1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò-Xa Mát

5 697 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 339,58 KB

Nội dung

Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò-Xa Mát

Trang 1

II.3.3 Khu hệ cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò-Sa Mát

II.3.3.1 Tài nguyên sinh học:

Khu hệ cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát là một phần trong khu hệ cá của Đồng bằng sông Cửu Long và mang đặc trưng của vùng trung lưu và hạ lưu của hệ thống sông Mekong với 88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ (xem chi tiết trong phần phụ lục VII- Thành phần các loài cá VQG-LGXM)

Nếu so sánh với khu hệ cá Đồng bằng sông cửu Long (gồm 13 tỉnh) có 255 loài cá (Mai Đình Yên và nnk, 1992), thì khu hệ cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát chiếm 34,5%; và bằng 70,4 % khi so sánh với khu hệ cá ở vùng Đồng Tháp Mười (3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp- Hoàng Đức Đạt và Thái Ngọc Trí, 2000) Khu hệ cá của Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát rất phong phú và đa dạng về thành phần loài (Xin xem chi tiết trong phần phụ lục số VII)

Trong 10 bộ cá được xác định tại Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát bộ cá chép (Cypriniformes) chiếm số lượng nhiều nhất có 40 loài chiếm 46% tổng số của các loài; đứng thứ 2 là bộ cá nheo (Siluriformes) có 17 loài, chiếm 20%; đứng thứ 3 là

bộ cá vược (Perciformes) có 16 loài, chiếm 18%; đứng thứ 4 là bộ mang liền (Synbranchiformes) có 5 loài, chiếm 6%; đứng thứ 5 là bộ cá kìm (Beloniformes) có

3 loài, chiếm 3%; kế đến là 2 bộ cá trích (Clupeiformes) và bộ cá nóc (Tetraodontiformes), mỗi bộ có 2 loài, chiếm 2%; 3 bộ còn lại gồm: bộ cá thát lát (Osteoglossiformes), bộ Gasterosteiformes và bộ cá bơn (Pleuronectiformes), mỗi bộ

có 1 loài, chiếm 1% (Sơ đồ 14: tỉ lệ thanh phần loài)

Hình 1 Tỷ lệ thành phần loài

CYPRINIFORMES

Bộ cá chép 46%

CLUPEIFORMES

Bộ cá trích 2%

OSTEOGLOSSIFORMES

Bộ cá thát lát 1%

PLEURONECTIFORMES

Bộ cá bơn 1%

PERCIFORMES

Bộ cá vược

18%

SYNBRANCHIFORMES

Bộ cá mang liền

6%

SILURIFORMES

Bộ cá nheo 20%

Bộ GASTEROSTEIFORMES

1%

BELONIFORMES

Bộ cá kìm 3%

TETRAODONTIFORMES

Bộ cá nóc 2%

Sơ đồ 16: Tỷ lệ thành phần loài cá VQG LGXM

Trang 2

II.3.3.2 Các loài cá có giá trị kinh tế

Khu hệ cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát rất đa dạng và phong phú về thành phần loài cũng như số lượng cá thể Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và là nguồn thực phẩm cho người dân địa phương (bảng 4) Ngoài ra nguồn lợi cá ở đây còn là nguồn thức ăn của một số loài động vật hoang dã khác khác như: bò sát - lưỡng cư, chim và thú

Nguồn lợi cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát không những cung cấp cho người dân trong vùng đệm, các vùng lân cận mà còn là nguồn thực phẩm cung cấp cho thị

xã Tây Ninh, ngoài ra nó còn là nguồn thực phẩm cung cấp cho một số người dân sống ở vùng biên giới của nước bạn Cambodia

Nguồn lợi cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát ngoài việc cung cấp nguồn protein cho người dân, còn có nhiều loài có giá trị sử dụng làm nuôi cá cảnh, có giá trị xuất khẩu cao, đồng thời có nhiều loài phục vụ cho môn thể thao câu cá, đáp ứng cho tiềm năng du lịch sinh thái

Có 77 / 88 loài cá đã được xác định có giá trị kinh tế vừa là nguồn thực phẩm, vừa làm cá cảnh (Phụ lục số VII), thuộc về 24 họ, 10 bộ Nhiều loài cá có giá trị kinh tế

vừa được khai thác làm cá cảnh và trở nên có giá trị rất cao như loài cá hường Coius

microlepis (Bleeker, 1853)

II.3.3.3 Môi trường sống và sự di cư

Hệ thống thủy vực ở Vườn Quốc Gia Lò Gò- Xa Mát rất phong phú và đa dạng, bao gồm sông, suối, bàu, trảng, kênh và vùng ngập nhân tạo, liên hệ với nhau và cùng đổ vào sông Vàm Cỏ Đông Hệ thống sông, suối, bàu, trảng ở Vườn Quốc Gia tương đối nhiều, một số có nước quanh năm và một số các vùng trủng ngập nước theo mùa Vào mùa mưa các suối, bàu, trảng đều ngập nước và hoà nhập vào lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tạo điều kiện cho các loài cá di cư kiếm ăn, sinh sản, mở rộng phạm

vi phân bố và sinh sống Vào mùa khô, chỉ có một số các vùng trũng còn giữ được nước

Có hai nhóm cá tại chỗ và nhóm cá di cư hiện diện ở các suối, sông ở Vườn Quốc Gia Lò Gò-Sa Mát:

Nhóm cá tại chỗ: gồm các loài cá lóc (Channa striata), cá tràu dầy (Channa

lucius), cá thát lát (Notopterus notopterus), cá trê trắng (Clarias batrachus), cá

chạch lấu (Mastacembelus favus), lươn đồng (Monopterus albus), cá rô biển (Pristolepis fasciata), v.v…

 Nhóm cá di cư: một số loài cá di cư vào mùa mưa từ sông chẩy vào trong các

suối kiếm ăn và sinh sản: cá linh rìa (Dangila spilopleura), cá mè lúi (Osteochilus hasselti ), cá lăng nha (Mystus nemurus), cá ngựa nam (Hampala

macrolepidota), cá phèn trắng (Polynemus dubius) v.v…

Như vậy, vào mùa mưa các suối, bàu, trảng ngập nước là nơi cho các loài cá di cư sinh sản, môi trường sinh sống và kiếm ăn của một số loài cá di cư từ sông Vàm Cỏ Đông vào và các ấu trùng con non của chúng Ngoài ra sông Vàm Cỏ Đông còn là nơi các loài cá từ nước bạn Cambodia di cư vào trong mùa mưa

Số lượng và thành phần loài cá hiện diện trong từng loại hình thủy vực cũng khác nhau, đồng thời cũng thay đổi theo mùa Vào mùa khô, mực nước ở các sông, suối,

Trang 3

bàu, trảng và các vùng ngập nhân tạo xuống thấp và chúng bị gián đoạn tạm thời, lúc này sự hiện diện thành phần loài ở sông, suối, bàu trảng có sự khác biệt rất lớn Tuy nhiên, vào mùa mưa thì chúng lại thông thương với nhau, tạo điều kiện cho nhiều loài di cư kiếm ăn và sinh sản Có 77 loài cá thường thấy ở sông Vàm Cỏ Đông (chiếm 87,5%); 53 loài sống ở suối (60,23%); 22 loài sống ở bàu (25%); ở trảng chỉ

có 16 loài (18,19%); và các vùng ngập nhân tạo có 14 loài (15,91%) (xin xem chi tiết trong phần phụ lục số … )

Hình 2 Tỷ lệ và thành phần loài hiện diện trong các loại hình thủy vực

ở VQG Lò Gò-Sa Mát

73

53

22

16

14

87.50%

0

10

20

30

40

50

60

70

80

II.3.3.4 Những yếu tố đe dọa đến môi trường sống và hướng di cư của các loài

Các hoạt động kinh tế của người dân vùng đệm đã có những tác động rất lớn đến nguồn lợi cá Việc sử dụng các loại ngư cụ lạc hậu, kích thước mắt lưới nhỏ làm cho nguồn lợi cá ngày càng bị khai thác quá mức, dẫn đến suy giảm và có nhiều loài bị

đe dọa và có nguy cơ bị tuyệt chủng

Các ngư dân của nước bạn Cambodia cũng qua bên VN khai thác cá bằng các lưới mùng, đây là hình thức tận khai thác làm cạn kiệt và suy giảm nguồn lợi cá

Một số các nhu cầu quá cao về đời sống vật chất và tinh thần của con người (dùng làm thực phẩm, làm cá cảnh) dẫn đến một số loài bị khai thác triệt để dễ bị dẫn đến tuyệt chủng

Vào mùa khô, sản lượng khai thác ít hơn và tập trung chủ yếu ở sông Vàm Cỏ Đông, một số các trảng, bàu và vùng ngập nhân tạo Vào mùa này, các đối tượng khai thác chủ yếu là các loài cá tại chổ (nhóm cá đen) chiếm ưu thế bên cạnh đó còn có một số

Sơ đồ 17: Tỷ lệ thành phần loài cá trong các thuỷ vực

Trang 4

loài thuộc nhóm cá trắng: cá lóc (Channa striata), cá rô đồng (Anabas testudineus),

cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata), lươn đồng (Monopterus albus), cá thát lát (Notopterus notopterus), cá sặc bướm (Trichogaster trichopterus), cá lòng tong lưng thấp (Rasbora aurotaenia), cá trèn bầu (Ompok bimaculatus), cá trê vàng (Clarias

macrocephalus), cá trê trắng (Clarias batrachus), v.v…

Vào mùa mưa, sản lượng khai thác được nhiều hơn, cá bị đánh bắt ở tất cả các loại hình thủy vực: sông, suối, trảng, bàu, kênh và vùng ngập nhân tạo Thành phần loài khai thác cũng đa dạng hơn, ngoài nhóm đối tượng khai thác trong mùa khô còn có các nhóm đối tượng di cư để sinh sản và kiếm ăn, có thể kể một số loài như: cá lăng

nha (Mystus nemurus), cá linh tía (Dangila lineate), cá linh rìa (Dangila

spilopleura), cá ét mọi (Morulius chrysophekadion), cá mè lúi (Osteochilus hasselti),

cá lúi sọc (Osteochilus microcephalus), cá dảnh (Puntioplites proctozysron), cá hồng nhau bầu (Poropuntius deauratus), cá ngựa nam (Hampala macrolepidota), cá chốt bông (Leiocassis siamensis), cá sát xiêm (Pangasius siamensis), cá duồng (Cirrhinus

microlepis), v.v…

Đặc biệt hiện nay xuất hiện nghề bắt các loài cá có màu sắc đẹp về thuần và bán làm

cá cảnh và những loài này có giá trị rất cao: cá hường (Coius microlepis), cá trèn lá (Kryptopterus bicirrhis), cá heo mắt gai (Pangio kuhlii), cá ngũ vân (Systomus

partipentazona), cá tai tượng (Osphronemus goramy), cá thanh ngọc (Trichopsis pumila), cá bãi trầu (Trichopsis vittata) v.v…

Ngư cụ sử dụng đánh bắt cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát cũng rất phong phú

và đa dạng, bên cạnh đó còn sử dụng nhiều loại ngư cụ lạc hậu mang tính hủy diệt và tận thu Các loại ngư cụ được thể hiện ở bảng sau

Bảng 35: Các loại ngư cụ sử dụng ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát

Mùa khô

Mùa mưa

100-200 lưỡi (nhiều loại

50-100 cần (nhiều loại

9

Thuốc cá bằng cây đơn

II.3.3.5 Giá trị sử dụng

Nguồn lợi cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát không những phong phú và đa dạng

về thành phần loài, cũng như số lượng mà còn có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nhiều loài ngon được ưa chuộng Nguồn lợi cá ở đây không những là nguồn thực

Trang 5

phẩm cho nhân dân trong vùng đêm, các vùng lân cận ở Vườn Quốc Gia, mà còn là nguồn thực phẩm cho những người dân nước bạn Cambodia sông ở vùng biên giới với Việt Nam

Ngoài các loài được sử dụng làm thực phẩm, còn có các loài được thuần hóa sử dụng làm cá cảnh phục vụ nhu cầu giải trí về mặt tinh thần Tuy nhiên, trong những năm gần đây nguồn lợi cá có sự suy giảm rất rõ rệt đối với tất cả các loại ngư cụ khai thác

Bảng 36 Giá trị kinh tế của một số loài cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát

(Giá vào thời điểm cuối năm 2004 đến tháng 10 năm 2006)

Ngày đăng: 17/04/2013, 10:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Tỷ lệ thành phần loài - Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò-Xa Mát
Hình 1. Tỷ lệ thành phần loài (Trang 1)
Hình 2. Tỷ lệ và thành phần loài hiện diện trong các loại hình thủy vực - Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò-Xa Mát
Hình 2. Tỷ lệ và thành phần loài hiện diện trong các loại hình thủy vực (Trang 3)
Bảng 35: Các loại ngư cụ sử dụng ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát - Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò-Xa Mát
Bảng 35 Các loại ngư cụ sử dụng ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát (Trang 4)
Bảng 36. Giá trị kinh tế của một số loài cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát - Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò-Xa Mát
Bảng 36. Giá trị kinh tế của một số loài cá ở Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát (Trang 5)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w