Tình hình thanhtoán Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa.DOC (Trang 42 - 57)

- Thưthông báo có xác nhận của KH ( BM NVLCXK 08) ( 2)

2.2.2Tình hình thanhtoán Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa

Thanh toán hàng xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được Sacombank - chi nhánh Đống Đa quan tâm và dần được hoàn thiện để đẩy mạnh hoạt động này. Mặc dù quy mô nhỏ bé nhưng Chi nhánh đã thực sự khẳng định được vị trí và tìm được chỗ đứng của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này.

Hiện nay, Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ Thanh toán quốc tế cơ

bản sau: thanh toán nhờ thu, chuyển tiền và thanh toán tín dụng chứng từ.

Bảng 5: Tình hình thanh toán Tín dụng chứng từ tại Sacombank Đống Đa

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng L/C 8.65 48.73 % 10.83 47.13 % 12.20 45.23 % Chuyển tiền 8.00 45.07 % 9.50 41.34 % 11.30 41.90 % Nhờ thu 1.10 6.2 % 2.65 11.53 % 3.47 12.87 % Tổng 17.75 100 % 22.98 100 % 26.97 100 %

Biểu đồ 1: Doanh số thanh toán theo L/C qua các năm (đơn vị triệu USD) 8.65 10.83 12.2 0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Qua biều đồ và bảng số liệu ta có thể thấy được doanh số thanh toán quốc tế và thanh toán bằng L/C vẫn tăng trưởng đều đặn bất chấp ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Về hoạt động thanh toán quốc tế nói chung: năm 2007 đạt doanh số 17.75 triệu USD, sau 2 năm đến năm 2009 đạt 26.97 triệu USD, tăng 51.9% so với năm 2007. Còn về hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ: năm 2007 doanh số thanh toán là 8.65 triệu USD, đến năm 2009 đạt 12.2 triệu USD tăng 41% so với năm 2007. Điều này cho thấy uy tín, nỗ lực và hiệu quả của chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.

Biểu đồ 2: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế qua các năm Năm 2007 48.73% 45.07% 6.20% Năm 2008 47.13% 41.34% 11.53% Năm 2009 45.23% 41.90% 12.87%

Cũng qua bảng số liệu và biều đồ tỷ trọng các phương thức thnah toán quốc tế ta thấy được vai trờ quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Tuy chưa vượt trội so với phương thức chuyển tiền và tỷ trọng có xu hướng giảm trong 3 năm qua nhưng doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các phương thức thanh toán của chi nhánh.

Tiếp đến chúng ta xem xét tình hình mở và thanh toán L/C xuất khẩu,nhập khẩu

Bảng 6: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu và xuất khẩu

Đơn vị: triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số lượng HS Doanh số Số lượng HS Doanh số Số lượng HS Doanh số L/C nhập khẩu 185 7.85 (90.75%) 208 9.88 (91.23%) 258 11.5 (94.26%) L/C xuất khẩu 50 0.8 (9.25%) 55 0.95 (8.77%) 45 0.7 (5.74%) Tổng 235 8.65 (100%) 263 10.83 (100%) 303 12.20 (100%) Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế

Biều đồ 3: Doanh số L/C nhập khẩu và xuất khẩu qua các năm (đơn vị triệu USD) 7.85 9.88 11.5 0.8 0.95 0.7 0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

L/C nhập khẩu L/C xuất khẩu

Qua bảng 6 và biểu đồ 3 ta thấy được vai trò của L/C nhập khẩu trong sự tăng trưởng của doanh số thanh toán thep phương thức tín dụng chứng từ. Tỷ trọng L/C nhập khẩu luôn vượt trội so với L/C xuất khẩu, chiếm trên 90% và luôn gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng hồ sơ, doanh số cũng như tỷ trọng trong khi L/C xuất khẩu lại có tỷ trọng nhỏ bé và có sự tăng trưởng không đều thậm chí năm 2009 còn giảm so với năm 2008. Năm 2007 số lượng hồ sơ L/C nhập khẩu là 185 hồ sơ đạt doanh số 7.85 triệu USD chiếm 90.75% đến năm 2009 số lượng hồ sơ L/C nhập khẩu đã tăng lên 258 hồ sơ đạt doanh số là 11.5 triệu USD tăng 46.5% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng rất cao

94.26%. Sự mất cân đối giữa L/C xuất khẩu và nhập khẩu có thể hiểu là do thói quen của khách hàng thường mở tài khoản L/C xuất khẩu ở Ngân hàng Ngoại thương. Tuy còn nhiều hạn chế trong việc thu hút khách hàng xuất khẩu song nghiệp vụ thanh toán L/C hàng XNK tại Sacombank Đống Đa vẫn không ngừng phát triển.

2.2.3 Thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa

Tuy là phương thức ưu việt nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thanh toán quốc tế song thanh toán tín dụng chứng từ vẫn không tránh khỏi việc gây ra rủi ro cho các bên tham gia. Và những rủi ro được thể hiện trong doanh số L/C chưa thanh toán của Ngân hàng.

Bảng 7: Doanh số L/C chưa thanh toán

Đơn vị: nghìn USD

Năm Tổng doanh số thanh toán bằng L/C

L/C chưa thanh toán Tỷ trọng

Số lượng hồ sơ Doanh số 2007 8650 32 1011.6 11.69% 2008 10830 24 892.0 8.24% 2009 12200 19 715.6 5.87%

Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế

8650 10830 10830 12200 1011.6 892 715.6 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng doanh số thanh toán bằng L/C Doanh số L/C chưa thanh toán

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy doanh số L/C chưa thanh toán có xu hướng giảm qua các năm cả về số lượng, giá trị cũng như tỷ trọng. Cụ thể:

- Năm 2007 doanh số L/C chưa thanh toán là 1011.6 nghìn USD chiếm

tỷ trọng rất cao tới 11.69 %.

- Sang năm 2008 doanh số L/C chưa thanh toán đã giảm xuống còn 892 nghìn USD chiếm tỷ trọng 8.24 %

- Đến năm 2009 doanh số L/C chưa thanh toán còn 715.6 nghìn USD và chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp 5.87%.

Kim ngạch L/C chưa thanh toán giảm xuống qua các năm là dấu hiệu đáng ừng đối với Sacombank Đống Đa, thể hiện công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng được thực hiện khá tốt.

Bảng 8: Doanh số L/C chưa thanh toán theo cơ cấu L/C nhập khẩu và xuất khẩu

Đơn vị: nghìn USD

thanh toán Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng

2007 1011.6 910.6 90.02% 101.0 9.98%

2008 892.0 820.0 91.93% 72.0 8.07%

2009 715.6 678.5 94.74% 37.1 5.26%

Biểu đồ 5: Doanh số L/C nhập khẩu và xuất khẩu chưa thanh toán (đơn vị nghìn USD) 910.6 820 678.5 101 72 37.1 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

L/C nhập khẩu chưa thanh toán L/C xuất khẩu chưa thanh toán

Cũng như đối với doanh số L/C nhập khẩu, doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số L/C chưa thanh toán:

- Năm 2007 doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán là 910.6 nghìn USD chiếm 90.02% còn L/C xuất khẩu chưa thanh toán là 101 nghìn USD chiếm 9.98%

- Năm 2008 doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán giảm xuống còn 820 nghìn USD nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao 91.93%, doanh số L/C xuất khẩu chưa thanh toán cũng giảm xuống còn 72 nghìn USD và chiếm 8.07%

- Năm 2009 doanh số L/C nhập khẩu chưa thanh toán tiếp tục giảm chỉ

L/C xuất khẩu chưa thanh toán chiếm 5.26 %, giảm xuống còn 37.1 nghìn USD.

Tình hình rủi ro tại Sacombank chi nhánh Đống Đa những năm vừa qua có thể tóm tắt như sau:

 Rủi ro đối với L/C nhập khẩu:

Đối với ngân hàng

STT Tình huống Rủi ro

1 Vận tải đơn (Bill of

lading) thể hiện Người nhận hàng không phải là Sacombank và xuất trình không đầy đủ cho Sacombank.

KH có thể nhận hàng và không thanh toán nếu BCT xuất trình tại Sacombank hợp lệ.

2 Cho phép xuất trình vận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đơn có ghi chú xấu (Clause Bill of lading acceptable hoặc các câu khác có ý nghĩa tương tự).

Hàng hóa giao có thể không đúng chất lượng như Hợp đồng đã ký ban đầu, nhưng KH và Sacombank vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu BCT xuất trình hợp lệ.

3 Cho phép xuất trình vận

đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party Bill of lading acceptable).

- Loại vận đơn này bị chi phối bởi các điều khoản, điều kiện quy định trong Hợp đồng thuê tàu giữa Nhà XK và chủ tàu.

- KH và Sacombank không thể kiểm soát được

các điều khoản, điều kiện của Hợp đồng thuê tàu cũng như các thông tin về con tàu, nên có thể gặp nhiều rủi ro như: khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra với chủ tàu, KH có thể gặp bất

lợi hoặc chủ tàu có thể gian lận nhận hàng từ Nhà xuất khẩu nhưng không giao hàng cho KH…

 KH có thể không nhận được hàng nhưng vẫn

phải thanh toán nếu BCT xuất trình phù hợp.

4 Chứng từ vận tải là

Airway Bill

Airway Bill không được xem là chứng từ sở hữu hàng hóa, mặc dù trên Airway Bill ghi rõ Người nhận hàng là Sacombank, nhưng KH vẫn có thể nhận được hàng mà không cần Thư ủy quyền nhận hàng của Sacombank.

5 Chứng từ giao hàng là

Cargo Receipt, Delivery Order, Release Order, ...

Chứng từ giao hàng này thường được sử dụng khi 2 bên mua bán thực hiện giao nhận hàng hóa với nhau tại một địa điểm thỏa thuận (ví dụ tại biên

giới…)  Như vậy KH có thể nhận hàng mà

không thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình hợp lệ.

6 Hàng hóa xuất phát từ

các nước Châu Âu, Châu Mỹ

Trung bình thời gian hàng về đến VN từ 25 – 45 ngày, do vậy BCT sẽ về trước hàng. Như vậy bắt buộc KH phải nộp tiền thanh toán khi BCT phù hợp L/C mà hàng không rõ hàng có về được VN không.

7 L/C dẫn chiếu theo

UCP600 và Nhà NK mua bảo hiểm cho lô hàng.

UCP600 cho phép chứng từ xuất trình có thể ghi ngày trước ngày phát hành L/C, do đó có khả năng xảy ra tình huống hàng hóa được giao trước

khi KH mua bảo hiểm cho lô hàng  Nếu có tổn

thất xảy ra cho lô hàng trước khi bảo hiểm có hiệu lực, thì Công ty Bảo hiểm sẽ không chịu

trách nhiệm bồi thường cho lô hàng.

8 NH nước ngoài yêu cầu

thanh toán phí

Theo điều 37 của UCP600, nếu NH nước ngoài thực hiện theo đề nghị của Sacombank mà không thu được phí của Người thụ hưởng, thì Sacombank phải thanh toán phí. Thời điểm này KH phải cho phép Sacombank trích tiền thanh toán, nhưng đa số KH không đồng ý vì họ cho rằng đã nêu rõ phí ngoài nước VN do Người thụ hưởng thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Đào hối ra nước ngoài

KH và Người thụ hưởng cần chuyển tiền không hợp pháp ra nước ngoài, nên lợi dụng L/C không liên quan hàng hóa đã hợp tác với nhau để Người thụ hưởng lập BCT giả gửi đến Sacombank chuyển tiền thanh toán ra nước ngoài.

10

KH không bổ sung Tờ khai hải quan

Vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư số 08/2003/TT-NHNN ngày 21/05/2003.

11 KH bổ sung Tờ khai hải quan có chỉnh sửa không

có xác nhận của Hải quan hoặc nội dung không phù hợp với hợp đồng, hóa đơn.

Đối với khách hàng :

STT RỦI RO

1 Tỷ giá ngoại tệ tăng cao vào thời điểm thanh toán BCT, có khả

năng nhận và bán hàng hóa trong nước bị lỗ vốn hoặc không có lời.

2 Sacombank xử lý BCT L/C theo UCP600: không chịu trách nhiệm,

quan tâm đến hàng hóa, BCT có xác thực không…, do vậy có khả năng KH đã nộp tiền nhận BCT nhưng:

- Người thụ hưởng không giao hàng, hoặc

- Người thụ hưởng giao hàng không đúng chất lượng, số lượng

như BCT thể hiện, hoặc

- Người thụ hưởng không thanh toán cước tàu nên đại lý hãng tàu

không cho lấy hàng.

3 Quốc gia của Người thụ hưởng có thuộc nước Mỹ cấm vận không.

4 Khả năng kiểm BCT của nhân viên NH có sai sót, dẫn đến việc

nhận lô hàng không thỏa điều kiện của Hải quan.

5 Nếu KH có ký Hợp đồng bán hàng trong nước mà hàng nhập

không đạt chất lượng hoặc Người thụ hưởng giao hàng trễ hoặc đại lý Hãng tàu không cho nhận hàng vì Người thụ hưởng chưa trả cước tàu… thì KH có thể bị người mua hàng trong nước phạt tiền.

 Rủi ro đối với L/C xuất khẩu: Đối với ngân hàng

STT Tình huống Rủi ro

1 Vận tải đơn (Bill of

lading) thể hiện Người nhận hàng là Nhà NK (to order of Applicant) và xuất trình qua NH 2/3, còn 1/3 do KH gửi trực tiếp cho Nhà NK.

Nhà NK nhận hàng không thông qua kiểm soát của NH phát hành. Nếu kiểm tra hàng không theo ý muốn, sẽ yêu cầu NH phát hành tìm bất hợp lệ BCT để từ chối thanh toán.

2 L/C yêu cầu chữ ký của

đại diện Nhà NK tại Việt Nam phải phù hợp với chữ ký lưu hồ sơ tại NH phát hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sacombank không kiểm tra được chữ ký của đại diện Nhà NK tại VN có phù hợp hay không, và đây cũng là lý do có thể từ chối thanh toán nếu Nhà NK không nộp tiền thanh toán cho NH phát hành.

3 L/C thể hiện tất cả phí L/C

trong và ngoài nước đều do Người thụ hưởng thanh toán

Nếu Sacombank chiết khấu hối phiếu kèm BCT LC XK theo tỷ lệ cao (98%), khả năng tiền báo có thu hồi về không đủ tiền cho vay vì NH nước ngoài (đặc biệt là các nước Châu Âu) trừ phí khá cao (có thể > 1.000 USD).

4 KH bổ sung Tờ khai hải

quan không phù hợp

Tờ khai hải quan có chỉnh sửa không có xác nhận của Hải quan hoặc nội dung không phù

hợp với hợp đồng, hóa đơn  không đúng quy

định của Sacombank.

5 Không thực hiện báo có

cho KH do NV giao dịch không chuyển điện hoặc

Nếu KH nhận được thông tin việc trả tiền từ Nhà NK, KH yêu cầu bồi thường tiền lãi các

NV TTQT quên thực hiện báo có

Sacombank

6 Trên hóa đơn thể hiện tỷ

lệ phần trăm sẽ được khấu trừ do chi trả tiền hoa hồng hoặc đồng ý giảm giá của KH.

Nếu Sacombank đồng ý chiết khấu bao gồm số tiền giảm này, có khả năng thu hồi KH khó khăn.

Đối với khách hàng

STT RỦI RO

1 Tỷ giá ngoại tệ giảm vào thời điểm thanh toán BCT, KH có khả

năng bị lỗ vốn hoặc không có lời.

2 L/C ràng buộc điều kiện khó thực hiện hoặc thực hiện được nhưng

vẫn phụ thuộc vào yếu tố khách quan để được thanh toán.

Ví dụ: Nhà XK phải hoàn trả tiền nếu cơ quan có thẩm quyền tại nước NK/nước thứ ba thẩm định hàng không đạt chất lượng hoặc Người tiêu dùng kiện Nhà NK liên quan lô hàng XK.

3 Quốc gia của Nhà NK có thuộc nước Mỹ cấm vận không.

4 - Khả năng kiểm BCT của nhân viên NH có sai sót, dẫn đến việc

không nhận được thanh toán từ NH phát hành, hoặc

- NH phát hành thông đồng với Người mua để kiểm tra chứng từ

bất hợp lệ không phù hợp với UCP nhằm không thực hiện thanh toán cho KH.

Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa.DOC (Trang 42 - 57)