1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

175 2,6K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí. Tuy nhiên, để tạo lập ra hợp đồng, các chủ thể phải trải qua một quá trình mà trong đó các bên bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận trong việc cùng nhau xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng. Căn cứ vào tính chất thời gian xảy ra trước khi có hợp đồng, giai đoạn này được gọi là giai đoạn “tiền hợp đồng” 1 (hay giai đoạn trước hợp đồng). Đây là “giai đoạn ban đầu của việc đàm phán trong đó các bên xem xét khả năng giao kết của hợp đồng, thương lượng những điều khoản nhất định và tạo những điều kiện cần thiết cho việc giao kết” (precontractual phase). Giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn bắt đầu từ việc một bên thể hiện mong muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết. Giai đoạn này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, phụ thuộc vào việc các bên có dành nhiều thời gian vào việc thương lượng hay không. Giai đoạn tiền hợp đồng có một ý nghĩa đặc biệt, b ởi vì trong giai đoạn này các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các bên muốn xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên hệ với các lợi ích gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau. Đôi khi, tiến trình đàm phán đòi hỏi phải có những chi phí nhất định nên việc không giao kết hợp đồng có thể gây ra thiệt hại cho một bên. Việc trao đổi những thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồ ng cũng có tác động nhất định, nhất là những thông tin mang tính bảo mật của một bên… Do đó, pháp luật cần phải điều chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên. Tuy nhiên, mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng được xác định như thế nào vẫn đang là vấn đề chưa có sự thống nhất. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các quan hệ tiề n hợp đồng, nhưng nhìn chung các cách tiếp cận đều cho thấy quan hệ tiền hợp đồng bao gồm chủ yếu các vấn đề sau đây: các nguyên tắc trong giai đoạn tiền hợp đồng; nghĩa vụ của các bên, nhất là nghĩa vụ thông tin (bao gồm nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ bảo mật thông tin) trong giai đoạn tiền hợp đồng; đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; các chế tài áp dụng cho giai đoạn tiền hợp đồng. Ở các nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, ổn định như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,… thì giai đoạn tiền hợp đồng và việc điều chỉnh pháp luật đối với giai đoạn tiền hợp đồ ng không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Các nguyên tắc nào điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng? Các bên có nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng không? Bên có được các thông tin mang tính bảo mật được trao đổi trong giai đoạn tiền hợp đồng có trách nhiệm bảo mật không? Thông tin các bên thu được ở giai đoạn tiền hợp đồng cần được xử lý như thế nào? Nếu một bên gây thiệt hại cho bên kia trong giai đoạn tiền hợp đồng thì xử lý theo cơ chế nào? Đây là những vấn đề vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, một số vấn đề về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết h ợp đồng trong pháp luật hiện hành Việt Nam cũng thể hiện bất cập. Do vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam kết hợp với tham khảo pháp luật nước ngoài để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng là việc cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đấ y là lý do để tác giả chọn chủ đề “Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

_

LÊ TRƯỜNG SƠN

GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế - Mã số : 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH – 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

_

LÊ TRƯỜNG SƠN

GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế - Mã số : 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS ĐỖ VĂN ĐẠI

TP.HỒ CHÍ MINH – 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận

án là trung thực Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

thương mại quốc tế Công ước Viên CISG Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5

5 Tính mới của luận án 6

PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu 7

1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 13

1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 17

2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 19

2.1 Cơ sở lý thuyết 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

3 Kết cấu của Luận án 23

PHẦN NỘI DUNG 24

Chương 1- Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng 24

1.1 Khái quát về hợp đồng và giai đoạn tiền hợp đồng 24

1.1.1 Khái quát về hợp đồng 24

1.1.2 Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng 26

1.1.3 Đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng 30

1.2 Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng 31

1.2.1 Khái niệm về nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng 31

1.2.2 Nguyên tắc tự do hợp đồng 32

1.2.3 Nguyên tắc thiện chí, trung thực 38

Chương 2- Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng 51

2.1 Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng 51

2.1.1 Tầm quan trọng của thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng 51

Trang 6

2.1.2 Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật 52

2.1.3 Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam 63

2.2 Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng 74

2.2.1 Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chuyên biệt 75

2.2.2 Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chung 77

Chương 3- Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 82

3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng 82

3.1.1 Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng 82

3.1.2 Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng 95

3.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 111

3.2.1 Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 112

3.2.2 Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 123

Chương 4- Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng 134

4.1 Vô hiệu hợp đồng 135

4.1.1 Kinh nghiệm nước ngoài 135

4.1.2 Theo pháp luật Việt Nam 140

4.2 Bồi thường thiệt hại 141

4.2.1 Bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng 142

4.2.2 Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng 146

4.2.3 Thiệt hại được bồi thường 150

4.3 Chế tài khác 154

4.3.1 Buộc tiếp tục thực hiện 154

4.3.2 Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng 155

KẾT LUẬN 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

Trang 7

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí Tuy nhiên, để tạo lập ra hợp đồng, các chủ thể phải trải qua một quá trình mà trong đó các bên bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận trong việc cùng nhau xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng Căn cứ vào tính chất thời gian xảy ra trước khi có hợp đồng, giai đoạn này được gọi là giai đoạn “tiền hợp đồng”1 (hay giai đoạn trước hợp đồng) Đây là “giai đoạn ban đầu của việc đàm phán trong đó các bên xem xét khả năng giao kết của hợp đồng, thương lượng những điều khoản nhất định

và tạo những điều kiện cần thiết cho việc giao kết” (precontractual phase).2 Giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn bắt đầu từ việc một bên thể hiện mong muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết Giai đoạn này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, phụ thuộc vào việc các bên có dành nhiều thời gian vào việc thương lượng hay không

Giai đoạn tiền hợp đồng có một ý nghĩa đặc biệt, bởi vì trong giai đoạn này các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các bên muốn xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên

hệ với các lợi ích gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau Đôi khi, tiến trình đàm phán đòi hỏi phải

có những chi phí nhất định nên việc không giao kết hợp đồng có thể gây ra thiệt hại cho một bên Việc trao đổi những thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng có tác động nhất định, nhất là những thông tin mang tính bảo mật của một bên… Do đó, pháp luật cần phải điều chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên Tuy nhiên, mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng được xác định như thế nào vẫn đang là vấn đề chưa có sự thống nhất Mặc

dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các quan hệ tiền hợp đồng, nhưng nhìn chung các cách tiếp cận đều cho thấy quan hệ tiền hợp đồng bao gồm chủ yếu các vấn đề sau đây: các nguyên tắc trong giai đoạn tiền hợp đồng; nghĩa vụ của các bên, nhất là nghĩa vụ thông tin (bao gồm nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ bảo mật thông tin) trong giai đoạn tiền hợp

1 Đào Duy Anh 1996), Hán – Việt từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.267 : “tiền” có nghĩa là trước, mặt trước

2 Rodrigo Novoa (2005), Culpa in contrahendo : a comparative law study : Chilean law and the united nation convention

on contracts for the international sales of goods (CISG), Arizona journal of internation and comparative law, (Vol.22),

tr.586

Trang 8

lý luận và thực tiễn Đấy là lý do để tác giả chọn chủ đề “Giai đoạn tiền hợp đồng trong

pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn, các quy định của pháp luật Việt Nam về tiền hợp đồng, kết hợp so sánh với pháp luật nước ngoài và văn bản quốc tế, luận án đề xuất định hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về các vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng

Thực ra, giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự năm 2005 và trong một số quy định chuyên biệt (có thể vận dụng cho cả giai đoạn tiền hợp đồng) như quy định trong Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm… nhưng các quy định chuyên biệt này có phạm vi hẹp (chỉ điều chỉnh một số hợp đồng) và chưa thể hiện bất

Trang 9

3

cập liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng trong khi đó các quy định về giai đoạn tiền hợp đồng (đang có hay sẽ kiến nghị bổ sung) trong Bộ luật dân sự có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại hợp đồng trong đó có hợp đồng thuộc phạm trù kinh tế Bởi lẽ, điều đầu tiên của

Bộ luật dân sự quy định “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân

và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động“

Chính vì vậy, mục đích chính của luận án là nghiên cứu để đưa ra đề xuất định hướng

và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về các vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Làm rõ cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng Trong

đó bao gồm các vấn đề chính như khái niệm về tiền hợp đồng, tính chất pháp lý của giai đoạn tiền hợp đồng, các nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng,…

- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam kết hợp với thực tiễn áp dụng để làm

rõ những thành công và hạn chế của pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

- Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước điển hình trong hệ thống Civil law và Common law và các văn bản pháp lý quốc tế về giai đoạn tiền hợp đồng Từ nghiên cứu so sánh, luận án sẽ chọn lọc những kinh nghiệm hay, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam để đề xuất tiếp thu trong việc bổ sung, sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005

- Đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của BLDS

2005 điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung :

Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các bên Hợp đồng sinh ra là để thực hiện nhằm đem lại lợi ích mà các bên mong đợi và kết thúc Căn cứ vào tính chất thời gian, chúng ta có thể phân quan hệ giữa các bên trong hợp đồng thành 03 giai đoạn:

Trang 10

4

Giai đoạn thứ nhất xảy ra trước khi hợp đồng được giao kết (tồn tại), giai đoạn thứ hai xảy ra

từ khi hợp đồng được hình thành (giao kết) đến khi hợp đồng chấm dứt và giai đoạn thứ ba là giai đoạn sau khi hợp đồng kết thúc (hậu hợp đồng) Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn thứ nhất, tức giai đoạn “tiền hợp đồng”

Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các quan hệ tiền hợp đồng, nhưng nhìn chung các cách tiếp cận đều cho thấy quan hệ tiền hợp đồng bao gồm chủ yếu các nội dung sau đây: Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng; Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin; Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng Do vậy, trong quá trình nghiên cứu giai đoạn tiền hợp đồng, luận án sẽ chỉ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề vừa nêu

- Về mặt không gian: Bám sát chủ đề của luận án là vấn đề tiền hợp đồng trong pháp

luật Việt Nam nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận án sẽ là các vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng trong khoa học pháp lý của Việt Nam Bên cạnh đó, trong nghiên cứu so sánh, luận án có tham khảo pháp luật của các nước trong hệ thống Civil law, Common law và các văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng Tuy vậy, việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài chủ yếu cũng chỉ giới hạn trong pháp luật của một số nước tiêu biểu cho mỗi hệ thống pháp luật Cụ thể, đối với pháp luật theo hệ thống Civil law, chúng tôi sẽ nghiên cứu pháp luật của Đức, Pháp và trong một số trường hợp cả pháp luật của Thụy Sỹ, Ý… và, đối với pháp luật theo hệ thống Common law, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật của Anh và trong một số trường hợp cả pháp luật của Mỹ Đối với các văn bản pháp lý quốc tế, chúng tôi sẽ tham khảo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế3 (sau đây gọi tắt là Bộ nguyên tắc Unidroit), Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu4, Công ước Viên 1980

3 Ra đời lần đầu tiên vào năm 1994, Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) bao gồm những nguyên tắc chung về ký kết, giải thích, thực hiện và không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng,… Bộ nguyên tắc không được xem như một văn bản pháp luật vì không được các chính phủ ký kết, nó chỉ có giá trị tham khảo chứ không có giá trị bắt buộc thi hành Tuy nhiên, Bộ nguyên tắc này được đánh giá cao, là tài liệu tham khảo để soạn thảo pháp luật về giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng quốc tế ở nhiều nước

4 Được soạn thảo bởi Ủy ban về luật hợp đồng châu Âu, Bộ nguyên tắc luật hợp đồng châu Âu (PECL) gồm 3 phần, được

xuất bản lần lượt vào các năm 1995, 1999 và 2002 Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu bao gồm các quy tắc cốt lõi của hợp đồng, hình thành, thẩm quyền đại diện, hiệu lực, giải thích, nội dung, không thực hiện (vi phạm) và biện pháp khắc phục… Giống như Bộ nguyên tắc của UNIDROIT, Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu không phải là một văn bản pháp luật, đây là tài liệu tham khảo để soạn thảo pháp luật về giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng quốc

tế ở nhiều nước

Trang 11

5

về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế5 (sau đây gọi tắt là Công ước Viên), Dự thảo khung tham chiếu chung châu Âu

- Về mặt thời gian : Luận án có nghiên cứu một số quy định chuyên biệt của chuyên

ngành kinh tế như Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ nhưng nghiên cứu những nội dung quy định của BLDS 2005 và các vấn đề thực tiễn phát sinh từ việc áp dụng bộ luật này sẽ là nội dung chủ yếu của luận án như đã nêu trong phần mục đích nghiên cứu Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ tập trung hướng tới đóng góp cho việc sửa đổi, bổ sung BLDS 2005 trong thời gian tới Các đóng góp này có

ý nghĩa cho các loại hợp đồng trong đó có hợp đồng thuộc phạm trù kinh tế

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quy định của BLDS 2005 và các văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh quan hệ phát sinh ở giai đoạn tiền hợp đồng như Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ Bên cạnh đó, một số bản

án của Tòa án Việt Nam cũng sẽ được sử dụng, nghiên cứu trong luận án nhằm minh họa, tăng thêm tính thuyết phục cho các kết quả nghiên cứu

Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của luận án cũng bao gồm pháp luật của một số nước tiêu biểu cho các hệ thống Civil law, Common law và một số văn bản pháp luật quốc tế

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về phương diện lý luận, thông qua việc làm rõ một số vấn đề lý luận về giai đoạn tiền hợp đồng, luận án góp phần vào việc củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về hợp đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam

Về phương diện thực tiễn, những quan điểm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng được đề xuất trong luận án sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan toà án, trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giai

Trang 12

6

đoạn tiền hợp đồng Bên cạnh đó, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân và doanh nghiệp Việt nam trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng

5 Tính mới của luận án

Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống và

toàn diện dưới góc độ lý luận và thực tiễn về giai đoạn tiền hợp đồng và pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

Thứ hai, dưới góc độ lý luận, luận án góp phần làm rõ vai trò quan trọng của giai đoạn

tiền hợp đồng, đồng thời luận án cũng đã làm rõ những nội dung quan trọng của giai đoạn tiền hợp đồng

Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các

quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng kết hợp so sánh với kinh nghiệm pháp luật các nước từ đó chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện

Trang 13

7

PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài, đã có một số công trình nghiên cứu về giai đoạn tiền hợp đồng đã được công bố và sau đây là một số công trình tiêu biểu

* Cuốn sách Droit européen comparé des contrats (dịch sang tiếng Việt là Luật so

sánh Châu Âu về hợp đồng) của tác giả Rémy Cabrillac Nxb LGDJ 2012

Trong cuốn sách, tác giả đã dành một mục riêng về “những quan hệ tiền hợp đồng” từ trang 46 và tiếp theo Ở đây, tác giả không đưa ra định nghĩa “quan hệ tiền hợp đồng” và cũng không cho biết quan hệ này bắt đầu từ khi nào và chấm dứt từ khi nào Tuy nhiên, tác giả luận

án nhận thấy ở đây một số thông tin quan trọng về các hệ thống pháp luật châu Âu liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng như tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng, trách nhiệm tiền hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng cũng như bản chất pháp lý của trách nhiệm tiền hợp đồng

Những thông tin nêu trên không liên quan đến pháp luật Việt Nam nhưng sẽ được khai thác trong từng phần tương ứng của luận án để làm cơ sở cho những đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam

* Cuốn sách Principes européens du contrat (dịch sang tiếng Việt là Bộ nguyên tắc

luật hợp đồng Châu Âu) của tác giả Georges Rouhette, Nxb Société de législation comparée

2003

Cuốn sách này phân tích, bình luận Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu Đồng thời sau từng vấn đề của Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu, tác giả này còn phân tích so sánh với các pháp luật của các nước châu Âu Ở đây, cuốn sách không có một chương mục riêng

về giai đoạn tiền hợp đồng nhưng những thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng (như yêu cầu thiện chí, nghĩa vụ thông tin, trách nhiệm tiền hợp đồng…) được trình bày đan xen với việc phân tích, đánh giá Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu cũng như so sánh Bộ nguyên tắc này với pháp luật của các nước châu Âu

Trang 14

8

Nội dung về giai đoạn tiền hợp đồng trong cuốn sách này không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam nhưng rất bổ ích cho việc làm sáng tỏ và hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về giai đoạn tiền hợp đồng

* Cuốn sách Projet de cadre commun de référence-Principes contractuels communs (dịch sang tiếng Việt là Dự thảo khung tham chiếu chung-Bộ nguyên tắc chung về hợp đồng)

do Bénédicte Fauvarque-Cosson và Denis Mazeaud làm chủ biên, Nxb Société de législation comparée 2008

Cuốn sách tập thể này phân tích, bình luận Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu dưới góc độ so sánh với Dự thảo tham chiếu chung của châu Âu cũng như với các văn bản pháp lý quốc tế về hợp đồng (như Bộ nguyên tắc Unidroit , Công ước Viên )và với các Dự thảo về pháp luật Hợp đồng (như Tiền Dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự Pháp, Tiền Dự thảo Bộ luật châu Âu về hợp đồng)

Ở cuốn này, người đọc thấy những thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng (như yêu cầu thiện chí, nghĩa vụ thông tin, trách nhiệm tiền hợp đồng…) được trình bày đan xen với việc phân tích, đánh giá Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu cũng như so sánh với các văn bản quốc tế, Dự thảo luật nêu trên

Nội dung về giai đoạn tiền hợp đồng trong cuốn sách này không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam nhưng rất bổ ích cho việc xác định được xu hướng của pháp luật đương đại và làm sáng tỏ, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng Các nội dung của cuốn sách về giai đoạn tiền hợp đồng sẽ được khai thác trong các phần tương ứng của luận án

* Cuốn sách Formation du contrat (dịch sang tiếng Việt là Hình thành hợp đồng) của

các tác giả J Ghestin, G Loiseau và Y-M Seriet, Tome 1, Nxb LGDJ 2013

Công trình này tập trung vào xác lập hợp đồng và cụ thể là tập trung vào sự ưng thuận của các bên trong việc xác lập hợp đồng theo pháp luật Pháp có đối chiếu với một số hệ thống pháp luật châu Âu Liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng, công trình này có rất nhiều thông tin về nghĩa vụ tiền hợp đồng (từ tr 1251 đến 1307)

Công trình có những nội dung liên quan đến nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng Ở đây, người đọc thấy sự hình thành và phát triển nghĩa vụ cung cấp thông tin

Trang 15

9

trong giai đoạn tiền hợp đồng, phân biệt nghĩa vụ này với nghĩa vụ cung cấp thông tin hợp đồng, xu hướng ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin độc lập với các khái niệm truyền thống (như thiện chí, lừa dối, nhầm lẫn…) Công trình này không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam nhưng những phân tích, đánh giá trong công trình này sẽ được khai thác trong phần liên quan đến nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng để làm rõ, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng

* Bài viết Le droit commun de la rupture des négociations précontractuelles, in Le

processus de formation du contrat (dịch sang tiếng Việt là Pháp luật chung về chấm dứt đàm phán tiền hợp đồng, trong cuốn sách Tiến trình hình thành hợp đồng) của tác giả Bertrand De

Coninck, Nxb Bruylant và LGDJ 2002 (tr 17 đến 134)

Bài viết có nhiều thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng mặc dù chưa định nghĩa “giai đoạn tiền hợp đồng” là gì và cũng không cho biết giai đoạn này bắt đầu từ khi nào, kết thúc khi nào Trong nội dung bài viết, tác giả này có trình bày pháp luật của các nước theo hệ thống Civil law như Bỉ, Đức, Pháp và của các nước theo hệ thống Common law như Anh, Mỹ

về việc chấm dứt thương lượng tiền hợp đồng Ngoài ra, bài viết còn đề cập tới các quy định trong văn bản pháp lý quốc tế như Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu, Bộ nguyên tắc Unidroit, Công ước Viên về chấm dứt thương lượng trong giai đoạn tiền hợp đồng

Ở đây, người đọc thấy tác giả đề cập đến những ràng buộc của các bên cũng như trách nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng

Các nội dung của bài viết này không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam nhưng những thông tin vừa nêu sẽ được khai thác trong các phần tương ứng của luận án để làm rõ một số vấn đề liên quan đến thương lượng tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

* Bài viết Rupture des négociations: Liberté et devoirs précontractuels-Droit Suisse,

Droit francais et travaux d’harmonisation européenne et internationale in Regards comparatistes sur le phénomène contractual (dịch tiếng Việt là Chấm dứt đàm phán: Tự do

và trách nhiệm tiền hợp đồng – Luật Thụy Sĩ, luật Pháp và việc hài hòa hóa trong khuôn khổ Châu Âu và quốc tế, trong cuốn sách Những góc nhìn so sánh về hiện tượng hợp đồng) của

tác giả Nicolas Rouiller, Nxb PUAM 2009 (tr 39 đến 58)

Trang 16

10

Bài viết tập trung vào tự do và trách nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng khi tiến hành thương lượng nhưng bài viết cũng không cho biết thế nào là giai đoạn tiền hợp đồng, thời điểm bắt đầu cũng như thời điểm kết thúc giai đoạn tiền hợp đồng Bài viết có phân tích pháp luật của Pháp, Thụy Sỹ và một số văn bản pháp lý quốc tế như Bộ nguyên tắc Unidroit về tự do và trách nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng

Chúng ta thấy ở đây những nội dung chính về nghĩa vụ của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng không được thực hiện đầy đủ cũng như những thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng được bồi thường… Các thông tin này không liên quan trực tiếp tới pháp luật của Việt Nam nhưng sẽ được khai thác để làm rõ những vấn đề tương ứng trong pháp luật Việt Nam

* Bài viết Liberté, loyauté et convergence: La responsabilité précontractuelle en droit

comparé, in Regards comparatistes sur le phénomène contractual (dịch sang tiếng Việt là Tự

do, tính trung thực và điểm chung: Trách nhiệm tiền hợp đồng trong luật so sánh, trong cuốn

sách Những góc nhìn so sánh về hiện tượng hợp đồng) của tác giả Eva Lein và Bart Volders,

Nxb PUAM 2009 (tr 17 đến 38)

Bài viết tập trung vào trách nhiệm trong giai đoạn tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật của châu Âu nhưng không đưa ra khái niệm về giai đoạn tiền hợp đồng Tuy nhiên, bài viết có những ví dụ cho phép làm rõ một số khía cạnh về giai đoạn tiền hợp đồng thông qua các thông tin liên quan đến pháp luật của Đức

Trong bài viết này, người đọc có được những nội dung về tự do hợp đồng trong giai đoạn tiền hợp đồng, thời điểm bắt đầu giai đoạn tiền hợp đồng ở Đức, xu hướng áp đặt nghĩa

vụ thiện chí cũng như bản chất và mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng Các nội dung này sẽ giúp làm sáng tỏ một số vấn đề được phân tích trong luận

án

* Bài viết, La formation des contrats sous un angle dynamique-Réflexions

comparatives, in Le processus de formation du contrat (dịch sang tiếng Việt là Hình thành hợp đồng dưới góc độ năng động-Nghiên cứu so sánh trong cuốn Tiến trình hình thành hợp đồng) của tác giả Catherine Delforge, Nxb Bruylant và LGDJ 2002 (tr.137 đến 478)

Trang 17

11

Trong công trình này, tác giả giới thiệu và so sánh pháp luật của một số nước châu

Âu như Bỉ, Đức, Pháp, Thụy Sỹ và hệ thống Common law cũng như các văn bản pháp lý quốc tế về hợp đồng như Công ước Viên, Bộ nguyên tắc Unidroit, Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu

Nội dung bài viết tập trung và phân tích so sánh các hệ thống pháp luật nêu trên về

đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Đây là công trình nghiên cứu so sánh khá toàn diện về hai chủ đề vừa nêu Công trình này không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam nhưng những phân tích, đánh giá của tác giả rất bổ ích trong việc nghiên cứu đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ở Việt Nam

* Bài viết Pre–contractual Obligations: The General Contract Law Background (dịch sang tiếng Việt là Nghĩa vụ tiền hợp đồng: Bối cảnh chung về luật hợp đồng) của tác giả

Hugh Beale trong cuốn Juridica international XIV, 2008 (tr 42-50)

Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích những nghĩa vụ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng trong mối quan hệ với Dự thảo khung tham chiếu chung của châu Âu, Bộ nguyên tắc Unidroit, Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu và pháp luật một số nước như Đức, Pháp Về nội dung, tác giả phân tích về việc cung cấp thông tin không chính xác hay việc không tiết lộ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng

Cũng như các công trình nêu trên, công trình này cũng không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, nội dung của bài viết liên quan đến nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng và hữu ích cho việc nghiên cứu luận án

* Cuốn sách The law of contract (dịch sang tiếng Việt là Pháp luật về hợp đồng) của

tác giả Edwin Pell, Nxb Sweet & Maxwell, 2011 (tập 1 và 2)

Cuốn sách tập trung vào hệ thống pháp luật của Anh về hợp đồng Trong cuốn sách này, chúng ta thấy có những nội dung liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng như đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, tự do trong giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng

Cuốn sách này không trực tiếp liên quan đến pháp luật Việt Nam nhưng có nhiều thông tin bổ ích về giai đoạn tiền hợp đồng ở Anh Cuốn sách này cũng cho thấy sự khác biệt giữa pháp luật của Anh và nhiều hệ thống pháp luật khác về giai đoạn tiền hợp đồng: Nhìn

Trang 18

12

chung, các bên còn nhiều tự do trong pháp luật Anh hơn so với pháp luật các nước khác ở giai đoạn tiền hợp đồng Các thông tin trong cuốn sách này không liên quan trực tiếp tới pháp luật Việt Nam nhưng cũng được khai thác trong các phần tương ứng của luận án

* Cuốn sách Contract law (dịch sang tiếng Việt là Pháp luật hợp đồng) của tác giả

Roger Halson, Nxb PEARSON, 2013

Đây là cuốn sách về pháp luật của Anh về hợp đồng Trong cuốn sách này có nhiều thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng như đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Ở đây, người đọc còn thấy nhiều nội dung liên quan đến vấn đề thông tin tiền hợp đồng (tr.94 – 109)

Cuốn sách này không trực tiếp liên quan đến pháp luật Việt Nam nhưng có nhiều thông tin bổ ích về giai đoạn tiền hợp đồng ở Anh Các thông tin trong cuốn sách này cũng được khai thác trong các phần tương ứng của luận án

* Cuốn sách Contract Law (dịch sang tiếng Việt là Pháp luật hợp đồng) của tác giả

Neil Andrews, Nxb Cambrige, 2011

Đây là cuốn sách về pháp luật của Anh về hợp đồng Trong cuốn sách này, tác giả có

cả một mục về giai đoạn tiền hợp đồng từ trang 19 đến trang 35 Ở đây, bên cạnh phần dẫn nhập, tác giả có đề cập tới sự non yếu của thương lượng tiền hợp đồng, các thỏa thuận trước khi xác lập hợp đồng chính và các thỏa thuận phụ cho hợp đồng chính

Cuốn sách này không trực tiếp liên quan đến pháp luật Việt Nam nhưng có nhiều thông tin bổ ích về giai đoạn tiền hợp đồng ở Anh Một số thông tin trong cuốn sách này cũng được khai thác trong luận án

* Cuốn sách Precontractual Liability in European Private Law (dịch sang tiếng Việt là

Trách nhiệm tiền hợp đồng) của John Cartwright và Martijn W Hesselink, Nxb Cambrige

2011

Đây là cuốn sách so sánh pháp luật về trách nhiệm tiền hợp đồng ở các nước châu Âu (có kèm theo trường hợp của Isarel) Sách được xuất bản bằng tiếng Anh và có nhiều thông tin về giai đoạn tiền hợp đồng như tự do hợp đồng, thiện chí (và trung thực), thương lượng song song, bảo mật thông tin tiền hợp đồng, các cơ chế xử lý vi phạm giai đoạn tiền hợp đồng

Trang 19

13

Mặc dù không trực tiếp liên quan đến pháp luật Việt Nam nhưng nội dung cuốn sách

có nhiều thông tin bổ ích về giai đoạn tiền hợp đồng ở các nước châu Âu Các thông tin này

sẽ được khai thác trong luận án

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tính đến nay, chưa có công trình hay sách chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể, đầy đủ về giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam Mặc

dù vậy, các nghiên cứu đơn lẻ về từng nội dung thuộc giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam cũng đã có Dưới đây là một số công trình điển hình

* Cuốn sách Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam của tác giả Nguyễn

Ngọc Khánh do Nhà xuất bản (Viết tắt là Nxb) Tư pháp xuất bản năm 2007

Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Ngọc Khánh tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn một số vấn đề cơ bản nhất về chế định hợp đồng, từ đó đưa ra những

đề xuất, kiến nghị có căn cứ khoa học và khả thi để hoàn thiện chế định hợp đồng trong BLDS Bên cạnh đó, cuốn sách có đề cập đến một số nội dung liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng như đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Trên cơ sở thực tiễn Việt Nam

và tham khảo kinh nghiệm các nước, tác giả cuốn sách đã có những đề xuất đáng chú ý liên quan đến việc ghi nhận chế định đề nghị giao kết hợp đồng công cộng và nguyên tắc im lặng

là đồng ý trong việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong BLDS Việt Nam

Cuốn sách trên đã có nội dung liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng nhưng chưa có tính hệ thống, nhiều vấn đề của giai đoạn tiền hợp đồng chưa được khai thác Chẳng hạn, vấn

đề điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng theo nguyên tắc nào, nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng được điều chỉnh ra sao hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh theo cơ chế nào cũng chưa được tác giả nghiên cứu chuyên sâu

* Cuốn sách “Luật hợp đồng Việt Nam –Bản án và bình luận bản án, tập 1” của tác

giả Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật năm 2013

Thông qua việc bình luận các bản án dân sự của Tòa án Việt Nam, tác giả Đỗ văn Đại

đã phân tích làm rõ những điểm bất cập trong các quy định của BLDS Việt Nam liên quan đến chế định hợp đồng Đặc biệt, một số bản án liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng cũng

đã được tác giả phân tích, bình luận rất chi tiết trong cuốn sách Cụ thể, đó là các vấn đề như:

Trang 20

14

việc áp dụng nguyên tắc thiện chí, trung thực trong giai đoạn xác lập hợp đồng; Nghĩa vụ cung cấp thông tin, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Một

số nội dung trong các nội dung vừa nêu sẽ được khai thác trong luận án

Tuy nhiên, cuốn sách vẫn chưa giải quyết triệt và toàn diện những vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng Chẳng hạn, những vấn đề như thông tin thu được từ giai đoạn tiền hợp đồng được xử lý như thế nào hay việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ giai đoạn tiền hợp đồng được xử lý theo cơ chế nào vẫn chưa được tác giả đề cập sâu Ngay cả đối với vấn

đề liên quan đến đề nghị giao kết cũng như chấp nhận giao kết hợp đồng thì cuốn sách này vẫn chưa phân tích một cách toàn diện

* Cuốn sách Bình luận khoa học BLDS năm 2005 (tập III), Nxb CTQG 2013 do tác

giả Hoàng Thế Liên làm chủ biên

Trong cuốn sách tập trung bình luận các điều luật trong BLDS năm 2005 về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự Công trình này không có một mục riêng về giai đoạn tiền hợp đồng nhưng có một số thông tin về giai đoạn này như về đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và những thông tin này sẽ được khai thác trong luận án đối với các vấn đề tương ứng

Thực ra, cuốn sách trên có phạm vi nghiên cứu rất rộng nhưng chưa tập trung nhiều vào giai đoạn tiền hợp đồng Nhiều vấn đề liên quan đến giai đoạn này vẫn chưa được khai thác triệt để Chẳng hạn, những vấn đề như giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh theo các nguyên tắc nào, thông tin thu được từ giai đoạn tiền hợp đồng được xử lý như thế nào hay việc bồi thường thiệt hại phát sinh từ giai đoạn tiền hợp đồng được xử lý theo cơ chế nào vẫn chưa được đề cập sâu

* Bài viết Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam của tác giả Ngô Huy Cương đăng trong trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 2) năm 2010

Trong bài viết này, tác giả Ngô Huy Cương cho rằng khi nghiên cứu về đề nghị giao kết hợp đồng sẽ tập trung vào 2 vấn đề pháp lý cơ bản: Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng (trong đó bao gồm cả hình thức của đề nghị và các điều kiện cụ thể của nó) và hiệu lực của đề nghị (bao gồm giá trị pháp lý của đề nghị và thời điểm có hiệu lực của nó) Hai vấn đề

cơ bản nêu trên của đề nghị giao kết hợp đồng đã được tác giả phân tích, so sánh giữa các quy

Trang 21

15

định của BLDS Việt Nam và pháp luật các nước cũng như với các văn bản pháp lý quốc tế, từ

đó đưa ra các gợi ý cho việc sửa đổi, bổ sung BLDS Việt Nam

Bài viết này, như tiêu đề của nó đã thể hiện, chỉ đề cập tới một khía cạnh nhỏ của giai đoạn tiền hợp đồng và sẽ được khai thác trong luận án khi chúng tôi đề cập tới vấn đề liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng

* Bài viết Bàn về khái niệm và các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ

luật dân sự năm 2005 của tác giả Ngô Huy Cương trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số

1/2010

Tác giả bài viết đã tập trung nghiên cứu sâu về khái niệm và các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng theo BLDS 2005 Đáng chú ý là tác giả đã phân tích chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong BLDS 2005 liên quan đến các quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Cụ thể như là bất hợp lý liên quan đến định nghĩa về chấp nhận tại Điều 396 BLDS

2005 khi đã không nhắc tới các cách thức hay hình thức của sự chấp nhận và dường như chỉ cho rằng chấp nhận là “sự trả lời” mà trong khi đó cụm từ “sự trả lời” không rõ nghĩa, đôi khi làm người ta lầm tưởng rằng sự chấp nhận phải bằng văn bản hoặc lời nói Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra hạn chế của BLDS 2005 khi không dự liệu trường hợp cách thức chấp nhận hay hình thức chấp nhận được quy định cụ thể trong đề nghị, có nghĩa là đề nghị đòi hỏi chấp nhận phải theo một cách thức hay hình thức nào đó, do vậy gây khó khăn thêm cho việc xác định chấp nhận có hiệu lực hay không nếu chấp nhận đó được đưa tới người đề nghị mà không tuân thủ đúng với hình thức hoặc cách thức chấp nhận đã được đề nghị quy định rõ Kết hợp với tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài, tác giả bài viết đã gợi ý một số nội dung liên quan đến việc hoàn thiện các quy định này trong BLDS 2005

Bài viết này liên quan trực tiếp đến giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

và sẽ được khai thác khi chúng tôi đề cập tới chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Tuy nhiên, như tiêu đề của bài viết đã cho thấy, bài viết này chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ của giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

* Bài viết Một số vấn đề về giao kết hợp đồng trong pháp luật của Cộng hòa Pháp và

kinh nghiệm cho Việt Nam của tác giả Lê Minh Hùng và Trần Lê Đăng Phương trên Đặc san

Trang 22

16

Khoa học pháp lý số 02/2013 về Góp ý sửa đổi Bộ luật dân sự Việt Nam trong bối cảnh bảo

vệ quyền con người

Trong bài viết này, các tác giả bài viết tập trung bàn về trình tự giao kết hợp đồng theo các quy định của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp Trong nội dung bài viết, chúng ta thấy có nội dung liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng như đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật của Pháp Đồng thời, tác giả cũng đã liên hệ, so sánh với các quy định của BLDS Việt Nam, từ đó rút ra những nội dung có thể tiếp thu đưa vào quy định của pháp luật Việt Nam như các quy định về dấu hiệu pháp lý của đề nghị, việc trả lời chấp nhận trong trường hợp đề nghị không nêu thời hạn trả lời cụ thể…

Bài viết có nội dung liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng và cung cấp những thông tin hữu ích về pháp luật Pháp cũng như về pháp luật Việt Nam liên quan đến giai đoạn mà luận án quan tâm Tuy nhiên, phạm vi của bài viết rất hẹp so với đề tài luận án tiến sỹ đang được triển khai Ở đây, chúng ta chỉ có thông tin về một số khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng

* Bài viết Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng – nhìn từ góc độ so sánh của tác giả Lê Thị Diễm Phương trên Đặc san Khoa học pháp lý số 02/2013 về Góp ý sửa đổi

Bộ luật dân sự Việt Nam trong bối cảnh bảo vệ quyền con người

Dưới góc độ so sánh, tác giả bài viết đã phân tích một số điểm bất cập của các quy định liên quan đến quá trình giao kết hợp đồng theo BLDS 2005 trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các quy định của Công ước Viên, Bộ nguyên tắc Unidroit năm 2004 để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện BLDS 2005

Bài viết cũng chỉ đề cập đến một nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng đó là đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Khi đề cập tới vấn đề đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, chúng tôi cũng khai thác công trình này

* Bài viết Nguyên tắc thiện chí và vấn đề hoàn thiện Bộ luật dân sự Việt Nam của tác

giả Nguyễn Anh Thư đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10(318) năm 2014

Trong nội dung bài viết này, tác giả tập trung phân tích sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, các văn bản pháp lý quốc tế với BLDS 2005 về : kết cấu xây dựng nguyên tắc thiện chí; nội hàm của nguyên tắc thiện chí; cách tiếp cận nguyên tắc thiện chí và việc sử dụng

Trang 23

17

thuật ngữ; mối quan hệ giữa việc ghi nhận vài trò của tòa án và nguyên tắc thiện chí Thông qua so sánh luật, tác giả làm rõ những hạn chế của BLDS 2005 đồng thời rút ra được những nội dung có thể tiếp thu được từ pháp luật nước ngoài để hoàn thiện Bộ luật này

Nội dung của bài viết đã đề cập đến một khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng đó là : thiện chí là một trong những nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong giai đoạn tiền hợp đồng

và nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng cần phải được xem xét trên

cơ sở nguyên tắc thiện chí Nội dung này sẽ được chúng tôi khai thác trong luận án khi đề cập đến các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng và nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng

1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Như đã trình bày ở trên, “tiền hợp đồng” không phải là một khái niệm xa lạ với pháp luật của nhiều nước Giai đoạn tiền hợp đồng cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau Nói cách khác, nghiên cứu pháp lý về giai đoạn tiền hợp đồng không mới và phần tình hình nghiên cứu ở trên đã cho thấy điều này

Ở Việt Nam hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống giai đoạn tiền hợp đồng mà đa số chỉ là những bài viết đơn lẻ nghiên cứu về một hay một số các nội dung thuộc giai đoạn tiền hợp đồng Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu chưa đề cập đến một cách chuyên sâu, toàn diện về những vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, chưa chú ý đến việc tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài liên quan đến vấn đề này Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

án, tác giả có những nhận định sau:

Thứ nhất, giai đoạn tiền hợp đồng cũng đã được một số công trình của các tác giả nước

ngoài nghiên cứu Các công trình này mặc dù không đưa ra được khái niệm về tiền hợp đồng (bao gồm cả thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của giai đoạn này) nhưng nhìn chung đều tương đối thống nhất trong việc xác định những vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng bao gồm: nguyên tắc tự do, thiện chí, trung thực trong giao kết hợp đồng, nghĩa vụ thông tin,

đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng,…

Trang 24

18

Thứ hai, một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã nêu và phân tích

được các khía cạnh của giai đoạn tiền hợp đồng trong quy định của các hệ thống pháp luật và trong các văn bản pháp lý quốc tế Qua các nghiên cứu được công bố này, chúng ta thấy các

hệ thống pháp luật đang có xu hướng xích lại gần nhau với nội hàm là ghi nhận ngày càng lớn trách nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng Điều này được thể hiện thông qua việc ghi nhận nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin, trách nhiệm của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng Tuy nhiên, các công trình này không liên quan đến pháp luật Việt Nam nên không trùng lặp với đề tài của luận án nhưng lại rất hữu ích cho luận án trong việc khai thác kinh nghiệm nước ngoài để hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng

Thứ ba, ở Việt Nam một số khía cạnh của quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp

đồng đã được nghiên cứu và thậm chí có quy định điều chỉnh như các nguyên tắc trong việc xác lập hợp đồng, đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về giai đoạn tiền hợp đồng Nói cách khác, hiện nay mới chỉ có những bài viết đơn lẻ về một số vấn đề thuộc giai đoạn tiền hợp đồng (như là đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng) Một số vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng thì vẫn còn khá mới mẻ và chưa được hoặc là ít được đề cập đến trong khoa học pháp lý Việt Nam Chẳng hạn, khái niệm về giai đoạn tiền hợp đồng, các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu

Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu về giai đoạn tiền hợp đồng ở nước ngoài cũng như ở Việt nam cho thấy đến thời điểm hiện nay chưa có công trình hay luận án tiến sĩ nào nghiên cứu một cách đầy đủ và chuyên sâu về những vấn đề thuộc giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam Do vậy, Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam Ở đây, luận án phân tích pháp luật hiện hành của Việt Nam đồng thời kết hợp với tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

Trang 25

2.1.1 Câu hỏi nghiên cứu

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 388 BLDS 2005) Như vậy, khi hợp đồng được giao kết hợp pháp, theo pháp luật Việt Nam các bên chịu sự ràng buộc bởi các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng

Tuy nhiên, ở giai đoạn tiền hợp đồng, các ràng buộc vừa nêu chưa tồn tại vì hợp đồng chưa tồn tại và câu hỏi đặt ra là, mặc dù chưa có hợp đồng, các bên có chịu sự ràng buộc pháp

lý nào không hay hoàn toàn tự do ứng xử? Từ câu hỏi khái quát này, chúng ta có một số câu

hỏi cụ thể như sau liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng:

Thứ nhất, giai đoạn tiền hợp đồng bắt đầu từ khi nào và chấm dứt từ ở thời điểm nào? Thứ hai, giai đoạn tiền hợp đồng thông thường làm phát sinh những vấn đề pháp lý gì? Thứ ba, trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc

nào?

Thứ tư, thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng có vai trò như thế nào đối với các bên? Thứ năm, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là hai nội

dung quan trọng của giai đoạn tiền hợp đồng cần được quy định như thế nào?

Thứ sáu, khi một trong các bên vi phạm những ràng buộc pháp lý trong giai đoạn tiền

hợp đồng thì phải gánh chịu các chế tài gì?

Thứ bảy, Việt Nam cần có hướng hoàn thiện các quy định của BLDS 2005 liên quan

đến giai đoạn tiền hợp đồng như thế nào?

2.1.2 Lý thuyết nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng các phương pháp, nguyên lý duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Bên cạnh đó, luận án cũng bám sát các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh

tế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trang 26

20

Ngoài ra, luận án còn được thực hiện trên cơ sở các học thuyết pháp lý của các trường phái thuộc hệ thống Civil law và Common law liên quan đến chế định hợp đồng, đến giai đoạn tiền hợp đồng

2.1.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật và trong pháp luật Việt Nam, luận án tập trung trình bày và luận cứ cho một số giả thuyết khoa học sau:

Thứ nhất, giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn bắt đầu từ việc một bên thể hiện mong

muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết Ở giai đoạn này, các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các bên muốn xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên hệ với các lợi ích gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau Do vậy, pháp luật cần phải điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên

Thứ hai, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các quan hệ phát sinh trong

giai đoạn tiền hợp đồng nhưng nhìn chung các cách tiếp cận đều cho thấy quan hệ trong giai đoạn tiền hợp đồng làm phát sinh các vấn đề sau đây: Xác định các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng; Nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng (nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ bảo mật thông tin); Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; Các chế tài áp dụng trong giai đoạn tiền hợp đồng

Thứ ba, một trong những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do hợp

đồng Tuy nhiên, nguyên tắc tự do hợp đồng cũng có hạn chế của nó và trong các hạn chế này

có nguyên tắc thiện chí và trung thực Các nguyên tắc này cùng chi phối quan hệ tiền hợp đồng

Thứ tư, trong giai đoạn tiền hợp đồng, thông tin có vai trò rất quan trọng Xu hướng

hiện nay là các hệ thống học tập kinh nghiệm lẫn nhau và dung hòa những điểm khác biệt trong các quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng

Thứ năm, trong giai đoạn tiền hợp đồng có đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề

nghị giao kết hợp đồng Hai vấn đề này cũng cần có quy định điều chỉnh một cách hợp lý để hài hòa lợi ích của các bên liên quan

Trang 27

21

Thứ sáu, xuất phát từ nhiều ràng buộc như nêu trên trong giai đoạn tiền hợp đồng nên

vấn đề được đặt ra là : hành vi vi phạm các nghĩa vụ trong giai đoạn tiền hợp đồng sẽ được áp dụng các biện pháp chế tài nào? Đặc biệt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng? Các vấn đề này chưa được xác định rõ trong các quy định của pháp luật của Việt Nam Tuy nhiên, dựa trên cơ

sở lý luận về các căn cứ phát sinh trách nhiệm và dựa trên thực tế xét xử của tòa án có thể giúp xác định được bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng

2.1.4 Về hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu

- Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu (trong và ngoài nước) đã được công bố đồng thời phát triển thêm nhằm trình bày và phân tích một cách có hệ thống, tương đối đầy đủ về các quy định của BLDS 2005 điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

- Các nội dung trong luận án sẽ được xem xét, phân tích dưới góc độ các quy định của pháp luật Việt Nam kết hợp với tham khảo, so sánh với pháp luật nước ngoài Qua phân tích

và rút kinh nghiệm từ nước ngoài, luận án sẽ chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật Việt Nam về các vấn đề liên quan đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện

- Khác với hướng tiếp cận mang tính truyền thống : Từ nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng pháp luật và đề xuất hướng hoàn thiện, luận án sẽ tiếp cận trực tiếp ngay vào từng vấn đề cụ thể thuộc nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng Trong từng vấn đề, tác giả sẽ đan xen lý luận, phân tích văn bản và thực tiễn, so sánh với pháp luật nước ngoài để từ đó đưa ra các đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam

2.1.5 Dự kiến kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề pháp lý về giai đoạn tiền hợp đồng theo các hệ

thống pháp luật trong mối quan hệ so sánh với pháp luật Việt Nam

Thứ hai, xác định những luận cứ khoa học, đề xuất những giải pháp cụ thể đóng góp

cho việc bổ sung, sửa đổi những quy định điều chỉnh quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng trong BLDS 2005

Trang 28

22

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp sau đây cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án như: Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp so sánh luật học Cụ thể :

- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn : Phương pháp này được sử dụng trong tất

cả các chương của luận án Tác giả xuất phát từ việc tìm hiểu những quan điểm pháp luật là

cơ sở lý luận để hình thành nên các quy định pháp luật, kết hợp với phân tích thực trạng pháp luật, các án lệ cũng như là kèm theo các ví dụ minh họa cụ thể trong quá trình nghiên cứu về giai đoạn tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các

chương của luận án Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các quan điểm

và các quy định pháp luật về giai đoạn tiền hợp đồng (các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, đề nghị

và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng) trong pháp luật của các nước; phân tích làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế để từ đó có hướng đề xuất những giải pháp hoàn thiện

- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này cũng được sử dụng xuyên suốt trong

việc nghiên cứu toàn bộ luận án nhằm trình bày các nội dung của luận án theo một trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các nội dung để đạt được mục đích và yêu cầu đã được xác định cho luận án

- Phương pháp so sánh pháp luật: Phương pháp này được sử dụng trong việc so sánh

các quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật nước ngoài và các văn bản pháp lý quốc tế

để từ đó tìm ra những điểm tương đồng, sự khác biệt cũng như xu hướng phát triển của pháp luật trên thế giới về giai đoạn tiền hợp đồng Phương pháp này cũng được kết hợp sử dụng trong tất cả các chương của luận án và, từ sự so sánh này, tác giả đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng

Trang 29

23

3 Kết cấu của Luận án

Luận án gồm 3 phần: Phần mở đầu; Phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu và Phần nội dung cụ thể gồm 4 chương :

Chương 1 Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

Chương 2 Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng Chương 3 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chương 4 Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

Trang 30

24

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

1.1 Khái quát về hợp đồng và giai đoạn tiền hợp đồng

1.1.1 Khái quát về hợp đồng

Thuật ngữ “hợp đồng” (contractus) vốn phát sinh từ thuật ngữ “contrahere” trong tiếng Latinh có nghĩa là “ràng buộc” và xuất hiện lần đầu tiên ở La Mã vào khoảng thế kỷ V-IV trước Công nguyên Sau khi đế quốc La Mã tan rã, các nước châu Âu chấp nhận sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” khởi nguồn từ Luật La Mã

Ở Việt Nam, thuật ngữ “khế ước” được biết đến thông qua các Bộ Dân luật Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ được ban hành vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Bắt đầu từ những năm 60, kể từ khi Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 772-CT/TATC ngày 10/7/1959

về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến, thuật ngữ “khế ước” được thay bằng thuật ngữ chính xác hơn, đó là thuật ngữ “hợp đồng”.6

Về khái niệm hợp đồng cũng có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau Dưới thời La

Mã, chế định hợp đồng từ chỗ chỉ là tập hợp những hợp đồng cụ thể, trực tiếp xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt nghĩa vụ đã dần dần trở thành một chế định pháp lý thực sự với một khái niệm về hợp đồng tương đối chặt chẽ và hoàn chỉnh Theo các luật gia La Mã, khái niệm hợp đồng được hiểu là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật với hai dấu

hiệu đặc trưng không thể thiếu : Thứ nhất, phải có sự thoả thuận tức là có sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý; Thứ hai, phải có mục đích (căn cứ pháp lý) nhất

định mà các bên hướng tới và hợp đồng là phương tiện để đạt được mục đích đó Cùng với khái niệm hợp đồng, chế định hợp đồng trong Luật La Mã có ảnh hưởng rộng rãi và được tiếp nhận trong BLDS của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở Châu Âu, cụ thể như BLDS Pháp năm 1804, Italia, BLDS các quốc gia khác như Nhật Bản, Ai Cập, Cộng hòa Liên bang Nga,…7

6 Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong bộ Luật dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.30

7 Nguyễn Ngọc Khánh (2007), sđd, tr.33

Trang 31

25

Trên thực tế, khái niệm hợp đồng trong các hệ thống pháp luật cũng có sự khác nhau

Ở các nước theo hệ thống pháp luật Civil law8, hợp đồng được xem là một khái niệm chỉ một kết quả phức hợp của tự do ý chí cùng nhiều nguyên tắc pháp lý cơ bản của Luật Tư Khái

niệm hợp đồng trong hệ thống Civil Law được chi phối bởi ba nguyên tắc Thứ nhất, hợp đồng được xem là kết quả chung của sự gặp gỡ ý chí của các bên Thứ hai, đó là luật do các

bên lập ra để ràng buộc chính các bên trong hợp đồng vì sự ràng buộc của hợp đồng không chỉ là hiệu lực pháp lý được dự liệu bởi các bên, mà đó còn là hiệu lực được đảm bảo bởi pháp luật, bởi tập quán hoặc bởi yêu cầu của nguyên tắc thiện chí, nhằm xác lập trách nhiệm

thực thi hợp đồng phù hợp với bản chất của hợp đồng Thứ ba, các bên được tự do, trong

phạm vi giới hạn của luật công và trật tự công cộng, để tạo ra loại hợp đồng mà họ muốn.9

Ở các nước theo hệ thống Common law, khái niệm hợp đồng được xem như là kết quả của các cam kết đơn giản, thể hiện bằng những hành vi pháp lý cụ thể của mỗi bên Về sau này, khái niệm hợp đồng được các thẩm phán Anh xem xét như là một nghĩa vụ được tạo ra bởi sự gặp gỡ ý chí giữa các bên.10 Trong pháp luật các nước này, khái niệm hợp đồng không được tiếp cận dưới góc độ “Hợp đồng là gì?” mà lại được tiếp cận từ góc độ “hợp đồng được hình thành như thế nào?” Đơn cử như tại Điều 1-201 Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa

Kỳ, khái niệm hợp đồng được hiểu là “Tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên theo quy định của Luật này và những quy định khác có liên quan”

Ở Việt Nam, thuật ngữ “hợp đồng” được sử dụng trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế

1989 và Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 BLDS 1995 và BLDS 2005 tiếp tục sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” Khái niệm “hợp đồng” có thể được hiểu theo nghĩa khách quan và chủ quan Theo nghĩa khách quan, hợp đồng được hiểu là một chế định pháp lý quan trọng của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

8 Khoa học pháp lý hiện nay còn tồn tại nhiều cách phân chia khác nhau các hệ thống pháp luật trên thế giới Tuy nhiên, theo cách phân loại phổ biến nhất do giáo sư người Pháp René David xây dựng thì trên thế giới có các hệ thống pháp luật sau : hệ thống luật La Mã – Đức, thường được gọi là hệ thống luật Châu Âu lục địa (Continental law hay Civil law); hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common law); hệ thống luật xã hội chủ nghĩa và các hệ thống luật dựa trên tôn giao và các cơ

sở truyền thống khác Trong đó, hai hệ thống luật lớn, chủ yếu là Civil law và Common law và hai hệ thống này có sự khác nhau rõ rệt về nguồn luật, cũng như các nguyên tắc, tư tưởng,…

9 Sammuel Geoffrey (2001), Law of Obligations and legal Remedies, 2nd., Canvendish Publishing Limited, The Glass

House, Wharton Street, London, tr.278

10 Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam - Luận án tiến sĩ Luật học, Trường

Đại học Luật Tp.HCM, tr.10

Trang 32

26

trong lĩnh vực trao đổi, dịch chuyển các lợi ích vật chất, dựa trên sự cam kết, thỏa thuận tự do

và tự nguyện giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau Theo nghĩa chủ quan, hợp đồng được hiểu là một loại giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.11

Ngày nay, hợp đồng dân sự đã được định nghĩa tại Điều 388 BLDS 2005 với nội dung theo đó “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Ở đây, khái niệm “dân sự” được quy định tại Điều 1 BLDS

2005 với nội hàm rất rộng bao gồm lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động Với ý nghĩa đó, quy định về hợp đồng trong BLDS 2005 là áp dụng chung cho các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại, lao động Nhìn một cách tổng thế, có thể nói định nghĩa về hợp đồng tại Điều 388 BLDS 2005 tuy ngắn gọn nhưng đã phản ánh đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của hợp đồng, thể hiện đúng bản chất của hợp đồng

Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy hợp đồng có hai dấu hiệu đặc trưng không thể thiếu:

sự thỏa thuận của các bên và mục đích của thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Ở đây, nếu thiếu một trong hai dấu hiệu đặc trưng này thì không thể

có hợp đồng

1.1.2 Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng

1.1.2.1 Khái niệm giai đoạn tiền hợp đồng

Chúng ta đã thấy hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí Tuy nhiên, để tạo lập ra hợp đồng, các chủ thể phải trải qua một quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận trong việc cùng nhau xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng Căn cứ vào tính chất thời gian xảy ra trước khi có hợp đồng, ta có thể gọi giai đoạn này

là “tiền hợp đồng”12 (hay giai đoạn trước hợp đồng) Một nghiên cứu so sánh cho thấy đây là

“giai đoạn ban đầu của việc đàm phán trong đó các bên xem xét khả năng giao kết của hợp

Trang 33

ý định tạo lập hợp đồng Lời mời giao kết hợp đồng thông thường là điểm khởi đầu của quá trình đàm phán hợp đồng và được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa, catalog,… Ở Đức, giai đoạn tiền hợp đồng còn bắt đầu từ khi một

người đi vào một trạm bán xăng Trong bản án rất nổi tiếng của mình Germuseblattfalt, Tòa

án tối cao Đức đã chấp nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cơ sở học thuyết culpa in

contrahendo trong trường hợp con gái của một khách hàng bị ngã trong một trạm bán xăng do

bị trượt trên một chiếc lá rau bị rơi xuống đất Ở đây, “Tòa án đã ấn định thời điểm phát sinh quan hệ nghĩa vụ tiền hợp đồng rất sớm, cụ thể là việc đi vào một cửa hàng để mua đồ tạo lập

ra một quan hệ giữa người bán và khách hàng”14 Thực ra, việc đi vào một cửa hàng thông thường đã ngầm thể hiện ý định xác lập một quan hệ với chủ cửa hàng Do đó, đây là hướng giải quyết thuyết phục trong việc xác định thời điểm bắt đầu giai đoạn tiền hợp đồng mà chúng ta nên theo khi đề cập tới giai đoạn tiền hợp đồng

Về mặt thuần túy lôgic, khi hợp đồng được hình thành thì giai đoạn tiền hợp đồng chấm dứt Do đó, chúng ta hiểu rằng giai đoạn tiền hợp đồng có thời điểm cuối cùng là thời điểm hợp đồng được hình thành, tức hợp đồng được giao kết Trong pháp luật Việt Nam,

BLDS dành riêng một điều luật về Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự tại Điều 404 và ở đây

13 Rodrigo Novoa (2005), sđd, tr.586

14 Eva Lein và Bart Volders (2009), “Liberté, loyauté et convergence: La responsabilité précontractuelle en droit

comparé”, in Regards comparatistes sur le phénomène contractuel, Nxb PUAM, tr.24

Trang 34

28

chúng ta biết “thời điểm” mà “hợp đồng dân sự được giao kết” như hợp đồng giữa các bên vắng mặt (ví dụ qua trao đổi thư từ) được coi là giao kết (tức tồn tại) “vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết” (khoản 1) hay “thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng” (khoản 3) và “thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản” (khoản 4) Từ các thời điểm trên, hợp đồng được coi là đã tồn tại nên chúng ta không còn trong giai đoạn tiền hợp đồng nữa và sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

Như vậy, giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn bắt đầu từ việc một bên thể hiện ý định muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết Giai đoạn này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, phụ thuộc vào việc các bên có dành nhiều thời gian vào việc thương lượng hay không

1.1.2.2 Sự cần thiết điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng bằng pháp luật

Giai đoạn tiền hợp đồng có một ý nghĩa đặc biệt, bởi vì trong giai đoạn này các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các bên muốn xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên

hệ với các lợi ích gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau Do vậy, mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng được xác định như thế nào vẫn đang là câu hỏi gây tranh cãi Liên quan đến vấn đề này, có hai quan điểm khá trái chiều nhau.15

Quan điểm thứ nhất cho rằng, mối quan hệ pháp lý chỉ phát sinh khi hợp đồng được

giao kết Giai đoạn tiền hợp đồng chỉ mang tính chuẩn bị, tham gia vào đàm phán nghĩa là các bên phải chịu chi phí và các rủi ro có thể xảy ra Do vậy, giai đoạn này không mang ý nghĩa pháp lý gì Nói cách khác, theo quan điểm này, ở giai đoạn tiền hợp đồng các bên hoàn toàn

tự do và không bị ràng buộc với nhau Có lẽ vì lý do này mà giai đoạn tiền hợp đồng không được quan tâm nhiều và khi nghiên cứu BLDS nổi tiếng thế giới là BLDS của Pháp, chúng ta thấy “Bộ luật dân sự không biết đến giai đoạn tiền hợp đồng”.16

Quan điểm thứ hai cho rằng, kể từ khi bắt đầu bước vào đàm phán, giữa các bên đã

hình thành một mối quan hệ pháp lý đặc biệt được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Thực ra,

Trang 35

29

“giai đoạn tiền hợp đồng là một giai đoạn rất dễ có sự gian lận và lạm dụng ở mọi góc độ”.17

Do đó, pháp luật cần phải điều chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên

Xu hướng đương đại là cần điều chỉnh bằng pháp luật cả giai đoạn tiền hợp đồng Cụ thể, phần trên cho thấy, BLDS Pháp không quan tâm tới giai đoạn tiền hợp đồng nhưng trước việc thiếu vắng những quy định trong BLDS và “trước những tranh chấp ngày càng nhiều phát sinh từ giai đoạn tiền hợp đồng, khoảng từ 30 năm lại đây chính án lệ (Pháp) đã can thiệp để điều chỉnh giai đoạn này”.18 Đối với pháp luật của Anh, mặc dù khẳng định “pháp luật Anh không ghi nhận học thuyết lỗi khi thỏa thuận và cũng không ghi nhận học thuyết thiện chí trong thương lượng” và “tự do hợp đồng bao gồm tự do không giao kết hợp đồng”, một tác giả vẫn cho rằng “tuy nhiên, giai đoạn tiền hợp đồng không là khu rừng không có luật” và “pháp luật Anh sử dụng sự pha trộn của thông luật và các lý thuyết về lẽ công bằng

để bảo vệ một bên trong thương lượng hợp đồng”. 19

Theo tác giả luận án, chủ thể tham gia vào việc xác lập hợp đồng không thể thụ động với đối tác của mình mà cần có những hành động nhất định Vì vậy, quan điểm thứ hai về mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng hợp lý hơn, giúp bảo đảm quyền

và lợi ích chính đáng của các bên tham gia Pháp luật Việt Nam cũng theo hướng vừa nêu và BLDS có một số quy định liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng Chẳng hạn, theo khoản 2 Điều 390 BLDS, “trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu

có thiệt hại phát sinh” Đây rõ ràng là quy định điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể liên quan trong giai đoạn tiền hợp đồng Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng nhiều vấn đề của giai đoạn tiền hợp đồng vẫn chưa được điều chỉnh (chẳng hạn vấn đề thương lượng hợp đồng, nghĩa vụ bảo mật thông tin) hay một số vấn đề của giai đoạn này đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn những khiếm khuyết (chẳng hạn như có một số quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin nhưng vẫn chưa có quy định có tính khái quát cao) và đề tài này sẽ cố gắng đưa ra kiến nghị hoàn thiện

Trang 36

1.1.3 Đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng

Liên quan đến hợp đồng, có ba giai đoạn khác nhau: Giai đoạn tiền hợp đồng, Giai đoạn của quan hệ hợp đồng và Giai đoạn sau khi hợp đồng chấm dứt Mỗi giai đoạn vừa nêu

có những đặc thù riêng và dưới đây là những đặc điểm cơ bản của giai đoạn tiền hợp:

Thứ nhất, ở giai đoạn này hợp đồng chưa hình thành nên các quy định áp dụng cho

hợp đồng như thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng không được áp dụng Thực tế này cũng được thừa nhận rộng rãi Trong công trình được công bố năm 2002, một tác giả đã khẳng định “nếu quan hệ giữa các bên còn tiếp giáp với nhau ở giai đoạn thương lượng, tức trước hợp đồng cuối cùng, chúng không thể được điều chỉnh bởi các quy định về thực hiện hợp đồng”.20 Chính vì yếu tố vừa nêu mà có tác giả đánh đồng “giai đoạn tiền hợp đồng-the precontractuel zone” với “giai đoạn không hợp đồng-the extracontractuel zone”.21

Thứ hai, ở giai đoạn này các bên được hưởng tự do hợp đồng, một nguyên tắc nền tảng

của xã hội hiện đại Ở đây, nguyên tắc tự do hợp đồng được áp dụng và, do đó, các bên rất tự

do trong ứng xử của mình và có thể quyết định xác lập hay không xác lập hợp đồng

Thứ ba, nếu ở giai đoạn tiền hợp đồng các bên có tự do trong việc xác lập hay không

xác lập hợp đồng thì phải thừa nhận rằng quan hệ giữa các bên không thể nằm ngoài pháp luật Giai đoạn này không được điều chỉnh bởi các quy định về thực hiện hợp đồng và tự do hợp đồng được áp dụng nhưng điều đó không có nghĩa là các bên hoàn toàn tự do và hoàn toàn tùy tiện trong ứng xử của mình

20 Bertrand De Coninck (2002), Le droit commun de la rupture des négociations précontractuelles, in Le processus de

formation du contrat, Nxb Bruylant và LGDJ, tr.17

21 Neil Andrews (2011), sđd, tr.23

Trang 37

31

1.2 Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

1.2.1 Khái niệm về nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng

Có nguồn gốc từ tiếng Latinh, từ “nguyên tắc” (principum) có 3 nghĩa: thứ nhất, là luận điểm cơ bản, luận điểm gốc của học thuyết nào đó; thứ hai, là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính niềm tin, quan điểm ấy xác định quy tắc hành vi; thứ ba, là nguyên lý cấu

trúc và hoạt động của bộ máy, dụng cụ, thiết bị nào đó.22 Theo nghĩa tiếng Việt, nguyên tắc được hiểu là: “Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”.23

Theo khoa học pháp lý Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ

sở những nguyên tắc nhất định Theo cách hiểu chung nhất, các nguyên tắc của hệ thống pháp luật là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật Mỗi ngành luật trong hệ thống pháp luật, bên cạnh những nguyên tắc chung của toàn hệ thống, còn có những nguyên tắc riêng của mình Nguyên tắc của một ngành luật là những khung pháp lý chung, những quy tắc chung được pháp luật ghi nhận có tác dụng định hướng và chỉ đạo toàn

bộ các quy phạm pháp luật của ngành luật đó

Pháp luật dân sự cũng có những nguyên tắc của mình Đó là “những tư tưởng pháp lý

chỉ đạo mà Luật dân sự phải tuân thủ trong quá trình điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan

hệ nhân thân trong giao lưu dân sự Nói cách khác các nguyên tắc của Luật dân sự đóng vai trò định hướng cho các quy phạm pháp luật khác của Luật dân sự, tùy theo mức độ tác động”.24 Theo BLDS 2005, các nguyên tắc được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm thứ nhất gồm các nguyên tắc cơ bản áp dụng chung cho tất cả các quy phạm

của BLDS.25 “Đây là nguyên tắc bao trùm toàn bộ các quan hệ dân sự”26; “đó là những xuất phát điểm, tư tưởng chỉ đạo quan trọng nhất xuyên suốt các quy định của Bộ luật và cũng là căn cứ để Bộ luật dân sự nói riêng, pháp luật dân sự nói chung thực hiện vai trò điều chỉnh của mình đối với các quan hệ xã hội”27 Thực ra, các nguyên tắc cơ bản này cũng tồn tại ở các

22 Đoàn Ngọc Xuân (2010), “Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự

Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học số 26/ 2010, tr.259

23 Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà nẵng, 1997, tr.672

24 Đại học luật Tp.Hồ Chí Minh, Giáo trình những quy định chung về Luật dân sự, Nxb Hồng Đức, Tp.HCM, 2014

25 Bộ luật dân sự 2005 từ Điều 4 đến Điều 12

26 Hoàng Thế Liên (2005), Bình luận khoa học BLDS năm 2005- tập I, Nxb CTQG, 2008, tr.25

27 Bộ tư pháp (1997), Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Bộ luật dân sự, Nxb CTQG 1997, tr.40

Trang 38

32

hệ thống pháp luật khác “Ở tất cả các nước, ngành luật dân sự nói chung, trong đó có Bộ luật dân sự đều có nguyên tắc cơ bản của nó”28

+ Nhóm thứ hai gồm các nguyên tắc riêng được quy định trong mỗi chế định riêng của

BLDS Ví dụ, Điều 165 BLDS 2005 quy định về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, Điều

389 BLDS 2005 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự Là một chế định trong BLDS, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc chung cho mọi quan hệ dân sự như các nguyên tắc cơ bản trong nhóm trên, hợp đồng còn phải tuân thủ những nguyên tắc được quy định riêng trong chế định hợp đồng Theo quy định trong BLDS, các nguyên tắc riêng của chế định hợp đồng được chia ra theo các giai đoạn hợp đồng Bao gồm những nguyên tắc trong giai đoạn giao kết hợp đồng và những nguyên tắc trong giai đoạn thực hiện hợp đồng Cụ thể, theo Điều 389 BLDS 2005, việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc: Tự

do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng Trong khi đó, việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 412 BLDS 2005 bao gồm : Thực hiện đúng hợp đồng, đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; không xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu những nguyên tắc trong giai đoạn giao kết hợp đồng (giai đoạn tiền hợp đồng) Những nguyên tắc này có thể nằm trong cả hai nhóm trên Đây là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật, buộc các bên tham gia giao kết hợp đồng phải tuân thủ, nếu không sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định Nhìn chung, các nguyên tắc thường được pháp luật của các nước áp dụng điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng là nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng và nguyên tắc thiện chí, trung thực Đó sẽ là hai nguyên tắc mà chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá trong khuôn khổ đề tài về giai đoạn tiền hợp đồng

Trang 39

33

Nguyên tắc tự do hợp đồng có nguồn gốc từ thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng xuất hiện từ thế kỷ XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của nền triết học ánh sáng Thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng xuất phát từ quan điểm cho rằng ý chí của con người là tối thượng và tự chủ Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của một người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó Do đó, hợp đồng được xác lập trên cơ sở thoả thuận được xem là kết quả của sự thống nhất ý chí tự nguyện của các bên, là nguồn làm phát sinh quyền

và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên.29 Học thuyết về tự do ý chí đã dẫn đến việc thừa nhận một cách logic nguyên tắc tự do hợp đồng.30

Nguyên tắc tự do hợp đồng (tức tự do cam kết, tự do thỏa thuận) “là nguyên tắc đặc trưng của pháp luật dân sự, xuất phát từ tính độc lập về sở hữu, tính tự chủ, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm về tài sản của các chủ thể”31 Đây “chắc chắn là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng”32 và đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế Chẳng hạn, chúng ta thấy sự đề cao nguyên tắc tự do hợp đồng ngay tại Điều thứ nhất (Điều 1.1) của Bộ nguyên tắc Unidroit khi Bộ nguyên tắc này quy định “các bên trong hợp đồng được tự do giao kết hợp đồng và quy định nội dung hợp đồng”.33 Tương tự, Điều 1:102 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu cũng có quy định: “Các bên được tự do giao kết và xác định các nội dung của hợp đồng” Dự thảo khung tham chiếu chung của châu Âu cũng khẳng định nguyên tắc tự

do hợp đồng tại khoản 1 Điều I:102 theo đó “các bên được tự do giao kết hợp đồng hay hành

vi pháp lý khác và xác định nội dung, đối tượng”

Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, tự do hợp đồng cũng chính là một trong những nguyên tắc quan trọng Nghiên cứu so sánh ở châu Âu đã khẳng định “tự do đối với các bên giao kết hợp đồng, và ở điều kiện mà họ muốn được ghi nhận trong tất cả các nước thành viên”34 và “tất cả các hệ thống pháp luật châu Âu thừa nhận nguyên tắc tự do trong quan hệ tiền hợp đồng, nguyên tắc này phát sinh từ nguyên tắc chung hơn là nguyên tắc tự do

29 Corinne Renault – Brahinsky (2000), Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb.Gualino, Paris, tr.2-3

30 Lucienne Topor (1994), Les contrats, Litec, tr.8

31 Hoàng Thế Liên (2008), sđd, tr.25

32 Bénédicte Fauvarque-Cosson và Denis Mazeaud (Chủ biên, 2008), Projet de cadre commun de référence-Principes

contractuels communs, Nxb Société de législation comparée 2008, tr.25

33 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2005), Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb Từ điển

bách khoa, Hà Nội, tr.41

34 Georges Rouhette (2003), Principes européen du contrat, Société de législation comparée, 2003, tr.60

Trang 40

34

hợp đồng”35 Thực ra, nhiều hệ thống đã luật hóa nguyên tắc tự do hợp đồng Chẳng hạn,

“khoản 1 Điều 1322 BLDS Ý đưa ra nguyên tắc tự do hợp đồng” và “tự do đối với các bên trong việc giao kết theo những điều kiện mà họ mong muốn đã được khẳng định tại Điều

1255 BLDS Tây Ban Nha”36 Còn “ở những nước mà không quy định viết nào có thể được viện dẫn, tự do hợp đồng là một nguyên tắc cơ bản”37 Tại Pháp, tự do hợp đồng được coi là

“viên gạch của nền kinh tế thị trường”38 chưa được ghi nhận một cách chính thức trong BLDS nhưng Dự thảo mới nhất năm 2015 đã theo hướng ghi nhận một cách minh thị nguyên tắc này Cụ thể, theo Điều 1102 của Dự thảo, “mọi người được tự do giao kết hay không giao kết hợp đồng, tự do lựa chọn đối tác của mình và xác định nội dung và hình thức của hợp đồng”

Ở Việt Nam, tự do hợp đồng đã được ghi nhận tại Điều 4 BLDS theo đó “Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm” Đây

là quy định kế thừa “nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” tại Điều 7 BLDS năm

1995 Dự thảo sửa đổi BLDS vào tháng 5 năm 2015 vẫn duy trì quy định vừa nêu tại khoản 2

Điều 3 với nội dung “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân sự của mình trên

cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” Thực ra, trong phần dành cho hợp đồng, BLDS

còn có quy định nữa khẳng định tự do hợp đồng Đó là khoản 1 Điều 389 theo đó “việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Tự do giao kết hợp đồng ”

Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2005, tự do hợp đồng vừa được quy định tại Điều 4 như

là một nguyên tắc cơ bản áp dụng chung trong các quan hệ dân sự, đồng thời cũng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 389 như là một nguyên tắc riêng áp dụng cho giai đoạn tiền hợp đồng của quan hệ hợp đồng Từ đó, chúng ta có thể khẳng định, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận nguyên tắc tự do hợp đồng Điều này là hợp lý và phù hợp với xu hướng chung của pháp luật thế giới

1.2.2.2 Nội hàm của nguyên tắc tự do hợp đồng

Rất khó để xác định chính xác nội hàm của tự do nói chung cũng như của tự do hợp đồng nói riêng vì tự do là những thứ vô hạn Đối với tự do, sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta xác

35 Rémy Cabrillac (2012), Droit européen comparé des contrats, Nxb LGDJ, tr.47

36 Bénédicte Fauvarque-Cosson và Denis Mazeaud (Chủ biên, 2008), sđd, tr.28

37 Georges Rouhette (2003), sđd, tr.60

38 Bertrand De Coninck (2002), bđd, tr.21

Ngày đăng: 09/09/2015, 09:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1996), Hán – Việt từ điển, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán – Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1996
2. Trần Quỳnh Anh (2009), “Pháp luật về hợp đồng của Singapore”, Tạp chí luật học, (số 12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về hợp đồng của Singapore”, "Tạp chí luật học
Tác giả: Trần Quỳnh Anh
Năm: 2009
3. Vũ Thị Lan Anh (2011), “Chế định hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa liên bang Đức”, Tạp chí luật học, (số 9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa liên bang Đức”, "Tạp chí luật học
Tác giả: Vũ Thị Lan Anh
Năm: 2011
4. Phạm Kim Anh (2009), “Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Tạp chí khoa học pháp lý, (số 6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” "Tạp chí khoa học pháp lý
Tác giả: Phạm Kim Anh
Năm: 2009
5. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng, Nxb. CTQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về hợp đồng
Tác giả: Nguyễn Mạnh Bách
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 1995
6. Nguyễn Mạnh Bách (1998), Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Mạnh Bách
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 1998
7. Corinne Renault – Brahinsky (2000), Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb.Gualino, Paris Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về pháp luật hợp đồng
Tác giả: Corinne Renault – Brahinsky
Nhà XB: Nxb.Gualino
Năm: 2000
8. Ngô Huy Cương (2008), “Tự do ý chí và sự tiếp nhận tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu lập pháp, (số 02) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự do ý chí và sự tiếp nhận tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay”, "Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2008
9. Ngô Huy Cương (2010), “Bàn về khái niệm và các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2005”, Dân chủ & Pháp luật, (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về khái niệm và các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2005”, "Dân chủ & Pháp luật
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2010
10. Ngô Huy Cương (2010), “Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”", Tạp chí Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2010
11. Trần Ngọc Dương (2009), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp”, Luật học, (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự của Cộng hòa Pháp”," Luật học
Tác giả: Trần Ngọc Dương
Năm: 2009
12. Đỗ Văn Đại (2013), Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án – tập 1, Nxb. CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án – tập 1
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 2013
13. Đỗ Văn Đại (2007), “Nghĩa vụ thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, (Số 11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam”, "Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Năm: 2007
14. Đỗ Văn Đại (2008), “Vị trí của Bộ luật dân sự trong lĩnh vực hợp đồng”, Nhà nước và pháp luật, (số 7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị trí của Bộ luật dân sự trong lĩnh vực hợp đồng”, "Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Năm: 2008
15. Chế Mỹ Phương Đài (2006), “Những điểm mới cơ bản trong phần III – Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự”, Khoa học pháp lý, (số 6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới cơ bản trong phần III – Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự”, "Khoa học pháp lý
Tác giả: Chế Mỹ Phương Đài
Năm: 2006
16. Nguyễn Ngọc Điện (2009), “Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 19) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng”, "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện
Năm: 2009
17. Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh - Khoa Kinh tế (2005), Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế
Tác giả: Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh - Khoa Kinh tế
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh
Năm: 2005
18. Michel Fromont (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới (Người dịch : Dương Trung Dũng),Nxb.Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới (Người dịch : Dương Trung Dũng)
Tác giả: Michel Fromont
Nhà XB: Nxb.Tư pháp
Năm: 2006
19. Phạm Hoàng Giang (2006), “Sự phát triển của pháp luật hợp đồng : Từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng”, Nhà nước và pháp luật, (số 10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của pháp luật hợp đồng : Từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng”, "Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Phạm Hoàng Giang
Năm: 2006
20. Lê Hồng Hạnh (2014), “Mục đích chính sách của Bộ luật dân sự và ảnh hưởng của nó tới những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự”, Luật học, (số 9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục đích chính sách của Bộ luật dân sự và ảnh hưởng của nó tới những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự”, "Luật học
Tác giả: Lê Hồng Hạnh
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w