Môtip món quà trong một số truyện ngắn Pauxtopxki Nước Nga là một nền văn hóa lớn của nhân loại, có đóng góp và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia trên thế giới. Một trong những đỉnh cao văn học Nga nói chung và văn học Nga – Xô viết nói riêng là Pauxtopxki với những tác phẩm văn học vô cùng đồ sộ.
Trang 1MỤC LỤC
DẪN NHẬP
0.1 Lý do chọn đề tài
0.2 Lịch sử vấn đề
0.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
0.4 Phương pháp nghiên cứu
0.5 Bố cục trình bày
Chương 1 Khái quát về con người - thời đại nhà văn và một số cơ
sở chung về môtip
1.1 Bối cảnh sáng tạo của K.Pauxtôpxki
1.1.1 Vài nét về cuộc đời và duyên phận trẻ thơ
1.1.1.1 Vài nét về cuộc đời của người gom bụi quý1.1.1.2 Duyên phận trẻ thơ để kết đóa hồng vàng1.1.2 Bối cảnh xã hội và văn học Xô viết thời kỳ K.Pauxtôpxki khẳng định vị trí của mình trên văn đàn
1.1.2.1 Bối cảnh xã hội 1.1.2.2 Bối cảnh văn học 1.1.3 Khái quát về quá trình sáng tạo của K.Pauxtôpxki
1.2 Đôi nét khái quát về môtip và môtip trong văn học
1.2.1 Môtip trong văn học1.2.2 Đôi nét về môtip món quà trong văn học
Chương 2 Môtip món quà cho trẻ thơ trong truyện ngắn
Pauxtopxki
2.1 Chiếc nhẫn và Matơriôska món quà ý nghĩa của trẻ thơ
2.1.1 Chiếc nhẫn bằng thép & Đám đông trên đại lộ bờ biển2.1.2 Chiếc nhẫn và con búp bê món quà ý nghĩa cho trẻ thơ
Trang 22.2 Lẵng quả thông, Chú bé chăn bò & Người kể chuyện cổ tích trong môtip món quà cho trẻ thơ
2.2.1 Lẵng quả thông, Chú bé chăn bò & Người kể chuyện cổ tích2.1.2 Khúc nhạc, Lá thư “thủy tinh” và Truyện cổ Anđécxen món quà ý nghĩa cho trẻ thơ
Chương 3 Ý nghĩa và giá trị của Môtip món quà cho trẻ thơ trong truyện ngắn Pauxtopxki từ tác phẩm đến cuộc đời
3.1 Môtip món quà cho trẻ thơ từ mầm xanh hi vọng …
3.2 … đến sự lay động tâm hồn những gốc sồi vững chãi
TỔNG KẾT
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3DẪN NHẬP0.1 Lý do chọn đề tài
Trên trái đất, ngày nào còn sự sống của con người, thì ngày ấy, vănchương sẽ vẫn còn được trân quý Nhiệm vụ sáng tác và tiếp nhận văn học luôn
đi sóng đôi với nhau để tạo ra và lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần chonhân loại Với tư cách làm người thưởng lãm nghệ thuật, chúng ta có nhiệm vụphải hiểu cho đúng, cho sâu và thấu cảm những sản phẩm tinh thần mà ngườisáng tạo đã dày công nhào nặn
Văn học không chỉ mang tính dân tộc, giai cấp mà còn mang tính quốc tế
- liên dân tộc và nhân loại Khi tồn tại trong hệ thống văn học thế giới, nền vănhọc mỗi nước vừa mang những nét thống nhất, vừa mang những nét đặc thù Do
đó, khi tìm hiểu các sáng tác của các tác gia tiêu biểu ở các nước khác nhau,chúng ta không chỉ có điều kiện hiểu được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm củamỗi người mà qua đó còn có thể rút ra được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm củamỗi người Đồng thời, còn có thể rút ra được những kết luận có giá trị khái quát
về bản chất, quy luật phát triển và quy luật sáng tạo của văn học
Nước Nga là một nền văn hóa lớn của nhân loại, có đóng góp và ảnhhưởng mạnh mẽ đến các quốc gia trên thế giới Một trong những đỉnh cao vănhọc Nga nói chung và văn học Nga – Xô viết nói riêng là Pauxtopxki với nhữngtác phẩm văn học vô cùng đồ sộ
Thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Mười năm 1917 đã đưa đất nướcNga Xô viết vào một thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Vàokhoảng sáu mươi năm đầu của thế kỷ XX, nhân dân Liên Xô đã đạt được nhữngkết quả to lớn trong công cuộc xây dựng “chủ nghĩa xã hội phát triển” Nhữngthay đổi về chính trị, những thành tựu xuất sắc về kinh tế, văn hoá trong giaiđoạn này đã tác động mạnh mẽ tới văn học Văn học giai đoạn này tập trungphản ánh những thay đổi to lớn của xã hội, ca ngợi cuộc sống mới của conngười, ca ngợi con người xã hội chủ nghĩa Tất cả những điều đó đã đi vào văn
Trang 4học Xô viết một cách sinh động Văn học giờ đây không chỉ phản ánh chiếntranh, khai thác các khía cạnh của đề tài chiến trận, tinh thần chiến sĩ trên mặttrận chống quân thù mà còn tập trung phản ánh âm vang thời đại mới, những suy
tư, chiêm nghiệm, sự lắng đọng của tâm hồn, khát vọng, mơ ước, sự biến đổitrong thế giới nội tâm của con người Con người giờ đây được nhìn nhận, đánhgiá và xem xét một cách toàn diện hơn Nằm trong dòng chảy chung của văn học
Xô viết giai đoạn này, những sáng tác của K.Pauxtôpxki mang đặc trưng chungcủa một nền văn học cách mạng Thông qua việc tìm hiểu những sáng tác củaK.Pauxtôpxki chúng ta sẽ hiểu hơn về văn học Xô viết những năm hoàn thànhcông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đọc truyện ngắn K.Pauxtôpxki ta thấy toát lên một không khí dịu nhẹ, sựlắng đọng của một tâm hồn trong những khoảnh khắc thơ mộng, ngọt ngào nhất.Tác giả không đi sâu khai thác những xung đột, những tình huống gay cấn hay
cố gắng nghĩ ra một cốt truyện mang tính chất giật gân gây sự chú ý của ngườiđọc Tác giả cũng không khuôn mình vào kết cấu quen thuộc của truyện ngắntruyền thống (có mở đầu, cao trào, đỉnh điểm, thắt, mở nút) Điều ông quan tâmnhất là thế giới con người nói chung và thế giới trẻ thơ nói riêng, tỏa ra từ cốttruyện, sự kiện, nhân vật, cảnh sắc…
Có thể nói trẻ thơ là một mảng đề tài đặc sắc trong sáng tác củaK.Pauxtôpxki
Cuối cùng, sự lựa chọn đề tài còn xuất phát từ niềm yêu thích của bảnthân đối với những sáng tác của K.Pauxtôpxki, từ mong muốn được tìm hiểu sâuhơn về một tác giả văn học Nga – Xô viết
0.2 Lịch sử vấn đề
Trong cuốn “Từ điển văn học, bộ mới”, giới thiệu về K.Pauxtôpxki, tác
giả Đặng Thị Hảo đã nhận xét truyện ngắn của ông như sau: “…ở truyện ngắn
của ông, người ta không thấy những cốt truyện đầy kịch tính, những xung đột phức tạp hay những nhân vật mang cá tính độc đáo, tuân thủ một diễn biến với đầy đủ các khâu: thắt, đỉnh điểm, mở, v.v… thậm chí ở những sáng tác vào gian
Trang 5đoạn cuối, nhà văn dường như còn cố ý xa rời lối kể chuyện có trước, có sau một cách trọn vẹn Cốt truyện của ông không giống Puskin, Gôgôn, Gorki,… cũng không giống Sêkhốp với kiểu cốt truyện “là một cái gì đó có thể xảy ra, nên xảy ra, sắp xảy ra, rồi lại không xảy ra,…” mà như chính Pauxtôpxki đã nói, đó là, cái không bình thường được hiện ra như cái bình thường", trong đó các yếu tố như tình tiết, sự kiện, nhân vật thường được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc và suy tưởng" [8,tr 1341]
Cảm nhận chung về âm hưởng các sáng tác của K.Pauxtôpxki, tác giảPhan Hồng Giang trong bài viết “Mấy lời nói thêm về Pauxtôpxki” nhận xét:
“Đọc Pauxtôpxki, các truyện ngắn của ông, Bông hồng vàng, Truyện cuộc đời,
ta như được nghe giọng nói khoan thai, điềm đạm Nhìn thấy trước mắt mình ánh mắt thông minh, đầm ấm, gặp gỡ những ý tưởng lắng đọng sâu xa của ông
về cuộc đời, cùng xúc động với ông những xúc động ly ty đầy run rẩy nhất trước
vẻ đẹp của thiên nhiên và lòng người” [10, tr 303] Đánh giá về tư tưởng cốt lõi
trong sáng tác của K.Pauxtôpxki, tác giả Phan Hồng Giang viết: “Trong nghệ
thuật cũng như trong cuộc sống, Pauxtôpxki là một con người ưu ái và nhân hậu Tấm lòng yêu thương, trân trọng con Người với ông là nguyên tắc cao cả nhất trong cuộc sống, là cốt lõi nghệ thuật, thiếu cái đó nghệ thuật không còn ý nghĩa gì Pauxtôpxki đã không bỏ qua dịp nào để ca ngợi lòng nhân hậu Ông biết quý từng cử chỉ nương nhẹ giữa người với người… lòng tốt của Pauxtôpxki không phải là lòng tốt thụ động theo kiểu nhà sư ăn chay, tụng kinh niệm Phật,
… ông biết rõ rằng nói những lời đẹp to tát dễ hơn rất nhiều so với việc làm một điều tốt nhỏ cụ thể Nói yêu cả nhân loại thì dễ, nhưng biết nương nhẹ với một giấc ngủ trẻ thơ mới khó Đối với ông không có một việc nhỏ nhặt nào trong cuộc đời cũng như trong văn chương” [10, tr 304].
Cũng trong bài viết này tác giả Phan Hồng Giang đã chỉ ra đặc trưng
chung về truyện ngắn của K.Pauxtôpxki: “Nói đến truyện ngắn của Pauxtôpxki,
người ta thường nghĩ tới thơ, nhạc, họa, … trung thành với hồn thơ của mình, Pauxtôpxki đã tránh xa những cốt truyện gay cấn, ly kỳ, đã từ chối việc kiên
Trang 6nhẫn lần theo sự hình thành các tính cách tuần tự, lớp lang (theo kiểu Đíchken hay Zôla vẫn viết) ; như một nghệ sĩ nhiếp ảnh bậc thầy ông thiên về nắm bắt những khoảnh khắc đáng ghi nhớ của đời người, làm bất tử những vẻ đẹp chợt hiện ra, ghi lại diện mạo những con người với nét tính cách đã định hình Giác quan tinh tường, tâm hồn nhạy cảm như sợi dây đàn mảnh mai, sẵn sàng rung lên khi chỉ một làn gió nhẹ thoảng qua đã đem lại cho văn xuôi ông một vẻ lạ lùng” [10,tr 314] Về ngôn ngữ văn xuôi của K.Pauxtôpxki, tác giả Phan Hồng
Giang đã chỉ ra: “Ngôn ngữ văn xuôi của Pauxtôpxki ngoài cái ý nghĩa cụ thể
của từng câu chữ, dễ nhìn nhận, nắm bắt còn có một cái vô hình khó chỉ ra nhưng hoàn toàn có thể cảm thấy - cái vô hình làm nên thần thái của Pauxtôpxki - ấy chính là giọng điệu của ông là âm điệu câu văn dùng tiết tấu nhịp nhàng của nó” [10, tr.317].
Trong ý kiến phát biểu về truyện ngắn của mình, nhà văn Ts.Aimatôp
cũng đã chỉ ra đặc điểm cơ bản của truyện ngắn K.Pauxtôpxki: “Hãy nhớ lại
Pauxtôpxki Trong truyện ngắn của ông, dường như chẳng có chuyện gì xảy ra không ai to tiếng với ai, không ai đuổi bắt ai mà cũng không ai rời bỏ ai Vậy
mà đọc truyện ta cảm thấy rất thú Đấy là một người có tay nghề thành thục”
[16,tr 147]
Về vấn đề viết cho trẻ thơ, trong một tiểu luận phê bình, Thạch Lam đã
từng nhấn mạnh: “Người ta chớ lầm tưởng là viết cho trẻ con thì viết thế nào
cũng được Chúng ta chớ quên là trẻ con có lí luận và trí quan sát riêng của nó, nhiều khi xác đáng và tinh tường hơn của người lớn Trẻ con nhìn đời bằng con mắt mới, và trí xét đoán trong sạch, chưa bị những tập quán làm mờ … Viết cho trẻ đọc, trước hết là đứng thay vào chỗ trẻ, và tự làm mình trẻ lại, tìm lại cái trí
tò mò, tỉ mỉ, cái lí luận thẳng thắn, và nhất là cái độc lập tự do lạ lùng của trí não trẻ con” [3, tr.227 ].
Hay nhận định của Hoàng Văn Cẩn: “Viết về tuổi thơ, viết cho trẻ em, trởlại với tuổi thơ thật không dễ dàng chút nào Phải thật giản dị như lòng mẹthương con, phải trong như ánh sáng, phải chân thành như tình mẫu tử, phải đằm
Trang 7thắm như lời thủ thỉ nhưng cũng phải mát mẻ như vầng trăng và rực rỡ, tinh khôinhư ánh nắng ban mai” [4, tr.33].
Và Pauxtopxki đã làm được tất cả những điều đó, những tác phẩm củaông, như là những quà tặng ưu ái mà ông đã tặng cho mọi người, đặc biệt là thếgiới trẻ thơ Cũng có thể nói Pauxtopxxki là con người không có tuổi Tâm hồncủa Pauxtopxxki chưa hề già cỗi, dẫu rằng sức khỏe và “màu tóc”, cũng như conngười của ông “đã xuôi” theo quy luật hạn hẹp của thời gian
Qua phần tìm hiểu và khảo sát hạn hẹp của người viết về tác giả và tácphẩm Pauxtôpxki, hầu hết các ý kiến đều khẳng định giá trị các tác phẩm củaông, cũng có một số tác phẩm bàn về thế giới trẻ thơ, trong các tác phẩm củaông Về vấn đề về Môtip món quà trong truyện ngắn Pauxtopxki thì chưa có bất
kì công trình nào nghiên cứu
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các công trình đi trước sẽgiúp người viết có được sự định hướng ban đầu Trên cơ sở đó, người viết sẽ đivào nghiên cứu cụ thể và khái quát một số truyện ngắn Pauxtopxki để làm nổibật vấn đề người viết cần đề cập Đó là vấn đề môtip món quà cho trẻ thơ trongmột số truyện ngắn Pauxtopxki
Dù chưa đi sâu nghiên cứu, nhưng những ý kiến, những định hướng củacác tác giả về Pauxtopxki cũng như các sáng tác và quan điểm nghệ thuật củaông như một cách mào đầu, sẽ là những gợi ý quan trọng, giúp đỡ rất nhiều chongười viết trong việc nghiên cứu đề tài này Tất cả những công trình ấy, sẽ là cơ
sở để người viết đi vào tìm hiểu đề tài Môtip món quà trong một số truyện ngắn
Pauxtopxki
0 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Người viết đi sâu vào tìm hiểu vấn đề Môtip món quà trong một số truyện
ngắn Pauxtopxki.
Trang 8Để tìm hiểu và làm rõ đề tài, người viết sử dụng cuốn sách K Pauxtopxki,
Bông hồng vàng & Bình minh mưa (Kim Ân và Mộng Quỳnh dịch) (2011),
Nxb Văn học, Hà Nội làm nguồn nghiên cứu chính
Ngoài ra, để hoàn thành tốt bài viết này, người viết đã tham khảo qua một
số sách của các giáo sư: Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Hà Minh Đức, Đỗ LaiThúy, Trần Đình Sử, … và một số luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp liênquan đến đề tài
0 4 Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu đề tài người viết chủ yếu dựa vào những phương pháp sau:
0 4 1 Phương pháp so sánh, đối chiếu các tác phẩm của Pauxtopxki với
một số vấn đề liên quan mà văn học Việt Nam có đề cập đến Sử dụng phương pháp so sánh nhằm mục đích làm nổi rõ vấn đề mà người viết thực hiện đề tài
0 4 2 Phương pháp phân tích, đối chiếu để thấy cái hay cái đẹp trong mỗi
0 5 Bố cục trình bày
Bài nghiên cứu, ngoài Mục lục, Phụ lục và Tài liệu tham khảo có ba phầnchính Trước hết là phần Dẫn nhập, sau đó là phần Nội dung và cuối cùng làphần Kết luận
Trong đó, phần Nội dung là phần được trình bày kĩ nhất, ở phần này thểhiện hầu như toàn bộ phương pháp, tư tưởng và nhiệm vụ giải quyết vấn đề củangười viết trong việc tìm hiểu đề tài Phần nội dung của tiểu luận gồm những nétchính như sau:
Trang 9Thứ nhất, giới thiệu đôi nét về tác giả, thời đại của nhà văn và một số vấn
Trang 10Chương 1 Khái quát về con người - thời đại nhà văn và một
số cơ sở chung về môtip
1.1 Bối cảnh sáng tạo của K.Pauxtôpxki
1.1.1 Vài nét về cuộc đời và duyên phận trẻ thơ
1.1.1.1 Vài nét về cuộc đời của người gom bụi quý
K.Pauxtôpxki (3.V.1892 - 14.VII.1968) - nhà văn Liên Xô, sinh và mất tạiMatxcơva, sinh trưởng trong một gia đình Côdắc miền Đông Dapôrôgiê Bố lànhân viên ngành đường sắt Học trung học ở Kiep đến lớp 6 thì gia đình bịkhánh kiệt phải đi dạy tư để kiếm sống và tiếp tục học lên Sau khi tốt nghiệptrung học vào học khoa lịch sử tự nhiên trường Đại học tổng hợp Kiep, hai nămsau chuyển sang khoa luật trường Đại học tổng hợp Matxcơva, nhưng rồi bỏ dở.K.Pauxtôpxki bắt đầu viết văn từ những năm cuối của bậc trung học
Khoảng thời gian 1913 - 1923 K.Pauxtôpxki lang thang khắp nước Nga vàtrải qua khá nhiều nghề như: bán vé xe điện, lái xe điện, làm y tá trên các đoàntàu quân y, gom phế phẩm trong các xí nghiệp sản xuất đạn trái phá, rồi họcnghề đánh cá, v.v Những năm 20, ông lại tiếp tục cho đăng bài trên các báo
1923, ông trở về Matxcơva làm biên tập viên của một tờ báo, tên tuổi ông trởnên quen thuộc với độc giả trong nước từ đó
Ông có hơn 10 năm tham gia hướng dẫn giảng dạy tại học viện Gorki vàchính trong thời gian này ông đã thực hiện được mơ ước văn chương của mình.Những sáng tác của K.Pauxtôpxki đã để lại dấu ấn sâu đậm bao thế hệ độc giả
1.1.1.2 Duyên phận trẻ thơ để kết đóa hồng vàng
Không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm của ông, hình ảnh trẻ thơ đượcxuất hiện một cách đều đặn Có lẽ chịu sự chi phối rất lớn từ tình yêu thương màPauxtopxki được nhận từ tấm bé
Trước hết, nó bắt nguồn từ cha của ông, Cha của Pauxtopxki là G.Măcximmôvich, một người lãng mạn phóng khoáng Tôn trọng thế giới của con,
trong bức thư gửi cho cậu con trai, ông đã viết: “Ba vẫn vững tin rằng rồi đây
Trang 11trong cuộc đời, con sẽ vươn tới những hoài bão của mình và sẽ trở thành một con người chân chính…”[11, tr.228].
Tiếp đến là người mẹ là người có tấm lòng nhân hậu, độ lượng và nghiêmkhắc của Pauxtopxxki
Pauxtopxki còn có người ông hay kể chuyện cổ cho cậu nghe, bà ngoại yêuthơ ca, và quan tâm cháu, khi tác phẩm đầu tay của Pauxtopxki được in, bà đã
sung sướng nghẹn ngào: “Hãy lao động và hạnh phúc cháu ạ Phải tin rằng đức
Chúa thương hại bà vì Người đã cho bà niềm hạnh phúc này trước khi nhắm mắt” [11 tr 356].
Tất cả những điều ấy, có lẽ là những nguồn yêu thương phóng khoáng, bình
dị mà rạo rực về tuổi thơ và thế giới trong sáng của trẻ thơ được Pauxtopxki đưalên các tác phẩm của mình, những bông hồng vàng rực rỡ
1.1.2 Bối cảnh xã hội và văn học Xô viết thời kỳ K.Pauxtôpxki khẳng định vị trí của mình trên văn đàn
1.1.2.1 Bối cảnh xã hội
Sau chiến tranh, nhân dân Liên Xô đã tự lực tự cường bắt tay vào xâydựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện các kế hoạch khôiphục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đã đạt được những thành tựu
to lớn trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá
Về chính trị, trong vòng 30 năm đầu sau chiến tranh tương đối ổn địnhLiên Xô đã thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ cáchmạng nhân dân thế giới Sau chiến tranh thế giới thứ hai, là nước xã hội chủnghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất, Liên Xô trở thành thành trì của hoà bình thếgiới và chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới
Những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị văn học giai đoạn này cũngmang màu sắc mới Sau những đau thương mà cuộc chiến tranh tàn khốc để lạicon người muốn tìm những giây phút thư thái, thanh thản trong tâm hồn Saunhững giờ tất bật với công việc họ muốn thả hồn mình nhẹ nhàng để nghĩ vềcuộc sống yên bình, về tương lai tươi sáng, về tình cảm thương yêu giữa con
Trang 12người với con người, giữa con người với thiên nhiên Chính điều đó đã tạo nêncảm hứng sáng tạo cho các nhà văn giai đoạn này.
1.1.2.2 Bối cảnh văn học
Cùng với sự phát triển về kinh tế, thay đổi về chính trị, văn học cũng thayđổi và phát triển phù hợp với cuộc sống mới, các nhà văn đã đổi mới tư duy vàcách phản ánh cuộc sống Họ miêu tả, phân tích, lý giải các mâu thuẫn trongcuộc sống một cách chân xác hơn bằng những phương tiện đặc thù của nghệthuật Chính điều đó đã thúc đẩy văn học phát triển Một trong những nét nổi bậtnhất của văn học Xô viết trong giai đoạn này là các nhà văn dù sáng tác theo thểloại văn học nào, đều rất quan tâm đến những vấn đề tinh thần, đạo đức của conngười, đều cố gắng tìm hiểu và lý giải những quy luật của xã hội hiện nay.Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này là những thay đổi to lớn về tinh thần
và vật chất bắt đầu diễn ra ở Liên Xô từ cuối những năm 50, đầu những năm 60của thế kỷ XX Yếu tố con người trong văn học giai đoạn này được đặc biệt đềcao bởi người ta nhận thấy rõ ý thức làm chủ, tinh thần tích cực của hàng triệuquần chúng có ý nghĩa quyết định đối với việc hiện thực hoá những mục tiêulịch sử lớn lao của Đảng đề ra Văn học giờ đây bắt đầu nói nhiều tới "tráchnhiệm song trùng", "trách nhiệm của cả đôi bên", cá nhân và tập thể, con người
và xã hội, con người công dân và đất nước … Nó phát triển cả ciều rộng lẫnchiều sâu Những đặc điểm mới của các tác phẩm văn học xuất sắc lúc đó là tínhquy mô của các khái quát nghệ thuật, tầm nhìn rộng lớn của nhà văn trong khimiêu tả mỗi con người trong tiến trình lịch sử
Quá trình dân chủ hoá cuộc sống tinh thần của xã hội Xô viết đã ảnhhưởng mạnh mẽ tới tư duy nghệ thuật Đó là việc xoá bỏ lối tư duy rập khuôn,sáo mòn, tự hạn chế mình trong các "truyền thống" cũ, e dè trước cái mới, nhất
là những tìm tòi mới về hình thức nghệ thuật Trong văn học Xô viết đã diễn raquá trình đổi mới mọi thể loại thuộc tất cả các loại hình: văn xuôi, thơ và kịch.Nét mới trong việc thể hiện tính cách, hoàn cảnh, xung đột đã dẫn tới thay đổi
Trang 13của cấu trúc hình tượng và cấu trúc toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác phẩm vănhọc.
Do yêu cầu của thời đại, các nhà văn luôn tìm tòi những biện pháp nghệthuật mới mẻ để thể hiện một cách chân thực và sinh động các mối quan hệ vàhoàn cảnh, con người và cuộc sống, hiện tại và lịch sử Điều đó được chứngminh qua các sáng tác của các nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoạn này
1.1.3 Khái quát về quá trình sáng tạo của K.Pauxtôpxki
K.Pauxtôpxki bắt đầu viết văn từ những năm cuối của bậc trung học.Truyện ngắn đầu tiên in trên tạp chí "Những ngọn lửa" của tỉnh Kiep (1912),song cũng phải 10 năm sau sự nghiệp văn chương mới thực sự bắt đầu Đầunhững năm 20, ông cho đăng bài trên các báo "Người thủy thủ" (Ôđetxa), "Hảiđăng" (Batum) Năm 1923, ông trở về Matxcơva và làm biên tập viên của một tờbáo, tên tuổi ông trở nên quen thuộc với độc giả trong nước từ đó Tuy vậy,trước những năm 30, sáng tác K.Pauxtôpxki chưa phải là những tác phẩm thật
có giá trị Trong những truyện "Những người lãng mạn", "Những đám mây lấplánh"… nhân vật chủ yếu được tạo dựng do óc tưởng tượng lãng mạn của tác giảchứ chưa phải là của những con người có thực trong cuộc sống Sau này chínhnhà văn đã viết: "Lúc đó tôi đặt cuốn sách lên trên cuộc đời chứ không phải đặtcuộc đời lên trên cuốn sách" Năm 1932 K.Pauxtôpxki cho ra mắt truyện dài
"Kara - Buga" và tiếp đó năm 1934 là truyện dài "Kônkhiđa", ca ngợi sức sángtạo của tuổi trẻ Xô viết trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới Thànhcông của hai tác phẩm đã gây một tiếng vang lớn, đánh dấu một bước ngoặtquan trọng trong những sáng tác của ông Từ đây K.Pauxtôpxki xin thôi côngtác ở toà soạn báo để dành hết thời gian cho việc viết văn
K.Pauxtôpxki còn thường xuyên viết về công cuộc sáng tạo nghệ thuậtcủa người nghệ sĩ như họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn Ông đã cho in: “ÔrestKiprenxki” (1937), “Tarax Sepsencô” (1939), “Tiểu thuyết về rừng” (1945) và
“Bông hồng vàng”
Trang 14Suốt hơn nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, ông đã để lại cho đời một khốilượng tác phẩm khá phong phú, đa dạng về đề tài cũng như thể loại, có giá trịlớn về nội dung cũng như nghệ thuật, cho văn học Nga nói riêng và nền văn họcthế giới nói chung
1.2 Đôi nét khái quát về môtip trong văn học
Trong ngôn ngữ thông thường, môtip chỉ những nét khác biệt, hoặc lànhững nét nổi bật Từ môtip thường đưojc dùng trong văn học, âm nhạc và nghệthuật tạo hình, trang trí, hoa văn Môtip được sử dụng và nghiên cứu nhiều nhấttrong truyện kể dân gian
Nó chỉ một phần nhỏ ở trong truyện, một thành tố tạo nên mẫu chuyện.thông thường người ta xem môtip là những phần nhỏ nào, thành tố nào có thểtách rời được, có thể lắp ghép được hay lặp đi lặp lại, và phải ít nhiều khác lạ,bất thường, đặc biệt
Môtip có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng non trẻ thơ ngây của loàingười ở trước thời kì của tư duy khoa học: những con vật biết nói, nhữung ngườichết biến thành cây, cái thảm biết bay, hạt gạo to như cái đầu và khi chín thì tự
đi về nhà, nồi cơm ăn không bao giờ hết, …
Môtip cũng có thể là sản phẩm của sự quan sát cuộc sống xã hội có thực,nhưng nó phải là bất thường, quá đáng, như mẹ ghẻ giết con chồng, anh em ruộthại nhau, … thể hiện ước mơ của dân gian: chàng trai nghèo được lấy vợ tiên,công chúa; cô gái nghèo được lấy hoàng tử …[19, tr 50]
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, cho biết theo Hán Việt thì Mô tip là mẫu đề (do người Trung Quốc
phiên âm chữ motif trong tiếng Pháp), có thể chuyển thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật dân gian (…) Ví dụ những bài ca dao Than thân của
người phụ nữ đều mở đầu bằng câu công thức “Thân em”, “Thân em như thể”,
…
Trang 15Còn theo từ điển Văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, được xuất bản tại
Nxb Thế Giới thì môtip là thuật ngữ chỉ thành tố bền vững vừa mang tính hình
thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học được phân xuất ra từ một hoặc một số tác phẩm văn học của nhà văn hoặc trong văn cảnh toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy hoặc trong văn cảnh một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó [9, tr 1012].
Theo Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học, Nguyễn Thái Hoà cho
biết thêm “Trong nghiên cứu văn học có thể hiểu mô tip nghệ thuật theo nhữngcách sau:
- Chủ đề được lặp đi lặp lại;
- Trong thơ ca, môtip là biểu tượng mang giá trị tượng trưng
Vì khuôn khổ cũng như sự hạn chế về sự tổng hợp của mình, người viếtxin không bàn sâu về những vấn đề về motip, mà chỉ xem đó là những địnhhướng để phục vụ cho người viết trong phần tìm hiểu và làm rõ đề tài của mìnhmột cách phù hợp nhất
1.2.2 Đôi nét về môtip món quà trong văn học
Trong văn học Việt Nam, môtip món quà xuất hiện trước hết là ở nhữungcâu chuyện có màu sắc cổ tích Chẳng hạn Chữ Đồng Tử trong tác phẩm cùngtên được Phật Quang tặng cho chiếc gậy và cái nón, đó là món quà Chữ Đồng
Tử xây dựng nên những lâu đài, thành quách nguy nga
Trong Cô bé lọ lem, thì phép thuật của bà tiên đã tặng cô những món quần
áo rực rỡ và đôi giầy xinh xắn để đi dạ hội và được trở thành hoàng hậu
Tiếp đến những tác phẩm tiêu biểu như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thìmón quà mà nàng Kiều trao cho chàng Kim như là nhữung vật thề bồi đính ước
Trong dòng văn học mới của
Nhà văn Nga Anhia Bacto từng nói: “Văn học thiếu nhi thế giới có thểđóng góp rất nhiều vào việc làm cho tâm hồn trẻ nỏ khắp thế giới xích lại gầnnhau, làm cho niềm vui ấy ngày càng phát triển và sâu sắc” [22, tr 54]
Trang 16Trong nền văn học Nga, khi viết về trẻ thơ, mỗi nhà văn đều có nhữngcách thể hiện khác nhau, nếu như Shêkhôp hướng ngòi bút của mình về những
số phận trẻ thơ côi cút, không nơi nương tựa, bị ngược đãi và phải tự bươn chải
để kiếm sống bé Vanka trong truyện ngắn cùng tên mở đầu bức thư gửi cho ông
nội bằng những dòng nước mắt: “Ngày hôm qua cháu bị đánh một trận đau lắm
ông ạ Ông chủ nắm tóc cháu lôi ra ngoài sân rồi lấy dây da đánh cháu tới tấp
vì tội cháu đưa nôi cho con ông chủ mà cháu trót ngủ quên mất tuần vừa rồi bà chủ sai cháu mổ con cá mòi, cháu lại bắt đầu làm từ đuôi, thế là bà chủ cầm cả con cá mòi quất thẳng vào mặt cháu […] Ăn thì chẳng có gì Buổi sáng ông bà chủ cho cháu một miếng bánh mì, buổi trưa cho cháu bát cháo, tối đến lại mẩu bánh […] Ông thân yêu, ông làm ơn làm phúc mang cháu về nhà ông, về làng, cháu chẳng chịu được nữa” [20, tr 363].
Hay khi viết về trẻ thơ với những mảnh đời chịu nhiều gian khổ, đáng
thương, Macxim Gorki phản ánh số phận cậu bé Liônka trong câu chuyện Lão
Arrkhip và bé Liônka: “ Liônka người nhỏ bé, mảnh khảnh, trong bộ quần áo
rách tả tơi trông nó nhưu một nhánh cây khô cong queo, bị lìa ra khỏi thân cây
là ông nó – một thân cây già cằn cỗi khô héo đã bị dòng sông cuốn đi và tấp lên dải đất này” [15, tr 55] Và câu chuyện kết thúc với cái chết bi thảm của hai
ông cháu như bản án đanh thép tố cáo hiện thực xã hội nghiệt ngã đối với nhữngcon người nhỏ bé, lên án sự ghẻ lạnh giữa những con người cùng sống trong mộtcộng đồng Cũng bằng tình yêu thương và sự trân trọng, thế giới trẻ thơ màPauxtopxki thể hiện có phần nào êm ái, da diết và nhẹ nhàng hơn Không chỉbằng nhữung lời văn nghệ thuật, hình tượng của một thế giới rộng lớn,Pauxtopxki đã thể hiện thế giới trẻ thơ một cách trong trẻo, tràn ngập niềm vui
và hạnh phúc Điều đó được thể hiện một cách tinh tế qua môtip món quà chotrẻ thơ mà tác giả đã xây dựng một cách sinh động và tinh tế
Trang 17Chương 2 Môtip món quà cho trẻ thơ trong truyện ngắn Pauxtopxki
Có ý kiến cho rằng, truyện ngắn là nhát cắt ngang của cuộc sống, ghi lạibiến cố cuộc đời một con người Nhiều nhà văn đã rất thành công khi tạo chomình một phong cách riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo tình huốngkịch tính cho truyện Còn K.Pauxtôpxki quan niệm thật đơn giản mà cũng thậtsâu sắc: “Thực chất truyện ngắn là gì? Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyệnviết ngắn gọn, trong đó, cái không bình thường hiện ra như cái bình thường, vàcái bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường” K.Pauxtôpxki đãđưa ra ví dụ những truyện ngắn đầu tiên có thể nêu ra ở Nga là truyện củaPuskin Đó là những truyện ngắn mẫu mực, với những đoạn kết bất ngờ hiện ranổi bật tới mức có thể khiến nhà văn phương Tây phải ghen tỵ, bởi lẽ họ phảigắng gỏi hết sức mới làm nổi, trong khi ở Puskin mọi chuyện tự nhiên, giản dịkhông cần một sự gò ép nào hết
Đọc các truyện ngắn của K.Pauxtôpxki, chúng ta thấy rõ điều đó.K.Pauxtôpxki không mặn mà với nếp nghĩ theo khuôn mẫu sẵn, không lạm dụngnhững phạm trù, khái niệm, thuật ngữ quen thuộc, không hạ bút viết những chân
lý ai nấy đều biết – không cố sức híc vai đẩy những cánh cửa đã mở sẵn Ôngbao giờ cũng là ghi chép trung thành dòng suy nghĩ, cảm xúc của mình Điềumay mắn lớn là dòng suy nghĩ, cảm xúc ấy ở ông, chỉ riêng ông có, và bởi vậynhững trang viết của ông bao giờ cũng mang đậm sắc thái riêng
Nhân vật trong truyện ngắn của ông là những nhà văn mà ông yêu mến,những nhà văn ông đồng cảm, đồng điệu, có khi là những người đã cùng ôngngồi bên một bàn ăn, cùng ông đi câu, đi chơi rừng - đó là Gorki, RuydyaKipling, Oext Kiprenxki, Anđecxen Chính vì vậy mà câu chuyện hay nhân vậtông kể có sức thuyết phục sâu xa đối với người đọc Ông đã hiện diện trên trangviết như người trong cuộc, như một nhân chứng
Nhân vật trong truyện ngắn của K.Pauxtôpxki đó còn là những con ngườirất gần gũi với chúng ta mà ta vẫn bắt gặp hàng ngày Đó là những cô gái trong
Trang 18hoàn cảnh éo le như Xôxeva (Âm nhạc Vécđi), những cô sinh viên mới ratrường hăm hở bước vào cuộc sống mới đầy nhiệt huyết như Masa (Cây tườngvi) Đặc biệt hơn, là những em bé hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng giàu lòng yêuquê hương, đất nước, yêu những người xung quanh mình Có lẽ với con mắt vàtấm lòng tràn đầy thương yêu, mà Pauxtopxki đã giành cho trẻ thơ một chỗ đứngthú vị trong những tác phẩm của mình
Những nhân vật trẻ thơ được Pauxtopxki tặng cho những món quà tinh tế
và thú vị, ở đó những món quà mang giá trị “vật chất” lớn lao, và đầy nhữngmón quà của tinh thần Mỗi món quà của nhà văn dành cho trẻ thơ đều có mộtcái gì đó ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, mà con người ta phải thật sự lắng lòngmới có thể nhận được
2.1 Chiếc nhẫn và Matơriôska món quà ý nghĩa của trẻ thơ
2.1.1 Chiếc nhẫn bằng thép & Đám đông trên đại lộ bờ biển
Mỗi món quà trong truyện ngắn của Pauxtopxki giành cho trẻ thơ, khôngphải là những giá trị vật chất cao ngất, nó chỉ là một vật chất nhẹ nhàng Phảichăng trong tâm hồn Pauxtopki, không muốn cho đôi mắt trẻ thơ phải nhìn vàchú tâm vào những giá trị vật chất Câu chuyện “Chiếc nhẫn bằng thép” kể vềtấm lòng của cô bé Varusa, cô bé này ở với ông của mình nơi vùng đất Mokhovaxinh đẹp giữa mùa đông, ông của cô muốn có một ít thuốc để hút, cô yêu ôngquá nên đã đi đến làng Pereborư để mua thuốc cho ông Pauxtopxki đã thật sựtinh tế khi nhìn thấy tâm lí của trẻ thơ, không một đứa trẻ nào mà không hamthích vui chơi cả:
Có muốn ngủ đâu
Mà trời đã tối Lúc nào cũng vội Cái ông mặt trời Chẳng chịu ở chơi…
(Chơi chung)
Trang 19Nếu Xuân Quỳnh khiến cho người đọc hình dung ra được ông mặt trờinhư một người bạn thường “chơi chung” với trẻ, đồng thời qua đó ta còn thấyđược hờn dỗi và trách móc của bé khi người bạn của mình “lúc nào cũng vội”.Thì Pauxtopki đã để cho cô bé Varusa của ông sau khi hoàn thành nhiệm vụ,
“mua thuốc xong, cho vào cái túi thêu buộc lại”, có quyền được đi ra ga để ngồixem xe lửa
Hình ảnh cô bé thật đáng yêu, có lẽ vì thế mà những người ngồi đợi tàu ởsân ga nhìn cô đầy yêu mến Trong khi nhìn thấy cô bé, hai chú chiến sĩ đã phảithốt lên với cái cười trìu mến “ Cháu gái coi chừng kẻo tàu nó thổi bay đấy.Khéo lại bay lên tới trời” [12, tr.388]
Sau khi đoàn tàu “xình xịch nối nhau” đi qua, chú chiến sĩ đã ngắm chiếctúi thêu của Varusa, và hỏi có phải trong ấy đựng thuốc lá không, đồng thời ngỏlời muốn mua một ít Varusa thật hiền và ngốc nghếch khi trả lời, “Cái này đểchữa cho ông cháu khỏi ho”, nhưng ngay cái vẻ mặt nghiêm của bé, cái khuônmặt mà một trong hai người chiến sĩ kia phải nói rằng “Ồ, cái cô bé giống nhưbông hoa mọc trong ủng này, nghiêm thế hả?” đã chìa cái túi thêu ra, và để chochú chiến sĩ dùng một ít
Thế là sự ngoan ngoãn, cũng như tấm lòng tốt của cô bé, đã làm chongười chiến sĩ băn khoăn:
- Ôi, cây hoa tử la tết đuôi sam! Chú biết cảm ơn cháu bằngcách nào đây? Chả lẽ bằng cái này?” [12, tr 389]
Và cái món quà mà bé Varusa nhận từ người chiến sĩ ấy là một “chiếcnhẫn bằng thép”
Món quà ấy, thật là có giá trị, chiếc nhẫn được chú chiến sĩ “lấy ra” từtrong túi áo khoác, “thổi vụn thuốc và muối bám quanh”, sau đó đeo vào tay cho
bé, như một phần thưởng cho người tốt bụng, tấm lòng trẻ thơ trong sáng
Chiếc nhẫn bằng thép được người chiến sĩ giải thích cho Varusa biếtnhiều thứ, khi đeo nó vào ngón tay thứ tư sẽ mang lại “niềm vui lớn”, khi đeovào ngón trỏ sẽ có thể “ xem tất cả cảnh đất trời với trăm nghìn vẻ đẹp tuyệt
Trang 20diệu” Sau khi nhận được món quà quý giá ấy, cô bé đã rời sân ga để về với ôngmình.
Có ai đó đã nói rằng, trẻ thơ là một loài sinh vật luôn có mọi sự khám phá,
có những cái người lớn cho rằng không có gì đáng bàn, thì trẻ thơ lại tìm hiểu vàđưa ra những điều thú vị Cô bé Varusa của Pauxtopxki cũng không ngoại lệ,trên đường về nhà, cô đã băn khoăn và khám phá những thứ khác trong món quàvật chất này
Varusa cứ sờ vào chiếc nhẫn mãi, xoay đi xoay lại, nhìn nó cứ sáng lêntrong ánh sáng của mùa đông, và lại suy nghĩ như mọi đứa trẻ khác “Sao chú bộđội quên không nói đến ngón tay út nhỉ?” Với cái bản năng thích khám phá củatrẻ nhỏ, cô bé đã đặt chiếc nhẫn vào ngón tay út của mình ngay sau đó, thế làngón tay quá bé nhỏ ấy của con người bé nhỏ đáng yêu ấy đã không giữ nổichiếc nhẫn “quá to” kia, chiếc nhẫn đã lăn ra khỏi ngón tay và rơi xuống đámtuyết dày Tìm mãi không thấy chiếc nhẫn, Varusa òa khóc, “Mất chiếc nhẫn rồi
Có nghĩa là ông Kudơma sẽ không khỏe, nó sẽ không có niềm vui lớn và khôngđược nhìn thấy thế gian với mọi vẻ đẹp tuyệt vời nữa” [12, tr 390] … bất giác tanhớ đến hình ảnh “cô bé” của Xuân Quỳnh, một đứa trẻ hiện lên trong nhữngvần thơ đầy xúc động, hình ảnh đôi bàn tay tần tảo và nhỏ bé:
Bàn tay em ngón chẳng thon dài, Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả
Em đánh chắt, chơi chuyền từ nhỏ, Hái rau rền, rau rệu nấu canh
Tập vá may, tết tóc một mình, Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ.
(Bàn tay em - Xuân Quỳnh)
Sau một hồi lâu, Varusa thấy khóc cũng không giải quyết được gì, nên
“Varusa cắm một cành thông già xuống tuyết, đúng chỗ chiếc nhẫn rơi và đi vềnhà Nó lấy bao tay chùi nước mắt, nhưng nước mắt cứ trào ra, đông lại làm mắtcộm lên nhức nhối …”[12, tr 390]
Trang 21Món quà mà người chiến sĩ đã tặng Varusa, thật sự không phải là một thứvật chất lớn lao, mà đó chỉ là một món quà bé nhỏ, chiếc nhẫn ấy không phảibằng một loại chất liệu quý như vàng, bạc được nạm ngọc Mà vật chất của mónquà ở đây chỉ là “thép” Có lẽ, không phải ngẫu nhiên mà Pauxtopxki đã tạo nênchiếc nhẫn bằng thép ấy, món quà bé nhỏ kia mang một ý nghĩa vô cùng to lớn,
và nó càng trở nên giá trị hơn trong đôi mắt của trẻ thơ
Nếu chiếc nhẫn bằng thép, trong mắt cô bé Varusa sống giữa ngôi làngđáng yêu của cô đã tác động đến cô bé rất lớn, thì môtip con Matơriôska trongtác phẩm Đám đông trên đại lộ bờ biển, đã mang lại cho em bé một sự bất ngờđến độc đáo, khi bé được nhận món quà kia Và có lẽ, nó thật sự là một món quà
có giá trị trong đôi mắt của con người “trên đại lộ bờ biển”, khi em bé nhìn thấycon Matơriôska “thì dừng lại và mỉm cười, những ngón tay ngâm đen ôm lấyngực vì sao em cười tôi không rõ Có thể em cười với cái sắc đẹp của cái đồchơi lạ mắt đang rực lên trong nắng Nêapôn Người ta thường cười như thế khinhững giấc mơ mà họ yêu mến hoặc những giấc mơ tức cười của họ đã biếnthành thực sự” [12, tr 473] Có thể em bé ấy đã mơ, cũng có thể đó là lòng biết
ơn đến mãnh liệt, khi nhận được một món quà “xa xỉ” từ người khách lạ Môtipmón quà cho trẻ thơ ở đây, được nhà văn thể hiện một ý nghĩa nhân văn cao cả
Ở đó, không chỉ là một món quà có giá trị vật chất, những con Matơriôska nhỏđưojc lần lượt lấy ra như một trò ảo thuật, thế là những “ảo thuật” tưởng chừngkhông thể xảy ra lại diễn ra một cách hoàn hảo ban đầu chỉ là một conMatơriôska, sau khi “ảo thuật” lại xuất hiện con Matơriôska thứ hai – choàngkhăn màu lá cây tươi tắn, tiếp đến là con Matơriôska thứ ba xuất hiện với mộtmàu vàng, rồi con xanh, con tím, và con Matơriôska cuối cùng choàng khăntrang kim Môtip món quà cho trẻ thơ của Pauxtopxki được thể hiện qua câuchuyện là một bằng chứng chinh phục trẻ thơ hoàn hảo Phải là một người thật
sự sâu sắc và tinh tế Pauxtopxxki mới có thể làm được những điều đó, trongniềm vui sướng và hạnh phúc, “cô bé chạy đi, quên bẵng cảm ơn” người đã tặngcho nó món quà đầy ý nghĩa ấy