Hướng dẫn viết luận văn
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI A. HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN TỔNG QUAN 1. Trình bày chung Trang bìa VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỌ VÀ TÊN NGHIÊN CỨU SINH “Tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án” Tên đề tài luận án: Ngành, chuyên ngành: Mã số: Người hướng dẫn khoa học: 1……… 2……… Hà Nội, năm . 2. Cấu trúc tiểu luận tổng quan Gồm có các Phần, Mục, tiểu mục sau: Phần Mở đầu Phần Nội dung Mục 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, Nghiên cứu sinh cần tập trung: - Hệ thống hóa tất cả các công trình, bài viết đã được công bố, kể cả các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ (kể cả trong và ngoài nước) liên quan mật thiết 1 đến đề tài luận án hoặc liên quan mật thiết đến các vấn đề cần được đề cập trong luận án; - Phân tích, đánh giá và nêu rõ những mặt thành công và mức độ thành công của các công trình này trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài luận án hoặc liên quan mật thiết đến các vấn đề cần được đề cập trong luận án; những quan điểm, luận điểm đã được thừa nhận rộng rãi, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong những công trình nghiên cứu này; - Phân tích, đánh giá và nêu rõ những vấn đề còn tồn tại liên quan đến đề tài luận án mà trong các công trình nói trên đã đề cập, nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để hoặc còn đang có ý kiến khác nhau hoặc còn đang bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu; - Lựa chọn và xác định những vấn đề thuộc nội dung luận án mà tác giả cần và sẽ tập trung giải quyết. Mục 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cơ sở lý thuyết Mục này NCS cần nêu, phân tích cơ sở lý thuyết của đề tài, nêu và phân tích các giả thuyết nghiên cứu và xác định làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài. Kết quả của việc phân tích làm rõ cơ sở lý thuyết và cơ sở lý luận của luận án là đưa ra được một khung phân tích của luận án, gồm: Câu hỏi nghiên cứu Lý thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Kết quả nghiên cứu (dự định) 3.2 Phương pháp nghiên cứu - Nêu rõ tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu gì, ở phần nào, sử dụng như thế nào và để làm gì? (Nêu những mặt mạnh của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu đó để giải quyết các vấn đề đặt ra trong Luận án). - Phân tích làm rõ hướng tiếp cận. - Chỉ rõ mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu. Mục 4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 2 Giới hạn và phân tích rõ về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu… Danh mục tài liệu tham khảo Liệt kê toàn bộ tài liệu tham khảo mà tác giả đã nghiên cứu và được sử dụng để viết tiểu luận tổng quan theo quy định hiện hành. B. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY TIỂU LUẬN TỔNG QUAN - Đóng bìa mềm (theo mẫu) - Trang phụ bìa - Bài viết in trên giấy A4, độ dài tối thiểu 20 trang, tối đa không quá 30 trang (không kể tài liệu tham khảo). - Chữ Times New Roman, cỡ 14, dãn dòng 1,5 lines; mật độ chữ bình thường. - Lề trên 2cm; lề dưới 2cm; lề trái 3,5cm; lề phải: 2cm. - Số trang đánh ở giữa, bên trên, bắt đầu từ mục lục. 3 . tổng quan Gồm có các Phần, Mục, tiểu mục sau: Phần Mở đầu Phần Nội dung Mục 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tổng quan. giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài luận án hoặc liên quan mật thiết đến các vấn đề cần được đề cập trong luận án; những quan điểm, luận điểm đã