Cuộc chiến tranh chống Mỹ là một trong những đề tài quan trọng nhất của văn học cách mạng Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LƯU THỊ THANH TRÀ
ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS PHẠM TUẤN VŨ
Vinh, 2006
Trang 2Trang
MỞ ĐẦU
2 Lịch sử vấn đề 1
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Dự kiến đóng góp của luận văn 6
7 Cấu trúc của luận văn 6
Chương
1
1.1 Nhìn qua truyện ngắn về đề tài chiến tranh sau 1975 7
1.2 Vấn đề chiến tranh và nhân cách con người trong truyện
ngắn Bảo Ninh
11
1.3 Sự tác động của chiến tranh đến nhân cách con người
trong truyện ngắn Bảo Ninh
29
Chương
2
2.1 Những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Bảo Ninh khi
thể hiện tình yêu thời chiến tranh
41
2.2 So sánh đề tài chiến tranh và đề tài tình yêu trong truyện
ngắn và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả
55
Chương
3
3.1 Chiến tranh được hồi tưởng lại 67
3.3 Đối sánh điểm nhìn chiến tranh trong truyện ngắn với
tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả
81
Trang 4MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Cuộc chiến tranh chống Mỹ là một trong những đề tài quan trọng
nhất của văn học cách mạng Việt Nam Mỗi thể loại, mỗi nhà văn nhận thức
và thể hiện đề tài này theo những cách riêng Chọn đề tài này chúng tôi muốn nghiên cứu việc nhận thức và thể hiện đề tài ấy ở truyện ngắn của một nhà văn cụ thể
1.2 Bảo Ninh là một nhà văn trưởng thành khi chiến tranh chống Mỹ đã
kết thúc Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu một nhà văn hậu chiến đã nhìn nhận và thể hiện cuộc chiến tranh đó như thế nào
1.3 Bảo Ninh còn là tác giả của cuốn tiểu thuyết xuất sắc viết về chiến
tranh (Thân phận của tình yêu) Nghiên cứu đề tài này trong sự đối sánh với
đề tài chiến tranh ở cuốn tiểu thuyết trên góp phần nhận thức thi pháp của truyện ngắn và tiểu thuyết
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Bảo Ninh là một trong số những nhà văn viết về đề tài chiến tranh có đóng góp trong cách nhìn về đề tài chiến tranh trong văn học hậu chiến Đề tài chiến tranh được Bảo Ninh thể hiện trên hai thể loại: truyện ngắn và tiểu thuyết Nghiên cứu về các sáng tác của Bảo Ninh đang thu hút sự quan tâm của người cầm bút bởi những đặc trưng về thể loại và nội dung phản ánh
Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Bùi Việt Thắng khẳng định Bảo Ninh là
một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn [13,337] Bích Thu trong
Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 cũng xem Bảo Ninh là một cây
bút ấn tượng với người đọc [51,32] Đi vào tìm hiểu nghiên cứu thi pháp
truyện ngắn Bảo Ninh, tác giả cuốn sách Bình luận truyện ngắn chỉ ra truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền là kiểu tình huống tượng trưng [50,49] Hay WayneKarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn Tình yêu sau
Trang 5chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh: "in dấu
niềm khao khát tình yêu" [59,12], "đối diện trực tiếp với hậu quả chiến tranh, những bậc cha mẹ bị mất con" [59,14] Đó là những gợi ý tuy ít ỏi của các tác giả đi trước song rất có ý nghĩa cho chúng tôi khi nghiên cứu từng truyện ngắn Bảo Ninh để làm rõ những đặc sắc của truyện ngắn Bảo Ninh trong việc thể hiện đề tài chiến tranh chống Mỹ
Bảo Ninh là tác giả của cuốn tiểu thuyết rất thành công về đề tài chiến
tranh chống Mỹ: Thân phận của tình yêu, tác phẩm đạt giải nhất của Hội Nhà
văn Việt Nam năm 1991 Nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong tác phẩm này
đã trở thành mối quan tâm của các nhà văn, nhà nghiên cứu và người đọc.Tác
giả Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đại đã khẳng định: "Trong văn học mấy chục năm nay, có thể Thân phận của tình yêu là quyển tiểu thuyết hay về tình
yêu, quyển tiểu thuyết về tình yêu xót thương nhất", tác giả nhấn mạnh: "nỗi buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài 35 năm", "những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm" [18,265] Bên cạnh nỗi buồn chiến tranh được phản ánh trong tác phẩm là nỗi buồn về tình yêu, Đỗ Đức Hiểu nhận định: "Nỗi buồn chiến tranh
và nỗi buồn tình yêu (tr,98) thấm vào nhau Kiên vẫn phải sống, sống một thời hậu chiến u buồn (nỗi buồn hậu chiến) vì một "thiên mệnh mù mịt xa vời, tối tăm và đau xót, được diễn đạt bằng đêm ("bóng đêm", "đêm hè", "đêm trường" , [18,266],
"Tình yêu, chiến tranh, viết tiểu thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt, bàng hoàng, nhức nhối Mưa và đêm, chiến tranh và sáng tác; khủng khiếp và hồn hoang Len lỏi, bao trùm và dẫn dắt tất cả các biến động của tiểu thuyết (mưa và đêm) là một mối tình đau xót, kéo dài, vang vọng, âm
ỉ và nổ bùng, hủy hoại tất cả" [18,266] Những nghiên cứu này của tác giả đã
giúp chúng tôi trong việc khảo sát so sánh tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
và truyện ngắn Bảo Ninh
Nghiên cứu về Thân phận của tình yêu ở góc độ thi pháp, tác giả Trần Quốc Huấn trong tạp chí Văn học số 3 (1991) đã quan tâm đến thiên truyện từ
Trang 6điểm nhìn chiến tranh Tác giả viết: "Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái lại, thờ thẫn, đăm đắm của một người lính khi đã tàn cuộc Cái nhìn dằng dặc, đầy phân tán nhưng không hề lơ đãng Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá tập trung" [23,85] Điều này đã gợi ý cho chúng tôi khi nghiên cứu về hai điểm
nhìn chiến tranh quá khứ và hiện tại trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
Bên cạnh đó Trần Quốc Huấn còn đưa ra nhận xét về nhà văn Bảo Ninh Ông viết: "Bảo Ninh đã độc lập tác chiến trong quá trình rong ruổi ngược Anh can đảm chấp nhận một lộ trình dốc đứng Có lẽ anh trong số những người lính sống sót đã mất đi khả năng quên Đây chính là sự hành xác vừa đau đớn vừa đáng sợ Buồn đau đến thành mãn tính, ám ảnh, luôn mấp mé với bệnh hoạn" [23,86]
Nguyễn Thái Hòa trong công trình Những vấn đề thi pháp của truyện
lại nhấn mạnh đến cách xử lý thời gian linh hoạt của Bảo Ninh Theo nhà nghiên cứu, Bảo Ninh đã sử dụng thủ pháp đồng hiện trong cuốn tiểu thuyết này Nguyễn Thái Hòa viết: "Phong phú và đầy đặn hơn là cách kể, cách xử lí
thời gian của Bảo Ninh trong Thân phận của tình yêu Cả quãng đời thơ ấu, đi
học, trước chiến tranh, sau chiến tranh của nhân vật Kiên không phải liên tục,
đều đặn mà lần giở theo hồi ức" [21,143], "sự xê dịch trong Thân phận của
tình yêu mới thật là một thách thức đối với người đọc Nó không có dấu hiệu
báo trước và cũng chẳng biết kết thúc lúc nào" [21,131]
Trên tạp chí Văn học số 6 (1991), với bài viết Văn xuôi gần đây và
quan niệm về con người Bùi Việt Thắng đã đưa ra nhận định hết sức xác đáng
về quan niệm nhân cách con người trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu Ông viết: "Cái phần được của Thân phận của tình yêu chính là ở chỗ Kiên
mới dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất công bằng mà phán xét lịch sử Cao hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi xám hối, tranh đấu và vượt lên" [49,17] Đó là những định hướng quý báu cho
chúng tôi khi nghiên cứu so sánh tiểu thuyết Thân phận của tình yêu và
truyện ngắn Bảo Ninh cùng viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ
Trang 7Ngoài tập truyện ngắn và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, gần đây Bảo Ninh còn viết một số bài trên báo Văn nghệ trẻ bàn về sự đổi mới của văn học Trong phần hai của bài viết Văn học đổi mới đến từ cuộc kháng
chiến, Bảo Ninh đã chỉ trích một số quan niệm ấu trĩ khi xử lí Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và lý giải về việc thưởng thức văn học của độc giả
Đồng thời đã khen ngợi sự đổi mới đề tài chiến tranh của Thái Bá Lợi (truyện ngắn) và Lê Lựu (tiểu thuyết) Tác giả viết: "Tôi nghĩ rằng họ, chẳng hạn nhà
văn Thái Bá Lợi của Hai người trở lại trung đoàn, nhà văn Lê Lựu của Thời
xa vắng, có ý chí đổi mới sáng suốt và mãnh liệt đồng thời quả cảm và gan lỳ
chẳng kém gì người nông dân gan dạ dám chọn con đường đúng đắn nhưng đầy cay đắng và cô đơn của bí thư Kim Ngọc Tôi tự hỏi rằng nếu không có những người nông dân cựu chiến binh kháng chiến chống Mỹ ấy thì liệu nền kinh tế của đất nước và đời sống của mọi người ngày hôm nay sẽ như thế nào?" [40,3] Bảo Ninh là một trong những nhà văn góp phần đổi mới văn học viết về đề tài chiến tranh, nên ở đây thể hiện một quan niệm về sự đổi mới cách nhìn nhận chiến tranh Ông viết: "Nếu không có ý chí và tác phẩm sáng ngời tinh thần đổi mới ngay từ đầu những năm 1980 của các nhà văn mà hầu hết là cựu chiến binh thì ngày nay các nhà văn và cả độc giả nữa sẽ có kiểu tư
duy văn học kiểu gì?" [40,3] Cũng trên báo Văn nghệ trẻ ở bài viết Nói hay
làm dở, Bảo Ninh đưa đến một quan niệm mới về việc viết văn của lớp nhà
văn sau chiến tranh Ông dẫn ra một loạt cuộc hội thảo bàn về nhu cầu đổi mới văn học: "Mỗi thầy mỗi khác, nhưng tựu trung đều kêu gọi và thôi thúc chúng tôi hãy khác đi, hãy mau mau đổi mới, hãy mạnh dạn cách tân, hãy từ
bỏ lối mòn trong suy nghĩ và trong sáng tác" [41,2]
Gần đây cũng trên báo Văn nghệ trẻ, số 39 (2006) trong bài viết Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại phong phú về lượng, khi bàn về tiểu thuyết Việt
Nam đương đại, tác giả Nguyễn Trường Lịch cho rằng tiểu thuyết Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy của tiểu thuyết thế giới, ông đưa ra một số tác
phẩm tiêu biểu trong đó là tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh
Trang 8Tác giả viết: "Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh với độ dài của thời gian,
điểm nhìn mới mẻ về chiến tranh trong quá khứ giúp nhà văn mạnh dạn nhận
rõ cuộc chiến tranh không chỉ mang âm điệu hào hùng thắng lợi mà con đượm nét đau thương bi tráng trong những ngôi nhà, nơi ngõ phố vắng vẻ hoặc làng quê núi đồi quạnh hiu qua từng nỗi bất hạnh cô đơn của bao người con gái nhỏ hậu phương đêm đêm không ánh đèn mỏi mắt chờ đợi" [31,3] Nguyễn Trường Lịch còn phát hiện những mới mẻ ở cuốn tiểu thuyết này: "Và có lẽ điểm mới
nhất trong kết cấu Thân phận của tình yêu là chỗ tác giả lấy trục thời gian chi
phối mọi hành động xuyên suốt các tính cách nhân vật trải rộng trên các vùng không gian mênh mông của chiến trường từ Bắc chí Nam" [31,3]
Như vậy, chưa có một công trình nào thể hiện cái nhìn tổng quát toàn diện, có hệ thống, chuyên sâu trong việc nghiên cứu đề tài chiến tranh chống
Mỹ trong tiểu thuyết Bảo Ninh Vì thế, có một cái nhìn hệ thống về đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh là một vấn đề cần thiết
3 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
3.1 Chỉ ra được phương thức tiếp cận và thể hiện đề tài chiến tranh
trong truyện ngắn Bảo Ninh
3.2 So sánh việc thể hiện đề tài chiến tranh trong tập truyện ngắn này
với việc thể hiện đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
3.3 Từ việc giải quyết những vấn đề trên, góp phần hiểu thêm một số
đặc điểm của truyện ngắn
4 GIỚI HẠN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
1 Luận văn nghiên cứu đề tài chiến tranh trong những truyện ngắn Bảo
Ninh được tập hợp trong Truyện ngắn Bảo Ninh do Nxb Công an ấn hành năm 2002 Đó là những truyện ngắn: Trại bảy chú lùn, Thời tiết của ký ức, Hà
Nội lúc không giờ, Rửa tay gác kiếm, Mây trắng còn bay, Hữu khuynh, Khắc dấu mạn thuyền, Ngôi sao vô danh, Bí ẩn của làn nước, Bên lề cuộc tấn công,
Lá thư từ Quý Sửu, Ba lẻ một, La-mác xây-e
Trang 92 Đối sánh với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả ở
những vấn đề liên quan
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vận dụng những phương pháp nghiên cứu văn học phổ biến: phương pháp khảo sát - thống kê, phương pháp miêu tả - phân tích và chú trọng phương pháp so sánh: so sánh trong nội bộ tập truyện ngắn, so sánh những
vấn đề liên quan ở tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
6 DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về đề tài chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh một cách có hệ thống trong sự đối sánh với tiểu
thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả
7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1 Chiến tranh và nhân cách con người Chương 2 Chiến tranh và tình yêu
Chương 3 Hai điểm nhìn chiến tranh
Trang 10Chương 1
CHIẾN TRANH VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI
1.1 NHÌN QUA TRUYỆN NGẮN VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH SAU 1975
Từ lâu đề tài chiến tranh đã đi vào trong văn học Tuy nhiên ở mỗi thời đại, mỗi dân tộc trong những bối cảnh cụ thể, vấn đề này được đề cập trong văn học với những mức độ khác nhau
Cuộc chiến tranh chống Mỹ kéo dài hơn 20 năm Dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, do đó, chiến thắng
đế quốc Mỹ là một sự nghiệp vĩ đại đòi hỏi những hy sinh to lớn Con người không thể vì hạnh phúc cá nhân mà yên lặng trước sự giày xéo của quân thù Cuộc chiến đấu với giặc ngoại xâm giống như một cuộc trường chinh không ngưng nghỉ, chiến tranh là một chuỗi dài khó khăn gian khổ Các nhà văn thời kỳ này có nhiệm vụ phải nhận lấy sự ký thác của lịch sử là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Trách nhiệm lớn lao của các nhà văn là: "phải có những tác phẩm xứng đáng chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bấy giờ mà còn để lưu truyền cái lịch sử oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho hậu thế" [61,27]
Trong văn học 1945-1975 (9 năm văn học kháng Pháp và hơn 20 năm văn học chống Mỹ) với tư duy sử thi, các cây bút phản ánh cuộc tử sinh của dân tộc với những quan tâm là "viết cái gì?" hơn là "viết như thế nào?" Bởi vậy, ở giai đoạn này, trong các bài, thư, báo bàn về văn nghệ, Đảng và Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh các yếu tố về nội dung được yêu cầu như: "biểu dương",
"ghi lại cho được", "phản ánh chân thật" Văn học Việt Nam ở thời kỳ này cái nhìn về cuộc chiến còn phiến diện, chỉ ca ngợi mà chưa khơi sâu, mô tả những đau khổ của chiến tranh, những con người dù cận kề cái chết vẫn được
lý tưởng hóa Đó là hình ảnh của những người anh hùng như anh Núp, Tnú ,
đó là hình ảnh của chị Sứ, chị út Tịch Những điều đó đã đem lại cho văn
Trang 11xuôi trong thời kỳ này ít nhiều hạn chế khi viết về đề tài chiến tranh Trải qua bảy thế kỷ truyện ngắn dân tộc từ Lý Tế Xuyên (thế kỷ XIV) đến nay, có thể thấy rằng truyện ngắn Việt Nam đã đạt đến trình độ của truyện ngắn hiện đại, với "một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại" [17,37] Thế nhưng ở giai đoạn 1945-
1975 ở thể loại truyện ngắn còn có những hạn chế ở cái nhìn về cuộc chiến Ngôn ngữ và nghệ thuật trần thuật trong các tác phẩm còn phẳng lặng, một chiều, cái gai góc, đau đáu khi viết về chiến tranh thật sự mờ nhạt hoặc là không có Sau năm 1975, đất nước bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng hòa bình trong xu thế đổi mới hội nhập Đề tài chiến tranh vẫn là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nhà văn Không chỉ với những nhà văn mặc áo lính, hay những nhà văn trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc mà cả với những cây bút trẻ sinh ra và lớn lên trong cuộc sống hòa bình
Suy nghĩ về đề tài chiến tranh, nhà văn Chu Lai cho rằng: "Chiến tranh
là một siêu đề tài và người lính cũng là siêu nhân vật Càng khám phá, càng thấy những độ rung không mòn nhẵn Ở đó mọi thứ đều được nén chặt đến ngột ngạt và nếu biết cách khai mở thì đấy là đối tượng văn học vĩnh cửu nhất" [28,41] Còn Nguyễn Minh Châu, dù viết rất nhiều về chiến tranh nhưng khi nhìn nhận về nó ông cũng thành thật nhận thấy: "So với tầm vóc sâu rộng của hiện thực đời sống bộ đội và nhân dân ta trong hơn một phần tư thế kỷ qua thì công việc của mình chỉ như vừa mới đặt bàn chân lên cái bậc cửa của tòa thâm cung đồ sộ, đầy biến động và thần bí, vừa mang tính chất thời cuộc vừa mang tính chất lịch sử đó", "rất nhiều cuộc đời của những con người bình thường nhưng chứa đựng số phận của cả đất nước, chứa đựng cả một bài học lớn về đường đời, đang cần ngòi bút của nhà văn soi rọi trên trang giấy" [5,8]
Các nhà văn sau 1975 tập trung khai thác đề tài chiến tranh theo tư duy mới, điều này thực sự đem lại thành quả to lớn đối với nền văn học nước nhà Một trong những thể loại tiên phong đổi mới của văn xuôi về đề tài chiến
Trang 12tranh là thể loại truyện ngắn, đây cũng là thể loại đạt được những thành tựu đổi mới sâu sắc nhất, nổi bật nhất và toàn diện nhất Và một trong những nhà văn góp phần thay đổi truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh sau 1975, tạo nên những rung cảm nghệ thuật mới mẻ, đặc sắc đó là Bảo Ninh
Bảo Ninh tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18/10/1952 tại Diễn Châu, Nghệ An Quê quán xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh Anh từng nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên
Trong ba lô người lính, Bảo Ninh đã cất giữ cho riêng anh những hoài niệm từ chiến trường gian khổ Trong hành trang tinh thần của anh, chiến tranh là nỗi nhớ, là nỗi buồn nguyên khối Viết về chiến tranh sau cuộc chiến tranh với Bảo Ninh cũng như các nhà văn quân đội là niềm hạnh phúc hay
chính là món nợ văn chương cần phải trả đối với cuộc đời Trong Truyện ngắn
Bảo Ninh do Nxb Công an Nhân dân ấn hành năm 2002 có tất thảy là 16 truyện
ngắn thì có đến 13 truyện viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ: Trại "Bảy chú
lùn", Ba lẻ một, Bên lề cuộc tấn công, Lá thư từ Quý Sửu, Bí ẩn của làn nước, Ngôi sao vô danh, Rửa tay gác kiếm, Mây trắng còn bay, Khắc dấu mạn thuyền, Thời tiết của ký ức, Hữu khuynh, Hà Nội lúc không giờ, La- mác-xâye
Trong 13 truyện ngắn viết về chiến tranh, chỉ có một truyện đứng ở thời
điểm quá khứ (Bên lề cuộc tấn công) và hai truyện đứng ở thời điểm hiện tại (Mây trắng còn bay, La-mác-xây e) còn lại là truyện đan xen giữa hiện tại và
quá khứ Trong 13 truyện ngắn ấy có 9 nhân vật chính là người lính Đó là các
truyện: Trại "bảy chú lùn", Ba lẻ một, Là thư từ Quí Sửu, Ngôi sao vô danh,
Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Bên lề cuộc tấn công, Hữu khuynh,
Hà Nội lúc không giờ (trong đó có 8 nhân vật chính là người lính trở về)
Thống kê như thế để thấy rằng Bảo Ninh nhìn nhận cuộc chiến hầu hết là từ hơn hai mươi năm sau Tác giả đã cố gắng thoát ra khỏi khuôn khổ sáo mòn của đề tài chiến tranh
Có thể nói mạch chảy xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam tính từ sau cách mạng tháng tám là đề tài chiến tranh Văn học của 30 năm chiến tranh "tiêu biểu cho nền nghệ thuật còn tươi ròng sự sống, một nền nghệ thuật
Trang 13thấm đẫm mồ hôi, khói và thuốc súng, một nền nghệ thuật chân chất, đẹp và khỏe như những chàng trai đang độ lớn" Do yêu cầu của thời chiến tranh mỗi tác phẩm văn học phải phục vụ cho mục đích chính trị nên những tác phẩm văn học của thời kỳ này đã miêu tả hiện thực cần có, nên có chứ chưa phải là miêu tả hiện thực đang tồn tại Bởi vậy những hiện thực chiến tranh khốc liệt còn bị khuất lấp, bao khó khăn, gian khổ trong đời sống người lính chưa được phơi bày Số phận cá nhân, những con người phản bội Tổ quốc, những mâu thuẫn trong nội bộ chưa được phanh phui Hiện thực chiến tranh cụ thể với những trận đánh lớn, dữ dội đã bị đẩy lùi về sau Truyện ngắn Bảo Ninh xây dựng chiến tranh với cái nhìn của một người nghĩ về chiến tranh và viết sau chiến tranh, nhưng cuộc chiến ấy vẫn đầy máu và nước mắt Thế giới con người luôn là niềm khao khát được khám phá của văn học, trong mảng đề tài chiến tranh của văn học giai đoạn 1945 -1975 việc miêu tả con người thực sự đang còn những non yếu Bước sang giai đoạn mới, con người trong chiến tranh được miêu tả toàn vẹn hơn, mỗi nhân vật là một con người lưỡng diện,
con người với tất cả những mặt tốt xấu của đời đó là Lực trong Cỏ lau, Hòa trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu) Truyện
ngắn sau 1975 còn quan tâm đến kiểu con người mới: con người tự nhận thức
như nhân vật người họa sĩ trong truyện ngắn Bức tranh , con người tự nhiên như các cô gái trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo , con người tâm linh như người lính trong Bến trần gian của Lưu Minh Sơn Chỉ
riêng về việc thể hiện người lính, truyện ngắn sau 1975 đã xây dựng hàng loạt kiểu nhân vật mới, đó là kiểu nhân vật lạc thời, lạc môi trường, nhân vật tha hóa, nhân vật chấn thương
Trong truyện ngắn Bảo Ninh có những con người lớn dậy trong chiến tranh hoặc tha hóa, biến chất trong hoàn cảnh đó Con người mới ở đây là kiểu con người chuyển từ cái ta cộng đồng sang cái tôi riêng biệt, là con người với những trạng thái tâm hồn: khi khổ đau, khi vui sướng, khi hạnh phúc, và cả bất hạnh nữa Bảo Ninh đã dựng lên những đời người không
Trang 14bằng phẳng Những gai góc, gồ ghề của cuộc sống bám chặt vào đời lính, họ
đi ra từ chiến tranh nhưng nặng trĩu nỗi buồn (Lá thư từ Quý Sửu), họ đi ra từ
chiến tranh nhưng không quên nổi những oán thù cá nhân để rồi mang tư
tưởng không đẹp (Hữu khuynh), ở đó còn có những người giữ mãi lời thề mà bắt mình cứ mãi cô đơn (Trại "bảy chú lùn") Chiến tranh đã "phạt ngang
cuộc đời của họ"
Độ lùi của thời gian là một lợi thế của Bảo Ninh để nhìn lại những gì đã diễn ra trong chiến tranh Thời gian tạo cho nhà văn có cơ hội nhìn chiến tranh như một hiện tượng xã hội tổng thể và nhất là cho phép nhà văn kiểm chứng những hậu quả xã hội của nó Văn học hậu chiến của bất kỳ dân tộc nào cũng có trách nhiệm lớn lao là bằng tư duy nghệ thuật nhận thức lại, đo lại những "chấn động" về mọi mặt xã hội do chiến tranh để lại cho dân tộc mình Và cũng dễ hiểu vì sao những tác phẩm viết về chiến tranh thời hậu chiến có cái nhìn bình tĩnh hơn, khách quan hơn và vì thế mà đọc nó, ta thấy thấm thía hơn những gì được viết trong khói lửa Đề tài chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh còn thể hiện sự đa chiều, đa diện trong việc dùng thủ pháp đồng hiện biến đổi không gian, thời gian, miêu tả dòng độc thoại, nội tâm con người
Bên cạnh 13 truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh chống Mỹ, Bảo Ninh
có cuốn tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, đây là tiểu thuyết đạt giải thưởng
của Hội Nhà văn năm 1991 Trong tác phẩm này, Bảo Ninh đã cho người đọc thấy toàn bộ nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, những thân phận con người, thân phận tình yêu Đó là sự sáng tạo của nhà văn Bảo Ninh trước sự đổi mới cách tiếp cận đề tài chiến tranh, anh đã kịp thời bắt nhịp với hướng đi mới, đã cho độc giả những trang văn viết về đề tài chiến tranh ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết rất sống động, trung thực và đầy tính nhân văn Điều này dường như đã làm nên một phong cách rất riêng của nhà văn xứ Quảng Bình cát trắng này
Trang 151.2 VẤN ĐỀ CHIẾN TRANH VÀ NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
Chiến tranh là một nhân tố có tác động cực kỳ to lớn đối với nhân cách
con người Nhân cách là "tư cách và phẩm chất con người" [42,687], mỗi con
người ai cũng có tư cách và phẩm chất Tư cách, phẩm chất đó như thế nào phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện sống của mỗi cá nhân Bùi Việt Thắng cho rằng: "quan niệm về nhân cách là biểu hiện một trình độ cao của sự khái quát nghệ thuật đời sống " [49,17] Tác giả còn khẳng định: "nhân cách là một khái niệm rộng và cao hơn khái niệm nhân vật tích cực" [49,17] Nói đến nhân cách con người là nói đến những điểm tốt đẹp của người trước cuộc sống (Bùi Việt Thắng) Nhưng cuộc sống hôm nay "vốn đa sự" liệu con người
có còn giữ được nhân cách của mình không? Chiến tranh đối với người lính hậu chiến như thế nào?
Chiến tranh chống Mỹ chiếm trọn hai mươi năm của thế kỷ Con người Việt Nam phải chịu sự tác động ghê gớm của cuộc chiến tranh trường kỳ ấy Tới nay hòa bình đã trở lại nhưng những dư âm của chiến tranh vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với con người thời hậu chiến Sức tác động của chiến tranh đến nhân cách con người cả trong chiến tranh và trong hòa bình vẫn là một chủ đề của văn học hôm nay Bên cạnh các tác giả văn học khác, Bảo Ninh thể hiện sự tác động của chiến tranh đến nhân cách con người rất độc đáo Ở đây chúng tôi đi vào tìm hiểu nhân cách con người trong truyện ngắn Bảo Ninh, từ đó nhận thấy cùng với các nhà văn hiện đại, Bảo Ninh đã góp phần tạo điều kiện cho sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người văn học thời hậu chiến
Truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu ra đời năm 1976 được
coi là tác phẩm mở đầu cho sự đổi mới lĩnh vực viết về chiến tranh Trong tác phẩm này Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho văn học một cách nhìn mới về con người, hình tượng người lính không còn mang vẻ đẹp của người anh hùng
Trang 16nhất phiến toàn diện nữa mà ở đó người lính trở về cuộc sống thường nhật với bao khó khăn vất vả
Cũng viết về người lính và chiến tranh, truyện ngắn Hai người trở lại
trung đoàn của Thái Bá Lợi khám phá theo lối tư duy mới, những người lính
ở đây không thể hiện phẩm chất anh hùng trong chiến đấu mà chủ yếu được khám phá trong các quan hệ đời thường, đời tư Đó là những con người không còn mang vẻ đẹp lý tưởng của văn học thời chiến mà là con người với lẫn lộn tốt xấu, trắng đen
Nhìn lại chặng đường đổi mới nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ 1975 đến 1980 đề tài chiến tranh vẫn viết theo quán tính cũ [32,23] Phải đến đầu năm 1980, đặc biệt từ sau 1986, mảng văn học mới này mới có nhiều biến đổi sâu sắc đối với từng tác giả và cả đội ngũ sáng tác Không còn những tác phẩm
trực tiếp mô tả tái hiện lại hoàn cảnh chiến tranh như Chiều vô danh (Hoàng Dân),
Thung lũng hoa vàng (Huỳnh Thạch Thảo) mà thường gặp những truyện ngắn
phản ánh hiện thực chiến tranh từ số phận, từ những bi kịch cá nhân như Biển
cứu rỗi (Võ Thị Hảo), Tiếng chuông trôi trên sông (Vũ Hồng)
Theo Bùi Việt Thắng: "Quan niệm con người vẫn được coi là thước
đo sự tiến bộ nghệ thuật từ xưa tới nay" [49,17] Tìm hiểu nhân vật cũng là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người Nhân vật văn học là con người được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm: "là con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học" [17,12] Nhân vật là biểu hiện trực tiếp của những quan niệm khác nhau về con người của từng tác giả, từng thể loại, từng giai đoạn văn học Bất cứ một nền văn học nào ra đời cũng xuất hiện những con người mới, mỗi thời đại văn học có những kiểu con người khác nhau Gắn với thời cổ xưa, văn học có con người thần thoại, con người
sử thi , gắn với văn học Trung Đại là con người tỏ chí, tỏ lòng Kiểu con người khác nhau ấy thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn
Trang 171.2.1 Người lính dưới góc nhìn con người cá nhân
Văn học hôm nay đã tiếp cận cuộc sống con người cá thể hơn Nhìn tổng thể, trong văn học sau 1975, quan niệm nghệ thuật về con người xuyên suốt, nổi bật là quan niệm về con người cá thể Nhìn nhận con người trong cuộc sống với đầy biến động, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc con người
cá thể với giọng nói riêng, tính cách riêng Mỗi con người một số phận, mỗi con người với niềm đau hạnh phúc riêng trong một cảm nhận về thực tại Tất
cả họ hiện lên trang giấy như là nỗi ám ảnh về một quá khứ đầy đau thương nhưng rất đỗi anh hùng
Con người cá thể bắt đầu xuất hiện ở phương tây từ thời đại Phục hưng, trong những tác phẩm của Sexpia, của Kant , giải phóng cá nhân con người
đó là mục tiêu của chủ nghĩa nhân văn thế kỷ XVI chống lại lễ giáo phong kiến và nhà thờ
Ở nước ta với nghìn năm Bắc thuộc, một thời gian quá dài ảnh hưởng
tư tưởng Nho giáo Bên cạnh đó Phật giáo với triết lý "vô ngã" đã phủ nhận sự tồn tại của cá nhân Trong văn học trung đại đã có con người cá nhân xuất hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng chưa hình thành quan niệm về con người cá nhân
Đến đầu thế kỷ XX, do nhu cầu phát triển tự thân của văn học, văn học
có sự biến chuyển theo con đường hiện đại hóa Ý thức con người trỗi dậy lớn lao, nếu cá nhân trong văn học trung đại là cá nhân vũ trụ, tự nhiên thì ở đây được đổi mới về chất và hết sức đa dạng Tự lực văn đoàn đã mở đầu cách miêu tả thế giới nội tâm con người còn Thơ mới đã thể hiện được số phận cá nhân, nói rõ những "điều kín nhiệm u uất", "phát hiện cái tôi thành thực, công khai xem cái tôi cá nhân như một cách thế nhìn đời hợp pháp" Mặc dù Tự Lực Văn Đoàn và Thơ mới đã có những quan niệm nghệ thuật về con người
cá thể nhưng cuối cùng cũng đi đến cực đoan và bế tắc
Sau 1945, do yêu cầu của một giai đoạn văn học trong chiến tranh, con người cá nhân không được đề cập đúng mực Cuộc sống cá nhân riêng tư của
Trang 18mỗi người phải thu hẹp lại đến tối thiểu, nhường chỗ cho đời sống chung của tập thể, của cả dân tộc Con người được nhìn nhận, đánh giá trước hết chủ yếu
ở tư cách quan hệ với số phận của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng Một thời kỳ theo cách nói của Chế Lan Viên: "những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt nụ cười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ như nhau"
Từ sau 1975, nhất là những năm 80 đến nay, người lính dưới góc nhìn con người cá nhân được quan niệm đúng đắn và có chiều sâu hơn, đặc biệt là
ở truyện ngắn Bằng nhiều cách khám phá và thể hiện độc đáo, truyện ngắn đã khắc họa chân dung con người cá thể một cách sinh động, sâu sắc và đa chiều ''Cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan'' (Nguyễn Minh Châu) Mỗi nhà văn một quan niệm riêng, biến thái, châu tuần chung quanh quan niệm chung nhất Đó là con người tự ý thức của Nguyễn Minh Châu, con người trần tục của Nguyễn Huy Thiệp, con người bản năng của Dạ Ngân, Phạm Hoa, đều
là những dạng thức của con người cá thể Nghiên cứu con người - người lính dưới góc nhìn cá thể trong truyện ngắn Bảo Ninh chúng tôi sẽ làm rõ nhân cách con người trong chiến tranh và sau chiến tranh
a Người lính dưới biểu hiện con người tự nhận thức (hay con người với khát vọng, kiếm tìm)
Trong mảng viết về chiến tranh chống Mỹ của truyện ngắn Bảo Ninh,
có thể thấy người lính dưới góc nhìn con người cá nhân biểu hiện khá rõ nét ở dạng thức con người tự nhận thức Quan niệm này bộc lộ chiều sâu trong quan niệm nghệ thuật về con người, gắn liền với sự thức tỉnh ngày càng cao của ý thức con người Con người thao thức, tự nhận thức trong truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện rõ nét nhân cách con người trong và sau chiến tranh
Ở phương Tây, người ta thấy con người tự nhận thức xuất hiện từ rất sớm, Hăm lét của Sêxpia là một điển hình về con người tự nhận thức Trong văn học Việt Nam thời trung đại con người tự nhận thức xuất hiện nhiều trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX với kiệt tác
Truyện Kiều (Nguyễn Du), với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,
Trang 19Đoàn Thị Điểm, nhưng ở đó con người tự nhận thức còn nằm trong khuôn khổ hạn hẹp của lễ giáo phong kiến Trong văn học cận hiện đại con người này từng xuất hiện trong các sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng và ở
đó con người tự nhận thức với nhiều hạn chế Con người tự nhận thức tiếp tục xuất hiện trong văn học sau năm 1975 ở sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp Đến Bảo Ninh, con người tự nhận thức trong hoàn cảnh trước và sau chiến tranh trở thành một hình tượng sâu sắc
Con người tự nhận thức trong truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện ở khát vọng kiếm tìm, ở sự chiêm nghiệm, ở sự không hoàn thiện Một loạt truyện ngắn viết về chiến tranh của Bảo Ninh thể hiện người lính trong khát vọng kiếm tìm Kiếm tìm tình yêu, kiếm tìm hạnh phúc đó là giá trị tinh thần mà con người luôn hướng đến "bởi cuộc đời thì hữu hạn mà tình yêu lại vô cùng" Trong chiến tranh, khát vọng này càng trở nên cháy bỏng Nói đến chiến tranh
là nói đến mất mát, đau thương, là những hy sinh không thể tránh khỏi Trong không khí lửa đạn, tình yêu lứa đôi thể hiện nét đẹp trong tâm hồn người lính Truyện ngắn Bảo Ninh xuất hiện nhiều con người đi tìm nửa kia của mình:
Trại "bảy chú lùn", Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền, Hà Nội lúc không giờ
Trong truyện ngắn Trại "bảy chú lùn", nhân vật chính của câu chuyện
là Mộc, từ chiến tranh trở về kể lại quãng đời đã qua của anh Đó là chuỗi ngày gian khổ nhưng đẹp và đáng nhớ, dẫu tận cùng gan ruột là nỗi khắc khoải về thời gian anh không được sống cùng Nga - người con gái mà anh đã yêu thương Và khi chiến tranh kết thúc, nỗi ước vọng về Nga vẫn khôn nguôi trong trái tim người lính vốn đã chịu nhiều đau khổ, mất mát Hay trong
truyện ngắn Rửa tay gác kiếm chẳng hạn, Quang vốn không phải là nhân vật
chính trong truyện nhưng câu chuyện về anh là câu chuyện người lính đi tìm hạnh phúc, tình yêu Dẫu đau đớn tột cùng khi bị người thân yêu phụ bạc nhưng anh vẫn quyết đi tìm vợ, bỏ qua lỗi lầm của vợ Còn nhân vật "tôi"
trong truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ khao khát đi tìm bạn tình của mình
Trang 20chiếm trọn cả quãng đời trai trẻ Chiến tranh không cho phép tuổi thanh xuân của anh gặp gỡ quen biết để yêu thương một người phụ nữ, cho nên trong trái tim anh vẫn cháy bỏng một mối tình không có thực với một phụ nữ lớn tuổi
hơn ở cùng khu xóm Truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền lại đem đến một
hình tượng khác, đó là hình ảnh một người lính tìm về kỷ niệm khắc sâu trong tâm khảm Một tình cảm biết ơn trìu mến về người con gái dưới trời mưa bom bão đạn từ hơn hai mươi năm trước Đó cũng là một sự kiếm tìm vô vọng
Thế giới nội tâm của con người luôn là miền đất bí ẩn và có sức thu hút với nhiều ngòi bút Đôxtôiepxki đã từng khẳng định: "con người là một điều
bí ẩn Tôi tìm kiếm điều bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành con người" Con người
tự nhận thức là con người có chiều sâu tâm trạng Các nhân vật trong các truyện ngắn kể trên hầu hết được Bảo Ninh xây dựng theo môtíp lặng theo suy tưởng về một vùng ký ức xa xăm Đó là ký ức về những ngày chiến tranh
mà các nhân vật chính trong vai người kể chuyện ở ngôi thứ nhất bày tỏ: "như
tôi còn thời nào nữa ngoài thời đã qua" (Hà Nội lúc không giờ); "Giờ đây nhớ
lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn
nhớ sâu lặng" (Rửa tay gác kiếm); hoặc là nỗi thổn thức của ông Phúc - người phía bên kia giới tuyến trong truyện ngắn Thời tiết của ký ức: "Những nỗi
niềm đã yên nghỉ từ lâu âu sầu thức dậy, lần lượt hiện hình, lần lượt trôi qua, dằng dặc và chậm rãi, theo nhịp đếm của chiếc đồng hồ để bàn" Kiếm tìm
về quá khứ - đó là phản ứng của tâm hồn nhạy cảm khi thời cuộc đã đổi thay Tất cả các nhân vật của Bảo Ninh đều nhận thức quá khứ đã vời xa và trong quá khứ lưu giữ kỷ niệm của một thời trai trẻ Có một điều đáng lưu ý là các nhân vật trong truyện ngắn viết về chiến tranh của Bảo Ninh đều là những người đàn ông đã bước qua ngưỡng của tuổi trẻ, nên khi bước vào độ tuổi trung niên họ có những suy tư chiêm nghiệm của con người từng trải trong chiến tranh ''Dĩ nhiên với dòng đời vô cùng vô tận bốn mươi năm có là bao, chỉ là một khúc đò ngang ngắn ngủi, nhưng với đời người, đó là cả một thời gian mênh mang như biển mà từ bờ này sang bờ bên kia ngang với từ kiếp
Trang 21này qua kiếp khác'' (Thời tiết của ký ức) Thời gian bốn mươi năm qua đối với
ông Phúc thật là dài, bao nỗi niềm yên nghỉ tưởng như vùi chôn cùng năm tháng, nào ngờ kí ức như những thước phim quay chậm Quãng đời phía trước mang theo cả đớn đau, hạnh phúc trở về Những dòng suy tưởng mang tính chất triết lí về cuộc đời, về thân phận Có thể thấy điều này rất nhiều trong truyện ngắn Bảo Ninh Dường như chiến tranh đã tạo nên con người chiêm nghiệm, suy tư - những con người tự lí giải cho đau khổ, mất mát của mình
Quang (Rửa tay gác kiếm) bị vợ phụ bạc ''bỏ nhà đi theo trai'', vẫn thông cảm
với vợ: ''Lấy nhau mới được có bảy ngày là tớ đã lên đường đi Bê Như vậy là
cô ấy đã phải vò võ chịu đựng những mười năm trời có lẻ chứ nào ít ỏi gì đâu, thế mà sức người có hạn''- Bảo Ninh đã xây dựng một nhân cách cao đẹp, một con người biết thứ tha cho lỗi lầm của người khác, một người trong đau khổ mất mát riêng tư vẫn điềm đạm lí giải phân minh: ''Thêm nữa nhà tớ lại kề ngay một bến sông nhộn nhịp, tứ xứ thuyền bè qua lại, sự thể như thế tất phải xảy ra'' Quang xem việc vợ bội bạc như là một tất yếu trong hoàn cảnh chiến tranh
Quan niệm về con người tự nhận thức của Bảo Ninh cũng là nét tư tưởng quán xuyến trong truyện ngắn hiện nay, đánh dấu sự phát triển mạnh
mẽ trong quan niệm về con người so với các giai đọan trước Đó là sự thành công ở phát hiện ''con người trong con người'' (Đôxtôiepxki) của truyện ngắn Bảo Ninh
Người lính dưới góc nhìn cá nhân cá thể còn thể hiện ở sự không hoàn thiện,
dở dang ở trong truyện ngắn Bảo Ninh Lịch sử của loài người, xét đến cùng chính
là hành trình để hoàn thiện chính mình, nhưng hết thế hệ này đến thế hệ khác, họ vẫn chưa đạt đến đích muốn đến Con người luôn dang dở, điều này được phản ánh trong văn học từ rất xa xưa Từ văn học dân gian đến văn học viết đã có những biểu hiện rõ ràng của quan niệm về con người không hoàn thiện
Có thể thấy quan niệm con người khiếm khuyết đã in đậm trong văn học hiện thực 1930-1945 Văn xuôi 1945-1975 cũng đã khai thác con người
Trang 22như một sản phẩm bất toàn và hướng đến việc làm cho nó được hoàn thiện Sau 1975, con người trở về với cuộc sống bình thường, cũng có nghĩa là trở
về với cuộc sống đời thường phồn tạp, muôn vẻ, lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài , các nhà văn lại đề cập đến con người với tư cách là sản phẩm bất toàn Nhưng nhìn chung trong quá trình thể hiện khiếm khuyết, ít người kể đến khiếm khuyết của con người trong và sau chiến tranh Đến Bảo Ninh sự không hoàn thiện của con người thời hậu chiến được tác giả nêu ra như một vấn đề trọng tâm trong truyện của mình Đó là kiểu người xấu xí của Mộc: ''Vóc người anh to ngang, bè ra Vai rộng lạ lùng, lưng gấu, hơi còng còng
Da dẻ dường như dày cộp, màu rỉ sắt, nom khô và ráp Tay chân ngắn nhưng rất khỏe, không cuồn cuộn bắp thịt mà to xù xụ còn khuôn mặt hiếm khi
thấy một bộ mặt trông thô như thế" (Trại bảy chú lùn) Hay là vẻ đáng sợ của lão ăn mày trong La mác- xây-e: "Hai con mắt của lão thụt sâu trong hai hốc
xương'', ''Cái miệng đen ngòm'', ''cổ họng ông lão chằng chịt gân trắng gân xanh Yết hầu chạy giật cục'', ''bàn tay khô khỏng" xây dựng con người không hoàn thiện, Bảo Ninh còn chú ý đến con người tàn rựa về nhân cách, con
người tha hóa (La-mác-xây-e), con người chưa hoàn thiện trong truyện ngắn
Bảo Ninh còn thể hiện ở việc nhận thức về cách mạng của nhân vật, đó là sự
lầm đường lạc lối về chiến tranh của ông Phúc trong Thời tiết của kí ức Suốt
cả quãng đời trai trẻ ông Phúc không đứng về phía nhân dân, Tổ quốc Con đường ông chọn là phục vụ cho ngụy quyền Do đó mãi trong lòng ông luôn thổn thức những ăn năn, sám hối Đây chính là nét mới rất nhân văn trong truyện ngắn Bảo Ninh khi quan tâm đến cả số phận của những con người từng
ở bên kia chiến tuyến Đó là một trong những khát vọng khám phá đến tận cùng số phận đời tư được thể hiện sâu sắc trong cái nhìn đa diện về con người
b Người lính với thế giới tâm linh
Một trong những biểu hiện của con người cá thể trong truyện ngắn viết
về chiến tranh của Bảo Ninh là sự đề cập đến con người tâm linh Điều này
Trang 23chịu ảnh hưởng của hai nguồn triết học Đông -Tây, cụ thể là triết thuyết Phật giáo và học thuyết Bergson đề cao trực giác, linh cảm, hướng về thế giới vô thức của con người Là "sản phẩm của trực giác" con người tâm linh xuất hiện
khá lâu trong văn học truyền thống (Việt điện u linh, Truyền kỳ mạn lục,
Truyện Kiều) Trong văn học hiện đại, ở một số sáng tác của Nguyễn Tuân,
Thạch Lam cũng thoáng bóng con người tâm linh nhưng khái niệm này nói chung còn xa lạ, bỡ ngỡ Ở văn học cách mạng 1945-1975 vì một số lý do đặc biệt mà con người tâm linh không xuất hiện, nếu có yếu tố vô thức thì bị coi
là duy tâm, thậm chí bị lên án gay gắt Truyện ngắn sau 1975 chú ý hơn đến việc đi vào một thế giới đằng sau thế giới hiện thực, đây là một biểu hiện của
sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người Đã có nhiều ý kiến khẳng định vai trò của văn xuôi hôm nay là đi vào cõi tâm linh, vô thức của con người Nhà văn Bùi Hiển cho rằng: "Văn học với chức năng của nó là khám phá bản thể con người, lẽ tất nhiên nó rất khao khát soi tìm vào những miền u uẩn, ảo của nội tâm, và những động cơ thầm kín tối tăm của những ứng xử ý thức Các hiện tượng mà người ta gọi là siêu tâm lý" Những truyện ngắn viết về chiến tranh của Bảo Ninh thể hiện quan niệm này như một thủ pháp để khám phá nội tâm thần bí của nhân vật hoặc làm "phát lộ trong bóng tối gương mặt một người quen biết" Những giấc mơ, những cơn mộng mị của người lính xuất hiện từng lúc khác nhau trong truyện ngắn Bảo Ninh
Hướng về thế giới vô thức dường như là sở trường để thể hiện đề tài chiến tranh của Bảo Ninh Thế giới đằng sau hiện thực rất có sức hấp dẫn người đọc, bởi ở đó độc giả tìm thấy giá trị tinh thần mà trong đời sống hiện
thực khó có thể nhận biết Nhân vật Quang trong Rửa tay gác kiếm bình tĩnh
biện minh cho lỗi lầm của vợ với bạn bè là thế nhưng khi sống trong giấc mơ của mình anh: ''chỉ toàn nằm mộng thấy kẻ bội bạc, anh nấc lên tên cô ta và vừa rên ư ử, vừa nói lảm nhảm'' Giấc mơ chính là điều thẳm sâu con người chưa thể bộc lộ , là thế giới vô thức mà ở đó vẫn ngổn ngang câu chuyện cuộc đời Nếu như trong thế giới hiện thực Quang che dấu nỗi đau của mình thì trong giấc mơ anh
Trang 24đã bộc lộ nỗi đau đớn tột cùng Và có đêm mọi người đã ''nghe thấy trong màn anh văng vẳng tiếng khóc thút thít sụt sịt'' Thế giới của những giấc mơ cho Quang được sống với nỗi đau buồn, cho anh nhận diện nhân tình thế thái Quang không phải
là thánh nhân, anh không thể bàng quan được trước mọi việc - Bảo Ninh đã xây dựng nên một người lính "rất người", có lòng tự trọng, có sự tổn thương,
có nỗi đau bị bội bạc không thể nào xoa dịu được
Bảo Ninh khai thác những giấc mơ để thể hiện nhân vật Có khi trong cùng một truyện ngắn tác giả dựng lên các nhân vật với những giấc mơ khác nhau Tác giả viết: "tất cả anh em trong phòng đều ít nhiều gặp phải ác mộng
di chứng từ trận mạc Bao giờ cũng là những ác mộng sinh động" Mỗi người một giấc mơ - thế giới tâm linh đầy rẫy những hồn ma bóng quỷ vật vờ: "tôi cũng thường nằm mơ thấy những tên Mỹ Không phải tất cả những âm hình trong mơ đều là anh em đồng đội Có những giấc mơ thật kỳ lạ, trong đó chỉ toàn gặp những bóng ma quân thù Chúng lững thững xuyên qua tường, êm như ru bước vào phòng, lượn sát đầu giường tôi nằm" Những năm tháng chiến tranh đi qua nhưng âm hồn của những con người tử trận vẫn đeo đẳng tâm hồn người lính Thế giới vô thức kéo con người trở về với nỗi sợ hãi của chiến tranh Những bóng ma: "phần đa chỉ nhè nhẹ diễu lướt qua, nhưng cũng
có vài bóng nấn ná dừng lại, hé cửa màn ra, và phà hơi thở lạnh toát, cúi sát xuống, như thể nhận mặt tôi" Trong hư vô những người lính thấy kẻ thù của mình từ cõi chết trở về nhưng vẫn không quên ân oán cũ
Đằng sau thế giới hiện thực, đằng sau hòa bình, chiến tranh vẫn là nỗi nhức nhối đeo bám trong mỗi giấc mơ của những người lính Mọi chuyện của chiến tranh tưởng như đã chấm dứt vào năm 1975, mọi chuyện tưởng như sẽ
được "rửa tay gác kiếm", ấy vậy mà với Khương (Rửa tay gác kiếm) đêm nào:
"cũng nói mớ và rên rỉ", "ban ngày, nom anh hoàn toàn bình thường song cứ đến nửa đêm Khương bảo rằng hồi đang đánh nhau chẳng hề bị như vậy, chỉ
từ hòa bình, nhập trại an dưỡng mới sinh ra thế" Khương đau đớn không phải do vết thương tái phát, mà đau đớn bởi Khương: "mơ thấy lại cảm giác đau của những lần bị thương trước đây" Người ta bảo đấy là di chứng từ chiến tranh, có lẽ
Trang 25đúng - bởi con người xác thịt ấy từng phải "ăn đạn hàng chục lần, vỡ thịt toác xương" thế mà vẫn sống, vượt qua chết chóc, nghiến răng gượng dậy được để rồi bây giờ trong thế giới vô thức anh: "lần hồi duyệt lại các vết thương"
Thể hiện thế giới tâm linh, Bảo Ninh khẳng định dẫu chiến tranh đã kết thúc nhưng ký ức về nó vẫn là nỗi đau ám ảnh suốt đời của mỗi người lính, nỗi đau mất mát đồng đội, nỗi đau phải bỏ một phần thân thể trên chiến trường Chiến tranh có người còn sống, lành lặn trở về nhưng tâm hồn bị chấn thương nặng nề Những kỷ niệm, hồi ức về chiến tranh vẫn không thôi ám
ảnh, gây nhức nhối Và cũng chẳng riêng gì Khương trong Rửa tay gác kiếm,
Bảo Ninh viết: "Tú chẳng hạn, luôn sống lại với trái bom CBU ném xuống rừng cao su Xuân Lộc Hầm sập và Tú ú ớ ngạt thở, thấy mình bị chôn sống Còn tôi, tôi mơ thấy mưa thuốc độc, mơ thấy những rừng già trên bờ Ngọc Bờ Chiêng bị bọn Mỹ biến thành đại ngàn củi khô" Nỗi khiếp sợ súng đạn chiến tranh của những người lính đã biến thành những giấc mơ hãi hùng trong thời hậu chiến Ở cùng một truyện ngắn Bảo Ninh đã khắc họa không chỉ một nhân vật sống trong những giấc mơ Con người hướng về miền vô thức góp vào sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn hôm nay
Mặt khác, để biểu hiện con người tâm linh, Bảo Ninh còn xây dựng một số nhân vật với những dự cảm trước cuộc đời Đó là Mộc: "Anh ạ, cho đến lúc ấy mọi nguồn cơn nông nỗi đã đến với Nga, tôi không hề hỏi Nga, Nga không thổ lộ Nhưng, bố của Nương là ai thì chính trong đêm Nương ra
đời, tôi đã biết" (Trại "bảy chú lùn") Mộc không chỉ linh cảm được người
đàn ông của Nga mà còn cảm nhận được rất rõ "nỗi buồn niềm mong nhớ " của Nga với người đàn ông kia Bảo Ninh còn khai thác sự huyễn cảm ở con người nơi Mộc Huyễn cảm là khả năng đặc biệt của con người Nó là khả năng cảm biết về một điều gì đó, và thường xảy ra giữa những người thân thiết, những người ruột thịt, cùng huyết thống Mộc yêu Nga, có lẽ vì tình yêu cao lớn thiết tha đó mà anh có khả năng cảm biết về Nga Trong sự nhạy cảm
Trang 26của thời cuộc Mộc thầm hỏi: có phải Nga là người đã làm lộ bí mật hay không? "Khi hiểu được ra cái bí mật quân sự bị lộ bem này bất giác tôi lặng
đi, vì chợt nhớ rằng Nga của tôi rất sõi tiếng Ba Na"
Đi vào tìm hiểu, khám phá con người từ nỗi "ám ảnh tâm linh", "những tiếng vọng tiềm thức" là một hướng mới trong truyện ngắn hôm nay viết về đề tài chiến tranh Qua đó nhân cách con người được biểu hiện, và mặt khác nó giúp chúng ta nhận thức về con người, hiện thực được nhìn nhận đánh giá từ nhiều phía, góp phần tạo nên quan niệm mới phong phú về con người và hiện thực
c Người lính với mặc cảm, bi kịch, cô đơn
Trong truyện ngắn Bảo Ninh, viết về chiến tranh, nhà văn quan tâm đến từng số phận con người Trong số phận chung của dân tộc là mất mát, khổ đau
vì chiến tranh thì mỗi cá nhân con người trong truyện ngắn Bảo Ninh có những nỗi mất mát, đau khổ riêng, không ai giống ai, mỗi người một cảnh ngộ Chiến tranh tạo ra ở con người những bi kịch đã đành, trong hòa bình bi kịch vẫn không chừa những con người từng tham gia chiến tranh Quan tâm đến thân phận con người ở khía cạnh bi kịch, Bảo Ninh góp vào bức tranh chung của cuộc chiến không chỉ có vinh quang mà còn có cả nước mắt do chiến tranh - những dòng nước mắt của cá thể riêng lẻ
Đọc truyện ngắn Bảo Ninh, người đọc luôn nhận ra bất hạnh khác nhau của từng nhân vật Âm thầm với nỗi đau từ hơn hai mươi năm trước, Mộc
trong truyện ngắn Trại "bảy chú lùn" làm bạn với cánh rừng già, quên cuộc
sống đã hòa bình từ lâu Anh không ra khỏi khu rừng gắn với anh một thời bom lửa Với anh cũng như những đồng đội của anh gửi tuổi trẻ cho chiến tranh, chờ đợi hết chiến tranh, nhưng khi chiến tranh kết thúc, bước vào hòa bình, anh ngỡ ngàng, cô độc, người thân chẳng còn ai, không có gia đình Mọi
sự với người đàn ông như Mộc thế là dở dang Mộc mất thăng bằng trước cuộc sống hòa bình Anh không thích nghi với cuộc sống ngoài khu rừng già, hết chiến tranh anh vẫn ở lại với cánh rừng bốn bề vắng lặng, một mình cô đơn Theo như lời của Mộc, anh cô đơn bởi chịu sự trừng phạt của số phận vì
Trang 27anh vào chiến trường mà không biết thằng Mỹ mồm ngang mũi dọc ra sao? anh đã ở nơi đây những hơn hai mươi năm cũng day dứt bởi điều đó
Câu nói của anh với người đưa thư: "họa chăng có ông trời muốn biên thư cho tôi" một câu nói đùa nhưng thực sự pha lẫn chua xót Mộc hiểu rõ sự liên hệ của anh với mọi người là không có, trước đây anh có đồng đội nhưng không ai sống sót qua nổi chiến tranh Họ chết không chỉ bởi hòn tên mũi đạn của giặc Mỹ mà chết bởi những cơn sốt rừng, bởi những thân cây lớn đằn ngang người, những cái chết y hệt nhau Lần lượt từng người một Mộc phải từ giã họ, Mộc nói: "chết vậy khổ lắm, hệt như nhau, các anh ấy lên cơn sốt lúc đang phát rẫy Cây gẫy, chuyển răng rắc, nhưng mắt hoa, chân tay run giật, đáng lẽ tránh sang trái lại bước sang phải Mà khi chưa tắt thở thì không thể nhấc cây lên được cằm run bần bật, răng cắn nát môi, tóc bết vào trán và máu thì không rỉ một giọt, mắt tím thâm và tỉnh táo, chịu trọn cái đau cho đến lúc chết Mọi người xúm quanh bất lực" Cái đau đớn của người chết và cái đau đớn của người chứng kiến không có gì khác nhau Tất cả những điều đó tạo thành bi kịch Những đau khổ tích tụ lại khiến Mộc không thể rời được chốn ấy, dù trong thời chiến anh đã luôn luôn sống trong hy vọng, trong thấp thỏm: hy vọng một ngày hết chiến tranh
Trong chiến tranh Mộc không phải là người lính chiến, mới chớm chân qua biên giới anh đã bị sốt rét ác tính, đơn vị gửi anh về lán anh Nua - một trong những cơ sở hậu cần đầu tiên ở chiến trường B3 Cùng với năm đồng chí khác, Mộc đã được anh Nua một mình nuôi dưỡng Thế nhưng như một định mệnh đã được định sẵn, buổi chiều trước hôm Mộc và các đồng chí rời trạm thì anh Nua chết ngoài nương "chôn Nua xong, không ai bảo ai "họ" đồng lòng ở lại cánh rừng này tiếp tục vụ rẫy mà anh Nua đang làm dở, cứ hết mùa rẫy này rồi đến mùa rẫy khác, cứ thế, cứ thế mãi Miêu tả cái chết của anh Nua, sự thủy chung tình nguyện ở lại của anh em, Bảo Ninh làm sáng lên nhân cách của người lính hậu cần Nhân cách được định hình trong chiến tranh
Trang 28Xây dựng kiểu người như Mộc, nhà văn đã xoáy sâu vào nỗi đau lẩn khuất trong tâm hồn của mỗi người lính Anh đã yêu mà không dám thổ lộ, anh cay đắng nhìn người mình yêu (Nga) sinh con cho người khác rồi lại thương yêu đứa trẻ như con mình Đây chính là bi kịch tình yêu trong đời của Mộc Anh là mẫu người chỉ yêu một lần trong đời Bi kịch của Mộc cũng là bi kịch của nhiều người lính, là bi kịch yêu thương mà không được đền đáp, khát khao một mái ấm gia đình nhưng điều đó lại vượt quá tầm tay Người lính đã
hy sinh tất cả tất cả cho cuộc sống, hạnh phúc của mọi người nhưng cái mà họ nhận lại có khi chỉ là những khổ đau, mất mát, những cay đắng, xót xa Và ở
truyện ngắn Trại "bảy chú lùn" không chỉ mình Mộc âm thầm đau đớn vì tình
yêu mà còn có Huy, có Nga Khi miêu tả số phận như Mộc, Bảo Ninh nhằm
lý giải một điều: chiến tranh làm cho con người biết hy sinh và bi kịch do chiến tranh đem lại là điều khó tránh khỏi
Cùng có nỗi đau như Mộc nhân vật "tôi" trong truyện Bí ẩn của làn
nước không thể quên được điều bí ẩn của riêng mình Năm tháng trôi qua,
thời gian như dòng sông trôi chảy, chiến tranh là nguyên cớ của mọi nỗi đau,
và với nhân vật "tôi", đó là nỗi đau không thể nói nên lời, nó ở trong tận cùng tim anh, trong sự mất mát vô bờ - trong định mệnh oái oăm Bảo Ninh đã chớp lấy một khoảng khắc đau buồn do chiến tranh gây ra, tạo nên một tình huống đầy kịch tính: đó là trong cơn hoạn nạn của "đại hồng thủy", nhân vật
"tôi" không thể cứu được vợ con mình mà cứu đứa con của người khác Thật chua xót khi mọi người lầm tưởng đứa con gái anh cứu được là con anh Không ai biết, chỉ có anh và dòng nước biết, sự nhầm lẫn của số phận và nỗi
bi kịch âm thầm chảy trong mạch huyết của anh: "Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đểu đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là một niềm đau không thể nói nên lời"
Trong chiến tranh có người trở thành anh hùng, có người trở thành kẻ phản bội, điều này dường như đã trở thành quy luật Trong truyện ngắn của mình, Bảo Ninh khai thác chiến tranh như là một yếu tố quan trọng trong việc
Trang 29hình thành nhân cách con người, và một trong những bi kịch của con người trong truyện ngắn Bảo Ninh là bi kịch thiếu niềm tin, thiếu lý tưởng
Dân tộc ta đã đi suốt chiều dài lịch sử với nền văn minh, văn hiến mà xưa nay chúng ta vẫn tự hào Quá khứ ấy luôn luôn là chỗ an ủi cho đời sống tâm hồn dân tộc, cũng luôn luôn có thể phát động được sức mạnh lớn lao để bảo vệ lấy lịch sử của chính mình Bởi vậy có lúc chúng ta sống bằng niềm tin, và nhờ niềm tin mà chiến thắng Nếu không có niềm tin, chúng ta khó có thể chiến thắng trong Cách mạng tháng Tám, năm 1945, chúng ta khó có thể chiến thắng trong cuộc chiến kéo dài ba mươi năm (1945-1975) Một dân tộc không có niềm tin, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng một con người không có niềm tin, thì con người ấy chưa hẳn là đã sống, mà chỉ là tồn tại một cách vô cớ và đáng chán
Bước ra khỏi chiến tranh, xã hội Việt Nam không còn cái không khí hào hùng của cuộc chiến nữa mà thay vào đó là một cuộc sống mới với bao biến động dữ dội như lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Khải: "chiến tranh ồn
ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó Hòa bình yên tĩnh mà chứa chấp bao nhiêu sóng ngầm" Nếu như bi kịch của những người lính khi bước ra khỏi chiến tranh là không khỏi ngỡ ngàng trước cuộc sống hòa bình,
có những người cảm thấy cô đơn, lạc thời trong căn nhà mình, xã hội mình
Có những người cảm thấy mình vô vị, vô nghĩa trong thời hậu chiến Vinh quang chiến đấu đã qua, đồng đội hy sinh quá nhiều, họ trở về sau chiến tranh như người "chiến bại" trước hòa bình, họ sống trong những mặc cảm về thân
phận (Mộc - Trại "bảy chú lùn") Có những người không tham gia chiến
tranh, sống không vì lý tưởng của Đảng, không niềm tin đối với dân tộc thì bi kịch trong hòa bình của họ lớn gấp trăm lần bi kịch của những người lính
chiến Bảo Ninh khai thác khía cạnh này ở một số truyện ngắn như: Ba lẻ một,
Thời tiết của ký ức
Ở truyện ngắn Ba lẻ một, ngoài nhân vật người lính và cô gái, Bảo
Ninh đã phác họa thêm nhân vật người cha - một con người không tham gia
Trang 30chiến tranh, trốn tránh những người lính cộng sản trong ngày cuối cùng của chiến tranh "Thật tình cô không sao hiểu nổi nguyên do của nỗi ghê khiếp cộng sản đã ám ảnh và chế ngự cuộc sống của cha cô cũng như bao người khác nữa ở thị trấn này" Để rồi khi hòa bình lập lại, quê hương đổi thay người cha ấy đã bỏ xứ mà đi, chạy trốn khỏi quá khứ, chạy trốn khỏi quê hương vì mối mặc cảm về quá khứ Bảo Ninh cho người đọc thấy một trong muôn vàn con người khác mang trong mình bi kịch "lạc thời", "lạc môi trường" khi họ là những con người thiếu niềm tin đối với Tổ Quốc, đối với
quê hương Trong truyện ngắn Thời tiết của kí ức, Bảo Ninh thể hiện nhân vật
ông Phúc - một người không tham gia chiến tranh trong hòa bình gặp những chấn động về mặt tinh thần Suốt năm tháng còn lại của cuộc đời, ông Phúc luôn sống trong day dứt trăn trở Trước đây, trong thời chiến ông không hề tin vào Định - người bạn học của mình, vì thế trong những lần hỏi cung của Định với ông, ông luôn nhìn Định với cái nhìn dò xét, thiếu niềm tin
Một trong những phương diện thể hiện bi kịch của người lính có sự cô đơn Quan niệm con người cô đơn là quan niệm chung của các nhà văn sau
1975, Lê Thị Hường lý giải: "trong xã hội bề bộn, đen trắng, tốt xấu lẫn lộn hôm nay - đâu người tri âm, tri kỷ, đâu là tình người, đâu là sự đồng cảm, đâu
là niềm tin? cô đơn vì thế trở thành điểm xoáy thu hút của nhiều cây bút truyện ngắn hôm nay"[24,29] Bảo Ninh xây dựng môtíp con người cô đơn chông chênh giữa hai hoàn cảnh quá khứ và hiện tại Quá khứ không đứng về phía dân tộc, hiện tại day dứt, trở trăn hoặc quá khứ vì chiến tranh, hiện tại không thích nghi được với hòa bình Đó là kiểu người cô đơn, lạc thời giữa hòa bình, giữa cộng đồng, đó là số phận của người lính không vượt qua nổi chiến tranh đã mang nỗi buồn của thời hậu chiến Nhiều nhà văn khác cũng vậy, Nguyễn Huy Thiệp vẽ lên chân dung của một ông tướng về hưu chỉ quen với cách nghĩ giản đơn, rạch ròi của người lính Trở về trong cuộc sống đời thường ông Thuấn vẫn giữ nguyên nếp suy nghĩ cũ nên sống giữa gia đình,
người thân mà ông vẫn cảm thấy cô đơn, lạc thời Hay Phái trong Vùng biển
Trang 31thẳm của Triệu Quốc Huấn cũng may mắn sống sót trở về, cũng sống cạnh vợ
con, bạn bè nhưng cuộc sống trong đời thường của anh thật tẻ nhạt, không có
ý nghĩa, chẳng có niềm vui, nỗi buồn, chẳng có đam mê và hứng thú Nhân
vật ông lão trong truyện ngắn Ngôi sao vô danh của Bảo Ninh là một ví dụ
Hòa bình đã về rồi nhưng ông vẫn ngỡ đang còn chiến tranh, do đó ông luôn luôn làm nhiệm vụ của mình, đó là công việc "gác ghi" trong thời chiến
Hay là nhân vật lão Tư trong truyện ngắn Hữu khuynh, sau chiến tranh
khoác ba lô trở về làng, trở về với ngôi nhà tang thương, hoàn toàn cô quạnh, người thân, gia đình không còn ai Sống giữa làng xóm quê hương mình mà chỉ thấy chống chếnh một nỗi cô đơn
Trước những ngổn ngang, phồn tạp của đời thường người lính phải có cái nhìn tỉnh táo, quyết đoán, nếu không họ sẽ rơi vào sự lạc lõng, cô đơn của thời hậu chiến Bằng việc đặt trong mối tương quan với hoàn cảnh sống, nhân vật người lính, vì thế đã được nhà văn khai thác ở những ngõ ngách, gai góc của cuộc đời, đó là cơ sở của diễn biến phức tạp của nội tâm
1.2.2 Nhân cách người lính trong quan hệ với cộng đồng
Văn học 1945 -1975 hướng về con người sử thi, con người của cộng đồng, những con người mang nét đẹp lý tưởng của người anh hùng cách mạng, làm chủ thời cuộc Trong thời kỳ oanh liệt, với khí thế hào hùng cả nước cùng ra trận, ở bối cảnh trực diện của không khí chiến tranh, con người được miêu tả như là một lẽ tất yếu của mắt xích trong guồng quay khổng lồ của bánh xe chiến trận Phát hiện lớn nhất trong văn học 1945 - 1975 là con người quần chúng, con người tập thể Mọi mâu thuẫn tập trung trên hai giới tuyến đối đầu địch- ta, chiến trận trở thành trung tâm giải quyết mâu thuẫn Đối với văn học lúc bấy giờ con người - người lính bao giờ cũng đẹp: "trong mỗi tác phẩm, nhà văn không xem xét con người ở bình diện cá nhân, mà khám phá thể hiện của con người tập thể, cộng đồng, dân tộc, giai cấp Con người của gia đình, làng xóm đã trở thành con người của cách mạng và kháng
Trang 32chiến, họ hiện ra với vẻ đẹp và sức mạnh trong tập thể ấy Mối quan hệ thế sự và đời tư không nằm trong sự chú ý của nhà văn, và nếu có đưa vào trong tác phẩm thì cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi đời sống cộng đồng và mang một ý nghĩa khác hẳn"[38,111] Đây là một quan niệm thể hiện tinh thần khí phách cách mạng của một thế hệ nhà văn "vừa là nghệ sĩ, vừa là chiến sĩ", của một "nền nghệ thuật chân chất, đẹp và khỏe như những chàng trai đang độ lớn"
Bước sang thời hậu chiến, với độ lùi thời gian cần thiết, cho phép nhà văn nhìn nhận lại khách quan cuộc chiến, con người - người lính từ trong chiến tranh trở thành chiến tranh trong cảm nhận người lính Quan niệm con người cộng đồng vẫn được các nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật
để làm nổi bật nhân cách người lính
Truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện chiến tranh trong cảm nhận người lính dưới sự tác động sâu sắc của chiến tranh, những con người cá nhân vẫn sống
và chiến đấu vì lý tưởng cộng đồng, họ vẫn là những con người tượng trưng cho lý tưởng dân tộc: chiến đấu vì Tổ Quốc, quê hương Đó là những nhân
cách cao đẹp như Mộc trong truyện ngắn Trại bảy chú lùn, anh không vì hạnh
phúc cá nhân mà quên nghĩa vụ của người lính, anh không bỏ khu rừng già khi tất cả anh em đồng đội đã hy sinh Trong tâm niệm của anh anh sẽ sống mãi ở khu rừng này, mảnh đất này Trong chiến tranh anh là một người lính bên cạnh những đồng đội quên mình cho Tổ quốc, hòa bình về anh cũng tự nguyện ở lại nơi những anh em chiến sĩ đã nằm xuống Anh gắn bó với khu rừng già - nơi lưu lại bao máu và nước mắt của đồng đội anh Bên cạnh Mộc, trong truyện ngắn Bảo Ninh những phẩm chất anh hùng của nhiều người khác
cũng được khai thác Đó là hình ảnh của khẩu đội cao xạ trong truyện ngắn Bên
lề cuộc tấn công, ở đó có những người lính sáng ngời phẩm chất anh bộ đội Cụ
Hồ Họ vẫn sẵn sàng cứu bất cứ ai, họ đã hy sinh khi chưa bước vào cuộc tấn công
Những con người mang vẻ đẹp cách mạng của một thời sống dậy trong truyện ngắn Bảo Ninh, dù không miêu tả trực tiếp hành động anh hùng của họ
Trang 33nhưng trong truyện ngắn Ba lẻ một, qua suy nghĩ của cô gái - người đã giữ bức ảnh
hơn hai mươi năm, thì những người chiến sĩ Việt cộng hiện lên với những dáng vẻ đáng tự hào
Tựu trung, tất cả những vẻ đẹp đó về người lính đã thể hiện nhân cách con người trong quan niệm cộng đồng Một quan niệm từng được văn học cách mạng thể hiện với những dòng văn tươi ròng sự sống, nay đã được Bảo Ninh kế thừa, phát triển, miêu tả về những người lính trong cảm nhận về chiến tranh
1.3 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH ĐẾN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH
1.3.1 Nỗi buồn chiến tranh
Có một thời phương pháp sáng tác theo khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được xem là ngọn cờ "tập hợp" "vẫy gọi" các nhà văn [59,14] Và đến bây giờ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được đánh giá lại thì ngót một phần ba thế kỷ (từ 1945-1975) văn học của chúng ta đã "nhận lấy nhiệm vụ phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu" [34,21] và đã làm tròn sứ mệnh cao cả của một nền văn học phục vụ cách mạng vì Tổ quốc, vì nhân dân
Tính từ sau Cách mạng tháng Tám, được sáng tác dưới ánh sáng của lý tưởng cộng sản, trong dung môi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận "Về đặc điểm loại hình, đó là nền văn học theo khuynh hướng sử thi, được thể hiện trong sự thống nhất trên quan điểm sử thi" [33,135] Nền văn học sử thi của ba mươi năm ấy có những đóng góp riêng cho tiến trình văn học dân tộc Nền văn học 1945-1975 là sự kết tinh chín muồi của lý tưởng thẩm mĩ, rung cảm nghệ thuật Cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ đã tiếp nguồn cảm xúc, tác động mạnh đến thế giới tinh thần của người sáng tác Văn học thể hiện tinh thần, khí phách cách mạng mà ở đó một thế hệ nhà văn "vừa
là chiến sĩ, vừa là nghệ sĩ" Tròn 30 năm chiến tranh (1945-1975) hình tượng
Trang 34chiến tranh và người lính đã trở thành hình tượng trung tâm xuyên suốt quá trình vận động của nền văn học ấy Bên cạnh những yếu tố tích cực, yếu tố tiêu cực vẫn tồn tại, chi phối mạnh mẽ bước đi của văn học thời kỳ này Là một nền văn học với tư duy sử thi, và sau này được đánh giá là văn học minh họa, ở thời kỳ 1945-1975 các cây bút thường quan tâm đến "viết cái gì?" hơn
là "viết như thế nào?" Bởi thế, sau 1975 khi chính các nhà văn nhận thức được lối tư duy ấy không còn phù hợp thì việc "viết như thế nào?" trở thành mối quan tâm lớn của họ Lúc này người ta có điều kiện để tái hiện cuộc chiến đấu trên cái nhìn bao quát một chiến trường theo suốt chiều dài thời gian lịch
sử, hoặc đưa ra ánh sáng những cuộc chiến đấu thầm lặng trong lòng địch Chiến tranh được nhận thức lại từ sự tác động ghê gớm của nó đến tính cách và số phận con người, với bao nhiêu nỗi éo le, bi kịch, xót xa, nỗi buồn dai dẳng
Nguyễn Minh Châu, một nhà văn chiến sĩ từng thành công với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh, là người tiên phong trong công cuộc đổi mới lớn lao này Ngay từ những năm tháng trong chiến tranh, nhà văn đã nhận thức ra những bất cập và hạn chế của văn học cách mạng Ông từng viết: "Hình như cuộc chiến đấu sôi nổi hiện nay đang được văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men trữ tình hơi dày cho nên ngắm nghía nó thấy mỏng manh, bé bỏng, óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực" [5,127] Đặc biệt là trong
bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Nguyễn
Minh Châu đã gay gắt chỉ ra những tồn tại của giai đoạn văn học 1945 - 1975, đồng thời ông nói lên niềm mong ước về một nền văn học mới: "muốn văn học phải có cái gì của văn học, chứ không muốn văn học chỉ là một sự minh họa" [4,130]
Bên cạnh Nguyễn Minh Châu, nhiều nhà văn và nhà nghiên cứu khác cũng chỉ ra những hạn chế của nền văn học 1945 - 1975 Nguyễn Khải gọi các sáng tác văn học của mình giai đoạn trước 1975 là "cái thời lãng mạn", Hoàng Ngọc Hiến thì gọi đó là "nền văn học phải đạo", Lê Lựu gọi những tác
Trang 35phẩm của mình trong thời kỳ văn học kháng chiến là "văn học công việc",
"văn học sự vụ" và nhà văn tự bảo: "không thể viết như trước được nữa"
Ở những nhà văn lớp trước, nhu cầu đổi mới ngòi bút còn mạnh mẽ như vậy thì sự phản ứng của lớp nhà văn trẻ nhiều khi hơi thái quá là lẽ dĩ nhiên Mỗi nhà văn một hướng đổi mới, có người lặng lẽ, có người ồn ào, song tất cả đều đi đến sự đổi mới sáng tác bằng chính những tác phẩm của
mình Sáng tác trước đây của Lê Lựu là Người về đồng cói, Mở rừng thì bây giờ là Thời xa vắng Ở Ma Văn Kháng trước đó là Xa phủ, Đồng bạc trắng,
Hoa xòe thì bây giờ là Đám cưới không có giấy giá thú, Côi cút, Heo may Và
Nguyễn Minh Châu thời trước là Miền cháy thì sau này là Cỏ lau, Phiên chợ
Giát
Chiến tranh trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Bảo Ninh hầu hết
được nhìn nhận từ góc độ của nỗi buồn Toàn bộ tiểu thuyết Thân phận của
tình yêu là nỗi buồn của chiến tranh, Bảo Ninh đã viết lên một hiện thực về
chiến tranh Chiến tranh qua cách cảm, cách nghĩ của một người lính, chiến tranh qua những mẩu ký ức xé vụn Bằng thứ ngôn ngữ đa thanh, cái nhìn đa
chiều, tiểu thuyết Thân phận của tình yêu đem lại cho người đọc một âm
hưởng mới của chiến tranh, một câu chuyện về chiến tranh với những nốt nhạc trầm buồn ám ảnh Nếu như giới hạn của đề tài chiến tranh trước đây là viết trong khói lửa, bom đạn chiến tranh, viết theo yêu cầu của hoàn cảnh, viết
theo quan điểm ta phải thắng mà chưa phơi bày những mặt trái còn khuất lấp
của chiến tranh thì bây giờ chiến tranh đã được nhận thức lại
Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết mà Bảo Ninh mô tả đó là những năm tháng buồn bã của đám trinh sát qua sự hồi tưởng của Kiên Đó là những ngày mưa liên miên, những ngày im tiếng súng- trinh sát dựng lán ở ngay trên
bờ suối, họ đốt nỗi buồn chiến tranh bằng những cuộc vui chơi: "đi săn, đặt bẫy, tổ chức duốc cá và tối tối chơi bài", còn kỳ quái hơn: "đám trinh sát bọn Kiên ngồi rỗi bày trò phơi sấy, thái nhỏ hoa, lá và rễ hồng ma trộn với sợi thuốc rê" nhờ khói hồng ma tạo ra ảo giác, tạo ra mộng mị, "có thể nhờ khói
Trang 36hồng ma mà quên mọi nông nỗi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai" Đó là những ngày: "trong mưa đại bác vang rền nặng nề thúc dội
ra ngoài trăm dặm điềm báo trước một mùa khô hung gở đang áp tới bên trời" Rồi những mùa thu não nề, đời sống mục ra Theo Kiên: "chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người" Đó là nỗi buồn kéo từ năm này qua năm khác trong cõi lòng nhà văn Kiên, nỗi buồn bước qua chiến tranh mà dư
âm của nó như vết thương lại đau mỗi khi gió trở mùa Bảo Ninh viết: "đau buồn là một thể nguyên khối suốt cuộc đời, liền một mạch từ thủa thơ ấu, qua chiến tranh đến bây giờ"[192;49] Nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn về tình yêu theo năm tháng lớn đầy trong ký ức của Kiên: "theo dần năm tháng những luồng sinh khí chết ấy đã đậm lại trong lòng anh, hòa vào trong tiềm thức trở thành bóng tối của tâm hồn anh Dằng dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi đau buồn của chiến tranh" Kiên phải chứng kiến bao nhiêu là cái chết của đồng đội, đó là Can, Hòa, là Thịnh "con", Thịnh "nhớn" bao con người sống bên anh nhưng phút chốc trở thành những hồn ma bóng quỷ bởi chiến tranh
Cũng vậy, trong các truyện ngắn của mình, Bảo Ninh cũng khơi lên bao nỗi buồn của chiến tranh Mỗi truyện ngắn để lại một dư vị nỗi buồn
Truyện ngắn Trại "bảy chú lùn" là một ví dụ về nỗi buồn cô độc: "Cơ ngơi
của Y Nua lớn dần lên nhưng gian khổ còn lớn mau hơn Nhưng nặng nề nhất, khổ nhất là cảnh cô độc Cô độc kinh người giữa bốn bề rừng già vây bọc", " thật não nề Như bị bỏ quên" Nỗi buồn ấy bàng bạc, lan tỏa cả câu chuyện về một người lính hậu cần Hay nỗi buồn sầu thảm của ông Phúc
trong Thời tiết của ký ức, một nỗi buồn kéo dài đằng đẵng bao nhiêu năm trời Trong Rửa tay gác kiếm phần lớn tác giả thể hiện nỗi đau buồn của anh em
binh lính khi chiến tranh đã đi qua, nỗi ám ảnh bi thương về quá khứ Hầu hết các truyện ngắn Bảo Ninh thường đưa ra những cảm nhận, suy nghĩ về nỗi
Trang 37đau buồn của chiến tranh Nhà văn viết: "Nếu rồi đây không may phải sống đời bất hạnh thì chúng tôi sẽ tự nhủ lòng rằng không sao cả, bởi có nỗi khổ nào của
ngày hôm nay sánh bằng những đau khổ đã trải qua trong chiến tranh"(Rửa tay
gác kiếm)
Nỗi buồn chiến tranh còn thể hiện qua những hoàn cảnh éo le, bi kịch
Đó là hình ảnh của một người cha trốn chạy quá khứ, trốn chạy khỏi quê
hương khi cuộc sống đã yên bình (Ba lẻ một), đó là nỗi éo le của người bố cứu con người khác mà không thể cứu được vợ con mình (Bí ẩn của dòng
nước), đó là nỗi nuối tiếc về một lá thư không kịp bóc (Lá thư từ Quý Sửu)
Hay nỗi ngậm ngùi về một ông già mất trí, mãi xót xa vì một chuyến hỏa xa
không bao giờ trở lại (Ngôi sao vô danh) Và nỗi buồn của người lính sau chiến tranh trở về quê hương với cảm giác "lạc loài" (Hữu khuynh) Nỗi buồn
chiến tranh còn thể hiện lớn hơn trong sự đau buồn, thương nhớ của người mẹ
già trong lần giỗ thứ ba mươi của con (Mây trắng còn bay) Rõ ràng hiện
thực mất mát của chiến tranh trong văn học hậu chiến không còn bị né tránh nữa, và bây giờ nếu viết về chiến tranh mà không viết những đổ máu khắc nghiệt thì đó là "tác phẩm vô đạo đức" (Simônôp) Hơn nữa "mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại những cái anh hùng, vứt bỏ tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi rất nhiều bài học chiến tranh Không miêu tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc bộ mặt chiến tranh trong ý thức nhân loại" (Batsarop - Dẫn theo Ngô Thảo 47) Bảo Ninh trong các tác phẩm của mình đã cho người đọc thấy những tổn thất, hy sinh của chiến tranh, đồng thời thể hiện rõ những số phận người lính trước và sau chiến tranh
1.3.2 Sự khẳng định nhân cách
Ở thời kỳ trước, do yêu cầu của đời sống, của lịch sử "lợi ích cộng đồng trở thành nguyên tắc hàng đầu Hướng tới đại chúng, phục vụ đại chúng trở thành phương hướng và mục tiêu của nền văn nghệ kháng chiến"[109;53] con người chưa được xem là con người cá nhân, cá thể mà là một
Trang 38"đám đông", một "tập thể" Các nhân vật được nhận diện trước hết theo lập trường dân tộc và cách mạng, bởi thế dễ dàng xếp họ vào loại chính diện hay phản diện, tích cực hay tiêu cực Sau 1975, bên cạnh con người "tập thể","cộng đồng", mỗi con người còn có một số phận riêng, thậm chí có sự trái ngược với số phận cộng đồng
Từ xưa tới nay quan niệm con người vẫn được coi là một thước đo sự tiến bộ nghệ thuật Quan niệm về nhân cách là biểu hiện một trình độ cao của
sự khái quát nghệ thuật về đời sống Với Bảo Ninh việc sáng tạo ra các kiểu nhân vật trong chiến tranh đồng nghĩa với việc khẳng định nhân cách người lính Nỗi buồn chiến tranh có sự tác động ghê gớm đối với cuộc sống con người Cả truyện ngắn và tiểu thuyết Bảo Ninh đều đem đến cho người đọc những con người tỏa sáng bởi nhân cách cao đẹp Đó là điểm gặp gỡ trong việc mô tả vẻ đẹp người lính của truyện ngắn và tiểu thuyết hôm nay với
truyện ngắn và tiểu thuyết trước 1975 Trong tiểu thuyết Thân phận của tình
yêu cũng như trong truyện ngắn của mình, Bảo Ninh đã sáng tạo một nhân vật
riêng nhưng không nằm ngoài kiểu nhân vật chung nhân cách không tách rời cộng đồng, xã hội Đó là kiểu nhân vật mang khí phách, tâm hồn dáng vóc thời đại Hồ Chí Minh Đó cũng chính là kiểu nhân vật con người hành động Qua hành động, nhân cách con người đã được khẳng định trước chiến tranh cũng như sau chiến tranh
Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Bảo Ninh thường thể hiện con người hành động trong sự nghiệp cách mạng qua thủ pháp đồng hiện, qua
những hồi ức về quá vãng Tiêu biểu những truyện ngắn như: Rửa tay gác
kiếm, Hà Nội lúc không giờ, Thời tiết của ký ức, Khắc dấu mạn thuyền, Trại
“bảy chú lùn”, Bí ẩn của làn nước
Trở đi trở lại với môtíp con người hành động của truyện ngắn, tiểu thuyết Bảo Ninh là dòng tâm thức tuôn chảy của nhân vật Kể đến tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu là kể đến hồi tưởng chắp nối đứt đoạn của Kiên: một
người lính, một nhà văn phường, một con người sống trong hòa bình mà luôn
Trang 39chạm mặt chiến tranh Mỗi hành động của Oanh, Quảng, Cừ là một chi tiết nghệ thuật đắt giá làm nên một bức chân dung đầy đủ về con người thời đại mới Các nhân vật những tên người, những đồng đội thoáng qua trong đầu Kiên sau bao nhiêu năm hòa bình đều được nhắc đến trước hết ở một hành động nào đó Sự hy sinh của Hòa, Oanh, Từ, Toàn, Thịnh "con", Thịnh
"nhớn" là những cái chết của những con người kiên cường, của hành động anh hùng Họ đã khẳng định nhân cách, phẩm chất của người lính không chùn bước trước mọi khó khăn
Truyện Trại "bảy chú lùn" khẳng định nhân cách của bảy anh em chiến
sĩ trong khu rừng già, năm này qua năm khác họ làm những vụ rẫy để phục vụ lương thực cho chiến trường Một sự hy sinh hết sức thầm lặng Hay hành
động của khẩu đội cao xạ trong truyện ngắn Bên lề cuộc tấn công, hành động của nhân vật "tôi" và cô gái trong Khắc dấu mạn thuyền, hoặc là cử chỉ đẹp
của cô gái giữ lại tấm ảnh hơn hai mươi năm sau chiến tranh trong truyện
ngắn Ba lẻ một
Trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu ngoài việc miêu tả những
người xung quanh Kiên trong cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc, nhân vật thể hiện rõ nhất nhân cách của mình trong chiến tranh và sau chiến tranh là Kiên Từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm hầu như các sự kiện, nhân vật có mặt trong cốt chuyện đều là kết quả của những hồi tưởng trong tâm trí Kiên Nhưng sự kiện anh hùng ấy không cho phép anh lãng quên khi nghĩ về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Chính điều này góp một phần trong việc nói rõ bản chất của Kiên, số phận của người lính thời hậu chiến
Qua hồi tưởng chắp nối, đứt đoạn của Kiên, người đọc có thể hình dung
về con người anh Kiên là một chàng trai chính gốc Hà Nội, bố là họa sĩ đã ly hôn với mẹ Anh có một mối tình với Phương, người bạn gái cùng học cấp ba Kiên thuộc lớp thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh Sau khi cha mất (1965), Kiên nhập ngũ khi tròn 17 tuổi Mang theo lòng nhiệt tình cách mạng Kiên dấn thân vào cuộc chiến tranh sinh tử, với lý tưởng giải phóng đất
Trang 40nước Lý tưởng đó đã theo Kiên trong quá trình chiến đấu và nó đã cho anh những suy nghĩ tình cảm tốt đẹp chân thành về đồng đội, về những con người
đã làm nên chiến thắng: "nếu không nhờ có Hòa cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng dân đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vể đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm giếc của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân của nó sẽ chỉ đơn thuần có nghĩa là một thời buổi
và một quãng đời mà bất kỳ ai đã trải qua đều mãi bị ám ảnh" [39,227]
Từ lý tưởng tốt đẹp, suy nghĩ sâu sắc về cuộc chiến tranh và tình cảm chân thành với đồng đội, Kiên đã đi đến những hành động Anh không quên
ơn những người đã vì mình mà hy sinh Trở về sau chiến tranh, anh mong mỏi được cầm bút để viết về họ, viết để hậu thế không bao giờ quên họ, viết để khẳng định sự bất diệt của đồng đội trong lòng mọi người Nếu trong cuộc chiến Kiên đã hành động "với khẩu tiểu liên trong tay, anh đã luôn luôn ở hàng đầu quân xung kích, cùng đồng đội từng bước kiên trì vượt qua ngàn dặm của cuộc kháng chiến lớn lao" [39,211] thì trong hòa bình việc Kiên viết
về cuộc chiến tranh đã thể hiện phẩm chất người chiến sĩ nơi anh
Nếu như để khẳng định con người anh hùng, gắn với số phận của cộng đồng nhà văn xây dựng kiểu con người hành động thì ở đây để bộc lộ con người đời tư, con người với thế giới bên trong phức tạp, Bảo Ninh đã xây dựng một kiểu nhân vật mới: con người tự sám hối, con người tự thú Theo
Bùi Việt Thắng: "cái phần được của Thân phận của tình yêu chính là ở chỗ
Kiên mới dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất công bằng mà phán xét lịch sử Cao hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi xám hối, tranh đấu và vượt lên" [49,85] Kiên đã không biết bao lần tự mình đối diện với chính mình để rồi trong anh có những ân hận, ăn năn về những việc mình đã làm trong chiến tranh và những việc ấy đã gây cho đồng đội anh không ít mất mát thậm chí cả tính mạng Và trong tâm trí anh luôn ý thức phải viết về họ, viết về đề tài chiến tranh: "Phải viết thôi!