1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍNH MINH BẠCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135

23 471 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 409 KB

Nội dung

Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 TÍNH MINH BẠCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 I. Giới thiệu chung về chương trình 135: 1. Mục tiêu đối tượng và phạm vi của trương trình 135: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 31 tháng 7 năm 1998. Nhằm phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010). 2.Đối tương và phạm vi áp dụng của chương trình 135: -Các xã đặc biệt khó khăn -Các xã biên giới, an toàn khu -Thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp… đặc biệt khó khăn ở các khu vực. Giai đoạn I (1997-2006) Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một phó thủ tướng chính phủ, phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã hội. Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là: •Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số; •Phát triển cơ sở hạ tầng; 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 •Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch •Nâng cao đời sống văn hóa. Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí, v.v . Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cũng có đánh giá rằng hiệu quả của Chương trình 135 còn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được. Giai đoạn II (2006-2010) Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc 46 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135. Mục tiêu tổng quát •Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất •Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường. •Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. •Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 •Đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%. Nội dung chính chương trình •Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị. •Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết. •Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kĩ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động. •Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động. Sơ lược kết quả đạt được đến năm 2009 Nhìn vào nửa chặng đường mà CT 135 giai đoạn II đã đi qua, có thể thấy, đây là một CT dành cho đồng bào dân tộc và miền núi có phạm vi, đối tượng thụ hưởng và nguồn ngân sách đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Qua 3 năm thực hiện, CT đã được triển khai trên địa bàn 1.779 xã, 3.149 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc 47 tỉnh với tổng số vốn trên 7 nghìn tỷ đồng. Với 4 hợp phần chính: 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất; đào tạo và nâng cao năng lực và hỗ trợ nâng cao đời sống người dân, CT 135 đã xây dựng 11.765 công trình, dự án; mở hàng nghìn lớp đào tạo, tập huấn thu hút hàng vạn hộ dân tham gia; hỗ trợ 550 tấn giống cây, 20.000 con giống gia súc, 12.500 máy móc thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất; tổ chức tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho khoảng 73.000 lượt người; hỗ trợ xây dựng trên 100 mô hình điểm xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ kinh phí cho trên 810.000 học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông là con hộ nghèo đang theo học bán trú. Nhờ sự quan tâm đầu tư đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc, miền núi đã có sự đổi thay rõ rệt. Tỷ lệ thôn, bản có điện, đường, lớp học, nhà văn hoá, công trình thuỷ lợi được nâng lên; tập quán và kỹ thuật sản xuất của đồng bào dân tộc có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá; đội ngũ cán bộ cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực quản lý, điều hành CT trên địa bàn; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm từ 3 – 4%, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Theo các báo cáo tại phiên họp, từ 2006 đến 2010, tiền rót cho Chương trình 135 giai đoạn 2 lên tới hơn 14.000 tỉ đồng Theo báo cáo của Chính phủ đến hết năm 2009 kết quả đạt được về các chỉ tiêu của chương trình 135 so với mục tiêu đề ra đến năm 2010 là: 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí (mục tiêu là 95%); Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 47% đầu năm 2006 xuống còn 31,2% năm 2009 (mục tiêu tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 30%); Tỉ lệ hộ đạt mức thu nhập bình quân đầu người 3,5 triệu đồng/năm là 67,5% (mục tiêu đạt trên 70%). Các ý kiến cũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém là tỉ lệ giải ngân còn chậm, điển hình qua 4 năm đạt thấp như: Đắc Lắc: 52,28%, Lâm Đồng: 51,81%, Bình Phước: 56,29%, Bạc Liêu: 60,38% . 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Giải ngân đã chậm, nhiều địa phương còn có tình trạng phân bổ vốn sai nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng tới hơn 80 tỉ đồng (kết quả kiểm toán cho thấy năm 2007 có 39.564,7 triệu, năm 2008 có 13.767,5 triệu và năm 2009 có 27.002,2 triệu chi sai nội dung, đối tượng, sai mục đích, gây thất thoát .). Bởi vậy, nhận xét chung của các ĐB là đa số các xã, thôn, bản thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II, tuy tỉ lệ hộ nghèo hàng năm giảm nhanh, nhưng thiếu bền vững, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn. Nếu thực hiện theo chuẩn nghèo mới hoặc bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa thì tỉ lệ hộ nghèo vùng này sẽ trở lại rất cao. Qua giám sát và báo cáo các tỉnh, đến cuối năm 2009 ở một số tỉnh vẫn còn một số xã còn tỉ lệ nghèo cao như: Tuyên Quang: 42,2%, Lạng Sơn: 49%, Điện Biên: 50%, Quảng Bình: 49,34%, Quảng Nam: 48,78%, Quảng Ngãi: 49,94% . II. Tính minh bạch trong chương trình135: Công thức đánh giá sự tham gia của người dân: CPM = n : là dân nhận b1: dân biết b2: dân bàn b3: dân làm b4: dân kiểm tra 0≤ cpm ≤1 Cpm< 0,2 : dân gần như không tham gia 0,2<cpm<0,4 : dân có tham gia 0,4<cpm<0,6 : dân tham gia trung bình 0,6<cpm<0,8 : dân tham gia khá Cpm> 0,8 : mức độ cực kì tham gia 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 a.Dân nhận Trong gần 5 năm qua, tổng kinh phí đầu tư cho 1850 xã đặc biệt khó khăn và 2500 thôn bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II là trên 14 ngàn tỷ đồng, bằng 108,5% vốn được duyệt. Nhờ nguồn vốn này, kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi nhỏ, đường điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, . được xây dựng, nông thôn miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang diện mạo mới, khang trang. Cũng từ nguồn vốn này sản xuất nông – lâm nghiệp đã có bước phát triển, sản xuất hàng hoá đã hình thành tại một số địa phương, điển hình sản xuất kinh doanh giỏi là người dân tộc thiểu số địa phương nào cũng có và ngày càng nở rộ. Nhờ sản xuất bằng giống mới và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác nên năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên; đây là cơ sở cơ bản giúp bà con nâng cao thu nhập (đa số các xã đặc biệt khó khăn đạt thu nhập bình quân trên 3,5 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 47% đầu năm 2006 xuống còn 31,2% năm 2009 (mục tiêu là dưới 30%). Thực hiện Quyết định 1637 và Quyết định 975 của Thủ tướng Chính phủ về cấp báo, tạp chí cho vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, đã có 20 đầu báo đến với bà con trong nhiều năm qua. Nhờ vậy mà nhận thức của bà con về tập quán sản xuất, văn hoá, xã hội có nhiều thay đổi tích cực, những hủ tục dần bị loại bỏ; tâm lý “tự bằng lòng” dần được thay bằng ý thức vươn lên. Trình độ, năng lực của cán bộ xã, thôn bản được cải thiện đáng kể. Những bất cập cần tháo gỡ Theo ông Kso Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn. Nếu thực hiện theo chuẩn nghèo mới hoặc bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa thì tỷ lệ hộ nghèo vùng này trở lại rất cao. Đa phần người dân chưa có thu nhập ổn định, Sau 4 năm triển khai, chỉ hơn 6% số xã (113 xã) hoàn thành cơ bản mục tiêu và ra khỏi chương trình. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đầu tư quá dàn trải cũng là một bất cập. Theo báo cáo giám sát, hiện trên địa bàn 1 xã có khoảng 30 chương trình, dự án liên quan đến xoá đói giảm nghèo, nhưng vì không lồng ghép nên hiệu quả đạt thấp. Những gì người dân nhận được là không cao, hoặc công trình đầu tư không phát huy được hết hiệu quả của nó. Rất nhiều công trình đầu tư sai, đầu tư chạy dư án, đầu tư đúng thì quyết toán cao, ăn bớt vật liệu hoặc sử dụng sai vật liệu gây thất thoát. Nhiều nơi người dân chỉ nhận đươc “hình” công trình 135 của mình,tức là công trình tiền tỷ thì năm đó ma ko sử dụng được. Tam đảo- vĩnh phúc Tổng số tiền chi cho các hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường, tức là xây dựng nhà xí 2 ngăn hợp vệ sinh trong Báo cáo 120 chi trong 2006-2008 là 1, 3 tỷ đồng, theo phương thức, mỗi hộ được 1 triệu đồng. Thế nhưng, tổng hợp báo cáo (bằng văn bản) của 3 xã thì con số lại ít hơn. Xã Đạo Trù có 369 hộ, Yên Dương là 254 hộ và Bồ Lý là 280 hộ, tổng cộng là 903 hộ được nhận 903 triệu đồng. Vậy, số còn lại gần 400 triệu đồng hiện đang ở đâu? Lãnh đạo 3 xã Bồ Lý, Yên Dương và Đạo Trù đều khẳng định, mỗi hộ được 1 triệu đồng để xây nhà xí hợp vệ sinh, số tiền trên được UBND huyện trực tiếp chuyển cho từng hộ dân. Báo cáo 120 ghi rõ rằng, đã thực hiện cải tạo, xây mới cứng hoá kênh mương từ 2006-2008 là 35, 67km. Con số này bị chính quyền các xã phủ nhận. ông Nguyễn Đắc Vân - Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Trù khẳng định, giai đoạn II của CT 135 không có kinh phí cho kiên cố hoá kênh mương, chỉ được đầu tư một phai chắn nước, gọi là đập ngăn nước về đồng cho người dân. ông Lưu Xuân Thuỷ, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng uỷ xã Đạo Trù cho biết: "Giai đoạn II CT 135, Đạo Trù được kinh phí xây dựng chợ, tổng vốn là 1, 52 tỷ đồng, bây giờ mới được thanh toán 1, 1 tỷ đồng". Vào thăm chồ, bạn sẽ thấy thất vọng với sự đầu tư đó. Chợ không có cổng, có một nhà ở giữa, xung quanh là lán . 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Tiếp chúng tôi, Bí thư Đảng uỷ xã Bồ Lý, ông Trần Xuân Hoè cho biết: CT 135, giai đoạn II ở Bồ Lý không có kinh phí cho kiên cố hoá kênh mương. ông Hoè khẳng định, Bồ Lý có hệ thống kênh mương được kiên cố hoá tốt như bây giờ là nhờ vốn của một chương trình khác của tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư trực tiếp. Vậy hơn 35km cứng hoá kênh mương có ở trong Báo cáo 120 của tỉnh có thể lấy ở Yên Dương, xã 135 cuối cùng của huyện Tam Đảo? Chủ tịch xã Đào Đức Thành rất tự nhiên khi kể về thành tích xã đã làm được đối với vốn của CT 135, giai đoạn 2006-2008 rằng "Tất cả kinh phí của CT 135 giai đoạn II, xã cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục hết. Đây là việc làm cấp bách để cho trẻ em được học hành. Kiên cố hoá kênh mương ở Yên Dương chưa làm, chưa có kinh phí để đầu tư". Vậy, con số hơn 35km cứng hoá kênh mương trong Báo cáo 120 của tỉnh Vĩnh Phúc được tổng hợp từ đâu? Trao đổi trực tiếp là như vậy, còn bằng văn bản, trong báo cáo của 3 xã về việc thực hiện CT 135, giai đoạn II, gửi Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc cũng không thấy thống kê số km cứng hoá kênh mương. Báo cáo số 56 của UBND huyện Tam Đảo về tình hình thực hiện chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn năm 2007 - 2008 còn "tệ" hơn. Báo cáo 56 này chỉ toàn chữ với dày đặc những mỹ từ thực hiện kế hoạch này, dự án nọ, chương trình kia . mà không thống kê cụ thể những số liệu đã làm được của từng hạng mục. . Dấu hiệu tiêu cực càng lộ rõ? Báo cáo 120 ghi rõ, năm 2006-2007 làm mới được 69 km đường giao thông, kinh phí 1, 143 tỷ đồng; năm 2008 cải tạo, xây mới được gần 2, 7 km đường giao thông nông thôn, kinh phí là 700 triệu đồng, trong đó có một công trình là chuyển tiếp. Thế nhưng, báo cáo bằng văn bản của 3 xã lại "vênh" về số liệu rất lớn so với Báo cáo 120. Cụ thể, tại Đạo Trù, ông Thuỷ, Chủ tịch xã cho biết, năm 2008, xã được 800 triệu đồng cho giao thông nông thôn. Hiện đã đầu tư số tiền đó vào 1km đường cấp phối. ông Nguyễn Đắc Vân - Phó 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 chủ tịch UBND xã Đạo Trù, người ký báo cáo kết quả thực hiện CT 135 năm 2007-2008, khẳng định, năm 2006 - 2007, vốn 135 không đầu tư cho giao thông nông thôn. ở Yên Dương, Chủ tịch xã Đào Đức Thành nhấn mạnh: kinh phí CT 135 giai đoạn II, chúng tôi chỉ tập trung đầu tư cho giáo dục. Giao thông nông thôn khó khăn lắm, chưa được đầu tư gì hết. Để chứng minh, ông Trần Bá Minh - Phó chủ tịch xã đã dẫn chúng tôi đi xem những con đường được coi là huyết mạch của xã đến các thôn. Trời đầy nắng, có gió, mưa đã qua được vài ngày rồi mà đường thì vẫn lầy. Phương tiện đi qua, đất bám đầy vào bánh, trơn trượt. Đến Bồ Lý, tất cả những con số làm chúng tôi sững sờ. Hiện tại, CT 135 giai đoạn II đầu tư ở Bồ Lý được 3 km đường giao thông nông thôn. ông Hoè - Bí thư xã là người có 12 năm làm chủ tịch xã, đã thực hiện phần lớn các dự án của CT 135 các giai đoạn khẳng định: Từ 2006-2008, xã nhận đuợc 2, 2 tỷ đồng của CT 135. Trong đỏ, chủ yếu đầu tư vào xây trường mầm non, hết 900 triệu đồng, làm đối ứng để đầu tư được 3km đường giao thông nông thôn, còn lại là chi cho vệ sinh môi trường, hỗ trợ học sinh nghèo. Cả giai đoạn I và giai đoạn II của CT 135, Bồ Lý đầu tư 950 triệu đồng để làm vốn đối ứng cho xây dựng giao thông nông thôn. Như vậy, cộng tổng của 3 xã chưa được 10km, sao Báo cáo 120 của tỉnh Vĩnh Phúc lại là 69km. Phải chăng, vì có vốn đối ứng, vì địa phương cũng xin được nguồn vốn khác để làm đường nên người làm báo cáo đã tổng hợp phần kết quả của chương trình vốn khác vào vốn 135 cho "hoành tráng"? Tiền thì vẫn chi, xã không biết gì hết, vậy huyện tam đảo lấy gì báo cáo. theo Báo cáo 120 tổng kinh phí là hơn 14, 6 tỷ đồng. Thế nhưng, cả 3 xã đều trên xác nhận, cả 3 năm, họ chỉ nhận được xã ít nhất là hơn tỷ đồng, xã nhiều là 2, 2 tỷ đồng. Tổng cộng cả 3 xã chưa đến 8 tỷ đồng. Còn hơn 6, 6 tỷ nữa được chi như thế nào? Câu hỏi đặt ra, vì sao lại có những con số đẹp để ghi 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 vào báo cáo như vậy? Số tiền thiếu, thừa hiện đang ở đâu? Và ngươi dân nhận được gì? Nghệ an Người dân xã Thanh Đức (Thanh Chương - Nghệ An) đã mỉa mai gọi “công trình thế kỷ” của xã này là “con rồng khô” hay “con rồng lửa” bởi từ ngày khánh thành đến nay, đất vẫn cứ khô và chè vẫn cứ chết. Công trình tiền tỷ nằm phơi sương Đường ống dẫn nước xã Thanh Đức được lắp đặt vào năm 2008, mục đích là dẫn nước từ Khe Trải tưới tiêu cho hàng trăm ha chè thuộc các cánh đồng Cây Mãn, Bình Chỉnh, Cây Vông và đồng Cây Lợi thuộc xã Thanh Đức. 10 [...]... nhiệm của họ phải tham gia trong mỗi chương trình, dự án 21 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 III.Kết luận: Sau khi thực hiện chương trình 135, chương trình giai đoạn II đã được rút kinh nghiệm và đạt nhiều kết quả tốt song bên cạnh đó còn rất nhiều điều bất cập, thiếu minh bạch trong thực hiện Một số kết quả thực hiện mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn II: - 100%... người dân Tính minh bạch, công khai còn nhiều hạn chế rõ nhất là rất ít người dân nắm được một cách tường tận trên địa bàn xã có các chương trình đang được triển khai, diễn ra trong bao lâu, do ai thực hiện và lợi ích của người dân được hưởng từ chương trình là những gì Đối với cán bộ cơ sở (cấp xã) thì tình hình cũng không khá hơn là bao Đang có một lỗ hổng lớn trong việc thông tin về các chương trình, ... hiểu rõ Tính không minh bạch được thể hiện ở một số điểm như sau: Đầu tiên phải kể tới đó là sự thiếu tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình ở các đia phương Rất ít người dân nắm được một cách tường tận trên địa bàn xã có các chương trình đang được triển khai, diễn ra trong bao lâu, do ai thực hiện và lợi ích của người dân được hưởng từ chương trình. .. kiểm toán nhà nước chương trình 135: Chi sai và thất thoát hơn 80 tỉ đồng tính đến hết năm 2009, chưa kể chi sai hạng mục công trình, chi xây dựng cho công trình nhưng không sử dụng được Những thất thoát sai phạm này được đánh giá do sự thiếu minh bạch, thiếu sự tham gia giám sát của người dân, dẫn đến đầu tư sai, đầu tư không đúng chỗ Vì vậy để nâng cao hiệu quả của chương trình 135, cần đẩy mạnh sự... lực giữa các chương trình, dự án đầu tư cho cơ sở Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá với các tiêu chí rõ ràng để tăng khả năng nắm bắt tình hình của các cơ quan cấp trên, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp - Đổi mới phương pháp tuyền truyền và chia sẻ thông tin trong các chương trình, dự án Trong mỗi chương trình, dự án nhất thiết phải có hoạt động tuyên truyền về mục tiêu của chương trình đối với... đồng ấy chỉ là dư âm của cơn mưa do ảnh hưởng của cơn bão số 1 vừa qua Trong một diễn biến khác, qua khai thác thông tin từ Ban chỉ đạo chương trình 135 cũng như UBND huyện Thanh Chương, chúng tôi được biết, công trình đường ống dẫn nước này được UBND xã Thanh Đức đề xuất thực hiện là để tận dụng nguồn vốn từ một dự án mà chương trình 135 dành cho xã 14 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn... chất và phương tiện làm việc Tuy nhiên, quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng phương pháp và có quy hoạch cán bộ để đảm bảo hiệu quả của các chương trình đào tạo - Tăng cường năng lực cho các tổ chức quần chúng, tạo điều kiện hơn nữa cho họ tham gia trong phân bổ nguồn lực, trong tổ chức thực hiện, trong giám sát đánh giá, trong duy tu bảo dưỡng các công trình Chính các đoàn thể là địa chỉ tổ chức... qua họp biểu quyết -công trình, nội dung được chọn ưu tiên đầu tư theo í kiến nhất trí của số đông người dân Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp thông qua hội đồng nhân dân xã trước khi trình lên huyện Thực tiễn người dân tham gia: -trong thời gian qua, ở nhiều xã của chương trình 135 sự tham gia của người dân còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức và chỉ giới hạn trong việc thực hiện một... không phù hợp, gây lãng phí Ví như, trong hai năm 2008-2009, 70 hộ dân ở xã Phong Vân được hỗ trợ 240 triệu đồng gà giống nuôi theo phương pháp công nghiệp nhưng đến nay số gà đó đã chết gần hết Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, đến tháng 6 năm nay, số công trình thuộc chương trình 135 hoàn thành trong giai đoạn 2006-2009 nhưng chưa quyết toán là 125/300 công trình, trong đó huyện Lục Ngạn 58/90, huyện... Vần nhận định rằng, việc thực hiện cơ chế dân chủ ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, các chương trình dự án mới chỉ được đem bàn ở HĐND Còn người dân, thụ hưởng trực tiếp kết quả chương trình, thì không được tham gia bàn bạc, thậm chí nhiều người không biết gì về chương trình này Vậy người dân nhận được gì? b dân biết Ông Lê Minh Khái, Phó Tổng KTNN, cho biết, hầu hết người dân đều nắm được chủ trương . 0918.775.368 TÍNH MINH BẠCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH 135 I. Giới thiệu chung về chương trình 135: 1. Mục tiêu đối tượng và phạm vi của trương trình 135: Chương trình. Bình: 49,34%, Quảng Nam: 48,78%, Quảng Ngãi: 49,94%... II. Tính minh bạch trong chương trình1 35: Công thức đánh giá sự tham gia của người dân: CPM =

Ngày đăng: 17/04/2013, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w