1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư

21 816 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 51,92 KB

Nội dung

Chính sách thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư

Bài thảo luận: CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ I. Tổng quan nội dung chính sách trong Nghị định Bài trình bày sử dụng những chính sách được quy định trong Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Nghị định PPP) được Chính phủ ký ban hành ngày 14/2/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2015. Vì vậy, việc làm rõ những nội dung chính được trình bày trong Nghị định sẽ giúp ta hiểu rõ và tổng quan về chính sách đầu tư theo hình thức Hợp tác công tư (PPP). Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án; chính sách ưu đãi, bảo đảm đầu tư và trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public – Private Partner) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Trong nghị định đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP có đề cập đến các hình thức thể hiện dưới dạng hợp đồng như sau: 1. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao ( gọi tắt là BOT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh ( gọi tắt là BTO): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định. 3. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( gọi tắt là BT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện dự án. 4. Hợp đồng xây dựng – sở hữu – kinh doanh ( gọi tắt là BOO): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết 1 cấu hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định. 5. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ ( gọi tắt là BTL): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định. 6. Hợp đồng xây dựng – thuê dịch vụ - chuyển giao (gọi tắt là BLT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư. 7. Hợp đồng kinh doanh – quản lý ( gọi tắt là O&M): là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định. Ngoài ra, nghị định cũng đề cấp đến các vấn đề: nguồn vốn thực hiện dự án; xây dựng và công bố dự án; thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; lựa chọn nhà đầu tư và ký kết thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án; thủ tục đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án; triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao công trình dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; trách nhiệm của nhà nước về đầu tư thep hình thức đối tác công tư. II. Phân tích chính sách 1. Phân tích sự cần thiết của chính sách a. Nhu cầu thống nhất khung chính sách các văn bản quy định trước Thời gian qua, chính sách thu hút đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam được điều chỉnh bởi Nghị định số 108/2009/NĐ-CP (Nghị định 108) và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg (Quyết định 71). Các văn bản này đều có chung mục tiêu là thu hút nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ công, tuy nhiên, một số nội dung của hai văn bản này được quy định còn chưa thống nhất. • Cấp duyệt dự án Đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư 2 Nghị định 108 quy định phân cấp triệt để cho các bộ, ngành và địa phương trong tất cả các khâu như xác định dự án, lập và công bố danh mục dự án, chuẩn bị dự án, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong khi Quyết định 71 quy định theo cơ chế một cửa, trong đó huy động sự phối hợp và tham gia ngay từ đầu của các cơ quan nhà nước chuyên ngành nhằm chuẩn bị dự án kỹ lưỡng trước khi mời gọi nhà đầu tư đối với các dự án thí điểm. • Mức độ tham gia của Chính phủ Giữa hai văn bản này cũng quy định các hạn mức tham gia của Nhà nước khác nhau: Nghị định 108 quy định tổng vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư của dự án, trong khi Quyết định 71 quy định phần tham gia của Nhà nước không vượt quá 30%. Mặc dù mục đích quy định của các hạn mức này tại hai văn bản là khác nhau nhưng vẫn dẫn đến sự so sánh và nhầm lẫn không cần thiết. Bên cạnh đó, theo thông lệ quốc tế, các loại hợp đồng BOT, BTO, BT là các hình thức thể hiện cụ thể của đầu tư PPP. Việc quy định riêng rẽ về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT theo Nghị định 108 và đầu tư theo hình thức PPP theo Quyết định 71 dẫn đến cách hiểu cho rằng đây là các hình thức đầu tư riêng rẽ. Việc ban hành Nghị định PPP trên cơ sở hợp nhất, hoàn thiện Nghị định 108 và Quyết định 71 là yêu cầu khách quan không chỉ để khắc phục những hạn chế của từng văn bản, mà còn nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong chính sách thu hút đầu tư theo hình thức PPP. b. Nhu cầu phát triển mạnh cơ sở hạ tầng trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài Hiện nay, trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng của nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đầu tư theo hình thức PPP nhằm thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân là một kênh hiệu quả. Chính phủ Việt Nam hiện đang triển khai kế hoạch xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lý rõ ràng và có hệ thống về đầu tư theo hình thức PPP, bao gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và các thông tư, văn bản hướng dẫn khác có liên quan. Điều này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc phát huy mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng ở Việt Nam. Nghị định ra đời trong bối cảnh đất nước đang triển khai những kế hoạch thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế cùng với tiến trình tái cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu đầu tư công nhằm phù hợp thông lệ quốc tế, tiếp nối đà đổi mới của Việt Nam. Hướng đổi mới này nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân nước ngoài, nguồn vốn từ các thị trường tài chính quốc tế tham gia dự án hạ tầng, bên cạnh việc tiếp tục khuyến khích sự tham gia 3 của nhà đầu tư trong nước. Song song với đó, Nghị định yêu cầu công khai hóa, minh bạch hóa thông tin dự án và danh mục dự án nhằm tạo lập môi trường đầu tư lành mạnh trong lĩnh vực này. 1. Cơ sở phân tích chính sách 2.1. Cơ sở lý luận - Khái niệm: Hợp đồng PPP không phải là khái niệm mới, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa khái luận đầy đủ, chính xác và rõ ràng về bản chất hợp đồng PPP, bởi lẽ trên thực tế, mô hình, phương thức và các nội dung của hợp tác công – tư được xây dựng và tiếp cận theo những phạm vi và cách thức khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố về lịch sử, văn hóa, chính sách, luật pháp, và mức độ phát triển của từng quốc gia. Theo cách hiểu truyền thống, Hợp đồng PPP (public private partnership) là thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công, theo đó một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước. - Những thuật ngữ tương đương PPP Ở Việt Nam, thuật ngữ PPP hay được dùng, nhưng trong tiếng Anh, có ít nhất sáu thuật ngữ tương tự là : (1) Private Participation in Infrastructure (PPI), sự tham gia của tư nhân trong cơ sở hạ tầng; (2) Private-Sector Participation (PSP), sự tham gia của khu vực tư nhân (3) P3, viết tắt của PPP (4) P-P Partnership, được viết tách ra để phân biệt với viết tắt của thuật ngữ ngang bằng sức mua (PPP - purchasing power parity); (5) Privately-Financed Projects, các dự án được tài trợ bởi tư nhân (6) Private Finance Initiative (PFI), sáng kiến tài trợ tư nhân. - Nguyên tắc đầu tư theo hình thức Hợp tác công-tư: 4 1) Cơ sở hình thành các thỏa thuận PPP xuất phát từ việc đầu tư các dự án/công trình kết cấu hạ tầng và/hoặc cung cấp dịch vụ công nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội, như xây dựng và vận hành hệ thống đường bộ, cấp điện, cấp nước … Những dự án, dịch vụ này đòi hỏi đầu tư lớn nhưng khó sinh lời nên thường do nhà nước đứng ra thực hiện. Tuy nhiên, có một thực tế là nhu cầu sử dụng các công trình, dịch vụ công, đặc biệt là trước sức ép tăng trưởng kinh tế, luôn vượt quá khả năng thu xếp nguồn lực hữu hạn của nhà nước mà ngay cả các quốc gia phát triển cũng phải đối mặt với tình huống này. Chính vì vậy mà một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng này là thu hút các nguồn lực đầu tư vào các dự án, dịch vụ công thông qua đối tác nhà nước – tư nhân (PPP). Dự án đầu tư theo hình thức PPP tạo ra cơ chế năng động trong việc phân công hợp lý giữa các bên trong hợp đồng dự án PPP (khu vực công và khu vực tư): bên nào có khả năng làm tốt hơn một công việc cụ thể sẽ được phân giao thực hiện phần việc đó, đồng thời được hưởng các quyền lợi từ phần việc đó. Nói cách khác, đó là sự tính toán kỹ lưỡng các yếu tố tác động đến suốt vòng đời của dự án, sự phân bổ rủi ro giữa các bên một cách tối ưu nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. PPP khác với tư nhân hóa (trừ một số trường hợp đặc biệt). Tư nhân hóa đồng nghĩa với việc nhà nước thoát vốn (divesture) hay từ bỏ quyền sở hữu, quản lý và chuyển giao các quyền này cho nhà đầu tư tư nhân, đồng thời nhà nước quản lý thông qua luật lệ, quy định chuyên ngành. Trong khi đó, với PPP nhà nước vẫn giữ nguyên quyền quản lý, kiểm soát nhất định, đồng thời có thể đặt ra những chuẩn mực, yêu cầu ràng buộc về cam kết chất lượng và dịch vụ đối với nhà cung cấp tư nhân. 2) Nội dung chính của hợp tác công – tư là chia sẻ rủi ro và trách nhiệm giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, trong đó trách nhiệm gánh chịu chính đối với những rủi ro thuộc về khu vực tư nhân. Nhà nước cũng có trách nhiệm trong việc hỗ trợ khu vực tư nhân về tài chính để đảm bảo dự án khả thi và giảm bớt khó khăn cho khu vực tư nhân. Nội dung hợp đồng của các dự án theo hình thức Hợp tác công tác (PPP) cần phải bao quát các khía cạnh pháp lý, tài chính chủ yếu của hợp đồng như quá trình đầu tư, chủ thể, tính cấp quyền, tính chất tài chính và mối quan hệ giữa các bên tham gia hợp đồng. • Phân chia trách nhiệm giữa phía tư nhân và phía Nhà nước Trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển hạ tầng và khai thác vận hành cơ sở hạ tầng được phân chia giữa phía Nhà nước và phía tư nhân dựa trên khả năng, kiến thức kinh nghiệm giữa các bên 5 Chẳng hạn, khi thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng chính đến tiến độ và chi phí thực hiện dự án. Vì công tác này liên quan đến đền bù và tái định cư các hộ dân trên mặt bằng thi công dự án, phía tư nhân không đủ quyền lực để thực hiện công tác này. Vì thế, phía Nhà nước sẽ chủ động giải phóng mặt bằng vì lợi ích chung của mọi người dân. Nhà nước có thể thương thảo với dân và có thể cung cấp nhà tái định cư cho người dân bị giải phóng mặt bằng, mà không bị ảnh hưởng của lợi ích cá nhân. • Phân chia rủi ro Rủi ro trong toàn bộ vòng đời của dự án được phân chia giữa phía Nhà nước và phía tư nhân theo đúng nguyên tắc rủi ro sẽ được chuyển cho bên có khả năng quản lý rủi ro tốt nhất. Trong những vòng đời phát triển dự án đầu tư hạ tầng theo mô hình PPP, các rủi ro có thể xảy ra trong các giai đoạn khác nhau như rủi ro trong giai đoạn lập nghiên cứu khả th; rủi ro trong giai đoạn giải phóng mặt bằng; rủi ro trong giai đoạn triển khai thi công; rủi ro trong giai doạn khai thác vận hành và rủi ro trong việc phát triển các sản phẩm/dịch vụ cộng sinh để tăng doanh thu và lợi nhuận. Chẳng hạn, trong quá trình triển khai thi công thực hiện dự án, có thể có rủi ro do thiếu hụt vật tư, máy thiết bị, tổ chức quản lí thi công. Điều này có thể làm trễ tiến độ dự án, tăng chi phí thi công. Quá trình triển khai thi công dự án do nhà đầu tư tư nhân hay tổ hợp tư nhân thực hiện nên phía tư nhân sẽ chịu rủi ro này. Trong quá trình khai thác vận hành cơ sở hạ tầng, rủi ro chính là việc thu phí sử dụng cơ sở hạ tầng thấp hơn so với kế hoạch trong nghiên cứu khả thi. Để giảm thiểu hậu quả của rủi ro này và để thu hút nhà đầu tư; Nhà nước sẽ chia sẻ một phần hậu quả của rủi ro này với phía tư nhân thông qua các biện pháp như kéo dài thời gian khai thác. 1.2. Cơ sở thực tiễn - Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới 1. Vương quốc Anh Anh là một trong những quốc gia áp dụng mô hình PPP sớm nhất và đã có nhiều trải nghiệm để thành công trong việc thực hiện PPP. Trong một nghiên cứu của Li và các cộng sự (2005) về các dự án PPP giao thông đường bộ ở Anh, tập trung nghiên cứu về vấn đề phân bổ rủi ro cho thấy: 6 + Các rủi ro liên quan đến môi trường vĩ mô sẽ được phân bổ cho Chính phủ, là các rủi ro chịu tác động bởi chính trị (như thay đổi chính sách, năng lực của Chính phủ, …), bởi tình hình kinh tế vĩ mô (như lạm phát, lãi suất…), bởi luật pháp (như thay đổi luật, thực thi pháp luật kém ) + Còn các rủi ro liên quan đến dự án (như rủi ro kĩ thuật, rủi ro quản lý, ) sẽ được chuyển giao cho tư nhân. Các rủi ro nằm trong sự kiểm soát của hai bên (như rủi ro về cung-cầu,…) được chia sẻ giữa tư nhân và Chính phủ. Nghiên cứu này cũng nêu rằng mặc dù tư nhân có khả năng xử lí rủi to tốt hơn Nhà nước nhưng việc chuyển giao rủi ro cho tư nhân có thể làm họ e ngại đầu tư. Vì thế tính hiệu quả ở đây cần được hiểu là không phải chuyển giao càng nhiều rủi ro càng tốt, mà rủi ro cần được chuyển giao một cách hợp lý ở mức tối ưu. Tại Anh có cơ chế tái cấp vốn cho các dự án PPP. Theo đó, cơ quan này có thể xem xét để đảm bảo tài chính cho một dự án hoặc nền tảng cấu trúc tài chính với giá trị tối thiểu là 20 triệu bảng Anh. Xuất phát từ thực tế, các ngân hàng thường không ưu đãi cho các dự án có thời gian triển khai trên 5 năm, trong khi các dự án PPP thường có thời gian triển khai tối thiểu từ 15 - 20 năm. Do đó, Vương quốc Anh đã thiết lập liên minh các ngân hàng để cứu vãn tình hình, thu hút nhiều ngân hàng tham gia các dự án dài hơi. Đây chính là những kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo khi bắt đầu triển khai các dự án PPP. Hiện nay, PPP chiếm 11% trong tổng đầu tư công ở Anh; môi trường và giao thông vận tải là 2 lĩnh vực áp dụng PPP nhiều nhất tại Vương quốc Anh hiện nay. Đến nay tại Anh đã có 667 hợp đồng PPP đã được ký kết với giá trị vốn 56,6 tỷ bảng Anh và 590 dự án đang thực hiện. Có thể nói Anh là quốc gia đứng đầu châu Âu về dự án PPP trong cung cấp dịch vụ công. Ban đầu động cơ của chính phủ Anh là thu hút nguồn vốn tư nhân nhằm hỗ trợ ngân sách Chính phủ. Tuy nhiên, theo thời gian, mục đích thực hiện dự án PPP dần thay đổi. Chính phủ Anh chỉ lựa chọn những dự án PPP nếu tạo ra giá trị vượt trội hơn so với hình thức đầu tư truyền thống. 2. Ấn Độ Nhận thức được lợi ích của mô hình PPP, từ những năm 1990 cho đến nay, Ấn Độ là quốc gia châu Á đã áp dụng PPP rộng rãi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Trong hội thảo về mô hình PPP trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Ấn Độ, Phó Chủ tịch 7 Ủy ban Kế hoạch đầu tư Ấn Độ đã đánh giá rằng sự tham gia của các nguồn vốn tư nhân và cách quản lý hiệu quả của họ, với những kỹ thuật tiên tiến, đã thực hiện đánh giá tốt hơn về rủi ro thị trường, ước lượng được những thay đổi trong nhu cầu và đề ra những giải pháp phù hợp, do đó làm cho tính hữu dụng của các dự án tăng lên và hiệu quả hơn, giải phóng áp lực nguồn vốn của Chính phủ và tận dụng được các nguồn vốn khác trong xã hội. Hội thảo này cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm từ thành công của Ấn Độ trong việc thực hiện PPP đối với các dự án cơ sở hạ tầng: + Các cam kết hỗ trợ về chính trị mạnh mẽ từ phía chính phủ: là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sự sáng tạo và vận hành hiệu quả của mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là các dự án xây dựng cảng + Sự minh bạch: rất quan trọng khi thiết kế hợp đồng PPP. Điều này giúp giảm thiểu sự tham nhũng trong các hợp đồng của khu vực Nhà nước. + Sự nhất quán của chính sách, các quy định của Chính phủ có tính hiệu quả và linh hoạt cao. + Thiết kế hợp đồng một cách cẩn trọng, chú ý đến nhiều vấn đề phân bố rủi ro và thu hồi bù đắp cho chi phí. Xác định rõ vai trò của các bên tham gia trong dự án PPP + Chính sách tài chính cho dự án PPP: chính phủ trợ cấp cho một số dự án dựa trên rủi ro và lợi ích trong các giai đoạn khác nhau (xây dựng-phát triển-vận hành) nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân. Một thực tế đã minh chứng về vấn đề trợ cấp trong chính sách tài trợ cho dự án PPP ở Ấn Độ như sau: Esther Malini (2007) đã tiến hành thực nghiệm tại một thành phố có mức độ phát triển trung bình ở Ấn Độ. Để cải thiện cơ sở hạ tầng lạc hậu và thiếu thốn, chính phủ quyết dịnh xây dựng một cây cầu mới theo hình thức BOT do nguồn lực tài chính của thành phố bị hạn chế, không thể tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng. 3. Phân tích mục tiêu chính sách Kết thúc thời gian dài thí điểm, hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) được nâng tầm tại điều 27 Luật Đầu tư 2014; và mới đây nhất, ngày 14-2-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP để điều chỉnh vấn đề này. Những văn bản trên được cho là rất cần thiết, sẽ phần nào giải tỏa cơn khát vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng công cộng trong bối cảnh nợ công cao, khó lòng tiếp tục huy động ngân sách nhà nước theo cách cũ. 8 Mục tiêu: - Hình thức đầu tư thông qua các hợp đồng hợp tác công tư (PPP) nhằm giải quyết vấn đề thiếu vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, phát huy nguồn vốn của khu vực tư nhân vào việc cung cấp các dịch vụ công. Như ta biết khu vực công là khu vực mà khu vực tư nhân không muốn hoặc không có năng lực cung ứng là do thuộc tính phi cạnh tranh, phi loại trừ của nó. Hợp đồng PPP là sự kết hợp của cả Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, với mức góp vốn của Nhà nước dưới 30% đã tạo nên động lực thêm cho các nhà đầu tư, đồng thời nó tạo giảm mức kinh phí đầu tư cho Nhà nước( Thay vì 49% cho các hợp đồng như trước đây). Nhưng ưu việt sâu xa không chỉ nằm ở chỗ đó, vì ngay cả các quốc gia có ngân sách dồi dào, tài chính lành mạnh thì PPP vẫn được sử dụng nhiều. Ưu việt sâu xa nằm ở chỗ nó có khả năng khắc phục những nhược điểm cố hữu của đầu tư nhà nước: thiếu tính cạnh tranh, hiệu quả thấp, tham nhũng. Hay nói cách khác, nhờ sử dụng PPP đúng chỗ, nên ngân sách họ trở nên lành mạnh, “nhà nước gầy, xã hội béo”. Sử dụng PPP chính là “đưa tinh túy của tinh thần doanh nghiệp” vào trong Nhà nước, vào việc cung cấp dịch vụ công. Việc pháp điển hóa PPP vào lúc này rất đúng thời điểm. Một mặt, PPP giải tỏa cơn khát vốn đầu tư, trong khi nợ công đã rất cao. Mặt khác, PPP có tác động cộng hưởng cùng chiều với chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Hai hiện tượng này đều góp phần làm cho Nhà nước trở nên gọn nhẹ hơn, và thành phần kinh tế tư nhân có thể phát huy hết tiềm lực của mình. Các thông tin về dự án đầu tư sân bay Phan Thiết, Long Thành cho thấy sự hào hứng, kỳ vọng của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và của doanh nhân đối với PPP. Và người dân thì bước đầu bớt lo lắng về nợ công khi đầu tư bằng hình thức PPP. - Hình thức đầu tư PPP làm giảm áp lực lên nguồn ngân sách, vấn đề nợ công ngày càng tăng có nguy cơ gây hại cho nền kinh tế. Phần vốn nhà nước được quy định là không được vượt quá 49% tổng vốn đầu tư của Dự án BOT, BTO và BT và không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của Dự án PPP, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thực tế cho thấy, các dự án khác nhau sẽ cần mức độ hỗ trợ khác nhau. Mức hỗ trợ của nhà nước có thể được xem xét trên từng dự án cụ thể để đạt được mục tiêu vừa xây dựng được cơ sở hạ tầng với chất lượng và hiệu quả đầu tư cao hơn so với mô hình đầu tư 9 truyền thống, vừa giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước nếu phải đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn đầu tư công - Tránh tình trạng thiếu vốn ngân sách, tình trạng đầu tư tràn lan, không đúng mục đích, kế hoạch sử dụng vốn. Nghị định 15/2015/NĐ-CP đã quy định về mục tiêu và hình thức sử dụng, lập kế hoạch sử dụng, quyết định sử dụng và và giải ngân vốn đầu tư công. Mục tiêu là không chỉ nhằm đảm bảo trách nhiệm của nhà nước trong thực hiện cam kết của mình, bên cạnh trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc góp vốn, huy động vốn để thực hiện dự án, mà còn tạo cơ chế để đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn đầu tư công. Đặc biệt, phải làm rõ mục đích sử dụng nguồn nhà nước trong các dự án này đối với từng loại hợp đồng dự án. Bởi vậy, những chính sách trong Nghị định về đầu tư theo hình thức PPP cũng quy định rõ, trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm về sử dụng vốn ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng phát triển nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định được khả năng cân đối ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của dự án, xác định dự án ưu tiên đầu tư cao để bố trí vốn một cách phù hợp. Đặc biệt, nhà đầu tư được đảm bảo về nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước đúng kế hoạch, tránh được tình trạng phải kéo dài thời gian huy động vốn do ngân sách thiếu vốn. 4. Phân tích giải pháp chính sách Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), thay thế cho các quy định pháp lý hiện hành để tạo 1 khuôn khổ pháp lý thống nhất và rõ ràng nhằm dọn đường thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân và các dự án hạ tầng và dịch vụ công tại Việt Nam. Thứ nhất, Nghị định 15 đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực đầu tư dành cho PPP, không chỉ hạn chế trong hạ tầng giao thông vận tải, điện, nước, y tế, môi trường, mà còn trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao, công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khu kinh tế, khu công nghiệp, và đáp ứng công nghệ thông tin… Cũng trong Nghị định 15, các hình thức hợp đồng đầu tư dự án như BOT, BTO và BT, vốn ở nhiều nơi, nhiều lúc trước đây được coi là những hình thức đầu tư riêng biệt song với hình thức PPP ( đang trong giai đoạn thí điểm) nay đã được chính thức coi là các 10 [...]... chủ sở hữu Dự án khác do nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn đã đầu tư vào công trình dự án BT phải đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu (nếu có) theo quy định của pháp luật Theo đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án Dự án khác do nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn đã đầu tư vào công trình dự án BT phải... toán công trình dự án Theo đó, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, nhà đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình Thứ 5, Nghị định PPP là một cơ hội mới cho các nhà đầu tư, Quy định cho phép các nhà đầu tư có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cũng là một nút “mở” cho các nhà đầu tư yên tâm chọn các dự án PPP để đầu. .. đầu tư Hình thức đối tác công tư PPP là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định về Đầu tư theo đối tác công tư Điểm đặc biệt, tại Nghị định này, Chính phủ quy định rõ ràng, cụ thể về các mô hình hợp đồng... chiếm 7% trên tổng số dự án cấp mới đăng ký, hình thức cổ phần và hợp đồng hợp tác vốn đầu tư chiếm lần lượt là 4% và 1% trên tổng số dự án cấp mới Ta thấy rằng hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO đang phát triển theo chiều hướng tích cực Vậy dưới sự giám sát và hỗ trợ của nhà nước, hình thức đầu tư theo mô hình PPP đã bắt đầu có sự tiến triển so với các hình thức đầu tư khác 16 Đặc biệt là... tiến độ thực hiện dự án và phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư v các điều kiện khác đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án Đây là hướng mở, có thể xem như một ưu đãi cho nhà đầu tư, khi các yêu cầu về vốn đối với các nhà đầu tư vào các dự án PPP được quy định chặt chẽ hơn Thứ 6, Nghị định có nhiều điều khoản quy định rõ các chính sách ưu đãi, đảm bảo đầu tư, bao... trình thực hiện hợp đồng Ngoài ra, các Nhà đầu tư được đề xuất thực hiện dự án ngoài các dự án, danh mục dự án do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố theo quy định trên Tuy nhiên, Nghị định cũng quy định rõ, các dự án do các Nhà đầu tư đề xuất vẫn phải đáp ứng đủ 5 điều kiện, và nếu Nhà đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước thì phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất dự án Trước... là hình thức công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành công trình Hình thức đầu tư PPP đang dần đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế ở Viêt Nam, tuy nhiên, trong Nghị định quy định đến 7 hình thức đầu tư hợp tác công tư BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT, O&M mà chưa đề cập đến hình thức: Mô hình nhượng quyền khai thác (Franchise) hay Mô hình thiết kế - xây dựng... và Đầu tư cho rằng, quy định rõ trách nhiệm các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh sẽ xác định rõ hơn nhu cầu thu hút đầu tư của bộ, ngành, địa phương, cũng như minh bạch hóa cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư “Cách này sẽ hạn chế được việc lập đề xuất dự án tràn làn, tránh gây lãng phí, tốn kém, đảm bảo các dự án được lựa chọn và đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP thực sự là các dự án phù hợp. .. Tăng tính thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực mạnh về nguồn vốn có thể làm một mình hay kết hợp hai, ba nhà đầu tư tư nhân tham gia hợp tác công tư + Về hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 8% trên tổng số dự án, số dự án cấp mới chỉ có 799 dự án trong khi tổng số dự án đăng ký là 9.599 ( tính hết ngày 21/12/2010), còn về hình thức liên doanh chỉ... có) theo quy định của pháp luật  Đây là một điểm mới khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn Mặc dù, khi xác định tham gia vào các dự án PPP, nguồn vốn các nhà đầu tư đã đủ mạnh, nhưng khi có cơ chế này, các nhà đầu tư sẽ còn yên tâm hơn nữa khi lựa chọn các dự án PPP để đầu tư Ví dụ trong các dự án giao thông vận tải có thu phí, theo quy định trước đây thì nhà đầu tư phải bỏ ra tối đa 70% vốn cho dự án trong . vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án; chính sách ưu đãi, bảo đảm đầu tư và trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đầu tư theo hình thức. Bài thảo luận: CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ I. Tổng quan nội dung chính sách trong Nghị định Bài trình bày sử dụng những chính sách được quy. quan về chính sách đầu tư theo hình thức Hợp tác công tư (PPP). Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cơ chế

Ngày đăng: 05/09/2015, 00:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w