Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô (Trang 37 - 38)

Phòng hỗ trợ : Với bộ phận thanh toán quốc tế thì đây sẽ là đầu mối trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng, thực hiện các mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý cũng như các dịch vụ đối ngoại khác. Ngoài ra, bộ phận thanh toán quốc tế cũng làm nhiệm vụ dịch thuật các tài liệu, chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng.

Bộ phận quản lý tín dụng sẽ làm nhiệm vụ tư vấn cho ban gián đốc về các rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng, đồng thời quản lý hồ sơ của khách hàng. Và bộ phần tiền gửi sẽ làm nhiệm vụ nhận tiền gửi từ khách hàng ( là cá nhân hoặc là doanh nghiệp).

Phòng tín dụng cá nhân, doanh nghiệp : Đối với bộ phận tiếp thị sản phẩm thì nhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu cho người có nhu cầu các sản phẩm, dịch vụ tín dụng của Ngân hàng ( vay ngắn hạn, vay trung, dài han, các nghiệp vụ bảo lãnh, chiết khấu....) thông qua bộ phần này khách hàng sẽ biết rõ hơn về các dịch vụ tín dụng của Ngân hàng qua đó có được dễ đưa ra được lựa chọn hơn. Và bộ phận tín dụng sẽ là nơi cung cấp các nghiệp vụ này cho khách hàng.

Phòng giao dịch : Nhiệm vụ của phòng gia dịch đó là trực tiếp giao dịch với khác hàng để huy đông vốn bằng VNĐ và các ngoại tệ khác. Đồng thời phòng cũng làm nhiệm vụ xử lý các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Sacombank.

Phòng tài chính – kế toán:Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng:

- Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm).

- Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính.

Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính.

Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.

Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.

2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô

a.Về huy động vốn

Số dư nguồn vốn huy động đến cuối năm 2008 đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 161% so với cuối năm trước và vượt 64 % kế hoạch năm, trong đó có nguồn vốn nhận ủy thác của các định chế tài chính nước ngoài đạt 13 tỷ đồng

Về cho vay và đầu tư chứng khoán nợ

Tổng dư nợ cho vay năm 2008 đạt 600 tỷ đồng, tăng 46 % so với năm 2007, trong đó cho vay cá thể, hộ gia đình chiếm tỷ trọng 49 %. Ngoài ra, Chi nhánh Thủ Đô cũng đã điều tiết 19,4 % tổng tài sản vào chứng khoán nợ để giảm thiểu rủi ro, tạo lợi nhuận và điều hành linh hoạt thanh khoản của Ngân hàng.

Bảng 2.1 : Tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng 2006 - 2008

Năm 2006 2007 2008

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 240 410 600

Tốc độ tăng 41% 71% 46%

( Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Thủ Đô trong năm 2006, 2007,2008 )

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô (Trang 37 - 38)