịnhờ thu.

- Ngân hàng thu là bất kỳ một ngân hàng nào ngoài ngân hàng chuyểntiền thực hiện quá trình nhờ thu

- Người trả tiền là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta,là ngườinhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng( người mua)

Các hình thức của phương thức nhờ thu.

Theo loại hình người ta có thể chia thành nhờ thu phiếu trơn, và nhờ thukèm chứng từ

Nhờ thu phiếu trơn:

Đây là phương thức thanh toán trong đó người người bán uỷ thác choNgân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, cònchứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho cho người mua không qua Ngân hàng.Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu phải trải qua các bước sau:

(1): Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua,

họ sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng củamình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu

(2): Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra chứng từ, sau đó gửi thư uỷthác nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người muanhờ thu tiền

(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu trả tiềnngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu)

(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông quangân hàng chuyển chứng từ Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ

Trang 14

hối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng

sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên

Sơ đồ 1.2 : Trình tự nhờ thu phiếu trơn.

(2) (4)

(1) (4) (4) (3)

Gửi hàng & Chứng từ

( Nguồn : Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê )

Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong các trường hợp ngườibán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhaugiữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau Hoặc trong trườnghợp thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá

Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng thanh toán nhiều trongmậu dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán Đối với người mua,

áp dụng phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớmhơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giaohàng của người bán có đúng hợp đồng hay không

Trang 15

nhận trả tiền hối phiếu thì Ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng chongười mua để nhận hàng.

( Nguồn : Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê )

(1): Người bán sau khi gửi hàng cho người mua, lập bộ chứng từ nhờngân hàng thu hộ tiền Bộ chứng từ gồm hối phiếu và các chứng từ gửi hàngkèm theo

(2): Ngân hàng phục vụ người bán uỷ thác cho ngân hàng đai lý củamình ở nước người mua nhờ thu tiền

(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền Ngân hàng chỉ traochứng từ gửi hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hốiphiếu

(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nguời bán thông qua ngân hàngchuyển chứng từ

Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán ngoài việc nhờ thu hộ tiền còn

có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua Vớicách khống chế này thì quyền lợi người bán được đảm bảo hơn

NH Chuyển chứng từ NH thu & xuất trình

chứng từ

Trang 16

Tuy nhiên, nó có nhược điểm là người bán không khống khế được việctrả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài thời gian trả tiền khi thấytình hình thị trường bất lợi cho họ hay việc trả tiền tiến hành quá chậmchạp.Mặt khác, Ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thu tiền hộ, chứkhông có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua.

1.1.4 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Tại Điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa: Tín dụngchứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thếnào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việcthanh toán khi xuất trình phù hợp.Trong phương thức L/C, các ngân hàngthực hiện trả tiền theo cam kết của mình

Trong phương thức L/C, có ba mối quan hệ hợp đồng được hình thành:

Hợp đồng 1, bao gồm quan hệ giữa người mua và người bán: Được thể

hiện bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán, bao gồm các chitiết liên quan đến số lượng và chất lượng hàng hóa, cơ sở giá cả, ngày gửihàng và ngày dự kiến hàng tới đích Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán, còn

có điều khoản quy định về phương thức thanh toán Nếu người mua và ngườibán đồng ý chọn phương thức L/C thì cũng phải được thể hiện thành điểukhoản trong hợp đồng mua bán

Hợp đồng 2, bao gồm quan hệ giữa nhà nhập khẩu ( người làm đơn mở

L/C) và NHPH L/C Mối quan hệ hợp đồng này được thể hiện bởi tất cả hoặcbất cứ một trong các loại hợp đồng sau đây giữa nhà nhập khẩu và NHPHL/C:

- Các điều kiện và điều khoản quy định trong bất kỳ thủ tục nào được kýbởi nhà nhập khẩu, trên cơ sở đó , ngân hàng phát hành L/C trên danh nghĩa

Trang 17

- Các điều kiện và điều khoản chung được ký bởi nhà nhập khẩu về biệnpháp bảo đảm tín dụng, trong đó có điều khoản thể hiện việc thế chấp số hànghóa liên quan cho NHPH L/C

- Các điều kiện và điều khoản thể hiện trong đơn mở L/C được ký bởingười mua gửi NHPH

Hợp đồng 3, bao gồm quan hệ hợp đồng giữa NHPH và nhà xuất khẩu.

Mối quan hệ này là hệ quả của 2 mối quan hệ trên, nhưng lại là một nghĩa vụhợp đồng đọc lập của NHPH, thể hiện cam kết của NHPH đối với nhà xuấtkhẩu, và là cơ sở để thanh toán khi nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từphù hợp

1.2 Đặc điểm của giaodịch L/C

1.2.1 L/C là hợp đồng kinh tế hai bên :

L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên NHPH và nhà xuất khẩu.Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện, do đó, tiếngnói chính thức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C

1.2.2 L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa :

Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoạithương hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịchL/C Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràngbuộc vào hợp đồng như vậy, ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợpđồng này

Như vậy, L/C có tính chất quan trọng, nó được hình thành trên cơ sở củahợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độclập với hợp đồng này Một khi L/C được mở và đã được các bên chấp nhận,thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không,

Trang 18

cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đếnL/C

1.2.3 L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:

Các ngân hàng, chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyếtđịnh xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp haykhông Như vậy, các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trong đặc biệt,

nó là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hànghóa đã được giao, do đó, chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn

cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàngcủa nhà nhập khẩu Việc nhà xuất khẩu có thu được tiền hay không, phụthuộc duy nhất vào xuất trình chứng từ có phù hợp, đồng thời, ngân hàngcũng chỉ trả tiền khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàngkhông chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất kỳ chứng từ nào đạidiện

Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điềukiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giaohoặc được giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ Như vậy, việcthanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa, nếu hànghóa không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết vớinhau trên cơ sở hợp đồng mua bán , không liên quan đến ngân hàng Chỉtrong trường hợp chứng từ không phù hợp, mà ngân hàng vẫn thanh toán chongười xuất khẩu, thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, bởi vì ngườinhập khẩu có quyên từ chối thanh toán lại tiền cho ngân hàng

Trang 19

1.2.4 L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:

Nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C là phải tuân thủ chặt chẽ bộ chứng

từ Để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp,tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C , bao gồm số loại, số lượng mỗi loại

và nội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu

1.3 Quy trình nghiệp vụ trong giao dich L/C

1.3.1 Các bên tham gia

Người yêu cầu mở L/C : Còn được gọi là người mở hay người xin mở L/

C, là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ Trong thương mạiquốc tế, người yêu cầu thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục

vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiềncho người thụ hưởng L/C

Người thụ hưởng L/C : Còn gọi là người hưởng hay người hưởng lợi, là

bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanhtoán theo L/C Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng có thể có những têngọi khác nhua như : người bán, nhà xuất khẩu, người ký phát hối phiếu, ngườithắng thầu

NHPH : Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu

cầu , nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho người yêu cầu NHPH thường được haibên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng Nếu không có sự thỏathuận nào trước, thì nhà nhập khẩu được phép chọn NHPH

NHTB : Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng

theo yêu cầu của NHPH NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chinhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu

Trang 20

NHXN: Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu

cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH

NHđCĐ : Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết

khấu Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất kỳ ngân hàng nào đều có thể trởthành NHđCĐ Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ giống như NHPHkhi nhận được bộ chứng từ

1.3.2 Quy trình nghiệp vụ L/C

Sơ đồ 1.4 Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C

(3) (6) (7) (2) (8) (9) (4) (6) (7)

(1) (5)

( Nguồn : Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê ) Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn

và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình(NH NK), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theođúng những điều kiện nêu trong đơn,để trả tiền cho nhà XK

Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH NK sau khi

đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ,thì sẽ mở một L/C với một số tiềnnhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục vụnhà XK (NHXK)

Người yêu cầu mở L/C

(Applicant) Người thụ hưởng(Benificiary)

Ngân hàng phát hành

(Issing Bank)

Ngân hàng thông báo (Advising Bank)

Trang 21

Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NHNK, NHXK phải xác nhận

bằng văn bản L/C đã nhận được rồi gửi bản chính L/C cho nhà XK

Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký

trong hợp đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK

Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay

bộ chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hốiphiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho NHXK để xin thanh toán

Bước 6: NHXK nhận được bộ chứng từ từ nhà XK phải kiểm tra thật kỹ,

nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn vớinhau thì NH sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó

Bước 7: NHXK chuyển bộ chứng từ cho NHNK và yêu cầu NH này trả

tiền cho bộ chứng từ đó

Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NHNK phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng

từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NHNK trích tiền từ tài khoản ký quỹ

mở L/C đứng tên nhà NK để chuyển trả cho NHXK

Bước 9: NHNK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà NK, đồng

thời NH chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà NK để

người đó có căn cứ đi nhận hàng

1.4 Những nội dung chủ yếu của L/C

1.4.1.Những nội dung chủ yếu

Số hiệu, địa điểm của ngày mở L/C:

Ví dụ: Một L/c có số hiệu 025011599 ILC 0001

Trang 22

3 số đầu là tên thị trường, 2 số tiếp là tên chi nhánh, 2 số tiếp theo là tênphòng: 2 số tiếp theo là làm nghiệp vụ, các chử cái quy định loại hình nghiệpvụ, 4 số cuối chỉ loại hình nghiệp vụ

Địa điểm mở L/C :là nơi Ngân hàng mở L/c viết cam kết trả tiền cho

người xuất khẩu Nó có ý nghĩa trong việc lựa chọn luật áp dụng khi xảy ratrạnh chấp L/c

Ngày mở L/c là thời điểm tính thời hạn hiệu lực

Tên địa chỉ các bên tham gia: Bao gồm các thương nhân, các ngân hàng

và các cơ quan tổ chức Trong đó các thương nhân bao gồm người yêu cầu,người thụ hưởng (hoặc là người thụ hưởng thứ nhất và người thụ hưởng thứhai nếu là L/C chuyển nhượng) Các ngân hàng bao gồm : NHPH, NHXN,NHTB, NHđCĐ….Các cơ quan, tổ chức : Là những người cấp các chứng từliên quan như Bộ Công thương, phòng Thương mại và công nghiệp, Cơ quanhải quan, người chuyên chở, công ty bảo hiểm

Số tiền, loại tiền, khối lượng và đơn giá của thư tín dụng :Số tiền của L/

C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chứ và phải thống nhất với nhau.Nếu số tiền bằng số và bằng chữ khác nhau thì người thụ hưởng phải làm thủtục tiến hành sửa đổi L/C Gắn liền voiws số tiến thì đơn vị tiền tệ phải rõrang Để tránh nhầm lẫn, khi viết đơn vị tiền tệ nên tham chiếu tiêu chuẩn ISO

về ký hiệu tiền tệ

Vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ

Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng: Thời hạn hiệu lực là thời hạn Ngân hàng mở L/c cam kết trả tiền

cho người xuất khẩu nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toántrongthời hạn đó

Trang 23

Thời hạn trả tiền chỉ việc trả tiền ngay hay trả tiền sau Do vậy thời hạntrả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/c nếu trả tiền ngay hoặc nằmngoài thời hạn hiệu lực của L/c nếu trả tiền có kỳ hạn Song điều quan trọng

là những hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để được chấp nhận trongthời hạn hiệu lực của L/C

Thời hạn giao hàng do hai bên mua bán thoả thuận khi ký kết hợp đồngthời hạn này phải sau ngày mở L/c một khoảng thời gian hợp lý và phải trướcngày hết hiệu lực của L/c một thời gian hợp lý

Những nội dung về hàng hoá : như tên hàng, số lượng Những nội dung

về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng giá cả quy cách, phẩm chất,

ký hiệu vv

Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá : như điều kiện giao

hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng

Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: Các chứng từ là nội

dung chính của thư tính dụng, là căn cứ duy nhất quyết định việc chi trả giữacác bên có được thực hiện hay không Thông thường một bộ chứng từ baogồm:

+ Hối phiếu (Bill of exchange) do nhà xuất khẩu lập

+ Hoá đơn thương mại (Commereial Incoice)

+ Vận đơn (Bill of Landing)

+ Hợp đồng bảo hiểm (Insurrence Poling)

+ Các chứng từ khác

Danh sách đóng gói hàng (Pacbing List)

Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

Trang 24

Giấy chứng nhận kiểm nghiệm (Inspetion Certifhicate)

Giấy chứng nhận kiểm dịch (Certicate of Healh, v…v…)

Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng L/c

Nó ràng buộc trách nhiệm của Ngân hàng mở L/c đối với thư tính dụng

1.4.2 Văn bản dẫn chiếu

Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chếchính trị khác nhau, nên đã cản trở hoạt động các nghiệp vụ ngân hàng quốc

tế, trong đó có giao dịch bằng L/C, và cuối cùng là cản trở thương mại quốc

tế Chính vì vậy, phải có một quy tắc chung để điều chỉnh phương thức thanhtoán L/C nhằm giảm thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu quả của phương thứcnày Nội dung các quy tắc chung này bao gồm việc định nghĩa, đơn giản hóa

và tập hợp các tập quán, kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong giao dịch L/C Năm 1993, ICC đã ban hành bản Quy tắc và thực hành thống nhất về Tíndụng chứng từ ( Uniform Customs and Practice For Docmentary Credit –UCP) Ngay từ khi ra đời, UCP đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trênthế giới, trở thành cơ sở cho thanh toán bằng L/C trong thương mại quốc tế

Khái niệm : UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế

được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy địnhquyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng

từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP

UCP điều chỉnh không những các ngân hàng mà tất cả các bên liên quanđến giao dịch L/C : Các ngân hàng ( NHPH, NHTB, NHXN ), nhà xuấtkhẩu, nhà nhập khẩu, các bên liên quan khác ( nhà chuyên chở, công ty bảohiểm )

Trang 25

1.5 Lợi ích, rủi ro của các bên tham gia giao dịch L/C

1.5.1 Đối với nhà xuất khẩu :

1.5.1.1 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu

Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọikhoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải

tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đềđược giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước Nhà xuất khẩu phải trả cáckhoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá…trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhậnhàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhậnmất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũngkhông được thanh toán Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu

kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không đượctrả tiền Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lạinhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũngnhư rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi

1.5.1.2 Lợi ích đối với nhà xuất khẩu

Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ.Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu Người bán sau khi giaohàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ đượcthanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán Dovậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trongthời gian thanh toán

Trang 26

1.5.2 Đối với nhà nhập khẩu

1.5.2.1 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu

Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộchứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá.Ngân hàng chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ Nếu nhà xuất khẩuchủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định

để thanh toán Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằnghàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng

gì Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đãthanh toán cho NHPH

1.5.2.2 Lợi ích đối với nhà nhập khẩu

Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cungcấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìmđối tác uy tín và tin cậy Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngânhàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này Ngườimua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trảtiền hàng Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quyđịnh

1.5.3 Đối với Ngân hàng phát hành

1.5.3.1 Rủi ro đối với Ngân hàng phát hành

NHPH là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụngcho người nhập khẩu Ngân hàng này thường được hai bên nhập khẩu và xuấtkhẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sựquy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn Rủi ro đối với NHPH là

ở chỗ NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định

Trang 27

của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán haykhông có khả năng thanh toán Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C,ngân hàng cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tíndụng cho khách hàng.

1.5.3.2 Lợi ích đối với Ngân hàng phát hành

Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phíthủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có

ký quỹ) Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một sốnghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoạitệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trênthị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng

1.5.4 Đối với các ngân hàng khác

Rủi ro đối với NHTB thư tín dụng (adivising bank) : NHTB là ngân hàngđược ngân hàng mở yêu cầu thông báo một L/C do ngân hàng mở phát hànhcho người bán NHTB phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thưtín dụng ( bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã, mẫu điện …) trước khigửi thông báo cho nhà xuất khẩu Rủi ro đối với NHTB xảy ra khi gặp phảimột L/C giả ( hoặc sửa đổi giả ) mà không có ghi chú gì Theo thông lệ quốc

tế thì NHTB phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan

Rủi ro đối với NHđCĐ: NHđCĐ không có một trách nhiệm nào phảithanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NHPH Tuy nhiêntrong thực tế, các NHđCĐ thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điềukiện truy đòi để trợ giúp cho nhà xuất khẩu Do đó, ngân hàng này thươngphải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH hoặc nhà xuất khẩu

Rủi ro đối với NHXN (confirming bank ) : NHXN thương là ngân hànglớn có uy tín hoặc ngân hàng có mối quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng

Trang 28

mở, được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bánnếu như ngân hàng mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình Đối vớiNHXN, khi tham gia xác nhận là họ đã tự rằng buộc trách nhiệm của mìnhvào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên Rủi ro đối vớiNHXN xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng

mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi xảy ra hậu quả thì lại phải chịutrách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/Cthiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản

Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu ( negotiating bank ) : Ngân hàngchiết khấu là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếuL/C cho chiết khấu tự do Cũng như NHPH, ngân hàng chiết khấu có thể gặpphải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như khôngtuân thủ theo các điều kiện của UCP600 rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiếtkhẩu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu.Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải là : Rủi ro do nhữngnguyên nhân bất khả kháng, rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán, rủi

ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộchứng từ, rủi ro do ngân hàng mở bị phá sản, rủi ro do ngân hàng chiết khấukhông hành động đúng theo quy định của UCP600

1.6 Các loại thư tín dụng cơ bản

1.6.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang

- Là L/C mà người mở ( nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửađổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuậnthông báo trước của người thụ hưởng ( nhà xuất khẩu )

- Khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bổ

Trang 29

vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết coi như không có việchủy bỏ xảy ra Chính vì những lý do này mà L/C hủy ngang không được sửdụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.

1.6.2 Thư tín dụng không thế hủy ngang

- Là L/C mà sau khi đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hayhủy bỏ trong thời gian hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận củangười thụ hưởng và NHXN ( nếu có)

- Do quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm nên loại L/C nàyđược sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế

- Một L/C không ghi chữ “ Irrevocable” thì vẫn được coi là không hủyngang, trừ khi nó nói rõ là có thể hủy ngang

1.6.3 Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận

- Đây là loaii L/C không thể hủy bỏ Theo yêu cầu của NHPH, một nhânhàng xác nhận trả tiền cho L/C này

- Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đóNHPH phải trả phí xác nhận và thường là ký quỹ tại NHXN

- Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên L/C loại này là đảmbảo nhất cho nhà xuất khẩu Nhu cầu xác nhận L/C tùy thuộc vào mức độ tínnhiệm và tình hình tài chính của NHPH, vào tình hình kinh tế chính trị củaquốc ra nơi NHPH có trụ sở

1.6.4 Thư tín dụng chuyển nhượng

L/C chuyển nhương là L/C không hủy ngang, theo đó người hưởng lợithứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũngnhư quyền đồi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗingười hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ

Trang 30

Các đặc điểm của L/C chuyển nhượng :

- L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần

- Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu

- Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc

- Việc chuyển nhược L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũngđược chuyển nhượng Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệmchính với nhà nhập khẩu

1.6.5 Thư tín dụng giáp lưng

- Khái niệm : Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mìnhhưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này đểthế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống nhưL/C ban đầu

L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc, L/C sau gọi là L/

C giáp lưng hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ, còn người xin mở L/C giáp lưnggọi là nhà trung gian

1.6.6 Thư tín dụng tuần hoàn

- Khái niệm : Là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá

trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tụcđược sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khitổng trị giá hợp đồng được thực hiện

1.6.7 Thư tín dụng đối ứng

- L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở.Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi : “ L/C này chỉ có hiệu lựckhi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng

Trang 31

“, và trong L/C đối ứng phải ghi câu : “ L/C này đối ứng với L/C số … mởngày… tại ngân hàng … ”

- L/C đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàngđổi hàng, trong giao dịch, người bán đồng thời là người mua và ngược lại

1.6.8 Thư tín dụng điều khoản đỏ

Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng đểmua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở Sốtiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thươngmại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH NHTB chỉ thực hiệncác thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm

về số tiền đó Việc ứng trước tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thựchiện Sau đó NHPH sẽ (hoặc đã ) trích tài khoản cho người mở chuyển ( hoặchoàn trả ) cho NHTB

Với “ điều khoản đỏ” NHPH cam kết ứng một số tiền nhất đinh của L/Ckhi nhận được các chứng từ thông thường là : hối phiếu của số tiền ứng trước,hóa đơn, giấy nợ hoặc cam kết giao hàng…….Hiện nay, L/C điều khoản đỏ

đã được sử dụng trong thanh toán xuất khẩu khá rộng rãi

Trang 32

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG

SACOMBANK CHI NHÁNH THỦ ĐÔ

2.1 Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Sacombank

Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991,Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khókhăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủyếu tại vùng ven TP.HCM

Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒNTHƯƠNG TÍN

Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIALJOINT STOCK BANK

Tên viết tắt: SACOMBANK

Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3 TP.HCM

Trang 33

- 10.644 đại lý thuộc 278 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế giới;

- 6.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;

- “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn;

- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn;

- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn;

- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;

- “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking andFinance bình chọn;

- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bìnhchọn

- “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” doGlobal Finance bình chọn;

- Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại củaNgân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngânhàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánhgiá cho năm 2007;

Trang 34

- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầuphong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007,

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiệntrong suốt các năm qua;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góptích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;

Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch

sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chínhSacombank Hiện nay, Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của cácthành viên:

- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank),đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn;

- Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR);

- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn ThươngTín (Sacombank-SBA);

- Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín(Sacombank-SBJ);

Thành viên hợp tác chiến lược:

Trang 35

- Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal);

- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex);

- Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát;

- Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM);

Sacombank có 03 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần 30% vốn cổ phần:

- Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001;

- International Financial Company (IFC) trực thuộc World Bank, gópvốn năm 2002;

- Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm2005

Sacombank hợp tác hiệu quả với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước như: Hoàng Anh Gia Lai, Hữu Liên Á Châu, Trường Hải Auto,

COMECO, Trường Phú, ISUZU Việt Nam, Prudential Việt Nam, Liên minhHợp tác xã Việt Nam, EVN, SJC, Bảo Minh, Habubank, Military Bank,Baruch Education Group Ltd BVI (BEG) – đại diện của City University ofNew York (CUNY)

Đến ngày 15/09/2005, Sở giao dịch Ngân hàng Sacombank được mở tại

Hà Nội tại địa chỉ: 88 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tháng 02/2009đổi tên thành Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô

Ngày đăng: 17/04/2013, 10:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền - Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô
Sơ đồ 1.1 Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền (Trang 10)
Sơ đồ 1.2 : Trình tự nhờ thu phiếu trơn. - Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô
Sơ đồ 1.2 Trình tự nhờ thu phiếu trơn (Trang 14)
Sơ đồ 1.3: Trình tự nhờ thu kèm chứng từ - Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô
Sơ đồ 1.3 Trình tự nhờ thu kèm chứng từ (Trang 15)
Sơ đồ 1.4. Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C - Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô
Sơ đồ 1.4. Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C (Trang 20)
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức - Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w