Những nội dung đã học tập và kinh nghiệm tích lũy được từ đề tài “Soạn giảng giáo án Lịch sử lớp 10 và 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng” nầy sẽ là hành trang vô cùng quý báu cho quá trình
Trang 1LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cám ơn Phòng Giáo dục Trung học –Thường xuyên, Tổ nghiệp vụ bộ môn Lịch sử Sở GD&ĐT Bình Dương, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn Trường THPT Dĩ An,
Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân, đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn
và đóng góp những ý kiến chủ đạo cho nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm nầy.
Những nội dung đã học tập và kinh nghiệm tích lũy được
từ đề tài “Soạn giảng giáo án Lịch sử lớp 10 và 12 theo chuẩn kiến thức kĩ
năng” nầy sẽ là hành trang vô cùng quý báu cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học lịch sử của bản thân chúng tôi trong thời gian sắp tới.
Dĩ An, ngày 10 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện,
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG
Phần I Nêu thực trạng của vấn đề
1 Thuận lợi ……… ………8
2 Khó khăn ……… 9
Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính 1 Tìm hiểu cấu trúc Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN ………10
2 Tìm hiểu nội dung, hướng dẫn dạy học theo chuẩn KTKN………11
3 Tổ chức thực hiện dạy học Lịch sử theo chuẩn KTKN……… 11
4 Giảng dạy Lịch sử theo phương pháp dạy học tích cực……… 12
5 Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông ………15
5.1 Tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các sự
Trang 25.2 Kĩ thuật điền khuyết
8.2 Hướng dẫn học sinh làm bài thi
8.3 Giáo viên biên soạn tài liệu cho học sinh làm bài thi
8.4 Cải tiến cách kiểm tra và ra đề 15 phút, 1 tiết
Phần III Kết quả và bài học kinh nghiệm và kiến nghị
1 Kết quả 42
2 Bài học kinh nghiệm 43
3 Kiến nghị 44 KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài, thuận lợi và khó khăn
Năm học 2010 – 2011, Bộ GD – ĐT triển khai trên toàn quốc tài liệu
“Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng” tất cả các môn học, trong đó
có bộ môn Lịch sử Sở GD – ĐT Bình Dương cử cán bộ dự học lớp tập huấn ở
Tp Đà Lạt và về mở lớp triển khai đến tất cả GV trong tỉnh để bắt đầu thựchiện kể từ năm học 2010 – 2011
Trong năm học nầy tôi được phân công giảng dạy Lịch sử lớp 10 và 12.Tôi có suy nghĩ mình phải vận dụng những gì đã được học để áp dụng tronggiảng dạy và sau đó tôi đã đăng kí với Hội đồng Thi đua đề tài “Soạn giảng giáo án Lịch sử lớp 10 và 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng”.
Hưởng ứng cuộc vận động của đơn vị “ Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo
để làm tấm gương cho HS noi theo” Là một đảng viên, 6 năm qua, khi được
phân công trực tiếp dạy lớp ở Trường THPT Dĩ An, tôi đã không ngừng cốgắng tự học, hưởng ứng phong trào thi đua của ngành giáo dục, trước tiên làlòng tự trọng nghề nghiệp nên phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ khi cònđứng trên bụt giảng nên mỗi năm tôi đều cố gắng cải tiến phương pháp giảngdạy để đáp ứng yêu cầu dạy và học trong việc thay SGK của Bộ GDĐT
Tôi nghĩ quỹ thời gian của mình cống hiến cho ngành GD không cònnhiều, có nhiều người bạn đồng trang lứa mang chứng bệnh nặng không thểtiếp tục giảng dạy ( Thầy Phát Trường THCS Võ Thị Sáu, Thầy Nghĩa TrườngTHPT Nguyễn An Ninh, Thầy Bùi Hiếu Thuận Trường THPT Dĩ An…) hoặc
có người đột ngột mất (Cô Quít Trường THPT Nguyễn An Ninh, Cô CúcTrung tâm GDTX Dĩ An …), nên tôi có suy nghĩ mình phải cố gắng chốngchọi lại với bệnh tật, xem thời gian mình còn đủ sức khỏe đứng trên bụt giảng
là một một niềm vui lớn nhất của đời người Hằng ngày tôi xem việc soạngiảng là công việc chính của mình để mỗi tiết lên lớp đều là một tiết thaogiảng, tự tôi rút kinh nghiệm cho tiết dạy tiếp theo và cùng chia sẻ nhữngthông tin, những bài giảng điện tử gởi lên mạng Internet Tôi xem đây lànhững kỉ niệm, là niềm vui nhất trong quảng đời nhà giáo của mình Tôi thật
sự vui mừng khi thấy tiết dạy thành công, các em biểu lộ cảm xúc thích thú vìđược biết thêm được kiến thức mới trong bài học
Qua một năm soạn giảng môn Lịch sử lớp 10 và 12 theo chuẩn KTKN,tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm để giảng dạy cho HS đạt kết quả tốtnhất ở các lớp mà tôi phụ trách và tôi xin trình bày để Hội đồng Thi đua xemxét góp để tôi hoàn chỉnh tốt hơn trong những năm sau
2 Mức độ nghiên cứu đề tài
Năm học 2010 – 2011 là năm học đầu tiên Bộ GD – ĐT triển khai thực
hiện “Hướng dẫn giảng dạy môn Lịch sử theo chuẩn KTKN”.
Vì trong năm học nầy tôi chỉ được phân công giảng dạy Lịch sử lớp 10
và lớp 12 nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu hai khối lớp của mình phụ trách.Trong phạm vi nghiên cứu đề tài nầy, mức độ nghiên cứu chỉ giới hạn trong
Trang 5vấn đề lớn : “Soạn giảng giáo án Lịch sử 10 và 12 theo chuẩn kiến thức kĩ năng”.
Sau khi dự lớp do SGD tập huấn hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN tôi
có được tài liệu chuấn KTKN của chương trình để khai thác trong dạy học;cách thức đạt được mục tiêu dạy học; không bị lệ thuộc hoàn toàn vào SGK
Từ đó cả tổ thống nhất được mục tiêu dạy học; giúp cho công tác chỉđạo định hướng, kiểm tra, giảm lệ thuộc vào SGK khi giảng dạy đánh giáthống nhất trong tổ bộ môn
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu : “Soạn giảng giáo án Lịch sử 10 và 12 theo chuẩn KTKN”.
+ Khách thể nghiên cứu : Môn LS lớp 10 và lớp 12 ở trường THPT.
+ Phạm vi nghiên cứu : Soạn giáo án và thể hiện qua bài giảng điện tử.
4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Đối với cấp lãnh đạo quốc gia
Bộ GDĐT bắt đầu triển khai đại trà trên toàn quốc kể từ năm học 2010– 2011 bắt buộc GV tất cả các trường phải thực hiện và áp dụng giảng dạytheo chuẩn KTKN
+ Đối với cấp lãnh đạo cơ sở
Sở GD-ĐT Bình Dương cử cán bộ dự lớp tập huấn do Bộ triển khai và
về truyền đạt lại cho GV trong toàn tỉnh Bình Dương để thực hiện Tổ mạnglưới chuyên môn bộ môn Lịch sử cử các thành viên trong tổ thay phiên nhauđến dự giờ GV bộ môn Lịch sử tất cả các trường trong tỉnh để góp ý và cùng và cùngnhau học tập rút kinh nghiệm để vận dụng việc giảng dạy theo chuẩn KTKNđược đạt kết quả tốt Sở GDĐT tiếp tục tổ chức kì thi GVG giải thưởng VõMinh Đức lần thứ 3 và chấm thi theo chuẩn KTKN
BGH trường THPT Dĩ An tiến hành phân công kiểm tra GV toàn trườngsoạn giảng giáo án mới theo chuẩn KTKN và hàng tháng các tổ chuyên mônđều có tổ chức thao giảng dự giờ rút kinh nghiệm tiết dạy theo chuẩn KTKN
5 Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 phần :
-Phần I : Nêu thực trạng của vấn đề.
-Phần II : Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính.
-Phần III : Kết quả, bài học kinh nghiệm và kiến nghị
Trang 6NỘI DUNG Phần I Nêu thực trạng của vấn đề
1 Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN
Trong năm học 2010 - 2011, trong tổ có 3 GV dạy LS, tôi được phâncông dạy sử lớp 10 và lớp 12, có thời gian đầu tư nghiên cứu soạn giảng theoPPDH mới
Tôi được tham dự lớp tập huấn do Tổ nghiệp vụ bộ môn Lịch sử tổ chức
và được phân công dự giờ GV các trường thuộc Dĩ An và Thuận An, đượctham gia chấm thi GVG giải Võ Minh Đức nên đã học tập được rất nhiều kinhnghiệm của đồng nghiệp
Các thành viên trong Tổ nghiệp vụ bộ môn Lịch sử sẵn sàng giúp đỡ,cung cấp tư liệu khi tôi đề nghị giúp đỡ
Huyện Dĩ An chuyển thành Thị Xã, mức sống của người dân đã tăngcao nên đa số cha mẹ đều quan tâm đến việc học tập của HS Công tác GVCN,công tác giám thị được BGH có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên gặp gỡ traođổi với phụ huynh khi có vấn đề liên quan đến HS
Đơn vị được Sở GD&ĐT Bình Dương trang bị đầy đủ các TBDH và 7phòng nghe nhìn có đầy đủ cán bộ chuyên trách sẵn sàng giúp đỡ GV trong cáctiết giảng dạy khi cần sử dụng dụng cụ trực quan dạy học
Trong năm học nầy BGH cho phép tất cả GV được truy cập Internetmiễn phí tại trường, Viettel đã tặng một số GV thẻ 3G và bán rẻ cho GV chỉvới giá 50.000đ để tự trang bị cho mình một thẻ 3G khi cần thiết MạngVinaphonne giảm giá 20% cho GV sử dụng Internet
Tôi có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, sự kiện LS từ các nguồn phimảnh đa dạng từ Internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách báo mà không phảimang theo đồ dùng DH cồng kềnh khi lên lớp
Các tư liệu LS được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học đượccác đài truyền hình trong cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trênphương tiện thông tin đại chúng, tôi có thể tìm mua ở các trung tâm dịch vụtruyền hình hoặc từ trên mạng Internet để phục vụ minh họa cho bài giảng sinhđộng hơn
Tôi đã trình chiếu các sơ đồ, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khikiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để HS tiện theo dõi, vận dụng làm bài thikiểm tra học kì, thi tốt nghiệp theo chủ trương đổi mới công tác kiểm tra –đánh giá chất lượng học tập của HS và thực hiện cuộc vận động “Hai không”
mà toàn ngành đang hưởng ứng hiện nay
Việc sơ đồ hóa, hệ thống hóa toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từngchương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi giảng dạy
Khi soạn một GAĐT, tôi có thể lưu lại để giảng dạy ở nhiều lớp khácnhau và có thể bổ sung hoặc sửa đổi giáo án sau phần rút kinh nghiệm ở cáctiết dạy tiếp theo hoặc những năm học sau
Các con tôi đã trưởng thành có việc làm ổn định, tôi không phải vướngbận kinh tế gia đình, tôi tự trang bị cho mình những công cụ giảng dạy không
Trang 7phải mượn máy tính, Internet của trường Ở nhà tôi có thể sử dụng mạngInternet và soạn bài bất cứ lúc nào
2 Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
Năm học 2010 – 2011 lần đầu tiên soạn giảng giáo án theo chuẩnKTKN nên tôi cần có sự chuẩn bị về giáo án mới và vừa dạy vừa rút kinhnghiệm cho những năm sau
Tôi phải phải dạy 2 khối lớp nên thời gian đầu tư và công sức gấp đôi.Đến tháng 10 Tổ nghiệp vụ bộ môn Lịch sử mới triển khai học tập lớpBồi dưỡng giảng dạy theo chuẩn KTKN và hạn chót nộp đề tài SKKN về Sở là15/3 vì thế tôi chưa dạy xong chương trình, các bài dạy ở các tháng còn lại củahọc kì 2 tôi chưa rút kinh nghiệm được
Trang 8Phần II Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính
“SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 VÀ 12 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG”
Trong thực tế dạy học mấy năm gần đây nhiều GV coi SGK là pháplệnh, cố dạy làm sao cho hết nội dung SGK, không dám bỏ bất kì nội dung nàocủa SGK dẫn đến tình trạng quá tải trong dạy học bộ môn Lịch sử, HS khônghứng thú học tập
Chương trình GDPT đã được ban hành và triển khai đến tất cả cáctrường và GV phổ thông Tuy nhiên, nhiều GV vẫn chưa sử dụng cuốn chươngtrình GDPT
Tình trạng dạy ôm đồm, quá tải trong các giờ học Lịch sử ở trường phổthông đang diễn ra Trong quá trình dạy học nhiều GV trong tổ bộ môn chưathống nhất trong việc dạy như thế nào? Dạy những nội dung gì? Rèn luyệnnhững kĩ năng gì đối với HS dẫn đến tình trạng chưa thống nhất với nhau vềKTKN trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học
Trong kiểm tra đánh giá học sinh, GV chưa thống nhất trong việc kiểmtra nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn
vị kiến thức, kĩ năng
Trong dự giờ GV cũng chưa thống nhất trong tiêu chí đánh giá vềKTKN của giờ dạy
1 Tìm hiểu cấu trúc của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTK
Sau khi dự lớp tập huấn của Sở, tôi hiểu được cấu trúc của tài liệu từ đó
đã tạo điều kiện cho việc sử dụng tư liệu được tốt hơn, biết được mối quan hệgiữa các đơn vị kiến thức và xây dựng được sơ đồ cấu trúc của tư liệu
Trong lớp tập huấn tôi được cấp tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩnKTKN môn Lịch sử (lớp 10 và lớp 12)
Sau khi nghiên cứu, tôi thấy tài liệu hướng dẫn chuẩn KTKN củachương trình GDPT môn Lịch sử có cấu trúc như sau :
1 Lời giới thiệu tài liệu
2 Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn KTKN của chương trìnhgiáo dục phổ thông
3 Các mức độ về chuẩn kiến thức, kĩ năng : Về kiến thức, về kĩ năng
4 Chuẩn KTKN của chương trình GDPT vừa là căn cứ, vừa là mục tiêucủa giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá
2 Tìm hiểu nội dung, hướng dẫn dạy học theo chuẩn KTKN
Sau khi tìm hiểu tôi đã vận dụng vào việc soạn giảng theo chuẩn KTKNcủa chương trình GDPT bộ môn Lịch sử lớp 10 và lớp 12 và từ đó đã biết đượccác chủ đề, các bài khó
Tôi đã sử dụng tài liệu chuẩn KTKN kết hợp với chương trình và SGK,thông qua các chủ đề KTKN tôi đã tách nội dung chủ đề cho phù hợp với bàidạy và tiết dạy, soạn bài, lên lớp, kiểm tra đánh giá,… sử dụng SGK để minhhọa cho mục tiêu của chuấn KTKN
3 Soạn giảng bài dạy Lịch sử theo chuẩn KTKN
Trang 9Khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN bộ môn Lịch sửlớp 10 và 12 để dạy học tôi đã thực hiện theo yêu cầu sau:
Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN để xác định mụctiêu bài học, tôi đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn chuẩn KTKN với SGK đểxác định bài, mục tiêu kiến thức nào là kiến thức cơ bản, kiến thức nào là kiếnthức trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh
Tôi bám sát chuẩn KTKN để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêucầu cơ bản, tối thiểu về KTKN để soạn giảng không quá tải và quá lệ thuộchoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; khi khai thác sâukiến thức trong SGK tôi giảng dạy cho phù hợp với khả năng tiếp thu của HS
Dựa trên cơ sở yêu cầu về KTKN trong sách hướng dẫn tôi vận dụngsáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của HS Tôi đã chú trọng rèn luyệnphương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởinhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS
Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp tôi đã tổ chức các hoạtđộng học tập phù hợp với đối tượng HS của mình Tùy theo trình độ nhận thứccủa HS, điều kiện dạy học của từng lớp hoặc khi dạy không có phòng máychiếu Tôi tổ chức các hoạt động cá nhân, nhóm, làm việc cả lớp để nắmvững nội dung, sự kiện lịch sử
Với tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN, tôi đã sử dụng nhữngnguồn tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy và đặt ra yêu cầu cụ thể đối với HStrong quá trình học tập
Khi thiết kế bài giảng và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bàitập tôi căn cứ vào những yêu cầu về KTKN Qua đó đã phát triển tư duy và rènluyện các kĩ năng thực hành của HS như lập bảng thống kê các sự kiện, nhânvật lịch sử, vễ sơ đồ, biểu đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử, HS viết và trình bàythuyết trình trước lớp
Nhờ thế tôi đã tạo sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn lịch sửqua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn KTKN của Chương trìnhGDPT
Khi dạy học theo chuẩn KTKN tôi chú trọng việc sử dụng hiệu quả cácthiết bị dạy học, đồng thời ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hợp lí
Tuy nhiên, tôi đã không cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương trình.Giữa các đối tượng HS khác nhau khi áp dụng nội dung dạy học tôi đã cungcấp thêm những nguồn kiến thức khác có liên quan đến bài học cho HS để chobuổi học sinh động, hấp dẫn
4 Giảng dạy Lịch sử theo phương pháp dạy học tích cực
Trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, điều 28.2, đã nêu rõ “phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Trang 10Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử là hướng tới hoạt động học tập
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; GV là người tổ chức, hướng dẫn
HS học tập, chống lại lối dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động.
Tuy nhiên, khi giảng dạy tôi vẫn áp dụng các phương pháp truyền thốngcủa bộ môn Lịch sử (trình bày miệng, miêu tả, tường thuật ) kết hợp với cácphương pháp hiện đại
Tôi đã tổ chức, hướng dẫn, thông qua đó để HS tự khám phá những điềumình chưa biết trên cơ sở kiến thức đã biết chứ không phải thụ động tiếp thunhững tri thức có sẵn trong SGK HS được trao đổi, thảo luận, được suy nghĩ,làm việc và giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó tựkhám phá được KTKN mới, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo củamình
Trong xã hội hiện nay đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ CNTT vàKHKT phát triển như vũ bão – thì không nên nhồi nhét vào đầu HS quá nhiềucác sự kiện, nhân vật, thời gian Vì thế tôi đã hướng dẫn cho HS phương pháp
tự học như biết cách ghi bài tóm tắt theo dàn ý và cùng dựa vào tài liệu có sẵn hoặc biếtcách tìm nguồn tư liệu trên Internet để lên trình bày trước lớp, tôi bắt buộc HSkhông được sử dụng tài liệu khi thuyết trình mà chỉ cần dùng một tranh ảnh, sơ
đồ để trình bày bằng miệng trước lớp, tôi tạo cho HS thói quen phát biểu trướctập thể và nắm vững nội dung thuyết trình
Nhờ có thẻ 3G của Viettel, tôi đã hướng dẫn cho HS tự tìm tài liệu, phimảnh tại lớp học, dần dần tạo cho HS hứng thú tìm hiểu, tự học qua mạngInternet ở trường, ở nhà
Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý và cùng kiến mỗi HS được bộc
lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó các em nâng mình lên một trình độ mới
Tuy nhiên, trong hoạt động theo nhóm sẽ có hiện tượng ỷ lại, trông chờvào bạn, nếu không kịp thời uốn nắn, điều chỉnh thì giờ học sẽ chỉ có một số
HS trong nhóm tính cực làm việc, còn những HS khác thì không Vì thế khicho thảo luận nhóm trước đây cả tổ thường cử một bạn là tổ trưởng lên trình
bày vấn đề trước lớp, trong năm học nầy tôi có thay đổi là sẽ gọi tên bất kì học
sinh nào trong tổ mà không báo trước Tôi gọi HS bất kì trong danh sách lên trình bày trước lớp, không mang theo SGK hoặc tài liệu HS trình bày ngắn
gọn trọng tâm chủ đề câu hỏi, sau đó GV có thể cho HS bổ sung nếu nội dungcòn thiếu
Những bài thuyết trình tôi giao cho 1 đến 2 HS về nhà chuẩn bị trước đểthuyết trình trong một bài giảng Trong một bài thuyết trình chỉ cần HS sưutầm 1 tranh ảnh minh họa trước lớp (để đở tốn tiền HS) vì sau đó GV sẽ giảng
kĩ lại cho HS có đầy đủ tư liệu hơn
Tôi cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giá lẫnnhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cầncho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS sau khirời khỏi trường THPT
5 Một số biên pháp vận dụng dạy học lịch sử theo chuẩn KTKN
Trang 115.1 Tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử đối với HS
Trong một bài dạy lịch sử tôi thường áp dụng phương pháp tường thuật,miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử Bên cạnh đó, tôi đã sửdụng các phương tiện trực quan như: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, phim video Điều này giúp cho HS được “trực quan sinh động” quá khứ
Sau khi giao đề tài cho các tổ chuẩn bị trình bày trước lớp, tôi hướngdẫn cho các em cách tìm tư liệu hình ảnh trên mạng Internet Sau khi HSthuyết trình một đề tài có minh họa bằng hình ảnh do các em tự sưu tầm được,sau đó tôi cho HS xem thêm một số hình ảnh tư liệu, phim minh họa về đề tài
mà các em vừa trình bày
Ví dụ: Bài 23 lịch sử 10 sau khi HS thuyết trình đề tài Vua Quang Trungđại thắng quân Thanh tôi cho các em xem một đoạn phim “Tây Sơn hào kiệt”vừa được sản xuất nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội để các emthấy được hình ảnh hào hùng chống ngoại xâm của tổ tiên ta đã được tái hiệnlại (xem bài 23 lớp 10 kèm theo dĩa CD)
Ví dụ: Bài 22 lớp 12 khi HS trình bày xong cuộc hành quân “Tìm diệt”
để đế quốc Mĩ vào “vùng đất thánh” của Việt cộng ở Vạn Tường – QuảngNgãi, tôi cho HS xem một đoạn phim tư liệu và đã tạo nên cảm xúc rất mạnhcho HS, có em đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy cảnh tượng đaulòng mà nhân dân Việt Nam đã trải qua trong thời chiến tranh (xem bài 22 lớp
10 kèm theo dĩa CD)
Khi giảng dạy tôi đã áp dụng 3 phương pháp vấn đáp: vấn đáp tái hiện
nhằm kêu gợi những kiến thức cơ bản mà HS cần nắm, vấn đáp giải thích minh hoạ làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra để hiểu sâu cụ thể và vấn đáp tìm tòi để phát hiện vấn đề mới, phù hợp với trình độ học sinh.
Trong khi tổ chức HS tìm hiểu kiến thức mới tôi đã hướng dẫn HS giảiquyết các vấn đề như:
Giải quyết vấn đề nguồn gốc, hoàn cảnh, cơ sở dẫn đến các sự kiện lịchsử
Nêu và khẳng định giá trị về các sự kiện tiêu biểu
Nhận xét, đánh giá vị trí vai trò của các sự kiện
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọithành viên, vì vậy tôi tổ chức cho tất cả HS cùng tham gia, nó như một phươngpháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng HS với sự việc chung của cảlớp
Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS được phát huy và rènluyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Tuy nhiên tôi khônglạm dụng, áp dụng thảo luận ở tất cả các bài dạy
5.2 Kĩ thuật điền khuyết
Tôi cho một đoạn trích về một vấn đề lịch sử, ý và cùng nghĩa, nội dung lịch sử,các nhận định, kết quả… nhưng chưa đầy đủ yêu cầu HS phải tìm một từ hay
một cụm từ để điền vào chỗ trống theo yêu cầu đặt ra
Trang 12Khi sử dụng kĩ thuật này tôi tránh sử dụng những câu đúng nguyên mẫutrong SGK Những câu này thường cần đến ngữ cảnh của chúng nếu muốnchúng có ý và cùng nghĩa (Dẫn chứng qua các bài giảng kèm theo dĩa CD)
5.3 Kĩ thuật mảnh ghép
Tôi thường trình bày dưới dạng một bảng thống kê bao gồm hai cột: cộtthời gian và cột sự kiện, hay cột nhân vật với cột sự kiện, cột sự kiện với địadanh lịch sử… tuy nhiên trình bày không đúng, HS phải ghép các cột sao chođúng theo yêu cầu đặt ra Ví dụ: thiết ở bài 31 lớp 10 “Cách mạng tư sản Phápcuối thế kỉ XVIII”
5.4 Kĩ thuật ghi các kết quả tổng hợp ra giấy
Tôi cho HS có một vài phút để trả lời những câu hỏi ra giấy, chẳng hạn:Hôm nay em thấy học cái gì là quan trọng nhất? Câu hỏi quan trọng nào chưađược trả lời? (hoặc có thể các câu hỏi khác, tùy từng trường hợp) Điều nàynâng cao chất lượng của tiến trình học tập và cung cấp cho tôi nắm được cácphản hồi từ HS về những chủ đề mà tôi đã dạy
5.5 Kĩ thuật đặt tiêu đề
Tôi cho một đoạn trích về nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử, ý và cùng nghĩa lịch
sử, nguyên nhân Tuy nhiên, không cho biết tên tiêu đề, yêu cầu HS phải đọchiểu được nội dung và đặt tên của tiêu đề
6 Soạn đề kiểm tra Lịch sử theo chuẩn KTKN
Trước tiên tôi sử dụng sách Hướng dẫn chuẩn KTKN, SGK để soạn đềkiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kì
Khi soạn đề kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹnăng và yêu cầu về thái độ đối với HS và hướng dẫn HS biết tự đánh giá kếtquả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập ( cả KT và KN)
Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra
đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để
giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và HS được tự do biểu đạt chính kiếnkhi trình bày bài làm
Ví dụ 1: Trên cơ sở nào văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô ma đạt đến đỉnh cao?
- Thời gian hình thành : ra đời muộn nên đã tiếp thu, kế thừa nền vănminh của các quốc gia cổ đại phương đông (Ai Cập, Lưỡng Hà,Babylon….)
- Điều kiện tự nhiên : việc sử dụng công cụ bằng sắt và tiếp xúc với biển
đã tạo cho cư dân Địa Trung Hải trình độ cao về sản xuất và buộn bántrên biển
- Sự phát triển cao về các mặt kinh tế, chính trị và xã hội (truyền thốngdân chủ, kinh tế công thương nghiệp và hàng hải, vai trò của tầng lớp tríthức trong xã hội)
- Những điều kiện trên là tiền đề để đưa các dân tộc Hy Lạp và Rô ma lên mộttrình độ mới trong việc sáng tạo ra nền văn hóa cao hơn thời kì trước
Ví dụ 2: Nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV ? Từ đó có thể rút ra những bài học lịch sử gì?
a Nguyên nhân:
Trang 13- Có sự lãnh đạo tài giỏi của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa (Có vua anhminh, tướng tài giỏi) đề ra được đường lối chiến lược chiến thuật đúngđắn.
- Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân
- Sự đoàn kết trong nội bộ của triều đình
- Quyết tâm đánh giặc của triều đình và nhân dân cả nước
- ………
b Bài học lịch sử:
- Bộ máy lãnh đạo đoàn kết, quân dân một lòng
- Cả nước đánh giặc, quyết đánh và quyết thắng kẻ thù xâm lược
Ví dụ 3: So sánh cuộc Cách mạng Pháp 1789 với cuộc cách mạng tháng Hai
1917 ở nga về các mặt : Lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, Nhiệm vụ cách mạng, xu hướng phát triển ?
Trang 14Nội dung Cách mạng Pháp 1789 Cách mạng tháng Hai 1917
Xây dựng chủ nghĩa tư bản Tiếp tục làm cách mạng xã
hội chủ nghĩa và xây dựngchủ nghĩa xã hội
7 Sử dụng phương pháp dạy học khám phá khi dạy Lịch sử
Khi giảng dạy tôi là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý và cùng, tổ chức, giúpcho HS tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hộithảo theo nhóm và tôi có vai trò là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờdạy
Tôi chú ý và cùng đến đối tượng HS, coi trọng việc nâng cao khả nẳng phát biểucủa HS, tôi nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý và cùngkiến đối lập của HS; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắcsâu những tri thức cần nắm vững
Khi soạn giáo án dạy học theo phương pháp tích cực tôi thiết kế kiểuchiều ngang theo hai hướng song hành giữa hoạt động dạy của thầy và học củatrò Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực rất chú trọng kỹ năng thựchành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học
Đặc điểm của phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức nhằm phát huy năng lực tư duy, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của HS nhằm khám phá ra tri thức mới một cách chủ động.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp giảngdạy một cách linh hoạt tuỳ theo nội dung từng phần, từng chương, từng bài, do
đó việc vận dụng phương pháp dạy học khám phá không phải là triệt để dùng
để sử dụng cho tất cả các bài học Tôi lựa chọn nội dung của vấn đề và đảmbảo tính vừa sức với HS; tổ chức HS trao đổi theo nhóm trên lớp; hướng dẫn
sử dụng phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết và tạo ra môi trường học tập để
HS giải quyết vấn đề
Tuy nhiên khi HS thực hiện các hoạt động khám phá đòi hỏi nhiều thờigian nên không khéo sẽ cháy giáo án của tiết học và HS yếu chán nản vì phảidựa vào HS khá đo đó phương pháp này không đem lại hiệu quả tối đa
Trang 15Thực chất dạy học khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhấtgiữa thầy với trò đã giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung của tiếthọc
Trong thực tế, vấn đề tôi đưa ra thường ngắn gọn và thời gian HS làmviệc khoảng từ 5 phút đến 10 phút Nếu vấn đề học tập có nội dung bao trùmnội dung tiết giảng và HS đã có thói quen tích cực hợp tác theo nhóm thì tôi tổchức HS khám phá theo trình tự các bước trong cấu trúc dạy học nêu vấn đề
Trong các tiết dạy bằng giáo án điện tử tôi có điều kiện sử dụng phươngtiện trực quan nên đã kích thích sự quan sát tìm tòi, tranh luận của HS Ðó làmột yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của tiết dạy (Xem dẫn chứngbài giảng qua dĩa CD đính kèm)
Khi thảo luận mỗi nhóm chỉ nên có từ 2 đến 4 học sinh Nếu số thànhviên trong mỗi nhóm quá nhiều thì sẽ có những thành viên không tích cực hợptác Chú ý và cùng khả năng nhận thức của các HS trong mỗi nhóm để bảo đảm sự hợptác mang lại hiệu quả Ví dụ : trong nhóm đều là những HS yếu thì không có
sự học hỏi lẫn nhau và khó giải quyết được vấn đề đưa ra
Trong quá trình giảng dạy, tôi đóng vai trò như một trọng tài, lựa chọnnhững phán đoán, kết luận đúng của các nhóm để hình thành kiến thức mới.Trên thực tế số lượng HS trong mỗi lớp khá đông và thời gian có hạn, do đótôi đã theo dõi sự làm việc của các nhóm và cần từ 1 đến 3 nhóm trình bày là
đi đến nội dung của vấn đề Tôi không phân tích những kết luận sai, chưachính xác mà chỉ nêu lên kết luận đúng của từng nhóm, từ đó mỗi HS tự đánhgiá, điều chỉnh nội dung của vấn đề
70% những gì bạn suy
nghĩ và làm việc với nó
Năng động Học trong phòng thí
nghiệm, học để tích lũy kinh nghiệm
Trang 16PHIẾU THEO DÕI HS HOẠT ĐỘNG NHÓM
Người theo dõi Ngày Tiết học
cộng
Đóng góp ý và cùng kiến
Khuyến khích bạn tham gia hoạt động
Kiểm tra mức độ hiểu bài
Trang 198 Hướng dẫn HS lớp 12 ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp về phần LSVN
8.1 Về mặt kiến thức
Phần Lịch sử Việt Nam 1919 - 2000 bao gồm rất nhiều kiến thức có liênquan đến nhau Trước khi học từng đơn vị kiến thức cụ thể, HS cần phải hiểumột cách tổng quát về giai đoạn lịch sử này Theo tôi có thể hướng dẫn HS cáccách để hiểu và ghi nhớ kiến thức lịch sử trong giai đoạn này bằng những cáchsau:
8.1.1 Chia kiến thức theo các giai đoạn
Khi ôn tập tôi chia lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 thành các giaiđoạn sau:
8.1.2 Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cơ bản của mỗi giai đoạn
Đây là cơ sở chính để phân chia lịch sử thành các giai đoạn Mỗi sự kiệnlịch sử luôn chịu sự chi phối của những hoàn cảnh nhất định Trong mỗi hoàncảnh có nhiệm vụ khác nhau Sự kiện xảy ra là để giải quyêt nhiệm vụ đó Cụthể:
*1919 – 1930 : Tìm ra con đường giải phóng dân tộc
Đầu thế kỷ XX, sau khi dập tắt được phong trào Cần Vương, thực dânPháp đã hoàn thành việc bình định nước ta Phong trào Cần Vương kết thúc
(1896) chứng tỏ đường lối cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến đã thất bại.
Nước ta đang khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo Vì vậynhiệm vụ quan trọng nhất là phải tìm ra con đường cứu nước phù hợp với lịch
sử dân tộc
Đầu năm 1930 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập thì nhiệm
vụ này đã hoàn thành.
*1930 – 1945 : Tiến hành giải phóng dân tộc
Sau khi ra đời, với đường lối của mình, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tađấu tranh chống Pháp và phong kiến qua các phong trào cách mạng (1930 –
1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945) với thắng lợi của cách mạng tháng Tám
1945 nhiệm vụ này đã được hoàn thành
*1945 – 1954 : Giữ chính quyền, nền độc lập vừa mới giành lại kháng chiến chống Pháp tái xâm lược.
được-Sau cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn vàthử thách Thực dân Pháp quay lại xâm lược Đảng và Mặt trận Việt Minh đãlãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp qua các chiến dịch lớn : chiếndịch Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới thu đông 1950, cuộc tấn công đôngxuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ
7/5/1954 : Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này hoàn thành.