Cơ cấu tổ chức: Công ty gồm các phòng: Phòng Marketing, Phòng tổ chức - hành chính, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng kế toán – thống kê và các hệ thống cửa hàng xe máy, siêu thị Ngọc Xu
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG – HÌNH 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG VÀ GIỚI THIỆU VỊ TRÍ THỰC TẬP 6
1.1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng 6
1.1.1 Giới thiệu công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng 6
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 6
1.1.3 Các lĩnh vực hoạt động 7
1.1.4 Cơ cấu tổ chức: 8
1.2 Giới thiệu về vị trí thực tập trong công ty: phòng kế toán 8
1.2.1 Nhiệm vụ của phòng kế toán 8
1.2.2 Giới thiệu về công việc trong công ty 8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 10
2.1 Các nguồn thu của doanh nghiệp 10
2.2 Phân tích theo chiều ngang 10
2.3 Phân tích theo chiều dọc 11
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 14
3.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 14
3.1.1 Ưu điểm 14
3.1.2 Nhược điểm 14
3.2 Một số đề xuất về kinh doanh trong năm 2015 15
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 PHỤ LỤC: MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA SAU KHI THỰC TẬP GIỮA KHÓA 19
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG – HÌNH
1
Bảng 2.1: Các khoản doanh thu của công ty giai đoạn
2
Bảng 2.2: Tỷ trọng các khoản doanh thu trong giai
3 Hình 2.1: Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2014 12
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những chỉ số để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là doanh thu Nhìn vào doanh thu hàng năm, ta có thể thấy được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang kinh doanh ra sao, sản phẩm của doanh nghiệp đang được đón nhận như thế nào
Chính vì lý do đó, đề tài “Phân tích cơ cấu doanh thu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng” được em viết sau khoảng thời gian 4 tuần thực tập giữa
khóa tại đơn vị này Em chọn viết đề tài này với hai mục tiêu:
Thứ nhất, phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, tìm hiểu nguyên nhân từ
đó đưa ra nhận xét, đánh giá, đề xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Thứ hai, vận dụng những kiến thức đã được học cũng như các kiến thức kinh tế xã hội vào thực tế một công ty nhằm tích lũy kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết của bản thân
Đề tài có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng và giới thiệu vị trí thực tập
Chương 2: Phân tích cơ cấu các khoản doanh thu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014
Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2014 và một số đề xuất
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG VÀ GIỚI THIỆU VỊ TRÍ THỰC TẬP
1.1 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng
1.1.1 Giới thiệu công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng
Tên giao dịch quốc tế: Cao Bang Import Export Joint Stock Company
Tên viết tắt: Cao Bằng IMEXCO
Giám đốc: bà Chu Thị Xuân
Trụ sở chính: Số 26 - phố Kim Đồng - phường Hợp Giang – thành phố Cao Bằng
Số điện thoại: (026) 3 851 528 Fax: (026) 3 855 080
Mã số thuế: 4800100836
Website: http://www.caobangimexco.com
Tài khoản giao dịch: 33030000000546 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Cao Bằng
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1977, Công ty Liên hợp XNK Cao Bằng ra đời, là một đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Cao Bằng và cũng là tiền thân của công ty CP XNK Cao Bằng ngày nay Ngày 13/02/1993, thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên gọi là Công
ty XNK Cao Bằng thuộc Sở Thương mại – Du lịch Cao Bằng, theo quyết định số 56/UB-QĐ-KH của UBND tỉnh Cao Bằng
Thực hiện theo Quyết định số 649/QĐ-UB ngày 07/4/2004 và Quyết định số 3012/QĐ-UB ngày 21/11/2005 của UBND tỉnh Cao bằng về việc phê duyệt phương
án chuyển Công ty XNK Cao bằng thành Công ty Cổ phần
Trang 51.1.3 Các lĩnh vực hoạt động
Bán lẻ trong siêu thị, trung tâm thương mại, bao gồm:
o Kinh doanh tiêu dùng, bách hóa tổng hợp, lương thực thực phẩm, thuốc lá, rượu các loại
o Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình
o Kinh doanh sách và văn hóa phẩm
Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác, bao gồm: kinh doanh vật tư xây dựng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị
Bảo dưỡng sửa chữa mô tô xe máy, bao gồm: mua bán bảo dưỡng xe mô
tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ xăng, dầu, mỡ
Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu: nông lâm khoáng sản, sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, vật tư, nguyên liệu, thiết bị máy móc, hàng hóa tiêu dùng, kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất
Dịch vụ: tư vấn về đầu tư, thị trường, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, chuyển khẩu quá cảnh hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan
Đầu tư, khai thác, chế biến khoáng sản, nông sản, lâm sản
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng
Kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng du lịch
Kinh doanh bất động sản
Sản xuất đũa
Sản xuất giấy và gia công giấy vàng mã
Kinh doanh karaoke
Trang 61.1.4 Cơ cấu tổ chức:
Công ty gồm các phòng: Phòng Marketing, Phòng tổ chức - hành chính, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng kế toán – thống kê và các hệ thống cửa hàng xe máy, siêu thị Ngọc Xuân, siêu thị Hòa An, KTV Sông Hiến, KTV Hòa An
1.2 Giới thiệu về vị trí thực tập trong công ty: phòng kế toán
1.2.1 Nhiệm vụ của phòng kế toán
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán
Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán
Tham mưu cho lãnh đạo về các lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính – kế toán trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính, đề xuất việc khai thác, huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của nhà nước
1.2.2 Giới thiệu về công việc trong công ty
Với thời gian kiến tập trong 4 tuần, bắt đầu từ ngày 13/7/2015 đến hết ngày 7/8/2015, em đã được tiếp cận và làm quen với môi trường doanh nghiệp thực tế, cụ thể như sau:
Được nhận thực tập tại phòng Kế toán của công ty CP XNK Cao bằng từ ngày 11/7/2015 và bắt đầu ngày kiến tập đầu tiên vào thứ 2 tuần tiếp theo, nhiệm vụ của em là làm quen với công việc trong phòng Kế toán Đây cũng là khoảng thời gian em làm quen với cử chỉ, tác phong tại công ty, tuân thủ các nguyên tắc kỷ luật
do công ty, cũng như quan sát công việc hàng ngày của các anh chị trong phòng Trong 2 tuần sau đó, em đươc tiếp cận sâu hơn với công việc hàng ngày Đầu tiên là các công việc sắp xếp giấy tờ, sau đó em được làm quen với phần mềm kế toán trên máy tính của công ty, cũng như được hướng dẫn thực hiện một số nghiệp
vụ kế toán đơn giản như viết phiếu thu, phiếu chi, nhập liệu, … dưới sự quan sát và
Trang 7kiểm tra (để tránh gây sai sót) của các anh chị kế toán viên Đây cũng là khoảng thời gian em tiếp xúc với số liệu thực tế và hình thành nên đề tài của báo cáo này Tuần cuối cùng là tuần em đến công ty tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu thực tế như báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu,… để lên đề cương, dàn ý báo cáo
và lấy số liệu phục vụ cho báo cáo
Ngày 7/8/2015, em xin dấu xác nhận của công ty CP XNK Cao Bằng và chính thức kết thúc việc thực tập tại đây, đồng thời sử dụng những kiến thức và số liệu thu được để viết báo cáo thực tập giữa khóa
Trang 8CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2014
2.1 Các nguồn thu của doanh nghiệp
Công ty CP XNK Cao Bằng, như đã nêu trong chương 1, là một công ty có các lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng Tuy nhiên để tiện việc phân tích, em chỉ xem xét doanh thu dựa trên 3 mảng lớn:
Doanh thu từ kinh doanh siêu thị
Doanh thu từ kinh doanh xe máy
Doanh thu từ kinh doanh khác (dịch vụ, karaoke, bán buôn nguyên vật liệu, phương tiện vận tải, doanh thu tài chính, …)
2.2 Phân tích theo chiều ngang
Bảng 2.1: Các khoản doanh thu của công ty giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị tính: Nghìn VND)
Các khoản doanh
thu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
DT từ kinh
doanh siêu thị
43,132,526 45,323,468 49,921,145
DT từ kinh
doanh xe máy
53,569,172 57,641,133 60,154,156
DT từ kinh
doanh khác
31,898,632 32,421,424 33,568,851
Tổng doanh thu 128,600,330 135,386,325 143,644,152
(Nguồn: Báo cáo Sản xuất kinh doanh, Phòng kế toán)
Trang 9Nhìn chung, doanh thu của công ty tăng đều từ 5-6% trong giai đoạn 2012 –
2014, tuy nhiên về cụ thể từng khoản doanh thu có sự khác biệt rõ ràng:
DT từ kinh doanh siêu thị trong năm 2013 chỉ tăng nhẹ so với năm 2012, nguyên nhân do sự xuất hiện phát triển mạnh của hàng loạt các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thành phố như siêu thị Hapro, hệ thống siêu thị giá rẻ Tân Thời Đại, siêu thị Star, … Tuy nhiên, trong năm 2014, công ty mở rộng thị trường với việc khai trương thêm siêu thị Hòa An tại huyện Hòa An, đã giúp cho doanh thu cả năm tăng mạnh lên thêm 10% đạt mức gần 50 tỷ đồng
Kinh doanh xe máy năm 2013 phát triển tương đối tốt với doanh thu hơn 57.5 tỷ đồng, tăng 7.6% so với năm 2012 Doanh thu năm 2014 đạt ngưỡng 60 tỷ, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu có chậm lại đôi chút chỉ đạt 4.4% Nguyên nhân do các thị trường hiện tại không được mở rộng, trong khi nhu cầu chuyển từ xe máy sang ô tô của một bộ phận khách hàng tăng lên
DT từ kinh doanh khác đều tăng qua các năm, tuy nhiên không đáng kể Điều
đó cho thấy công ty tham gia các hoạt động kinh doanh này một mặt để đa dạng hóa đầu tư, giảm rủi ro trong kinh doanh, tăng tốc độ quay vòng tiền, mặt khác để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và khai thác thị trường mới
2.3 Phân tích theo chiều dọc
Ta lập bảng tỷ lệ phần trăm cơ cấu các nguồn thu trên tổng doanh thu của công ty CP XNK Cao Bằng trong giai đoạn 2012 – 2014
Bảng 2.2: Tỷ trọng các khoản doanh thu trong giai đoạn 2012 – 2014
(Đơn vị tính: %)
DT từ kinh doanh siêu thị 33.5 33.5 34.8
DT từ kinh doanh xe máy 41.7 42.6 41.9
DT từ kinh doanh khác 24.8 23.9 23.4
(Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh, phòng Kế toán)
Trang 10Nhìn tổng quan qua các năm, t
nhất, sau đó đến kinh doanh siêu th
hơn hai nguồn này Cơ c
hướng tăng lên về kinh doanh siêu th
trong năm 2012 và 2013 không thay đ
nêu ở trên, do công ty m
với hai khoản mục còn l
xe máy và các nguồn khác, dù tăng trong năm 2013, b
Xét riêng cơ cấu doanh thu năm 2014, ta có bi
Hình 2.1: C
(Nguồn: Báo cáo s
Trong năm 2014,
doanh thu cao nhất vớ
nền móng cho sự phát tri
kinh tế xã hội phát triể
trường tiềm năng, kinh doanh xe v
trung khai thác Bằng ch
các huyện lớn của tỉnh, cùng v
dịch vụ chăm sóc khách hàng, v
ng quan qua các năm, tỷ trọng DT từ kinh doanh xe máy
n kinh doanh siêu thị Tổng các nguồn doanh thu còn l
n này Cơ cấu các nguồn doanh thu hầu như không đôi, tuy nhiên có xu kinh doanh siêu thị Tỷ trọng doanh thu từ
trong năm 2012 và 2013 không thay đổi, và tăng hơn 1% trong năm 2014, như đ trên, do công ty mở thêm siêu thị Hòa An, làm doanh thu t
c còn lại Chính điều này cũng làm cho tỷ trọng DT t
n khác, dù tăng trong năm 2013, bị giảm nhẹ
u doanh thu năm 2014, ta có biểu đồ sau
Hình 2.1: Cơ cấu doanh thu của công ty năm 2014
n: Báo cáo sản xuất kinh doanh, phòng Kế toán)
Trong năm 2014, Công ty XNK Cao Bằng thu được từ
ới 42% Đây là điều dễ hiểu khi đây là lĩnh v phát triển của công ty từ khi hình thành cho tớ
ển, nhu cầu sử dụng xe máy của người dân tăng cao, , kinh doanh xe vẫn đang là lĩnh vực mũi nh
ng chứng là chuỗi 7 cửa hàng phân bố trên đ
nh, cùng với đội ngũ nhân viên được đào t chăm sóc khách hàng, với mục tiêu duy trì lượng khách hàng hi
35%
42%
23%
Năm 2014
Siêu thị Xe máy Khác
kinh doanh xe máy ở mức cao
n doanh thu còn lại vẫn thấp
u như không đôi, tuy nhiên có xu
ừ kinh doanh siêu thị
i, và tăng hơn 1% trong năm 2014, như đã Hòa An, làm doanh thu tăng mạnh hơn so
ng DT từ kinh doanh
ẹ vào năm 2014
a công ty năm 2014
toán)
ừ kinh doanh xe máy ĩnh vực kinh doanh đặt
ới giờ Trên bối cảnh
i dân tăng cao, nhiều thị
ũi nhọn công ty đang tập trên địa bàn thành phố và
c đào tạo bài bản và nhiều
ng khách hàng hiện tại và thu
Trang 11hút thêm nhiều khách hàng mới trong tương lai Đây cũng là nguồn doanh thu quan trọng mang lại luồng tiền vào lớn cho doanh nghiệp
Nguồn doanh thu lớn thứ 2 là kinh doanh từ siêu thị, chiếm đến 35% tổng doanh thu Mới xuất hiện cách đây không lâu, nhưng đủ để tạo được vị trí cững chãi trên thị trường tiêu dùng Cao Bằng Nhận ra thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng, công ty đã và đang đầu tư để lĩnh vực này trở này nguồn thu quan trọng thứ 2 của doanh nghiệp, với việc mở rộng quy mô siêu thị Ngọc Xuân và mở thêm siêu thị Hòa An tại huyện Hòa An, kèm theo đó là tăng thêm các dịch vụ chăm sóc khách hàng như rửa xe miễn phí, thẻ tích điểm,…
DT từ kinh doanh khác chiếm 23% tổng doanh thu, như đã nêu ở trên, giúp công ty đa dạng hóa các khoản đầu tư Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh karaoke, công ty đang sở hữu KTV Sông Hiến với doanh thu 2014 đạt hơn 6 tỷ đồng, và mới khai trương KTV Hòa An đầu tháng 8/2015 vừa qua Điều đó cho thấy loại hình dịch vụ này đang được công ty đẩy mạnh khai thác và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn trong tương lai
Trang 12CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 VÀ MỘT
SỐ ĐỀ XUẤT
3.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014
3.1.1 Ưu điểm
Về tổng quan, tổng doanh thu cũng như các khoản doanh thu riêng đều tăng qua các năm, cho thấy công ty đang đầu tư hiệu quả, mở rộng dần quy mô kinh doanh, sản phẩm của công ty cũng được đón nhận tốt trên thị trường
Đối với kinh doanh siêu thị, công ty đã thành công trong việc khai trương
siêu thị mới, mang về doanh thu đáng kể, chứng minh đây là một thị trường tiềm năng để mở rộng trong thời gian tới
Đối với kinh doanh xe máy, công ty duy trì khá tốt số doanh thu Trong 3
năm, đây đều là nguồn thu lớn nhất mang lại cho công ty, đảm bảo sự an toàn cho hoạt động kinh doanh
Đối với các lĩnh vực kinh doanh khác, công ty vẫn đang sử dụng hiểu quả
với doanh thu hàng năm ổn định Cũng từ đây dã mở ra cơ hội cho công ty đầu tư vào lĩnh vực karaoke, hứa hẹn sẽ là thị trường được khai thác tiếp theo sau kinh doanh siêu thị và xe máy
3.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm kể trên, công ty vẫn còn một số nhược điểm như:
Thị trường còn nhỏ hẹp, chủ yếu chỉ kinh doanh trên địa bàn thành phố Cao Bằng
Hạn chế về marketing, quan hệ khách hàng, chưa thực sự mang được thương hiệu và hình ảnh công ty đến với đông đảo khách hàng
Nghiên cứu phát triển thị trường chưa được quan tâm đúng mức