Đến sự lay động tâm hồn những gốc sồi vững chã

Một phần của tài liệu Môtip món quà trong một số truyện ngắn Pauxtopxki. (Trang 31)

Chương 3 Ý nghĩa và giá trị của Môtip món quà cho trẻ thơ trong truyện ngắn Pauxtopxki từ tác phẩm đến cuộc đờ

3.2 đến sự lay động tâm hồn những gốc sồi vững chã

Thật vậy, văn học không chỉ hướng ra thế giới mà còn hướng vào con người, những lãnh địa mà Pauxtopki muốn hướng tới không chỉ là thế giới trẻ thơ, những “bông hoa mọc trong ủng” hay đóa hoa “tử la tết đuôi sam” mà còn phải là những người lớn.

Và có lẽ chính vì thế mà không phải ngẫu nhiên hầu hết mỗi tác phẩm viết về môtip món quà của Pauxtopxki giành cho trẻ thơ, luôn được xuất hiện những người lớn. Grigơ trong Lẵng quả thông là một con người nhân hậu, tài năng và giàu lòng yêu thương. Điều Pauxtopxki muốn thể hiện qua nhân vật này, phải chăng là ý nghĩa của lòng tốt sẽ được nhân lên bằng hành động. Nói những lời đẹp đẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc làm một điều tốt cụ thể. Cái cử chỉ cao đẹp của nhân vật Grigơ khi tặng cho Đanhi một món quà bằng cách mang giúp lẵng quả thông cho cô bé. Và phải chăng đây như là một lời khuyên

cho “mỗi gốc sồi già”, hãy thể hiện tình yêu thương trẻ thơ bằng cả tấm lòng và hãy thể hiện tình yêu thương ấy bằng hành động của mình.

Hình ảnh cô bé Đanhi hiện lên trong lẵng quả thông và với ngôn ngữ của một đứa bé, đã khiến cho người đứng tuổi, cái “gốc sồi vững chãi”, nhạc sĩ Grigơ phải bối rối trước những ý nghĩ của em, và cũng bởi với những câu chất vấn “ngộ nghĩnh” của Đanhi, đã làm cho người nhạc sĩ nghĩ rằng “Cái con Đanhi này làm mình rối tinh lên rồi đây” [12, tr. 432].

Và môtip món quà mà Pauxtopxki đã tiếp tục thể hiện trong tác phẩm Lẵng quả thông thông qua lời hứa mà người nhạc sĩ đã giành cho cô bé, đó như là một bằng chứng cho tình yêu thương được tạo ra trong tâm thức của những “gốc sồi già”, người nhạc sĩ của mười năm trước đã thấy trong đôi mắt của cô bé Đanhi ngây thơ nhiều hi vọng, đã làm một món quà để tặng em. Tưởng như thời gian ngần ấy năm, đủ cho lời hứa của con người ta bị chìm vào quên lãng, Pauxtopki, không cho phép nhân vật của mình có quyền thất hứa với trẻ con. Vì thế, khi Đanhi tròn mười tám tuổi, cô đã nhận được món quà là một tình cảm của con người đáng kính ngày xưa, những kí ức như ùa về tâm hồn trong sáng của cô, nó cứ ngân vang trong từng nốt nhạc … “…cháu như mặt trời. Cháu như làn sóng êm dịu, như buổi sáng tươi mát. Một bông hoa trắng ngần đã bừng nở trong tim cháu và làm tràn ngập thân cháu hương ngát mùa xuân … cháu là đêm trăng với ánh sáng huyền ảo của nó. Cháu là hạnh phúc, cháu là lấp lánh của ánh bình minh …” [12, tr. 434].

Thật vậy, với môtip món quà mà Pauxtopxxki đã xây dựng, ta thấy trẻ thơ được xuất hiện, được đề cập và tái hiện theo một cách trọn vẹn và ý nghĩa của cuộc sống.

Từ những điều tưởng chừng chỉ giành riêng cho tuổi thơ, ta thấy mỗi thiên truyện của Pauxtopxki như một món quà để khơi dậy tâm hồn của những ai từng là trẻ thơ. ở đó, Pautopxxki như muốn gửi đến mỗi người rằng, hãy để mọi thứ xung quanh ta được cảm nhận bằng logic trực cảm của trẻ em chứ đừng để logic của tư duy khoa học chen vào. Những ai đã từng là trẻ thơ, phải yêu và hiểu tâm

hồn trẻ thơ. Nói một cách khác theo ông thì “Cảm nhận thi vị về cuộc đời, về tất cả những gì quanh ta. Là tặng phẩm vĩ đại nhất mà tuổi thơ đem đến cho ta …”. Như thế thì những ai là người lớn, hãy sống thật có trách nhiệm với trẻ thơ, những mầm xanh hi vọng của cuộc đời. Hiểu được điều đó, những “cây sồi vững chãi” cần tặng cho trẻ những món quà như Pauxtopxki đã tặng chúng ta, những món quà ấy không phải chỉ dừng ở vật chất, mà phải là nhữung gì thật sự ý nghĩa. Có thể món quà đó chỉ là những lời khuyên, như lời của nhà soạn nhạc Grigơ “Mỗi ngày trong đời đều có một cái gì tốt lành. Và cả thi vị nữa… Tất cả cả chung quanh ta tràn đầy chất thơ. Hãy tìm ra cho nó nguồn thơ ấy. Đấy là lời chúc lão già tôi cho các bạn tới muôn đời!.

Và dường như Pauxtopxki đã nhắn nhủ những ai từng là trẻ thơ hãy yêu thương và hiểu trẻ thơ hơn. Qua đó, sẽ giúp cho những mầm xanh ấy có thêm ước mơ, có thêm hạnh phúc và mang một niềm tin chân thành để mạnh dạn bước vào sự sống. Ngay trong những lời lẽ mà nhạc sĩ Grigơ nói với Đanhi đã cho ta thấy rõ điều ấy, “Ta rất hiểu cuộc đời. Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy tin rằng cuộc đời thật là kì diệu và tuyệt đẹp…”.

Cuộc sống vẫn cứ diễn ra theo đúng quy luật của nó. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển kinh tế, các mâu thuẫn mới của xã hội được hình thành. Hàng ngày con người phải đối mặt với biết bao phức tạp, bộn bề, lo âu mà cuộc sống đem lại. Sau những giờ mệt mỏi của công việc, chúng ta muốn tìm những giây phút thư giãn, thanh thản trong tâm hồn. Đọc tác phẩm của K.Pauxtôpxki, chúng ta như tìm lại được cuộc sống đích thực của con người. Những truyện ngắn của ông chính là người bạn tâm tình giúp ta quên đi những lo âu, căng thẳng mà cuộc sống khắc nghiệt đem lại. đồng thời, từ đó ta có thể hiểu hơn về thế giới trẻ thơ, một thế giơai thật sự trong trẻo và cần sự quan tâm cũng như sự sẻ chia.

Sự nghiệp văn chương của K.Pauxtôpxki là tấm gương sáng cho sự yêu nghề, tận tuỵ hết mực vì nghề, dưới góc độ trau chuốt câu chữ mà nói thì

K.Pauxtôpxki chưa từng có lúc nào là nhà văn mới vào nghề. Mỗi lần đặt lên bàn những trang viết là một lần K.Pauxtôpxki trăn trở tìm ra cái mới để cống hiến cho văn chương, cho cuộc đời. Ông đã từng nói “nhiệm vụ cao cả nhất của chúng ta là viết, viết và viết. Viết chừng nào tay còn cầm được bút. Chúng ta có nghĩa vụ rạch ròi là phải đưa vào tác phẩm của mình tất cả những gì quý giá nhất mà chúng ta có. Không được nương nhẹ với mình, cần phải cống hiến cho cuộc đời tất cả những gì tốt đẹp nhất, thuần tuý nhất, đừng kỳ kèo đòi hỏi sự đền bù như những kẻ keo kiệt”. Tình cảm tấm lòng, tâm huyết suốt cuộc đời đó của ông, ông đã gửi trọn vào sự nghiệp văn học.

TỔNG KẾT

Mỗi truyện ngắn của K.pauxtôpxki đều chứa đựng rất nhiều điều mà chúng ta cần suy ngẫm, khám phá. Mỗi truyện ngắn viết về thế giới trẻ thơ nói chung và môtip món quà cho trẻ thơ nói riêng của Pauxtopxki, khiến cho người đọc có một cảm giác gì đó tươi mát và trong sáng. Ở đó, vùng đất của nước Nga được thể hiện một cách rõ nét. Mỗi tác phẩm của Pauxtopxxki như là một bản nhạc với tình yêu quê hương sâu lắng. Ở đó, hình ảnh của quê hương là một món quà lớn lao và đáng quý hơn tất cả, chẳng vì thế mà ta đã bắt gặp hình ảnh cô bé Varusa đã không đeo chiếc nhẫn vào ngón trỏ, mà tự bé, cái tâm hồn trẻ thơ trong trẻo, đã dùng tình yêu tha thiết để thấy muôn ngàn cảnh lạ tuyệt trần của trái đất tại vùng đất đã dung chứa mình, “nhìn những bông hoa ấy, những nõn lộc cây bạch dương, bầu trời trong vắt và ánh nắng ấm áp, nó không còn đeo nhẫn vào ngón trỏ nữa” … “Mình còn kịp nhìn thấy tất cả - cô bé nghĩ. Không có ở đâu trên thế gian này đẹp bằng làng Mokhova, làng mình. Thật là tuyệt vời. không phải vô cớ ông Kudơma bảo rằng quê mình là thiên đường thật sự và chẳng có đâu mảnh đất tuyệt vời như vậy trên khắp trái đất này…”[12, tr. 359]. Và có lẽ, mỗi chúng ta sẽ thốt lên, vậy món quà “chiếc nhẫn bằng thép” chỉ là một sự tạm bợ, vì cô bé, mặt trời bé con Varusa đã không cần nó vẫn thấy cảnh quê mình đẹp. Thưa vâng, cô bé đã không sử dụng chiếc nhẫn để nhìn mọi thứ, vì cô hiểu, đất nước cô vô cùng tuyệt vời. Còn chiếc nhẫn kia, cô cần phải đeo vào ngón tay giữa “để mang lại sức khỏe, cho cả cháu lẫn ông Kudơma”, như vậy ta thấy tình yêu thương vẫn là vấn đề mà trẻ thơ khao khát và suy nghĩ …

Nói đến nghệ thuật thì không thể không nói đến cái đẹp vì đã là nghệ thuật thì phải đẹp, mỗi tác phẩm văn học cũng thế, song, không phải chỉ có vấn đề cái đẹp, mà nó phải là vừa đẹp, vừa hay lại vừa sâu sắc. Món quà trên Đại lộ bờ biển, như là tiếng gọi trẻ thơ, con người khắp nơi không kể biên giới hay quốc gia, hãy cùng nắm tay vui cười là một thông điệp khả ái mà nhà văn của chúng ta đã mang đến cho cuộc đời này.

Đã có cuộc đời là có văn học, cũng như hễ có đất, có nắng gió tất là có hoa lá cây cỏ. Nhưng muốn cho cây cao bóng cả, muốn cho hoa thơm rực rỡ, muốn cho có trái lớn mà vị vẫn đậm đà thì không thể chỉ trông vào khả năng tự nhiên của cây và đất. tâm hồn của trẻ thơ cũng thế, nếu mỗi chúng ta muốn nó lớn lên như thế nào, có lẽ ít nhiều cũng do ảnh hưởng của chúng ta mang lại cho thế giới ngộ nghĩnh kia.

Có lẽ sẽ không phải là quá lời khi nói rằng mỗi câu văn trong truyện ngắn K.Pauxtôpxki đều gợi ra trước mắt người đọc một hình ảnh. Các hình ảnh gối chồng lên nhau, nối tiếp nhau tạo ra một trường liên tưởng lung linh, kỳ ảo. Thiên nhiên hiện lên qua lời văn của ông rực rỡ, sinh động đầy ấn tượng. Chúng cũng nhảy nhót, hăm hở, vui vẻ như chính thế giới trẻ thơ. Những hạt bông tuyết rơi lao xao, những khu rừng ẩm ướt rì rào, những con suối reo ca và tiếng nước chảy róc rách – tất cả đã tô đẹp cho cuộc sống này.

Bức tranh thiên nhiên Nga hiện lên trong “Lẵng quả thông” mơ mộng, huyền diệu biết bao với những khu rừng tràn ngập bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào, với tiếng sóng vỗ bờ, với những hàng rêu từ trên cành cây xõa xuống mặt đất như những mái tóc xanh. Trời vào thu. Vạn vật được khoác trên mình chiếc áo vàng kiều diễm mà “nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đánh thành muôn vàn lá cây mỏng dính thì chúng cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ của bộ áo mùa thu trải trên đồi núi kia mà thôi”. Mùa đông thiên nhiên Nga lại mang vẻ đẹp tinh khôi của những bông tuyết trắng. “Những bông tuyết bay chênh chếch, cố bám lấy ngọn cây” mang vẻ gì đó rất riêng trong đôi mắt của người nhạc sĩ Êđua Grigơ.

Ngoài những môtip món quà cho trẻ thơ đến đáng yêu, thì đặc điểm giàu tính nhạc, tính họa, lời văn của K.Pauxtôpxki còn được thể hiện một cách rõ nét trong tác phẩm của mình, chúng hướng tới trữ tình – bộc lộ cảm xúc hơn là miêu tả, kể việc. Mỗi truyện ngắn của K.Pauxtôpxki đều được viết theo dòng cảm xúc chân thành của tác giả. Các sự kiện, tình tiết, diễn biến trong truyện được triển khai ở một không gian hẹp, thời gian ngắn. Ngôn ngữ nhân vật trong truyện

được kết cấu theo mạch vận động của cảm xúc, tâm trạng phù hợp với trẻ thơ. Tác giả không cố ý kể lại một sự việc cụ thể nào, hay miêu tả một đối tượng nào đó thật rõ ràng, tỉ mỉ mà K.Pauxtôpxki chỉ ghi lại cái khoảnh khắc xúc động nhất, đẹp nhất của tâm hồn trẻ nhỏ, cả những người lớn và sự vật.

Có thể nói rằng không có một vẻ đẹp nào của tự nhiên mà K.Pauxtôpxki làm ngơ đi. Ông đã gom nhặt tất cả hương vị của cuộc sống thổi vào chúng một dòng máu tươi nguyên của con người để tạo nên cái đẹp tinh tuý nhất dâng cho đời.

Bản năng của người hòa nhập vào trẻ thơ, những cảm xúc tinh tế và cái tài nhìn sự vật bằng con mắt trẻ thơ đã tạo nên nét đáng yêu, đáng nhớ của Pauxtopxki trong mỗi tác phẩm của ông.

Đọc Pauxtopxki, chúng ta nghe được từng nhịp đập của một trái tim đa hiệu, thấy được bản sắc của thế giới thần tiên sắc sảo, nhuần nhụy và giàu cảm xúc.

Ngày nay, khi tiếp nhận tác phẩm văn học của Pauxtopxki, đặc biệt là những tác phẩm “trẻ thơ” của pauxtopxki có thể người đọc sẽ thấy xuất hiện những cảm giác khác nhau. Với những quan niệm hậu thế, sẽ khó có độc giả nào không nảy sinh một xúc cảm đặc biệt với Bông hồng vàng và bình minh mưa và cũng khó có người tiếp nhận nào lại không đắm lòng, nhớ rõ ít nhất một món quà cho trẻ thơ mà Pauxtopki đã sử dụng trong trang viết của ông.

Câu chuyện văn chương không chỉ trong một sớm một chiều mà là câu chuyện của muôn thuở. Một cách tiếp cận hợp lý và sáng tạo, một cảm quan rõ ràng và chính xác sẽ tăng thêm sức sống cho tác phẩm, góp phần bảo vệ những giá trị văn chương đích thực.

Vì thế, với đề tài Môtip món quà cho trẻ thơ trong một số truyện ngắn Pauxtopxki người viết mong muốn đây như là một bước đầu cho việc đi tìm “vẻ đẹp văn chương” - cái còn lại sau cùng và cũng là mãi mãi của những tác phẩm chân chính vượt lên cả bao nỗi thăng trầm của cuộc đời.

Có những nhà văn, nhà thơ một khi đã đến thì mãi mãi ở lại, lâu bền trong tâm hồn độc giả. Đó là trường hợp K. Pauxtopxki với bạn đọc Việt Nam. Lặng lẽ và đằm thắm, thiết tha, trang văn của Pauxtopxki cứ ngấm sâu dần trong tâm khảm chúng ta. Bắt đầu là chuyện Chuyến xe đêm in trong tập Truyện ngắn Liên Xô xuất bản ăm 1957, sau đó là tập Bông hồng vàng, Bình minh mưa, nhà văn Xô Viết đã làm cho “không ít tấm lòng Việt Nam đã hướng về ông như nơi trú ngụ bình yên của lòng người […]. Ông nghiễm nhiên thành nhà văn Xô Viết có uy tín văn chương to lớn, nếu như không phải là gần như tuyệt đối, với đông đảo người đọc, người viết chúng ta” [6, tr.749].

Sáng tác văn học thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần và mỗi tác phẩm được xem là đứa con tinh thần của người cầm bút. Mỗi tác phẩm ra đời đều bắt nguồn từ một cảm xúc, tình cảm và tư duy nghệ thuật nhất định. Với Pauxtopxxki thế giới trẻ thơ dường như có duyên với ông tự bao giờ, để rồi, khi đọc mỗi tác phẩm mà nhà văn giành cho người đọc, đặc biệt là trẻ thơ là tâm hồn chúng ta như chộn rộn và trẻ lại trong mạch văn trong trẻo ấy.

Đôi điều cảm nhận về môtip món quà cho trẻ thơ trong một số truyện ngắn Pauxtopxki trên cơ sở tiếp thu từ những gợi ý, những công trình của người đi trước, dù chưa trọn vẹn nhưng hi vọng những điều mà người viết trình bày cũng phần nào đặt ra một số vấn đề khi tiếp cận và tìm hiểu về văn học Nga cũng như văn học Việt Nam.

Vì khuôn khổ, thời gian có hạn, và khả năng am hiểu, cảm thụ còn hạn hẹp cùng với lượng kiến thức hạn chế, người viết cảm thấy mình quá sức không thể tiếp cận khai thác hết những tinh túy của đề tài. Mong rằng, sẽ có những tham cứu khác rộng hơn đề tài Môtip món quà cho trẻ thơ trong một số truyện ngắn Pauxtopxki theo nhiều hướng tiếp cận mới.

Những đóng góp của đề tài này thật sự còn rất hạn chế. Nhưng người viết tin ở sự chân thành của mình trong nỗ lực nhằm đi sâu, tìm hiểu để trình bày cái hay, cái đẹp tiềm tàng của văn học Nga mà cụ thể là nhà văn Pâuxxtopxki con người mà “hiện thân của tình yêu thơ không trở thành hiện thực” … đã giành

Một phần của tài liệu Môtip món quà trong một số truyện ngắn Pauxtopxki. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w