Ý thức về tộc họ trong một số tác phẩm văn xuôi sau 1975

9 2.2K 2
Ý thức về tộc họ trong một số tác phẩm văn xuôi sau 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ý THỨC VỀ TỘC HỌ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI SAU 1975 Bùi Quang Trường 1                          1. Mở đầu Việt Nam là một nước nông nghiệp, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, người nông dân buộc phải sống dựa vào nhau, liên kết với nhau tạo nên tính cộng đồng chặt chẽ. Những người trong cùng một làng gắn bó với nhau như ruột thịt trong gia đình. Trong cộng đồng làng xã có thể gồm nhiều gia tộc (dòng họ) gắn kết với nhau và mỗi gia tộc lại là nơi liên kết các gia đình. Vì thế “Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó và có vai trò quan trọng còn hơn cả gia đình: họ rất coi trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng kị, giỗ họ, giỗ tổ, mừng thọ…” [5, tr.89]. 2. Nội dung Trong văn học giai đoạn 1945 - 1975, khi viết về nông thôn, các nhà văn thường chú ý tới phong trào cách mạng như cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp… Những tưởng các phong trào rầm rộ đó đã làm thay đổi căn bản đời sống tinh thần cũng như lối sống làng quê bao đời. Song trong thực tế, nếp sống và phong tục làng xã truyền thống không những không mất đi mà vẫn cứ tồn tại âm ỷ và có phần mạnh mẽ, thậm chí có lúc bùng lên chi phối mọi hoạt động cũng như bao số phận của con người thôn quê bé nhỏ. Viết về đời sống phong tục, trong đó có ý thức về tộc họ trong văn xuôi trước 1975 đã có rất nhiều nhà văn như Khái Hưng, Hồ Dzếnh, Ngô Tất Tố, Kim Lân, Tô Hoài… Từ sau 1975, nhất là sau 1986, mặc dù có sự chuyển biến về đề tài, nhưng các nhà văn khi viết về nông thôn, vẫn quan tâm chú ý đến vấn đề phong tục. Các tác giả thường đi vào phản ánh những ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống phong tục, nhất là ý thức về tộc họ. Niềm tự hào, ý thức danh dự về dòng họ cũng góp thêm động lực phấn đấu cho mỗi người. Nhưng ở một phương diện khác, nó lại tạo ra “”, “”, thói ỷ lại, dựa dẫm, duy trì một nền kinh tế tiểu nông manh mún, cản trở quá trình hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Nếu như người trong một họ có trách nhiệm cưu mang giúp đỡ, 1   nhưng đồng thời “ ” hoặc tạo ra “”, tâm lý bè phái cụ bộ như “  ” ở nông thôn [5, tr.101]. Vì vậy, nông thôn vừa là nơi bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhưng cũng là nơi duy trì bao nhiêu tàn tích trì trệ, tăm tối. Những mặt trái của các tập quán trên đã làm cho cuộc sống làng quê bao đời đói khát, nay cũng không thoát ra được sự khốn khó, bởi họ chỉ lo đấu đá mà chưa dồn hết sức lực vào làm ăn, thậm chí còn tạo ra nhiều bất hạnh cho nhau. Chẳng thế mà, thành quả của mấy chục năm đất nước tiến hành đổi mới chỉ tập trung chủ yếu ở thành thị, còn nông thôn dường như vẫn dậm chân tại chỗ. Đứng trước bao nhức nhối về một nông thôn tưởng chừng bình lặng, êm ả, đẹp đẽ và thân quen với bao người, nhiều tác giả nhờ không khí đổi mới đã thẳng thắn, thậm chí phanh phui, mổ xẻ để cho bạn đọc thấy rõ sự lạc hậu, trì trệ với bao lề thói dẫn đến những chuyện đau lòng. Hàng loạt tác phẩm:  của Nguyễn Khắc Trường,   của Dương Hướng, của Đoàn Lê của Lê Lựu; đặc biệt Tạ Duy Anh với:       gian… đã đề cập đến một phương diện xã hội ở nông thôn có tác động chi phối tới đời sống con người làng quê. Đó là ý thức và tập quán về tộc họ, dòng tộc. Trong , Nguyễn Khắc Trường đã đề cập đến một vấn đề thù hằn giữa hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá. Chỉ có điều, mối thù ấy của hai dòng họ cùng với thời gian nó không những không phai mờ mà cứ lớn dần lên, thậm chí ngày càng gay gắt, quyết liệt trong lòng mỗi thành viên của hai dòng họ. Họ thù hằn nhau tới mức từ cổ chí kim không ai dám nghĩ đến lại có thể xảy ra ở làng quê: Đào mộ cụ Cố. Những con người mà hàng ngày luôn tâm niệm vì tổ vì tiên, vì mồ vì mả. Đó là những vật báu thiêng liêng bất khả xúc phạm. Ấy vậy mà, vì hận thù lâu ngày, họ đã biến đổi cả tính người, tình người. Trong lòng phẫn kết của họ bao trùm chỉ còn là mưu đồ đen tối, tạo nên một “khí thế” mạnh mẽ với đủ trò “” kể cả người đã chết [6, tr.71]. Trong mỗi con người dường như mặt tốt không xuất hiện mà chỉ thấy những mưu đồ đen tối, thù hằn:   - ” [6, tr.67]. Cùng nhau chung sống bao đời ở làng Giếng Chùa, vậy mà những người trong hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá luôn tìm cách để hãm hại lẫn nhau, làm cho nhau lụn bại thì họ mới hả lòng. Cái cách mà Trịnh Bá Hàm đào mồ quốc mả, khai quật xác cụ Cố, cha của Vũ Đình Phúc là cách “lấy âm trị dương” nhằm trả thù đối phương, mong cho đối phương điêu đứng. Ngay cả Thủ, em trai lão Hàm, người có trách nhiệm cao ở làng xã cũng không ngăn cản mà còn đồng tình với anh mình làm cái việc vô luân bại lý chỉ vì trong lòng Thủ cũng đang âm ỉ chỉ trực bùng lên một mối thù: “ ng” [6, tr.69]. Người trong một làng, tắt lửa tối đèn có nhau, ngày ngày giáp mặt nhau, vậy mà họ chỉ nhăm nhăm nghĩ cách làm hại lẫn nhau. Đến như lão Quềnh, một con người cả đời khốn khổ, đến cái chết cũng chết trong cực khổ, nghèo đói. Vậy mà cái chết của lão lại là mục tiêu đấu phá lẫn nhau của hai dòng họ. Người ta sẵn sàng dùng mưu, tính kế để làm cái việc: “      [6, tr.57]. Thật là xót xa, mỉa mai cho cái chết của lão Quềnh, một con người cả cuộc đời không biết làm hại ai, ấy vậy mà đến lúc chết đi rồi vẫn phải thêm một lần hy sinh để “” cho kẻ khác, để phục vụ cho mục tiêu đố kỵ, ganh đua giữa những kẻ chỉ biết lấy thù hằn làm trọng. Tình người trong những con người nơi  đã bị những kẻ thù hằn với nhau chà đạp không thương tiếc. Ngay cả bà Son, người đàn bà có nhan sắc, dịu hiền, chịu thương, chịu khó, thương yêu chồng con, muốn yên phận trong tủi phận đắng cay vậy mà cũng không được yên vì mối thù giữa hai dòng họ mà bà bị lợi dụng. Vì chồng, vì gia đình và dòng họ nhà chồng mà bà bị rơi vào “”: “     [6, tr.175]. Vì quyết không thể thua trong keo vật này mà một con người yếu đuối như bà Son cũng bị đem ra lợi dụng đến cùng. Họ không từ một thủ đoạn nào, miễn sao là đạt được mục đích của chính mình. Cái chết của bà Son cũng không làm giảm đi không khí căng thẳng của hai dòng họ. Bà Son chết nhưng ông Hàm vẫn hằn học với ông Phúc vì mình là người đến sau, không phải là người vớt bà Son từ dưới sông lên. Trong lòng lão Hàm chỉ toàn sự hằn học, tối tăm đến mất hết cả nhân tính: “                     [6, tr.279,280]. Vì thù hằn mà đến ngay cả cái chết của người vợ mình, dù trong khoảnh khắc tưởng là đau thương tang tóc ấy lão Hàm cũng không quên. Ông Chỉnh đã phải kêu lên:    [6, tr.281]. Nhưng “”, bà Son chết cũng chỉ thiệt thân bà mà thôi, mối thù vẫn còn đó, vẫn còn những người say máu thù hằn quyết chống phá nhau đến cùng, không khiến họ tỉnh ngộ. Tư tưởng dòng họ còn mạnh đến mức cụ Cố đã quyết từ Phúc, đứa con từng đứng lên đấu tố mình hồi cải cách ruộng đất nhưng khi nghe Phúc nói về sự “” của phe cánh nhà họ Trịnh Bá, mặc dù đang bị ốm nặng cụ cũng “”. Và thế là hơn ba mươi năm quay lưng, cụ Cố đã chịu quy phục hoàn toàn, cụ đã tha thứ cho đứa con bất hiếu chỉ vì hiện tại nó đang tìm cách giữ vững thanh thế dòng họ của mình. Tư tưởng dòng họ còn len lỏi chi phối cả đến quyền hành trong làng xã. Cấp uỷ cơ sở là mục tiêu giành giật quyền lực trong cả hai dòng họ. Ông bí thư Đảng uỷ xã cũng phải phục tùng sự chi phối của ông trưởng họ - một người lao động bình thường, coi như là một “ ” thực thụ, giải quyết việc công, kể cả sắp xếp nhân sự:         [6, tr.66]. Lợi ích dòng họ khiến mọi thứ đảo điên, bí thư Đảng uỷ xã, người đại diện cho Đảng ở một xã cũng trở thành kẻ bù nhìn của ông trưởng họ, do ông trưởng họ sắp đặt, sai khiến. Thủ là bí thư Đảng uỷ, nhưng làm việc vì dân thì ít mà tính toán tới lợi ích dòng họ, trả thù lẫn nhau thì nhiều. Thủ tuy không phải là trưởng họ Trịnh Bá đầy quyền uy và nóng nảy như Hàm, ngược lại anh ta có vẻ bề ngoài mềm mỏng nhũn nhặn, nhưng lại có rất nhiều tham vọng, mưu mô và thủ đoạn. Ngay cả việc lấy vợ, Thủ cũng chấp nhận Luyến - người kém cỏi hơn mình rất nhiều về mọi mặt, nhưng cốt để lấy lòng cấp trên. Vì dòng họ, vì bản thân, Thủ đã không từ một thủ đoạn nào, ngay cả việc đẩy bà Son (chị dâu của Thủ), một người hiền lành, tốt nết vào chỗ chết oan ức, miễn là đạt được mục đích của mình: “      ” [6, tr.270,271]. Nếu bí thư Đảng uỷ của xã nào, huyện nào cũng như Thủ thì thử hỏi lòng tin của nhân dân biết đặt vào đâu? Xã hội làm sao có công bằng, dân chủ và văn minh được. Trong lúc ta đang lo có các thế lực phản động chống đối Đảng thì có những kẻ nằm ngay trong hàng ngũ của Đảng, nắm những chức vụ quan trọng như Thủ lại là những kẻ chống đảng và phá đảng mạnh nhất, nhanh nhất. Đó chính là một con ma sống trong “”. Mà loại ma này thì “” với đủ những trò “ ” [6, tr.71]. Đến Cô thống Biệu, cả đời làm nghề thầy cúng, trị tà ma, tức là người cai trị phần âm cho cả một vùng đất, một người “      ”, vậy mà đã phải kêu lên:      ” [6, tr.14,15]. Lão chỉ có khả năng trị ma chết chứ ma sống thì “”. Khi con người đã hoá ra ma, quyền lực nằm trong tay ma thì thật là kinh khủng. Cô thống Biệu đã phải giải nghệ, phải liệng hết bát hương xuống sông. Cô thống Biệu đã trút hơi thở cuối cùng khi người ta đang chia đất, ma nổi đầy đồng. Toàn những con ma sống mà không bùa ngải nào trị được: “ ” [6, tr.363]. Bên cạnh  của Dương Hướng là một cuốn tiểu thuyết hay về số phận con người, về những bi kịch mà con người phải gánh chịu mà nguyên nhân sâu xa cũng chính là ý thức về tộc họ. Mọi nhân vật chính trong tác phẩm đều chịu sự chi phối của các quan hệ về ý thức tộc họ. Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Nguyễn và Vũ cùng với lời nguyền độc của ông tổ dòng họ Nguyễn đã gây ra bao đau khổ, oan nghiệt trong mối tình của Nghĩa và Hạnh, đã gây ra bao cản trở để Vạn và Nhân không thể đi tới hạnh phúc. Cũng chính nó đã thúc đẩy lão Xung có thể làm những hành động độc ác, mù quáng để rồi chuốc lấy hậu quả là một cuộc đời dở điên, dở dại. Cái chết đột ngột của ông Khiêm trong nỗi đau xót và cô đơn, vừa kiêu hãnh vừa hối hận cũng liên quan tới ý thức về tộc họ trong con người trưởng tộc ấy. Bao nhiêu con người, bao nhiêu số phận trong tác phẩm đều bị cuốn vào dòng xoáy của tư tưởng dòng họ. Nghĩa và Hạnh mặc dù vượt qua được lời nguyền để xây dựng hạnh phúc thì cả cuộc đời họ luôn luôn bị ám ảnh. Bởi lời nguyền của dòng họ như một ký ức thấm sâu vào trong tâm thức của con người làm cho Hạnh cuối cùng phải tuyệt vọng, gục ngã: “  ” [3, tr.282,283]. Những con người như Hạnh, Nghĩa tưởng như đã vượt qua được sự nghiệt ngã của lời nguyền nhưng cuối cùng họ cũng phải tin vào lời nguyền ấy. Đó là một sức mạnh siêu nhiên, vô hình mà không ai có thể nắm bắt được. Nó làm cho mọi số phận khổ đau, bất hạnh. Ngay cả Vạn - một chiến sĩ Điện Biên, một thương binh về làng với niềm tự hào về quá khứ chiến đấu và phẩm chất cách mạng của mình, lại chính là nạn nhân của những quan niệm, những nhận thức cứng nhắc, tự cầm tù mình trong cuộc sống khổ hạnh mà anh cho là của người chiến sĩ. Vạn đã không dám vượt qua những e ngại, những định kiến và dư luận, tự kìm hãm mối tình tốt đẹp với chị Nhân vợ của người đồng đội đã hy sinh. Cuộc đời Vạn đã trở thành bi kịch, một phần là do anh luôn tự huyễn hoặc mình trong hào quang của một chiến sĩ Điện Biên trở về, một người hùng, một phần do anh cũng không dám bước qua sự thù hằn của hai dòng họ để đến với hạnh phúc mà đáng ra anh được hưởng. Cuối cùng chỉ có cái chết mới có thể giải thoát cho anh khỏi cuộc đời bất hạnh. Những số phận bất hạnh như Vạn, Hạnh, Nghĩa được đặt trên cái nền làng Đông rất điển hình. Một cái làng nhỏ bé, mang nhiều truyền thống và cũng là nơi tích tụ những xung đột xã hội dữ dội, những thăng trầm, biến thiên không thể nói là không đau xót. Cái không khí ngột ngạt và căng thẳng của những tập quán xấu đã làm quằn quại không ít lòng người. Ở đó con người phải sống trong một môi trường tinh thần lẫn lộn bao nhiêu những quan niệm và niềm tin thiêng liêng với những mê muội và ngu tín. Trong những bi kịch của các nhân vật đều có một nguyên nhân từ sự chấp nhận tự nguyện hay cam chịu của họ với những quan niệm và ràng buộc nghiệt ngã của ý thức dòng họ. Cùng đề cập đến ý thức tộc họ như  của Nguyễn Khắc Trường,  của Dương Hướng, tác giả Tạ Duy Anh qua  và  lại thiên về tìm hiểu nguồn gốc của những mối thù. Các nhân vật trong tác phẩm của Tạ Duy Anh, mối thù luôn canh cánh kề bên, không ai được lãng quên, nó đè nặng từng thế hệ từ trong quá khứ đến hiện tại. Ở  là mối thù truyền đời truyền kiếp giữa họ Vũ và họ Tạ được bắt đầu “”. Mối thù ấy, sau đó được khắc cốt ghi tâm cho các thế hệ con cháu suốt mấy đời. Cho đến tận đời thứ tám, trước khi hai ông trưởng tộc của hai dòng họ thù hằn nhau qua đời, nó vẫn chưa chết theo mà còn được tiếp tục “”. Người đọc có thể cho rằng nguyên nhân gây ra mối oán nặng thù sâu của hai dòng họ Tạ và Vũ kia phải to lớn ghê gớm lắm, nhưng thực ra chỉ là do hai ông tổ cùng yêu một cô gái, rồi cùng bị thất tình, rồi cùng đổ lỗi cho nhau và dẫn đến thù hằn truyền đời truyền kiếp cho nhau. Thật là một chuyện bi hài kịch độc đáo và hiếm có. Còn mối thù của dòng họ Tạ (trong tiểu thuyết ) với lão Khổ lại được bắt đầu từ chính cái đêm lão dẫn “” với khẩu hiệu “ ” đến tàn phá “ ” [2, tr.65]. Trước không khí ào ào sôi sục tưởng như “  ” [2, tr.65], thì cũng là lúc cụ chánh, vị trưởng tộc oai hùng của dòng họ lớn nhất làng “  ” [2, tr.69]. Đó cũng chính là thời khắc tuyên thệ về một mối thù “không đội trời chung” với Tạ Khổ. Trải qua bao biến động dâu bể, lời thề đó vẫn ngày đêm được khắc cốt ghi tâm trong mỗi con người đã từng tham dự buổi thề đó. Ngay cả khi sự việc ấy đã lùi xa tới “” và Năm Căn được cụ chánh tin tưởng giao phó trách nhiệm ở lại trông coi điện thờ ngày nào, giờ đây cũng đã sáu mươi tuổi. Cuộc đời đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm, nhưng mỗi khi suy ngẫm về thời cuộc, ông Năm Căn vẫn thấy “ ” [2, tr.71]. Và cái ngày đó cũng đã đến, người anh tha phương chính là Tư Vọc trở về để khôi phục lại “”. Niềm hy vọng bao lâu, cũng chính là mối thù âm ỉ cháy suốt ba mươi năm nay lại được dịp thổi bùng lên. Cả chi họ Ất ầm ầm họp mặt để chuẩn bị một cuộc thanh toán với lão Khổ. Thậm chí, họ còn lên kế hoạch phải đòi lại món nợ ấy ở chính cái nơi mà ngày xưa họ chứng kiến chi họ Ất sụp đổ. Ông Năm Căn lên tiếng đầy khí thế: “      ” [2, tr.84]. Có thể thấy, mối thù hận đã được họ nuôi dưỡng trở thành mục đích sống để mong đợi ngày trả thù kẻ đối địch bất chấp thời gian, mong cho kẻ thù của mình phải trả giá thì họ mới thoả mãn. Do đó, cả cuộc đời họ, cuộc sống chỉ để đợi đến ngày mong được trả món nợ thù. Không chỉ có Tạ tự Ất chi mới có mối thù dai dẳng và uất kết như thế mà ngay cả lão Khổ cũng có mối thù hằn không kém với lão Tự lý trưởng cùng dòng tộc chi họ Ất. Không chỉ thù hằn khi còn yếu thế mà ngay cả khi đã ở đỉnh cao vinh quang nhờ thời thế thay đổi, khi mà quyền lực đã về tay, lão Khổ vẫn không thể nguôi ngoai nỗi nhục một thời làm đầy tớ cho địa chủ. Không chỉ bản thân nuôi mối thù và tự bảo không bao giờ được mềm lòng, mất cảnh giác trước kẻ thù, lão còn không quên giáo dục thế hệ sau nuôi dưỡng hun đúc mối thù. Cho dù thời đại mới đã lật nhào vai trò lịch sử những người như lão Tự, mặc cho lão Tự đã phải cúi đầu van xin, lạy lục, nài nỉ thì lão Khổ vẫn cương quyết một cách lạnh lùng đến tàn nhẫn: “ [2, tr.110]. Ngay cả với đám con cháu của lão Tự, cho dù chúng không có tội tình gì thì lão Khổ cũng bắt chúng phải trả giá như luật nhân quả: “  ” [2, tr.110,111]. Lão Khổ còn muốn đời đời con cháu lão Tự phải chịu khổ sở, phải chịu nguyền rủa như đời lão Tự. Bởi vậy khi Hai Duy – đứa con trai yêu quý của lão Khổ đem lòng yêu Giang Tâm, con đẻ của kẻ thù địch thì lão thấy xót xa, đau đớn: “  ” [2, tr.122]. Mọi hy vọng trả thù của lão Khổ đã tan vỡ, lão buồn đau như một kẻ bị phản bội: “   ” [2, tr.162,163]. Như vậy, lão Khổ đã thua chi họ Ất ở việc nuôi dưỡng lòng căm thù cho thế hệ sau. Đây chính là bi kịch trong cuộc đời lão. Mặc cho lão có từ bỏ đứa con đứt ruột của mình, mặc cho lão có cho đứa con lão là kẻ phản bội thì thực tế Hai Duy và Giang Tâm vẫn quyết tâm bên nhau như “”. Cuối cùng, lão đã cô độc trong việc chống lại một chi họ hừng hực khí thế mới được khôi phục lại. Tuy nhiên, xét đến cùng thì mối thù hận sâu sắc ấy chính lại là sự thù oán của những con người trong cùng một dòng họ. Vì theo lời Tư Vọc, lão Khổ thuộc chi chữ Giáp, đứng trên chi chữ Ất, nhưng ông tổ của chi họ đó đã bị ông em họ của mình đè bẹp “”. Bởi vậy, mối thù dòng họ ở đây lại được lồng vào mối thù giai cấp tạo ra một sự cộng hưởng làm cho mối thù hận càng mãnh liệt, uất kết hơn. Nếu như ở  của Nguyễn Khắc Trường,  của Dương Hướng quan tâm tới mâu thuẫn thù hằn giữa hai dòng họ, thì ở   của Đoàn Lê - cũng giống như trong … của Tạ Duy Anh - lại cho người đọc thấy sự bất hoà giữa chi họ trên và chi họ dưới ở trong cùng một dòng họ. Đoàn Lê đã cho người đọc thấy thực chất của sự bất hoà chính là sự hám lợi, sự tranh giành quyền lợi với một người chịu trách nhiệm là trưởng tộc. Bất chấp tình cảm tộc họ, những kẻ hám lợi đã dùng những âm mưu thủ đoạn, tìm cách tập hợp lực lượng, bày binh bố trận biến nhà thờ tổ trở thành bãi chiến trường đấu đá lẫn nhau làm mất đi tính tôn nghiêm, linh thiêng mà bấy lâu nay người trưởng tộc họ đã khó nhọc nâng niu, gìn giữ và tu bổ. Khác với các tác phẩm kể trên trực tiếp viết về sự thù hận giữa các dòng họ, ở   và , Tạ Duy Anh lại cho người đọc nhận thấy rõ mối thù truyền đời dai dẳng giữa các thành phần giai cấp mà thực chất xét đến cùng cũng xuất phát từ ý thức tộc họ. Để ý thức rõ về thành phần giai cấp mà ngay từ khi lên bảy tuổi, nhân vật tôi “” và “            ” [1, tr.53]. Đúng theo phương thức mưa dầm thấm lâu, bài học ấy đã được vận dụng triệt để để giáo dục cho thế hệ sau khắc ghi tinh thần thù hằn giai cấp khiến tâm hồn con người ngay từ khi còn ấu thơ đã “” những cay đắng, tủi nhục về cuộc đời. Để rồi, chẳng biết lão Hứa “”, “”, nhưng “Sau  l ” [1, tr.52]. Còn những kẻ thù của lão Hứa luôn được khắc ghi trong đầu một câu bất hủ: “       ” [1, tr.77]. Mối thù ấy cứ thế được nuôi dưỡng truyền từ đời này sang đời khác theo kiểu “” hay “”, “” và họ cho đấy chính là luật nhân quả ở đời. Cuộc cách mạng vĩ đại ở nước ta và mấy chục năm tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đã làm thay đổi số phận cuộc đời của hàng triệu người nông dân Việt Nam nhưng lại không thể nào làm thay đổi được thói quen thù hận trong kí ức của họ. Cuộc sống đã thay đổi, nhưng họ vẫn sống và hành xử theo thói quen sinh hoạt và lối sống cũng như cách nghĩ cũ kĩ, thậm chí thời đại mới lại là cơ hội để họ trả thù, hành hạ những kẻ đã gây ra tai hoạ cho họ. Cứ như vậy, thù hận nối tiếp hận thù tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn trầm luân nơi trần gian khiến cuộc sống ở nông thôn không bao giờ hết thù hận. Có người ngay cả khi cái chết kề bên nhưng mối thù trong tâm trí vẫn không hề bớt nguôi ngoai: “   ” [1, tr.56]. Với những suy nghĩ cũ kỹ và lạc hậu như thế, xã hội nông thôn Việt Nam có thể ấm no mà không bao giờ có hạnh phúc trọn vẹn được chừng nào họ còn chưa được “ ” về mặt tinh thần và tính cách. Trong tiểu thuyết , tư tưởng dòng họ mặc dù không gây nên những mối thù hằn truyền đời truyền kiếp và những cái chết thương tâm, nhưng nó lại tạo ra một Giang Minh Sài - con người bạc nhược, thụ động không dám sống với những gì mình có. Thói quen áp đặt ý muốn của người trên trong gia đình dòng tộc và sự cúi đầu vâng lời của người nhỏ tuổi đã trở thành nề nếp gia phong của con người Việt Nam, vô hình trung đã giết chết những khát vọng, ước mơ của con người ngay từ khi còn nhỏ. Sài đã bị bố và anh ép lấy vợ khi mới lên mười tuổi, cái tuổi chỉ biết có hai việc: đi đánh trận giả và đi học như một dấu hai chấm để sau đó tạo ra một chuỗi các bi kịch trong toàn bộ cuộc đời của Giang Minh Sài. Có thể thấy, Lê Lựu - “” (Trần Đăng Khoa) đã rất thành công khi tái hiện cuộc sống phong tục ở nông thôn với những nề nếp gia phong trong một gia đình khuôn mẫu, khiến người đọc nếu không tỉnh táo sẽ không thấy được bi kịch trong cuộc đời của Giang Minh Sài lại được bắt nguồn từ chính cái gia đình nề nếp gia phong ấy. Trần Đăng Khoa đã rất có lý khi nhận xét: “ ” [4, tr.87]. Để rồi bi kịch lớn nhất của cuộc đời Sài là cứ phải yêu cái người khác yêu và chạy theo cái mình không có, cứ phải đón nhận hết thất bại này đến thất bại khác. 3. Kết luận Như vậy, ý thức tộc họ trong văn xuôi viết về nông thôn sau 1975 đã được các nhà văn đi sâu khám phá, lật giở ở nhiều chiều để người đọc thấy được cả mặt tích cực và đặc biệt là những mặt tiêu cực tác động tới nhiều khía cạnh của cuộc sống người nông dân. Nhờ không khí dân chủ của sự nghiệp đổi mới, các nhà văn đã tiếp cận vấn đề ý thức tộc họ sâu sắc hơn, trung thực, khách quan và thẳng thắn hơn để bao người nông dân có thể thức tỉnh mong xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây có lẽ cũng chính là khát khao cháy bỏng của các nhà văn luôn quan tâm tới mảnh đất nông thôn tưởng chừng bình lặng mà không yên ổn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Duy Anh, , Nxb Hội Nhà văn, H., 2003. 2. Tạ Duy Anh,  , Nxb Hội Nhà văn, H., 2004. 3. Dương Hướng, , Nxb Hải Phòng, 2004. 4. Trần Đăng Khoa, , Nxb Thanh niên, 1999. 5. Trần Ngọc Thêm, , Nxb Giáo dục, H., 1998. 6. Nguyễn Khắc Trường,  (In lần thứ 8), Nxb Văn học, H., 2003. AWARENESS OF FAMILY NAME IN SOME POST- WAR PROSE WORKS Bui Quang Truong Abstract As Vietnam is originally an agricultural country, Vietnamese people’s lives have been well attached to village community on a large scale and to family name on a smaller one. Apart from positive impact, locals’ awareness of family names has exerted its negative influence on the society. Thanks to the breeze of Doi Moi, after 1975, many writers have seriously revealed heart-rending sights or consequences through a proliferation of works like: Manh dat lam nguoi nhieu ma of Nguyen Khac Truong, Ben khong chong of Duong Huong, Cuon gia pha de lai of Doan Le, Thoi xa vang of Le Lưu and especially Lao Kho, Dac Dao, Buoc qua loi nguyen and Vong tram luan tran gian of Ta Duy Anh. . Ý THỨC VỀ TỘC HỌ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI SAU 1975 Bùi Quang Trường 1     . hoạt động cũng như bao số phận của con người thôn quê bé nhỏ. Viết về đời sống phong tục, trong đó có ý thức về tộc họ trong văn xuôi trước 1975 đã có rất nhiều nhà văn như Khái Hưng, Hồ Dzếnh,. Hướng là một cuốn tiểu thuyết hay về số phận con người, về những bi kịch mà con người phải gánh chịu mà nguyên nhân sâu xa cũng chính là ý thức về tộc họ. Mọi nhân vật chính trong tác phẩm đều

Ngày đăng: 05/09/2015, 08:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan