1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đánh Giá Khu Hệ Cá Vùng Cảnh Quan Khu Vực Dự Án Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế

42 513 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

Đánh Giá Khu Hệ Cá Vùng Cảnh Quan Khu Vực Dự Án Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế

3 Đánh Giá Khu Hệ Vùng Cảnh Quan Khu Vực Dự Án Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế Dự án Hành lang xanh: Báo cáo kỹ thuật số 5 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam 2 3 Những quan điểm trình bày trong báo cáo này là của tác giả và nhà biên soạn. Không nhất thiết phản ánh quan điểm của tổ chức WWF. Các bản đồ địa lý trong tài liệu này không hàm ý của các tác giả hoặc WWF về địa vị pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, vùng hoặc thẩm quyền hay ranh giới nào. Tác giả, người biên soạn và WWF không chịu trách nhiệm cho bất kỳ một sai sót nào của tài liệu do biên dịch tài liệu này sang các ngôn ngữ khác. Xuất bản: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam Bản quyền: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế Việc tái bản bất kỳ phần nào của ấn phẩm này vì mục đích giáo dục, bảo tồn hay phi lợi nhuận khác có thể được thực hiện không cần xin phép trước mà chỉ nêu đầy đủ nguồn cung cấp thông tin. Sao chép các ảnh tư liệu cho bất kỳ mục đích nào không được phép khi không có sự đồng ý của tác giả và người gữ bản quyền. Tái bản để kinh doanh hay vì mục đích thương mại khác không được thực hiện nếu không xin phép trước các nhà giữ bản quyền. Trích dẫn: Võ Văn Phú, Trần Thuỵ Cẩm Hà và Hồ Thị Hồng (2006). Đánh giá khu hệ vùng cảnh quan rừng Hành Lang Xanh, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Báo cáo số 5: Dự án Hành Lang Xanh, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế. Biên tập: Chris Dickinson, Văn Ngọc Thịnh và Danny Lenain Ảnh trang bìa: WWF © WWF Greater Mekong Tài liệu được lưu dữ tại: Dự án Hành lang xanh – WWF WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế 39 Xuân Diệu 18 Đoàn Hữu Trưng, Thành phố Huế Quận Tây Hồ Tỉnh Thừa Thiên Huế Hà Nội Việt Nam Việt Nam Tel: 054 887323 Tel: 04 7193049 www.huegreencorridor.org www.panda.org/greatermekong 3 DỰ ÁN HÀNH LANG XANH: GÓP PHẦN VÀO MỤC TIÊU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TOÀN CẦU TẠI MỘT CẢNH QUAN HIỆU SUẤT BÁO CÁO KỸ THUẬT SỐ 5: Đánh Giá Khu Hệ Vùng Cảnh Quan Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Tác giả: Võ Văn Phú 1 , Trần Thuỵ Cẩm Hà 1 , Hồ Thị Hồng 1 Cơ quan/ tổ chức: 1 Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Huế Báo cáo này là kết quả của Dự án “Hành lang xanh: Góp phần vào mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu tại một cảnh quan hiệu suất”, Dự án nhận được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường toàn cầu, Số: TF052526, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà lan. Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .6 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH .7 TÓM TẮT .8 1.0 GIỚI THIỆU .9 1.1 Tổng Quan và Lịch Sử Nghiên Cứu .9 2.0 MỤC TIÊU VÀ MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT 9 2.1 Mục Tiêu của Dự Án .9 2.2 Mục Đích của Các Chuyến Khảo Sát 9 3.0 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1 Kế Hoạch Thu Mẫu .10 3.2 Mô Tả Khu Vực Nghiên Cứu .11 3.2.1 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Nhất - Khe Lạnh, Xã Dương Hoà, Huyện Hương Thuỷ . 11 3.2.2 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Hai - Chà Măng, Xã Thượng Lộ, Huyện Nam Đông 11 3.2.3 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Ba - La Ma, Xã Hương Sơn, Huyện Nam Đông .12 3.2.4 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Tư - Trà Vệ, Xã Hương Nguyên, Huyện A Lưới 12 3.2.5 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Năm – Xã A Roàng, Huyện A Lưới 13 3.2.6 Địa Điểm Nghiên Cứu Thứ Sáu - Hồng Vân, Huyện A Lưới 14 3.3 Phương Pháp Chọn và Thu Mẫu 14 4.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 4.1 Thu Thập Mẫu Vật 16 4.2 Thành Phần Các Loài 16 4.3 So Sánh Các Địa Điểm Điều Tra 17 4.4 Các Loài Kinh Tế .17 4.5 Các Phân Tích về Loài Ưu Thế .18 4.6 Các Loài Quan Trọng 19 4.6.1 Các Loài Quý Hiếm .19 4.6.2 Loài Mới Được Công Bố .19 5.0 THẢO LUẬN .19 5.1 So Sánh với Các Khu Hệ Khác 19 5.2 Các Mối Nguy Cơ Đe Doạ đối với Công Tác Bảo Tồn 21 5.3 Kết Luận 21 5.4 Một Số Đề Xuất .22 6.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 23 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam 4 DANH SÁCH HÌNH Hình 1.0 Vùng dự án Hành lang xanh 10 Hình 2.0 Bản đồ thu mẫu khu vực Hành lang xanh .15 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.0 Lịch trình chuyến đi khảo sát thực địa nghiên cứu 10 Bảng 2.0 Toạ độ các điểm nghiên cứu 13 Bảng 3.0 Địa điểm thu mẫu và số mẫu vật thu được ở mỗi địa điểm điều tra, khu vực Hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế .16 Bảng 4.0 Cấu trúc khu hệ khu vực Hành lang Xanh chỉ ra số lượng họ, giống và loài và tỷ lệ của chúng 17 Bảng 5.0 Các loài kinh tế ở khu vực Hành lang xanh .18 Bảng 6.0 Hai loài quý hiếm ở khu vực Hành lang xanh (Sách Đỏ Việt Nam, 2000) .19 Bảng 7.0 Các loài mới được công bố trong vòng vài năm trở lại đây 19 Bảng 8.0 So sánh thành phần loài khu vực Hành lang xanh với các khu hệ phụ cận 20 Bảng 9.0 Hệ số gần gũi (S) của khu vực Hành Lang Xanh so với các vùng phụ cận 20 DANH SÁCH MỤC LỤC Phụ lục 1.0 Các loại cảnh quan Hành lang xanh .24 Phụ lục 2.0 Ảnh các loài đã thu được ở khu vực Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế 32 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ GEF Quỹ Môi trường toàn cầu HLX Dự án Hành lang xanh HCM Đường Hồ Chí Minh ST & TNSV Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới BTTN Khu bảo tồn thiên nhiên VQG Vườn Quốc gia NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam 6 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu này là một trong hợp phần của Dự án Hành lang xanh nhằm đáp ứng các mục tiêu bảo tồn toàn cầu trong một cảnh quan hiệu suất. Dự án này là một sáng kiến cách đây 4 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 do WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Dự án nhận được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường toàn cầu (TF052526), WWF, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế SNV - Tổ chức phát triển Hà Lan. Chúng tôi xin được nhân cơ hội này bày tỏ lời cảm ơn đến các cơ quan đoàn thể và các nhân đã giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình khảo sát thực địa tại Thừa Thiên Huế và viết báo cáo tại Hà Nội. Dự án Hành lang xanh tại Thừa Thiên Huế, đặc biệt Ông Hoàng Ngọc Khanh – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Dự án Hành lang xanh tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Ts Chris Dickinson - Cố vấn trưởng Dự án, Ông Văn Ngọc Thịnh - Điều phối viên Dự án, Ông Lê Văn Đông, cô Trần Thị Thanh Tâm - Cán bộ văn phòng. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Tyson Roberts, chuyên gia Ngư loại học; ông Bùi Hữu Mạnh và ông Nguyễn Trần Vỹ, các thành viên tham gia Dự án Hành lang xanh tại TT Huế đã đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình thu thập, phân tích và chụp ảnh mẫu vật. Chúng tôi cám ơn các cán bộ Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, các Hạt kiểm lâm A Lưới, Nam Đông và Hương Thủy; Các cán bộ Lâm trường Hương Giang, Trạm kiểm lâm Trà Lệnh; Các anh ở Đồn biên phòng 637, Đồn 627 ở A Lưới đã tận tình giúp đỡ nhóm khảo sát và cung cấp các thông tin có liên quan. Chúng tôi cảm ơn sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, cán bộ dẫn đường ở các địa phương Nam Đông, Hương Thủy và A Lưới, nơi chúng tôi đến cắm trại, điều tra và thu thập mẫu vật. Chúng tôi xin chân thành cám ơn Phòng Bảo tàng động vật có xương sống của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bảo tàng Động vật Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt chúng tôi chân thành cảm ơn GS.TS. Mai Đình Yên, Đại học Quốc gia Nội là chuyên gia đầu ngành về ngư loại học, đã tư vấn và giám định kiểm tra các mẫu vật về cá. Chúng tôi xin bày tỏ sự quan tâm giúp đỡ về phương tiện, thiết bị, thời gian và điều kiện làm việc, phân tích mẫu vật của Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học, các cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường của Trường Đại học Khoa học Huế. Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam 7 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH Dự án Hành lang xanh: đáp ứng các mục tiêu bảo tồn toàn cầu trong một cảnh quan hiệu suất là một sáng kiến 4 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 do WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Dự án nhận được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường toàn cầu, WWF, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà Lan. Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học cao của các khu rừng trong cảnh quan Hành lang xanh. Khu vực này đã được xác định thông qua các đánh giá bảo tồn cảnh quanhệ thống như là một trong những ưu tiên bảo tồn cao nhất ở vùng Trung Trường Sơn vì nó hỗ trợ cho một số khu rừng thấp còn lại cuối cùng ở Việt Nam và là nơi cư trú của nhiều loài đặc hữu và đang bị đe dọa như Sao la (Tordoff et al., 2003; MARD, 2004). Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và duy trì giá trị bảo tồn cảnh quan Hành lang xanh, một khu vực mang tính quan trọng toàn cầu hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác và săn bắt phi pháp và các mối de dọa phát triển không bền vững. Mục tiêu thứ yếu là thiết lập một mô hình có thể nhân rộng cho việc bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn toàn cầu trong các cảnh quan rừng đa dụng với tầm quan trọng chiến lược đối với bảo tồn đa dạng sinh học. Dự án tiến hành các cơ chế can thiệp và các phương pháp kịp thời nhằm đạt được lợi ích nhiều mặt từ việc quản lý rừng trong các cảnh quan hiệu suất để đẩy lùi mối đe dọa đa dạng sinh học chính trong khu vực Hành lang xanh. Điều này bao gồm việc xác định các ưu tiên bảo tồn và phục hồi rừng thông qua các đánh giá về đa dạng sinh học có hệ thống và lập bản đồ rừng. Đặc biệt dự án sẽ cải thiện chất lượng quản lý và lập kế hoạch đất và tài nguyên nhằm tăng cường cấp độ bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp một cảnh quan hiệu suất. Để đạt được điều này, dự án sẽ làm việc với các cán bộ lâm nghiệp, các cộng đồng địa phương và các cán bộ cấp tỉnh bao gồm cả những nhà lập kế hoạch phát triển. Các kết quả chính của phương pháp cộng tác này sẽ là công tác lập kế hoạch khoanh vùng bảo tồn và các thoả thuận bảo tồn có sự tham gia. Các công cụ này sẽ đảm bảo rằng những người ra quyết định về môi trường và xã hội sẽ tiến đến xem xét tất cả các cấp độ từ cấp xã trở lên. Ngoài ra, chúng cũng sẽ là công cụ trong việc giảm thiểu mối đe dọa đối với các khu vực bên ngoài các khu rừng đặc dụng khỏi các kế hoạch và các chiến lược đối kháng và sẽ đảm bảo các mục tiêu bảo tồn có thể đạt được ở Hành lang xanh. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy việc nhận biết m ột cảnh quan hiệu suất nơi mà các cộng đồng địa phương hưởng lợi thông qua công tác bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên được cải thiện và không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động pháp triển không thích hợp ở cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia. Liên lạc: Hoàng Ngọc Khanh Chris Dickinson Giám đốc dự án Cố Vấn trưởng dự án Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm WWF Dự án Hành lang xanh Thừa Thiên Huế WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam Việt Nam Chris.dickinson@wwfgreatermekong.org huespam@vnn.vn www.huegreencorridor.org Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam 8 TÓM TẮT Báo cáo đánh giá thành phần loài khu hệ của vùng cảnh quan rừng khu vực Dự án Hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều tra thực địa được thực hiện như một trong các hợp phần của chương trình đánh giá cảnh quan vùng dự án Hành lang xanh nhằm xác định giá trị đa dạng sinh học của vùng cảnh quan rừng. Khảo sát thực địa tiến hành tại 3 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế từ 23.4.2005 đến 12.06.2005. Khảo sát thực địa tiến hành tại 22 điểm khác nhau thuộc 6 vùng nghiên cứu. Đó là Khe Chà Măng, khe La Ma tại huyện Nam Đông, xã Dương Hòa và các tuyến suối liên đới ở huyện Hương Thủy và các khu vực Trà Lệnh, Trà Vệ và Hồng Vân ở huyện A Lưới. Các tuyến khảo sát có độ dài từ 0,5 – 3,5 km. Kết quả đã ghi nhận có 79 loài có mặt ở 6 điểm nghiên cứu. Nam Đông có 17 loài ở khe Chà Măng, 21 loài ở khe La Ma và 31 loài ở Hương Thủy (xã Dương Hòa). Tại vùng A Lưới có 43 loài ở Trà Vệ, 22 loài ở Trà Lệnh và 28 loài ở Hồng Vân. Kết quả bước đầu cho thấy rằng, thành phần loài đa dạng nhất là vùng Trà Vệ thuộc huyện A Lưới. Các tài liệu tham khảo để sử dụng trong phân loại ở miền Trung còn nhiều hạn chế, vì vậy cần có nhiều phân tích chi tiết hơn về sự phân loại các các nhóm loài và đặc biệt tập trung vào một số nhóm loài có thể có thêm nhiều phụ loài hoặc loài mới. Trong số các loài thu được, có 2 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2000) và phát hiện lại 7 loài mới cho khoa học đã được công bố trong vài năm trở lại đây (Kottelat, M. 2001). Trong số này cũng bao gồm 22 loài thu thập được xếp vào loài có giá trị kinh tế cao cho cộng đồng địa phương biểu thị tầm quan trọng của việc bảo tồn nguyên vẹn các vùng sinh thái đầu nguồn. Mặc các nghiên cứu trước đây còn nhiều giới hạn, chúng tôi cũng sử dụng để so sánh với các khu hệ khác ở miền Trung Việt Nam. Ở vùng cảnh quan rừng Hành lang xanh có 79 loài, so sánh với các nghiên cứu của khu hệ Vườn Quốc gia Bạch Mã (57 loài), Khu Bảo tồn Dackrong (72 loài) và sông Hương (121 loài). Cho đến nay, có một số nghiên cứu về khu hệ vùng sông Hương đã cho kết quả số loài nhiều hơn vùng Hành lang xanh. Tuy vậy, khu vực Hành lang xanh được xem là khu hệ tính đa dạng. Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị đ a dạng sinh học trong khu vực Dự án Hành lang xanh cũng được đưa ra, bao gồm những hoạt động đánh bắt trái phép và làm suy thoái hệ sinh thái do hoạt động phát triển cộng đồng. Thêm vào đó, nghiên cứu đã chứng minh rằng một số thành phần loài của khu hệ được cho rằng có phân bố trong vùng này, nhưng nghiên cứu thì không tìm thấy sự có mặt của chúng. Điều này có thể do ảnh hưởng của sự tác động về hoạt động nông nghiệp trong quá khứ và chất độc màu da cam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nghiên cứu cũng đã đưa ra đề xuất nên thực hiện nghiên cứu khảo sát khu hệ nhiều hơn nữa và sự phân loại các mẫu vật chưa thể định loại hết để khẳng định giá trị và độ chính xác của nó trong vùng Hành lang xanh. Thêm vào đó, chiến lược quản lý bền vững nước ngọt cần được đẩy mạnh ở các vùng trọng điểm để đảm bảo nguồn lợi được quản lý bền vững. Các tác động ảnh hưởng đến nguồn lợi cần được kiểm soát như nạn đào đãi vàng, thu lượm phế liệu chiến tranh. [...]... Việt Nam sao sao sao sao xanh xảm bám đá 5.0 THẢO LUẬN 5.1 So Sánh với Các Khu Hệ Khác So sánh cơ bản được đặt ra để so sánh số lượng taxon tương ứng giữa thành phần loài khu vực Hành lang xanh với các khu vực phụ cận (Bảng 8.0) Thành phần loài khu hệ Hành lang xanh 19 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam chỉ thấp hơn khu hệ sông... giúp đỡ của Giáo sư Mai Đình Yên, chuyên gia đầu ngành về phân loại học các loài nước ngọt trong công việc giám định mẫu 14 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Hình 2.0 Bản đồ thu mẫu khu vực Hành lang xanh 15 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam 4.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thu Thập Mẫu Vật Các khu vực thu mẫu... Đông ở khu vực rừng cảnh quan Hành lang xanh của tỉnh Thừa Thiên Huế Bên cạnh đó, chúng tôi còn thu thập thêm những thông 9 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam tin về sinh thái học, giá trị kinh tế của nhiều loài bằng cách phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ Kiểm lâm Mục tiêu của Dự án không những góp phần cung cấp một số dẫn liệu ban đầu về thành phần... Để đánh giá mức độ gần gũi của khu hệ Hành lang xanh với các khu hệ khác trong khu vực, chúng tôi sử dụng chỉ số Sorencen (S) (Sorencen, 1948; Magurran, 2005) S= 2C A+ B Trong đó: S: chỉ số Sorencen C: Số loài chung của 2 khu hệ A: Số loài riêng của khu hệ A B: Số loài riêng của khu hệ B Bảng 9.0 Hệ số gần gũi (S) của khu vực Hành Lang Xanh so với các vùng phụ cận Khu hệ VQG Bạch Mã Cá. .. Báo cáo thực địa chuyên đề đa dạng sinh học về Dự án tăng cường quản lý và bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên DaKrong, tỉnh Quảng Trị và vùng phụ cận, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 12/2004 Rainboth, W.J (1996) Fish of the Cambodian Mekong FAO Rome 23 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Phụ lục 1.0 Các loại cảnh quan Hành lang xanh Khu vực. .. giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Phụ lục 2.0 Ảnh các loài đã thu được ở khu vực Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế ẢNH CÁC LOÀI ĐÃ THU ĐƯỢC Ở KHU VỰC HÀNH 1 chình hoa Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824 Anguillidae 2 sao Poropuntius laoensis Gunther,1968 Cyprinidae 3 sao Poropuntius angutus Kottelat, 2000 Cyprinidae 4 sao Poropuntius... của thế kỷ 20 Tuy nhiên, thành phần loài được tìm thấy ở khu vực Hành lang xanh lại cao hơn ở Vườn Quốc gia Bạch Mã (Võ Văn Phú, 2004) Bảng 8.0 So sánh thành phần loài khu vực Hành lang xanh với các khu hệ phụ cận Khu vực nghiên cứu Bộ 5 9 6 13 Khu vực Dự án Hành lang xanh, 2005 Khu bảo tồn thiên nhiên DaKrong, Mai Đình Yên, 2004 Vườn Quốc gia Bạch Mã, Võ Văn Phú, 2004 nước ngọt sông Hương,... Tiếng Việt chình hoa sỉnh gai xanh xanh xanh diếc cháo sao sao sao sao ngộ mỡ giác miệng tròn sứt môi sứt môi ngựa xanh lấu thèo chuối thường chuối suối chạch đuôi chình 4.5 Các Phân Tích về Loài Ưu Thế Sau khi thu mẫu, phân loại và phân tích các mẫu vật thu được qua các đợt điều tra chúng tôi có những nhận xét về sự phân bố của các loài... có giá trị kinh tế cao như Chình hoa (Anguilla marmorata), xanh (Onychostoma laticeps), (Onychostoma gerlachi), 17 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Qua các cuộc phỏng vấn được biết người dân địa phương đánh bắt với các ngư cụ thông thường với số lượng không nhiều, nhưng kích thước bắt được giảm dần hàng năm bắt được cỡ nhỏ, phần lớn cá. .. Opsariichthys và Rasbora Các loài trong các giống này khác nhau trong bậc phân 20 Đánh giá Khu hệ vùng cảnh quan Hành lang xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam loại và được tìm thấy ở nhiều suối và các thủy vực khác nhau Phần lớn các loài trong chúng khó có thể định danh chính xác đến bậc loài Do vậy, chúng chưa được định danh chính thức Các thể này sẽ tạo cơ hội cho các chuyên gia phân loại xác định xem . Phụ l c 2.0 nh c c loài c đã thu đư c ở khu v c H nh Lang Xanh, T nh Th a Thi n Hu 32 Đ nh giá Khu h c vùng c nh quan H nh lang xanh, T nh. rừng khu v c Dự n H nh lang xanh, t nh Th a Thi n Hu . Điều tra th c đ a đư c th c hi n nh một trong c c h p ph n c a chương tr nh đ nh giá c nh quan

Ngày đăng: 17/04/2013, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN