Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương I: Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ 4
1.1 TTQT của Ngân hàng Thương mại 4
1.1.1 Khài niệm 4
1.1.2 Vai trò của TTQT 4
1.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ 6
1.1 Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ 13
1.2.1 Khái niệm rủi ro trong TTQT 13
1.2.2 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ 14
Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa 23
2.1 Tổng quan về Sacombank chi nhánh Đống Đa 23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 26
2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Đống Đa 27
2.2 Thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 31
2.2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ 31
2.2.2 Tình hình thanh toán Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 42
2.2.3 Thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 47
Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 56
3.1 Giải pháp hạn chế rủi ro theo phương thức Tín dụng chứng từ 56 3.1.1 Giải pháp ở tầm vĩ mô 56
3.1.2 Giải pháp ở tầm vi mô 60
3.2 Một số kiện nghị 67
3.2.1 Kiến nghị với Ngân hàngNhà nước 67
3.2.2 Kiến nghị với Chính phủ 68
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 2MỞ ĐẦU
Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giaolưu đầy triển vọng Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào cóthể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lạigần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế Vượt qua không gian
và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sựgắn kết bền vững giữa cung và cầu ở những nước có trình độ kinh tế khácnhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngàycàng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi, thanh toán quốc tế.Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mạiquốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoànthiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giaodịch thương mại
Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các mối giao lưu thươngmại cũng ngày càng được mở rộng Điều đó đặt ra cho các ngân hàng thươngmại phải phát triển các dịch vụ kinh tế đối ngoại một cách tương ứng, trong
đó không thể không kể đến hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều phươngthức thanh toán đa dạng và phong phú như: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tíndụng chứng từ Trong các phương thức thanh toán này, tín dụng chứng từ làphương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu việt của
nó, nó đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia Song tín dụng chứng từkhông phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phảikhông ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngânhàng thương mại cũng như các doanh nghiệp Việt Nam
Thực trạng trên cho thấy việc phát hiện, phòng ngừa những rủi ro trongthanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
là một việc làm cần thiết mà các Ngân hàng Thương mại cũng như các doanh
Trang 3nghiệp Việt Nam phải quan tâm chú trọng Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài :
“Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương
thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa”
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Sacombank chi nhánh Đống Đa
Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa
Tuy nhiên, do những hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễnnên chuyên đề của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rấtmong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn để bài viết đạt kết quảtốt hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn cùng với các cán
bộ Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa đã tận tình giúp tôi hoàn thành
đề tài này
Trang 4Chương I: Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín
dụng chứng từ
1.1 TTQT của Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Khài niệm
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên
cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nướcnày với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một
tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của cácnước có liên quan
1.1.2 Vai trò của TTQT
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế của đất nước Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa,chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kếthợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế trong bối cảnhhiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạtđộng kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tếđất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định
TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tếquốc dân TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch
vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau TTQT góp phầngiải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sảnxuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế Nếu hoạtđộng TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu
Trang 5thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toànhơn.
TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốcgia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi vàgiảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làmtăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thờithu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam
1.1.2.2 Đối với khách hàng
Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTMgiúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanhchóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí Trong quá trìnhthực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính cần đến
sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ Qua việcthực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnhchiến lược khách hàng
1.1.2.3 Đối với bản thân ngân hàng
TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngânhàng Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng củakhách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT Trên cơ sở đógiúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựngniềm tin cho khách hàng Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy môhoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong
cơ chế thị trường Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần màcòn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân
Trang 6hàng Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụngXNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trongngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác
Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Khi thựchiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thờinhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hìnhthức các khoản ký quỹ chờ thanh toán
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Các ngânhàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiệnnhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộngquy mô và mạng lưới ngân hàng
Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngânhàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín củamình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngânhàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứngnhu cầu về vốn của ngân hàng
Tóm lại, có thể khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động TTQT củaNHTM đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng
1.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ
1.1.3.1 Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một thỏa thuận, trong đómột ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng(người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho ngườikhác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu dongười này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân
Trang 7hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tíndụng.
Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu, ngườiphải trích tài khoản của mình để thanh toán
- Ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành còn được gọi là ngân hàng
mở thư tín dụng là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu củangười nhập khẩu
- Ngân hàng thông báo: Có thể là một ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánhcủa ngân hàng mở thư tín dụng đặt ra tại nước người xuất khẩu
- Ngưởi hưởng lợi: người xuất khẩu, người bán hàng hóa hay người kýphát hối phiếu được hưởng lợi thư tín dụng do người nhập khẩu mở
1.1.3.2 Nội dung L/C
Khái niệm: Thư tín dụng là một bản cam kết trả tiền do NH phát hành(NH mở L/C) mở theo chỉ thị của người NK (người yêu cầu mở L/C), để trảmột số tiền nhất định cho người XK (người thụ hưởng) với điều kiện người
đó phải thực hiện đầy đủ những quy định trong L/C
Thư tín dụng có tính chất quan trọng vì tuy được hình thành trên cơ sởhợp đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lậpvới hợp đồng này Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thìcho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũngkhông làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ và của các bên có liên quan Cónghĩa là khi thanh toán ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, khi nhà XKxuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quyđịnh trong L/C thì ngân hàng phát hành L/C phải trả tiền vô điều kiện cho nhà
XK
Trang 8 Nội dung:
(1) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C, loại thư tín dụng
Về số hiệu, tất cả các th ư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó để
có thể trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng
Số hiệu của thư tín dụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan
Địa điểm mở L/C là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền chongười xuất khẩu Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khixảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó
Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/Cvới người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cuốicùng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiệnviệc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không
(2) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ
Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ nóichung có hai loại, đó là các thương nhân và các ngân hàng
Các thương nhân chỉ bao gồm những người nhập khẩu, tức là ngườiyêu cầu mở L/C; người xuất khẩu là người hưởng lợi L/C
Các ngân hàng tham gia trong phương th ức tín dụng chứng từ gồm cóngân hàng mởL/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xácnhận v.v
Ngân hàng mở L/C là ngân hàng thường được hai bên mua bán thỏathuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước,người nhập khẩu có quyền lựa chọn
Trang 9(3) Số tiền của thư tín dụng
Số tiền của thư tín dụng vừa được ghi bằng số, vừa đ ược ghi bằng chữ
và thống nhất với nhau Không thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền ghibằng số và bằng chữ mâu thuẫn nhau
Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, vì cùng một tên gọi là đôla nhưngtrên thế giới có nhiều loại đôla khác nhau Không nên ghi số tiền dưới dạngmột số tuyệt đối
(4) Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng
Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở L/Ccam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộchứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C.Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lựcL/C
(5) Những nội dung về hàng hóa như tên, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy
cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu v.v cũng được ghi vào tư tín dụng
(6) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa như điều kiện cơ sở giao
hàng (FOB, CIF, CFR), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cáchgiao hàng v.v cũng được ghi vào thư tín dụng
(7) Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội dung then
chốt của thư tín dụng bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là mộtbằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng m ình đã hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định của thư tín dụng, do vậy ngânhàng mở L/C phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu
bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định trong thư tín dụng
Trang 10(8) Những điều khoản khác
Nếu có những điều khoản đặc biệt nào khác cần ghi rõ trong thư tíndụng
(9) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C
Sự cam kết của ngân hàng là nội dung quan trọng của thư tín dụng và
nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C
1.1.3.3 Phân loại L/C
- Thư tín dụng không thể hủy bỏ (Irrevocable Letter of Credit): Là
loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi,
bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuậnkhác của các b ên tham gia thư tín dụng Đây là loại thư tín dụng được ápdụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất
- Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocable
L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ đ ược một ngân hàng khác xác
nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C Do có hai ngânhàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên đây là loại đảm bảonhất cho người xuất khẩu
- Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì
ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứtrường hợp nào Khi sử dụng loại này, người xuất khẩu phải ghi câu “miễntruy đòi người ký phát” lên hối phiếu và trong L/C Loại này cũng
được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là thư tín dụngkhông thể hủy bỏ trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất cóthể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiềncủa L/C cho một hay nhiều người khác L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển
Trang 11nhượng một lần Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiênchịu.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không thể hủy
bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động cógiá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợpđồng được thực hiện
Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và sốlần tuần hoàn và giá trị tối thiểu của mỗi lần đó Nếu việc tuần hoàn căn cứvào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ có cho phép sốđược của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu cho phépthì gọi nó là tuần hoàn tích lũy (Cumulative Revolving L/C)
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C
do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này đểthế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giốngnhư L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại thư tín dụng chỉ bắtđầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra Loại này thườngđược dùng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng
- Thư tín dụng dự phòng (Stand - by L/C): Để đảm bảo quyền lợi chongười nhập khẩu, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ phát hành một L/C trong
đó cam kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợpngười xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra L/Cnhư thế gọi là L/C dự phòng
- Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment L/C): Là loạithư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàngxác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số
Trang 12tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đo Đây là một loạiL/C trả chậm từng phần
1.1.3.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C
652
Bước 1: Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho người xuâtkhẩu
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng,ngân hàng sẽ lập thư tín dụng và qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoàixuất khẩu thông báo và chuyển thư tín dụng đến cho người xuất khẩu
Bước 3: Nhận được thông báo, ngân hàng thông báo sẽ thông báo chongười xuất khẩu biết toàn bộ nội dụng về việc mở thư tín dụng và khi nhậnđược thư tín dụng thì chuyển thư tín dụng đến cho người xuất khẩu
Bước 4: Người xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng , nếuchấp nhận thì tiến thành giao thàng , nếu không chấp nhận thì trực tiếp thôngbáo hoặc qua ngân hàng mở thư tín dụng đề nghị người nhập khẩu sủa đổi, bổsung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng Mọi nội dung sửa đồi đều phải
có xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực Văn bản sửa
Ngân hàng mở thư
tín dụng Ngân hàng thông báothư tín dụng
NGƯỜI XUẤT KHẨU NGƯỜI NHẬP KHẨU
Trang 13đồi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ vàcũng không thể hủy bỏ thư tín dụng cũ.
Bước 5: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toántheo yêu cầu của thư tín dụng, qua ngân hàng thông báo, xuất trình cho ngânhàng mở thư tín dụng yêu cầu thanh toán
Bước 6: Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bô chứng từ, nếu thấyphù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, nếukhông phù hợp thì từ chối trả tiền và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuấtkhẩu
Bước 7: Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu vàchuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người nhâp khẩu
Bước 8: Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thìthanh toán cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chỗi thanhtoán
1.1 Rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ
1.2.1 Khái niệm rủi ro trong TTQT
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những hiện tượng khách quan có liênquan và làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế
Nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia quan hệthanh toán quốc tế (nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cánhân và các tác nhân trung gian ) hoặc do các nhân tố khách quan khác gâynên
Con người có thể nhận biết được các hiện tượng khách quan đó, songkhông thể lượng hóa các hiện tượng đó xảy ra vào lúc nào? ở đâu? và mức độthiệt hại thực sự đến thanh toán quốc tế
Trang 141.2.2 Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
1.2.3.1 Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuậttrong quy trình thanh toán TDCT
a Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu
Khi tham gia phương thức thanh toán TDCT, nhà XK hay gặp nhữngrủi ro sau:
1 Khi nhận được L/C từ NH thông báo, nếu nhà XK kiểm tra cácđiều kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà XKkhông thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này Khi các yêu cầu đókhông được thoả mãn, NH phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanhtoán Lúc đó, nhà NK sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoàicác điều khoản của L/C và nhà XK sẽ gặp bất lợi
2 Trong thanh toán TDCT, ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết thanhtoán cho người XK khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/
C, NH chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C Phương thức thanhtoán TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nộidung quy định trong L/C Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thìnhà XK cũng có thể bị NH mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán
Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặprủi ro đối với nhà XK Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đápứng được các yêu cầu sau :
– Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hainước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C
– Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lậptheo đúng yêu cầu đề ra trong L/C
Trang 15– Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ khôngđược mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà từ đóngười ta không thể xác định một cách rõ ràng, thống nhất nội dung thuộc vềtên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởnglợi…thì các chứng từ đó sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán vì bộ chứng từ đómâu thuẫn với nhau – Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm qui địnhtrong L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C
Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ,
thường gặp vẫn là:
+ Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, củahãng vận tải
+ Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng
+ Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giá trịcủa L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng
từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng,trọng lượng, mô tả hàng hoá…; các chứng từ không tuân theo quy định của L/
C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hànghóa… Tất cả những sai sót trên đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro chonhà XK khi lập bộ chứng từ thanh toán
Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễdẫn đến những sai sót khi nhà XK hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi NHxin thanh toán
3 Nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọikhoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử
lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặcphải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước Đồngthời, nhà XK phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho…
Trang 16trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà NK là sẽ đồng ý hay từ chốinhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót
4 Nếu NH phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từxuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán
5 Thư tín dụng có thể huỷ ngang có thể được NH phát hành sửa đổi, bổsung hay huỷ bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ màkhông cần sự đồng ý của nhà XK
b Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu
1 Trong thanh toán TDCT, việc thanh toán của NH cho người thụhưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểmtra hàng hoá NH chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà khôngchịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và
số lượng hàng hoá Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằnghàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không Nhà NK có thể nhận đượchàng kém chất lượng hoặc bị hư hại trong quá trình vận chuyển mà vẫn phảihoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho NH phát hành
2 Khi nhà NK chấp nhận bộ chứng từ hàng hoá sẽ có nguy cơ gặp rủi
ro Bộ chứng từ là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hoá Nếunhà NK không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ (từ lỗi, câu chữ, số lượng cácloại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận…) màchấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong việc khiếunại sau này
3 Một rủi ro mà nhà NK hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ, nhà
NK chưa nhận được bộ chứng từ mà hàng đã cập cảng Bộ chứng từ bao gồmvận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hoá nên thiếu vận đơn thìhàng hoá không được giải toả Nếu nhà NK cần gấp ngay hàng hoá thì phảithu xếp để NH phát hành phát hành một thư bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận
Trang 17hàng Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà NK phải trả thêm một khoản phí cho
NH Hơn nữa, nếu nhà NK không nhận hàng theo qui định thì tiền bồi thườnggiữ tàu quá hạn sẽ phát sinh
c Rủi ro đối với ngân hàng phát hành
1 Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành kiểm tra không kĩ đơnxin mở L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi rocho NH sau này
2 Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành trả tiềnhay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cáchthích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận, thì
NH không thể đòi tiền nhà NK
3 Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụhưởng theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK mất khả năngthanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ
4 Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì NH phát hành hayđược yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy
bộ chứng từ Nếu không có sự chấp nhận trước của người NK về việc hoàntrả, thì NH phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó nhà NKkhông chấp nhận và NH sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà NK
5 Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không qui định bộ vận đơnđầy đủ(full set off bills of lading) thì một người NK có thể lấy được hàng hoákhi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiềnhàng hoá lại là ngân hàng phát hành theo cam kết của L/C
6 NH phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theoUCP 500, đó là đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 7 ngày làmviệc của ngân hàng, theo qui định của UCP 500 là không quá 7 ngày
Trang 18d Rủi ro đối với ngân hàng thông báo
NH thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chânthật, đồng thời phải xác minh chữ ký, mã khoá (test key), mẫu điện của NHphát hành trước khi gửi thông báo cho nhà XK Rủi ro xảy ra với NH thôngbáo là khi NH này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không cóhiệu lực trong khi chính NH chưa xác nhận được tình trạng mã khoá hay chữ
ký uỷ quyền của NH mở L/C
e Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận
1 Nếu bộ chứng từ được xuất trình là hoàn hảo thì NH xác nhận phảitrả tiền cho nhà XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NH phát hành haykhông Như vậy, NH xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành
2 Nếu NH xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳhạn mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích đáng, để bộ chứng
từ có lỗi, NH phát hành không chấp nhận thanh toán thì NH xác nhận khôngthể đòi tiền NH phát hành
f Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định
Các NH được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà XKtrước khi nhận được tiền hàng từ NH phát hành Tuy nhiên trong thực tế, trên
cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, các NH được chỉ định thường ứng trướccho nhà XK với điều kiện truy đòi để trợ giúp nhà XK, do đó NH này phảichịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà XK
1.2.3.2 Rủi ro ngoại hối
Trong thanh toán quốc tế hầu hết các hợp đồng thương mại đều sử dụngmột ngoại tệ để thanh toán Do vậy không thể tránh khỏi những rủi ro vềngoại hối yếu tố nhạy cảm và sự biến động của nó làm cho cả nhà xuất khẩu
Trang 19và nhập khẩu đều không lường trước được sự biến động của nó Sự biến độngnày, có thể gây thiệt hại cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu trong từngtrường hợp:
Thứ nhất là vấn đề tỷ giá hối đoái:
Đây là một trường hợp cụ thể Ví dụ với nhà Nhập khẩp: khi hàng nhập
về, tỷ giá trượt mạnh, đối với những mặt hàng giá bán cạnh tranh không thểtăng giá được, nhà nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng vì sợ bị lỗ và vì cũngkhông có đủ khả năng thanh toán
Trong một số trường hợp sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng gây thiệthại cho ngân hàng Ví dụ: Trong thực tế ở nước ta, một số doanh nghiệp nhậpkhẩu thường không sẵn có ngoại tệ hoặc nếu có thì số lượng không đáng Do
đó khi cần ngoại tệ, họ sẽ chuyển nội tệ vào ngân hàng và yêu cầu ngân hàngbán ngoại tệ cho mình để thanh toán Khi có yêu cầu mở L/C thanh toán ngânhàng sẽ thu tiền ký quỹ đối với nhà nhập khẩu Do trong TTQT ngoại tệ mạnhthường được sử dụng nên ngân hàng mở sẽ phải dùng số tiền đó để mua ngoại
tệ Số tiền ký quỹ mà doanh nghiệp nộp vào ngân hàng đã được tính ra ngoại
tệ theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó Nếu vì một lý do nào đó ngân hàngkhông thực hiện ngay việc trao đổi lấy ngoại tệ tại thời điểm đó mà lùi lại mộtthời gian, giả sử khi đó đồng nội tệ giảm giá và ngân hàng không lường trướcđược điều này, ngân hàng sẽ phải mất thêm một khoản tiền để bù vào mứcgiảm đó khi mua ngoại tệ Kết quả là ngân hàng sẽ bị mất một khoản tiền do
sự biến động của tỷ giá hối đoái
Bên cạnh đó, nếu trạng thái ngoại hối của ngân hàng không tốt, mộtmặt ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng,mặt khác bản thân ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình thanh toáncho ngân hàng Thiệt hại xảy ra có thể về mặt tài chính vì ngân hàng phải đivay ngoại tệ của ngân hàng khác, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng tới uy tín
Trang 20của ngân hàng trong hoạt động thanh toán nói riêng, hoạt động ngân hàng nóichung.
1.2.3.3 Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia phương thức thanhtoán TDCT cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo qui địnhcủa L/C, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bên kia
a Rủi ro đạo đức đối với nhà XK
Mặc dù trong thanh toán TDCT đã có sự cam kết của NH mở L/Cnhưng sự tin tưởng và thiện chí giữa người mua và người bán vẫn được coi làyếu tố quantrọng đảm bảo cho sự an toàn của TTQT Khi người NK khôngthiện chí, cố ý không muốn thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào sai sótcho dù là rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếmdụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán
b Rủi ro đạo đức đối với nhà NK
Với người mua sự trung thực của người bán là rất quan trọng bởi vì NHchỉ làm việc với các chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợpđồng hay không Do đó nhà NK có thể gặp rủi ro nếu nhà XK có hành vi giandối, lừa đảo trong việc giao hàng như : cố tình giao hàng kém phẩm chất,không đúng số lượng…
Một nhà XK chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có
bề ngoài phù hợp với L/C cho NH mà thực tế không có hàng giao, người NKvẫn phải thanh toán cho NH ngay cả trong trường hợp không nhận được hànghoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng
Trang 21c Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng
NH là người gánh chịu rủi ro đạo đức : NH phát hành phải thực hiệnthanh toán cho người hưởng lợi theo qui định của L/C ngay cả trong trườnghợp người NK chủ tâm không hoàn trả
NH là người gây ra rủi ro đạo đức: NH mở L/C có thể vi phạm cam kếtcủa mình như từ chối thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán hoặc đứng về phíakhách hàng gây khó khăn trong quá trình thanh toán
1.2.3.4 Rủi ro chính trị
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phươngthức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế Các chủ thể tham giatrong phương thức TDCT ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiềulĩnh vực ngành nghề khác nhau Do đó, phương thức TDCT chịu ảnh hưởngmạnh mẽ của môi trường chính trị, xã hội của các quốc gia Một sự biến động
dù là nhỏ về chính trị, xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vậnđộng của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghịêp…từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán Rủi ro chính trị trongthanh toán quốc tế theo phương thức TDCT là những rủi ro bắt nguồn từ sựkhông ổn định về chính trị của các nước có liên quantrong quá trình thanhtoán Thông thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý như: thay đổiđột ngột về thuế XNK, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luậtXNK Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thayđổi đột biến không dự tính trước làm các bên tham gia XNK và ngân hàngkhông thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị huỷ bỏ, gâythiệt hại cho các bên tham gia
Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh,đảo chính, đình công…hoặc những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả
Trang 22hoạn ở các nước tham gia, chứng từ bị thất lạc cũng có thể gây rủi ro trongquá trình thanh toán.
1.2.3.5 Rủi ro khách quan từ nền kinh tế
Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán TDCT hay gặp
là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của cácquốc gia Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéotheo các ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnhhưởng tới quá trình thanh toán quốc tế Nếu nợ nước ngoài của một quỗc gia
là quá lớn thì các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được áp dụng, từ
đó làm giảm khả năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ khôngđòi được tiền
Ngoài ra, sự phong toả kinh tế của các quốc gia như trường hợp củaCuba, Iraq… cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, đơn vị kinh tếnào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước đó
Trang 23Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế
tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa
2.1 Tổng quan về Sacombank chi nhánh Đống Đa
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank
Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991,Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khókhăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủyếu tại vùng ven TP.HCM
Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong
những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, 9.498 tỷ đồng vốn tự có, 98.474 tỷ đồngtổng tài sản;
Hơn 323 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Chinhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia;
6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trênthế giới;
Hơn 7.400 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;
Hơn 81.000 cổ đông đại chúng;
Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật
từ International Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng thếgiới (World Bank);
Là Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoánViệt Nam;
Trang 24 Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động rangoài biên giới, thành lập Văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Chinhánh tại Lào và Campuchia;
Là Ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thùdành riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 Tháng 3) và cho cộng đồng nóitiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt) Sự thành công của các chi nhánh đặcthù là minh chứng thuyết phục về khả năng phân khúc thị trường độcđáo và sáng tạo của Sacombank;
Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế nhưIFC, FMO, ADB, Proparco ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp
lý để hỗ trợ các cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thôngqua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về minh bạch báo cáo tài chính, cóchiến lược phát triển bền vững và năng lực quản trị doanh nghiệp, quảntrị rủi ro tốt, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mục đích sử dụng vốnhợp lý;
Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chínhViệt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng
có uy tín trong nước và quốc tế, điển hình như:
"Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam” doGlobal Finance bình chọn;
“Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2009” (Best Retail Bank inVietnam 2009) do The Asian Banker bình chọn
"Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007 và 2008” do AsianBanking & Finance bình chọn;
“Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn;
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn;
Trang 25 “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn;
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;
”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF)bình chọn;
“Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” doGlobal Finance bình chọn;
Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại củaNgân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tàichính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên HiệpQuốc UNDP đánh giá cho năm 2007;
Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầuphong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007, 2008;
Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiệntrong suốt các năm qua;
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góptích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;
Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam về những thành tích dẫnđầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2008;
Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam về những thành tích dẫnđầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2009;
Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới tronglịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc công bố hình thành Tậpđoàn Sacombank Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để pháttriển các giải pháp tài chính trọn gói với chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị giatăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập
Trang 26của Sacombank và nhóm các Công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vựctài chính và phi tài chính Hiện nay, Tập đoàn Sacombank có sự góp mặt củacác thành viên:
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank),đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn;
Sacombank có 02 đối tác chiến lược nước ngoài uy tín đang nắm gần
30% vốn cổ phần:
Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc, góp vốn năm 2001;
Tập đoàn Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ), góp vốn năm2005;
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Trang 27- Quản lý công tác kế toán tại chi nhánh
- Quản lý công tác an toàn kho quỹ
Trang 28Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Ngoại trừ năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàncầu doanh số tiền gửi giảm so với năm 2007 còn lại qua các năm ta vẫn thấyđược sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh số tiền gửi Năm 2009 khi nền kinh
tế đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục do hiệu quả của các gói kích cầu của chínhphủ lượng tiền gửi đã đạt 815 tỷ đồng tăng gấp 6 lần so với năm 2006 chỉ sau
4 năm hoạt động
Qua bảng số liệu ta cũng thấy tiền gửi không kỳ hạn ngày càng có vaitrò quan trọng, từ việc chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong năm 2006 với 11.11% đãngày cảng chiếm tỷ lệ cao hơn trong lượng tiền gửi và đến năm 2009 đãchiếm trên 50% lượng tiền gửi đạt mức 46.63%
Trang 29Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Qua các năm hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Đống Đaluôn đạt mức tăng trưởng tốt và tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp trừ năm 2008 dochịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu Dư nợ năm 2009 đạt 950 tỷđồng tăng hơn 14 lần so với mức 66 tỷ của năm 2006, tỷ lệ nợ xấu hầu như ởmức thấp dưới 0.5% (trừ năm 2008 tỷ lệ nợ xấu là 2.48%)
2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Bảng 3: Tình hình kinh doanh ngoại hối
Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Tình hình kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh rất khả quan, các chỉ sốđều cho thấy sự tăng trưởng tốt Về huy động vốn ngoại tệ tăng từ 1.2 triệuUSD năm 2006 lên 4.950 triệu USD năm 2009, tăng trên 4 lần Về doanh sốmua bán ngoại tệ thì tăng từ 3.2 triệu USD năm 2006 lên 22.5 triệu USD năm
2009, tăng gấp hơn 7 lần, một mức tăng khá cao Doanh số chi trả ngoại tệtăng từ 50 nghìn USD năm 2006 lên 210 nghìn USD năm 2009, tăng gấp 4lần Còn về dư nợ cho vay bằng ngoại tệ cũng tăng khá mạnh từ năm 2006
Trang 30đến năm 2009 đã tăng 8.5 lần từ mức 100 nghìn USD lên mức 850 nghìnUSD.
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh
Qua các năm ta thấy cả thu nhập và chi phí đều tăng nhưng mức tăngthu nhập nhanh hơn mức tăng chi phí: năm 2006 thu nhập đạt 3.35 tỷ đồng,đến năm 2009 đạt 55.05 tỷ đồng, tăng gấp hơn 16 lần; còn chi phí tăng từ 6.35
tỷ đồng năm 2006 lên 37.05 tỷ năm 2009, chỉ tăng gấp hơn 5 lần Điều này đãdấn tới lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng mạnh qua các năm, năm 2006 còn lỗ
3 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã có lãi là 3 tỷ đồng và tăng lên thêm 6 lần vàonăm 2009 đạt 18 tỷ đồng Qua bảng số liệu ta cũng thấy nguồn thu từ dịch vụcòn thấp và chi phí điều hành còn cao, chi nhánh cần gia tăng các hoạt độngdịch vụ và có những cải tiến trong phương thức quản lý để có thể tăng thêmthu nhập, giảm bớt chi phí đem lại thu nhập cao hơn cho chi nhánh
2.2 Thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa
2.2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ
Trang 312.2.1.1 Lưu đồ quy trình nghiệp vụ L/C nhập khẩu
Trang 32 Phát hành L/C:
PHÁT HÀNH LC
Chứng từ Quá trình
Duyệt hồ sơ
Lập tờ trình PHLC B3
B1
Nhận tờ trình PHLC được
duyệt từ P.TĐ & thực hiện
theo phê duyệt (nếu có)
- Tờ trình PHLC (BM.QT.LCNK.01a/b/c/d) B6
- Toàn bộ chứng từ phát sinh
Chuyển hồ sơ về P.TTQT
- Phương án kinh doanh, chứng thư BH (nếu có)
- Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có) (BM.QT.LCNK.13)
- Giấy đề nghị mở LC (BM.QT.LCNK.02)
- Phiếu nhận xét GĐNMLC (BM.QT.LCNK.02a)
- HĐ ngoại thương
- Chứng thư bảo hiểm (nếu có)
- Tờ trình PHLC (nếu có yêu cầu)
Trang 33 Tu chỉnh L/C:
TU CHỈNH LC
Chứng từ Quá trình
Bước
Vượt HMPQ/HMPHLC
- Chứng từ B3
Giao tu chỉnh LC gốc cho khách hàng B11
B2
- Bản điện MT700,
- Phiếu ngoại bảng
Ký phát hành B8
Duyệt hồ sơ
Lập tờ trình, trình tu chỉnh LC (nếu có) B3
B1
Nhận tờ trình tu chỉnh được duyệt từ P.TĐ & thực hiện theo phê duyệt (nếu có)
B10
In điện trả về từ P.TTQT, nhập ngoại bảng (nếu có), trình ký phát hành
Kiểm tra hồ sơ, soạn tu chỉnh LC bản thảo, chuyển
hồ sơ đến Phòng/Bộ phẩm Thẩm định (nếu có)
- Tờ trình tu chỉnh LC được duyệt (BM.QT.LCNK.01e) B6
- Phương án kinh doanh, chứng thư BH (nếu có)
- Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có) (BM.QT.LCNK.12)
- Bản thảo MT707
- Giấy đề nghị tu chỉnh LC
- Phụ lục HĐ ngoại thương (nếu có)
- Chứng thư bảo hiểm (nếu có)
- Tờ trình tu chỉnh LC (BM.QT.LCNK.01e) (nếu có yêu cầu)
Trang 34 Ký hậu vận tải đơn (B/L):
BCT chưa về đến Sacombank nhưng hàng hóa đã về đến Việt Nambằng đường biển hoặc đường thủy (trường hợp khách hàng không có B/L bảngốc) và khách hàng (KH) mong muốn nhận hàng ngay
KÝ HẬU VẬN TẢI ĐƠN (BL)
Chứng từ Quá trình
- Giấy đề nghị ký hậu vận tải đơn (BM.QT.LCNK.07)
- Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có) (BM.QT.LCNK.12)
- Thông báo hàng đến của Hãng tàu (nếu KH vay tiền Sacombank)
- Phiếu chuyển khoản
- Xác nhận của P.DN trên Giấy đề nghị ký hậu vận tải đơn
- Chứng từ B4
Thực hiện biện pháp đảm bảo ký hậu (cho vay, phong tỏa HMTD,
ký quỹ…) (nếu có)
Thực hiện thủ tục ký hậu và ký quỹ bổ sung, thu phí (nếu có)
- Toàn bộ chứng từ phát sinh Giao B/L đã ký hậu cho KH
Chuyển P.TTQT kiểm soát (nếu cần)
- BCT nhận hàng (bao gồm bản gốc B/L)
- Giấy đề nghị ký hậu vận tải đơn (BM.QT.LCNK.07)
- Thông báo hàng đến của Hãng tàu (nếu KH vay tiền Sacombank)
B7
B8
- B/L bản sao đã ký hậu và có chữ ký xác nhận của KH
Trang 35 Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng/Thư ủy quyền nhận hàng:
BCT chưa về đến Sacombank nhưng hàng hóa đã về đến Việt Nambằng bằng đường bộ hoặc đường hàng không (trường hợp KH không có B/Lbản gốc) và KH muốn nhận hàng ngay
PHÁT HÀNH THƯ BẢO LÃNH/ỦY QUYỀN NHẬN HÀNG
Chứng từ Quá trình
- KH ký nhận trên bản sao chứng thư lưu tại NH B6
- Phiếu chuyển khoản
- Xác nhận của P.DN trên Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng
- Chứng từ B4
Thực hiện biện pháp đảm bảo ký hậu (cho vay, phong tỏa HMTD,
ký quỹ…) (nếu có)
Thực hiện thủ tục ký hậu và ký quỹ bổ sung, thu phí (nếu có)
- Toàn bộ chứng từ phát sinh Giao chứng thư cho KH
Chuyển P.TTQT kiểm soát (nếu cần)
- BCT nhận hàng (BM.QT.LCNK.07)
- Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng (BM.QT.LCNK.07)
- Thông báo hàng đến của đại lý Hãng tàu/Hàng không (nếu KH vay tiền Sacombank)
B7
B8
- Chứng thư bản sao đã có chữ ký xác nhận của KH
Trang 36 Xử lý bộ chứng từ L/C nhận từ nước ngoài:
XỬ LÝ BỘ CHỨNG TỪ (BCT) LC
Chứng từ Quá trình
- Phiếu đề nghị kiểm chứng từ xuất trình theo LC (BM.KTCT.02)
- Phiếu kiểm chứng từ xuất trình theo LC (BM.KTCT.01a)
- Phiếu kiểm chứng từ xuất trình theo L/C (BM.KTCT.01b)
Thực hiện ký hậu BL/phát hàng
ủy quyền nhận hàng (nếu có)
B9
B10
B11
- Phiếu kiểm chứng từ xuất trình theo L/C (BM.KTCT.01b)
- Thông báo BCT đến (theo L/C) (BM.QT.LCNK.11)
- Phiếu kiểm chứng từ xuất trình theo L/C (BM.KTCT.01b)
- Thông báo BCT đến (theo L/C) (BM.QT.LCNK.11)
- Bản gốc Thông báo BCT đến (theo L/C) (BM.QT.LCNK.11)
- Tương tự mục 3 hoặc 4 (ký hậu/phát hành chứng thư nhận hàng)
- Giao BCT cho KH có ký nhận
- Bản sao B/L hoặc chứng thư do Sacombank phát hành đã có ký nhận của KH
Nhận phản hồi từ P.TTQT Chuyển chứng từ về P.TTQT
Trang 37 Thanh toán bộ chứng từ L/C:
THANH TOÁN BCT LC
Chứng từ Quá trình
Bước
Lập phiếu thanh toán (nếu có)
Ký quỹ bổ sung, hạch toán thanh toán, thu phí (nếu có)
Duyệt hồ sơ
Lưu hồ sơ Theo dõi thanh toán (nếu LC trả chậm) và KH bổ sung TKHQ
- Phiếu thanh toán (BM.CTĐNN.07)
- Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có) (BM.QT.LCNK.12)
Chuyển hồ sơ về P.TTQT
- Phiếu xuất ngoại bảng