Luận văn: Khai thác một số làng nghề truyền thống ở tỉnh hà nam phục vụ phát triển du lịch

167 3K 9
Luận văn: Khai thác một số làng nghề truyền thống ở tỉnh hà nam phục vụ phát triển du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU11. Tính cấp thiết của đề tài12. Lịch sử nghiên cứu đề tài23. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài nghiên cứu54. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu65. Những đóng góp chủ yếu của đề tài106. Cấu trúc luận văn10PHẦN NỘI DUNG11CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG111.1. Cơ sở lí luận111.1.1. Du lịch và một số khái niệm có liên quan111.1.2. Làng nghề truyền thống151.1.3. Du lịch làng nghề truyền thống251.2. Cơ sở thực tiễn301.2.1. Làng nghề truyền thống và phát triển du lịch ở Việt Nam301.2.2. Làng nghề truyền thống và phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Hồng32Tiểu kết chương I39CHƯƠNG 2. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH HÀ NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH412.1. Tổng quan về phát triển du lịch tỉnh Hà Nam412.1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Hà Nam412.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Nam572.2. Thực trạng phát triển làng nghề và hoạt động du lịch làng nghề ở Hà Nam642.2.1. Phát triển làng nghề ở tỉnh Hà Nam642.2.2. Hoạt động du lịch ở một số làng nghề712.3. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hà Nam1002.3.1. Tác động tích cực1002.3.2. Tác động tiêu cực103Tiểu kết chương II104CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH HÀ NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH1063.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.1063.1.1. Quan điểm1063.1.2. Mục tiêu1073.1.3. Định hướng1083.2. Những giải pháp khai thác và bảo tồn các làng nghề truyền thống trong việc phát triển du lịch làng nghề1153.2.1. Khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống1153.2.2. Về việc tổ chức quản lý1163.2.3. Quy hoạch và bảo vệ môi trường1173.2.4. Mở rộng thị trường1203.2.5. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của làng nghề và tạo ra các sản phẩm nghề đặc trưng1213.2.6. Quảng bá phát triển du lịch1223.2.7. Xây dựng và mở rộng các dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch làng nghề1233.2.8. Phát triển đội ngũ nhân lực1243.2.9. Tạo ra mối liên kết giữa làng nghề với các điểm tài nguyên1263.2.10. Các giải pháp khác126Tiểu kết chương III128KẾT LUẬN129TÀI LIỆU THAM KHẢO133PHỤ LỤC137

Lun văn: “ Khai thác một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam phục vụ phát triển du lịch ” 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa du lịch là sở thích, là nhu cầu và hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu của con người và không chỉ là ngành kinh tế quan trọng mà còn là cầu nối giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc, các miền trong một đất nước và trên thế giới. Những năm 90 của thế kỉ XX trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong chỉ thi số 46-CT/TW, ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “Phát triển du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, phấn đấu “ từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch – dịch vụ có tầm cỡ khu vực” Ngành sản xuất chính của nước ta là nông nghiệp, bên cạnh đó nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng cả về mặt kinh tế và mặt văn hóa. Đến thời điểm hiện tại vai trò của nó vẫn không thay đổi mà còn góp phần cho phát triển du lịch làng nghề - một hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cao trong những năm gần đây. Nước ta có hàng ngàn làng nghề truyền thống. Mỗi dân tộc thường có một hoặc nhiều nghề truyền thống với trình độ và quy mô khác nhau. Các làng nghề này thường phản ánh các đặc điểm về tự nhiên, xã hội, kể cả tư duy thẩm mỹ và tính sáng tạo của mỗi dân tộc trong quá trình thích ứng với môi trường. Các nghệ nhân và những người thợ tài hoa với đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo đã làm ra nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật làm nên bản sắc văn hóa dân tộc. 2 Hà Nam là một tỉnh có diện tích nhỏ (đứng thứ 62/63 tỉnh và thành phố trong cả nước) nhưng lại có khá nhiều làng nghề phát triển. Cùng với sự phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng, du lịch Hà Nam cũng có những bước phát triển. Trong đó phải kể đến du lịch làng nghề truyền thống. Nghề truyền thống vốn được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi sản phẩm của nó luôn bao hàm cả giá trị vật thể và phi vật thể. Với số lượng làng nghề lớn thuộc nhiều nhóm nghề có truyền thống lâu đời, sản phẩm đặc sắc, bên cạnh đó Hà Nam là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, các di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận cả ở cấp quốc gia và cấp tỉnh nhưng hiện nay việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nam còn hạn chế rất nhiều mặt, chưa được khai thác hết tiềm năng. Do vậy việc nghiên cứu khai thác một số làng nghề phục vụ cho việc phát triển du lịch là cần thiết. Ngoài ra với tiềm năng như vậy được khai thác đầu tư sẽ mạng lại những hiệu quả kinh cao cho Hà Nam, trở thành một thế mạnh để phát triển kinh tế Hà Nam trong tương lai. Mặt khác là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nam, là một người giáo viên nên việc hiểu biết sâu sắc về quê hương để phục vụ tốt cho công việc giảng dạy địa lí địa phương tỉnh Hà Nam, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Vì những lí do trên tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Khai thác một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam phục vụ phát triển du lịch” đưa vào nghiên cứu với mong muốn đề xuất được các giải pháp nhằm khai thác một cách hợp lý tiềm năng của các làng nghề cho phát triển du lịch và bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc ở Hà Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực văn hóa, lịch sử, du lịch…Trong du lịch 3 làng nghề truyền thống được coi như là yếu tố tài nguyên du lịch. Vì vậy có nhiều các nghiên cứu về làng nghề, nhưng nghiên cứu để đánh giá nó như một tài nguyên cho ngành du lịch thì còn rất ít. Đầu thế kỉ XX một số học giả người Pháp nghiên cứu như cuốn: “Bàn về người Bắc Kỳ” của Đumuchie đã có những nhận định khái quát về nghề gốm Việt Nam. Năm 1976, tác giả Phạm Văn Kính đã có bài “một số nghề thủ công thế kỉ XVI, nghề dệt, nghề gốm, nghề khai khoáng luyện kim”, viết về tình hình phát triển của các làng nghề thủ công qua các thời kì. Năm 1992, Phan Đại Doãn đã viết tác phẩm “Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế xã hội” đề cập đến nhiều khía cạnh của làng xã Việt Nam như kinh tế nông thôn, tôn giáo, văn hóa…Trong đó có một phần trình bày về thủ công nghiệp làng quê. Đặc điểm nổi bật của thủ công nghiệp truyền thống là sự kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp với nhiều cấp độ sắc thái khác nhau. Sự phát triển của các làng nghề là biểu hiện của trình độ phân công lao động xã hội, thủ công nghiệp nhà nước tách ra khỏi nông nghiệp nhưng không triệt để. Năm 1996, tác giả Tô Ngọc Hân trong bài “Làng nghề thủ công truyền thống và những vấn đề cấp bách đặt ra” khẳng định sự đa dạng của nghề truyền thống Việt Nam và nêu lên thực trạng của nghề truyền thống hiện nay. Năm 1998, cuốn “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vượng là cuốn sách viết đầy đủ nhất về làng nghề thủ công Việt Nam. Tác giả đã đưa ra những khái niệm về nghề cổ truyền, làng nghề truyền thống… Năm 2014, tại trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí minh đã có cuộc Hội thảo về Làng nghề và phát triển du lịch. Hội thảo đã đưa ra 4 cái nhìn tổng quan về giá trị làng nghề, kĩ năng nghề và sản phẩm từ làng nghề dưới góc nhìn văn hóa, kinh tế. Bên cạnh đó đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch tại các làng nghề, thực trạng cũng như giải pháp để thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển một cách bền vững. Chính phủ, các Bộ cũng đã đưa ra nhiều nghị quyết, Nghị định, Thông tư để bảo tồn và phát triển các làng nghề: - Quyết định 22/2005/QĐ - BNV của bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập Hiệp hội làng nghề Việt Nam. Đây là tổ chức của các làng nghề và tổ chức kinh doanh, các nghệ nhân và người tâm huyết cùng góp sức thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống. Nghị định 66/2006/NĐ - CP của chính phủ về việc phát triển ngành nghề nông thôn. Nghị định đưa ra một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn như: chương trình bảo tồn phát triển làng nghề, đầu tư,xúc tiến thương mại Có nhiều đề tài nghiên cứu cụ thể về các làng nghề trên một số địa phương của cả nước, nhất là các tỉnh tập trung nhiều làng nghề như thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng…Trong đó nghiên cứu việc phát triển làng nghề và cả du lịch làng nghề. - Làng nghề Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Lê Văn Hương, 2002. Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí - Khai thác một số làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội phục vụ phát triển du lịch, 2012. Vũ Thị Yến. Luận văm thạc sĩ khoa học Địa lí - Phát triển du lịch làng nghề gốm Chu Đậu - Hải Dương, Nguyễn Thị Dạ Hương, 2010. Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí. Tác giả trình bày về thực trạng phát triển du lịch tại làng nghề gốm Chu Đậu của tỉnh Hải Dương. Ở Hà Nam, cũng có những bài báo và đề tài nghiên cứu về làng nghề như: 5 - Thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam, Trần Đình Quỳnh, 2011. Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí. Tác giả trình bày về thực trạng phát triển các làng nghề Hà Nam, đồng thời đưa ra những giả pháp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường dài lâu. - Những giải pháp phát triển làng nghề Hà Nam, Sở công thương tỉnh Hà Nam , 2013 - Kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển du lịch Hà Nam và các chiến lược, nghị quyết, chương trình phát triển du lịch Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020 của UBND tỉnh Hà Nam, trong đó có đề cập đến vấn đề phát triển du lịch làng nghề truyền thống. Tuy nhiên có rất ít những nghiên cứu gắn kết hai vấn đề du lịch và làng nghề với nhau ở tỉnh Hà Nam. Chính vì vậy tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Khai thác một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam phục vụ phát triển du lịch” để kết nối hai vấn đề trên với nhau nhằm đưa ra giải pháp khai thác các làng nghề truyền thống một cách có hiệu quả góp phần vào phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Vận dụng những kiến thức lí luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vai trò của làng nghề thủ công truyền thống đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Phân tích các điều kiện và thực trạng khai thác một số làng nghề của tỉnh Hà Nam phục vụ du lịch. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tài nguyên du lịch ở các làng nghề truyền thống của Hà Nam một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển hơn nữa ngành du lịch của tỉnh 3.2. Nhiệm vụ Với mục đích trên đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: - Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch, làng nghề truyền thống và phát triển du lịch làng nghề truyền thống 6 - Đánh giá điều kiện phát triển du lịch và việc phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam phục vụ du lịch - Phân tích hiện trạng khai thác một số làng nghề thủ công truyền thống cho phát triển du lịch ở Hà Nam. - Đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển du lịch làng nghề tỉnh Hà Nam. 3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng và thực trạng khai thác một số làng nghề truyền thống ở Hà Nam cho phát triển du lịch như: làng nghề trống Đọi Tam, làng nghề mây giang đan Ngọc Động, làng lụa Nha Xá, làng nghề Nhật Tân, làng thêu An Hòa … Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và khai thác có hiệu quả các làng nghề này phục vụ cho du lịch. - Về phương diện lãnh thổ: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ tỉnh Hà Nam, có sự liên hệ với các tỉnh lân cận. - Về phương diện thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2013. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm 4.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Đây là quan điểm được vận dụng trong hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học. Khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể cần phải đặt nó trong mối tương quan nội hệ thống (giữa các thành phần trong cùng một hệ thống với nhau) và mối tương quan ngoại hệ thống (đặt đối tượng nghiên cứu trong các hệ thống phân vị cấp cao hơn và cấp thấp hơn). Nghiên cứu vấn đề khai thác các làng nghề truyền thống cho phát triển du lịch cần phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển chung của du lịch Hà Nam. 7 Mặt khác Hà Nam nằm trong vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng nên cũng vận động và phát triển theo quy luật chung của toàn hệ thống. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều nhân tố: tự nhiên, văn hóa, xã hội, lịch sử, con người…Và các nhân tố này luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Vì thế việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hoặc lãnh thổ nhất định để có những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Hà Nam là lãnh thổ thống nhất, hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động chi phối lẫn nhau. Do đó khi nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch làng nghề cần lựa chọn những nhân tố ảnh hưởng đến lãnh thổ trên địa bàn nghiên cứu, từ đó thấy được thực trạng phát triển và đưa ra những giải pháp bảo tồn và thúc đẩy sự phát triển cho du lịch làng nghề. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Tất cả sự vật, hiện tượng địa lí đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển và luôn vận động, biến đổi theo không gian và thời gian. Vận dung quan điểm này vào nghiên cứu để thấy được sự hình thành, phát triển của các làng nghề ở Hà Nam qua các giai đoạn lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và dự đoán tương lai, từ đó đánh giá triển vọng cho phát triển du lịch của các làng nghề truyền thống ở Hà Nam 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững So với các ngành kinh tế khác, du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói”, được đánh giá là “con gà đẻ trứng vàng”, đem lại hiệu quả kinh tế cao và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, vì là ngành khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên và 8 nhân văn để phục vụ mục đích du lịch nên có tác động rất lớn đến môi trường. Do vậy sự phát triển du lịch phải tính đến việc bảo tồn, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan, giá trị văn hóa, hướng đến sự phát triển bền vững. Ví thế trong quy hoạch du lịch nói chung và trong phát triển du lịch làng nghề nói riêng luôn phải quán triệt quan điểm hướng đến sự bền : bền vững về môi trường, bền vững về kinh tế - xã hội. Quan điểm phát triển du lịch bền vững được vận dụng khi nghiên cứu lãnh thổ du lịch Hà Nam nói chung và các làng nghề truyền thống nói riêng được thể hiện ở một số khía cạnh sau: - Có triển vọng phát triển lâu dài - Bảo vệ được sự đa dạng tài nguyên tự nhiên văn, hóa xã hội - Thu hút được cộng đồng dân cư địa phương vào hoạt động du lịch - Phát triển du lịch thống nhất trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Hà Nam. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở tất cả các công trình nghiên cứu khoa học. Việc vận dụng phương pháp này giúp người nghiên cứu tiết kiệm thời gian và có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, đồng thời đảm bảo tính kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước đó. Phương pháp này ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu, tính chính xác và mức độ khoa học của đề tài nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn này tác giả tiến hành thu thập các tài liệu sau: các tài liệu nghiên cứu chung về làng nghề truyền thống, các tài liệu phục vụ cho việc xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; tiềm năng và thực trạng phát triển các làng nghề; tài liệu về các chương trình, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu; các văn bản pháp lý của Tổng 9 cụa du lịch, UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch tỉnh Hà Nam. Các văn bản có liên quan trực tiếp tới phát triển du lịch Hà Nam như Báo cáo tổng kết của Sở VHTTDL qua các năm. Trong đó quan trọng nhất là các tài liệu thống kê, dựa vào việc phân tích và tổng hợp các tài liệu này sẽ giúp cho việc nhận định, đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu: số lượng khách, doanh thu, mức tăng trưởng du lịch, cơ sở lưu trú…. 4.2.2. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này có vai trò quan trọng trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan tới hoạt động phát triển du lịch. Giúp kiểm định tính chân thực của đề tài nghiên cứu. Đồng thời việc trao đổi tiếp xúc với các chuyên gia giúp cho tác giả có các nhìn toàn diện sâu sắc hơn. Cụ thể trong luận văn này như sau: Tác giả trực tiếp trao đổi với lãnh đạo chính quyền địa phương, cơ quan quản lý và phát triển du lịch (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nam, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Hà Nam) 4.2.3. Phương pháp bản đồ Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Việc thành lập bản đồ nhằm gắn các số liệu, tài liệu đã được thu thập và xử lí với không gian lãnh thổ cụ thể Quá trình thành lập bản đồ, biểu đồ có sự hỗ trợ đắc lực của một số phần mềm Mapinfo 9.0, Acrgis… Trên cơ sở bản đồ nền với các lớp dữ liệu hành chính, giao thông, thủy văn… thiết kế các lớp dữ liệu mới dựa vào các số liệu, tài liệu đã tổng hợp được, biên tập kiểm tra và bổ sung các dữ liệu kết quả cuối cùng sẽ thành lập được các bản đồ: Bản đồ hành chính, Bản đồ hiện trạng du lịch Hà Nam, Bản đồ định hướng du lịch Hà Nam 10 [...]... trạng khai thác một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam phục vụ phát triển du lịch - Chương 3 : Định hướng và giải pháp khai thác các làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam cho phát triển du lịch 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Du lịch và một số khái niệm có liên quan 1.1.1.1 Khái niệm về du lịch Hoạt động du lịch đang... thị trường du lịch, môi trường làng nghề nhằm đảm bảo những định hướng phát triển phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh 5 Những đóng góp chủ yếu của đề tài - Đúc kết một số vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch và khai thác các làng nghề truyền thống cho phát triển du lịch - Đánh giá điều kiện phát triển du lịch nói chung và một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam nói riêng... Phân tích thực trạng khai thác một số làng nghề truyền thống cho phát triển du lịch ở Hà Nam - Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác và bảo tồn làng nghề truyền thống ở Hà Nam cho phát triển du lịch 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo Phần nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về du lịch và làng nghề truyền thống - Chương 2 :... 1.2.2 Làng nghề truyền thống và phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Hồng Việc khai thác các làng nghề truyền thống phục vụ cho phát triển du lịch ở Việt nam nói chung còn nhiều hạn chế Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều làng nghề nhất trên cả nước với 886 làng nghề chiếm 42,9% tổng số làng nghề trên cả nước nhưng hoạt động du lịch mới chỉ diễn ra ở một số tỉnh, thành phố trong vùng 1.2.2.1 Du lịch. .. tổng số hộ, số lao động và thu nhập trong làng b Làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống là một thực thể vật chất và tinh thần tồn tại cố định của một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống Vì thế, mỗi nghề truyền thống được bảo tồn, hoạt động và phát triển ở một làng nghề, cụm làng nghề, hay ở nhiều làng nghề, vùng nghề trong cả nước Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ... khách du lịch trong và ngoài nước 25 1.1.3 Du lịch làng nghề truyền thống 1.1.3.1 Du lịch làng nghề a Khái niệm Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch mới Để có khái niệm du lịch làng nghề cần xem xét đặc điểm của làng nghề dưới góc độ du lịch - Làng nghề thuộc khu vực nông thôn - Làng nghề thuộc tài nguyên nhân văn mang trong mình nét tinh hoa truyền thống thể hiện qua các qui trình sản xuất,... du lịch lịch sử - văn hóa làng cổ Đường Lâm Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư khai thác tiềm năng du lịch tại 6 điểm di tích lịch sử- văn hóa, lễ hội là xây dựng 1 trung tâm dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống, đầu tư phát triển 3 làng nghề thành các điểm du lịch: nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, nghề khảm Chuyên Mỹ và mây tre đan Phú Vinh Có thể khẳng định, tiềm năng du lịch làng nghề của Hà. .. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm trọn vẹn và sự hài lòng Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch [14] Như vậy sản phẩm du lịch là... chợ nổi Cái Bè, du thuyền đưa du khách theo sông Cổ Chiên thăm làng nghề kẹo dừa Thanh Phong; Các tour du lịch trên sông nước Quảng Nam đến các làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, chài Thanh Lam, dệt lụa Mã Châu, dệt chiếu Bàn Thạch; tour du lịch tham quan làng nghề Hội An như làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà trong 1 ngày; tour du lịch làng nghề truyền thống ở Bình Định Làng rèn Tây... góp phần quảng bá rộng rãi văn hóa Việt Nam Du lịch làng nghề truyền thống chỉ chủ yếu là tham quan, mua sắm sản phẩm của làng nghề, kí kết hợp đồng kinh tế ít kèm theo các loại hình lưu trú và nghỉ dưỡng khác 27 c Điều kiện phát kiển du lịch làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống là một nguồn tài nguyên có thể phát triển được du lịch, nhưng muốn phát triển bản thân nó vẫn phải có những điều . phát triển du lịch và việc phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam phục vụ du lịch - Phân tích hiện trạng khai thác một số làng nghề thủ công truyền thống cho phát triển du lịch ở. đề tài Khai thác một số làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam phục vụ phát triển du lịch” để kết nối hai vấn đề trên với nhau nhằm đưa ra giải pháp khai thác các làng nghề truyền thống một cách. làng nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam nói riêng. - Phân tích thực trạng khai thác một số làng nghề truyền thống cho phát triển du lịch ở Hà Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác và bảo tồn làng

Ngày đăng: 05/09/2015, 16:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Luận văn: “ Khai thác một số làng nghề  truyền thống ở tỉnh Hà Nam phục vụ phát triển du lịch ”

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

    • 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài nghiên cứu

      • 3.1. Mục tiêu

      • 3.2. Nhiệm vụ

      • 3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

      • 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

        • 4.1. Quan điểm

          • 4.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc

          • 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

          • 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

          • 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

          • 4.2. Các phương pháp nghiên cứu

            • 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu

            • 4.2.2. Phương pháp chuyên gia

            • 4.2.3. Phương pháp bản đồ

            • 4.2.4. Phương pháp phỏng vấn

            • 4.2.5. Phương pháp dự báo

            • 5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài

            • 6. Cấu trúc luận văn

            • PHẦN NỘI DUNG

            • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

              • 1.1. Cơ sở lí luận

                • 1.1.1. Du lịch và một số khái niệm có liên quan

                  • 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch

                  • 1.1.1.2. Khách du lịch

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan