1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hầm bộ hành

48 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 4,76 MB

Nội dung

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 1 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 PHẦN 3: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC HẦM BỘ HÀNH DỌC ĐƯỜNG 32 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 2 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 4 1. Đặt vấn đề 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 5 3. Phương pháp nghiên cứu 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 CHƯƠNG 1 KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 6 1. Hạ Tầng Kỹ Thuật Đô Thị. 6 1.1. Khái niệm: 6 1.2. Khái quát hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố Hà Nội 6 2. Hệ thống các công trình giao thông đô thị 7 2.1. Khái niệm 7 2.2. Yêu cầu với các công trình cầu, hầm trong đô thị 7 2.3. Hiện trạng các công trình cầu, hầm vượt trên địa bàn thành phố Hà Nội 8 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, VẬT CHẤT CỦA HẦM BỘ HÀNH ĐƯỜNG 32 9 1. Khái quát chung 9 2. Thực trạng hạ tầng hầm đi bộ đường 32 10 2.1 Thiết kế kỹ thuật 10 2.2. Quản lý, sử dụng hầm. 17 2.3 Với hầm chưa đưa vào sử dụng 20 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HẦM NGƯỜI ĐI BỘ 22 1. Thực trạng khai thác 22 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành tại đường 32. 30 2.1 Giải pháp kỹ thuật 30 2.2 Giải pháp quản lý, thu hút người xuống hầm, hạn chế người vi phạm. 34 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 1. Ý nghĩa khoa học của đề tài. 47 2. Kiến nghị. 48 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 3 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 LỜI NÓI ĐẦU Để nâng cao chất lượng an toàn giao thông, cải thiện điều kiện giao thông bộ hành, nâng cao chất lượng sống đô thị, chất lượng môi trường đô thị. Nhà Nước đã tập trung đầu tư xây dựng hàng chục đường hầm cho người đi bộ, kinh phí đầu tư xây dựng tới hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên thực tế các hầm khu vực Hà Nội nói chung và hầm 32 nói riêng lại không đạt được hiệu quả như thiết kế. Thậm chí nhiều hầm đã bị bỏ hoang và là sự thất thoát lớn của nhà nước. Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng các đường hầm, thực trạng người đi bộ ngang đường sai luật cản trở giao thông tại các vị trí có hầm; Từ thực trạng đó đã có những nghiên cứu và giải pháp được đề xuất, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế. Đề tài tiếp tục điều tra phân tích hiện trạng hệ thống hầm nội đô; từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hầm cho người đi bộ; bao gồm các giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho các đường hầm khác nhau; cả giải pháp về kỹ thuật, nâng cấp, giải pháp giáo dục, chế tài, chính sách khai thác quản lý Vì thời gian có hạn nên trong để tài này em chỉ tiến hành nghiên cứu đối với các hầm bộ hành trên đường 32 của Thành phố Hà Nội. Trong bản báo cáo này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo, GSTS: TRẦN TUẤN HIỆP đã chỉ bảo và hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thưc hiện đề tài ! ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 4 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sự phát triển nhanh nền kinh tế đã thúc đẩy tốc độ đô thị hóa đặc biệt là ở các thành phố lớn. Hạ tầng cũng phải đồng bộ để phục vụ người dân và mạng lưới giao thông đường bộ cũng không phải ngoại lệ. Lưu lượng xe tham gia giao thông tăng nhanh, các tuyến đường dần trở nên quá tải, không đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Theo thống kê của ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2013 xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông làm 9.369 người chết, 29500 người bị thương trong đó số vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ chiếm 15-20%. Khi tham gia giao thông người đi bộ gặp nhiều nguy hiểm hơn các hình thức tham gia giao thông khác, đồng thời cũng gây cản trở lưu thông các phương tiện. Để giải quyết vấn đề này có nhiều giải pháp đã được đề ra như xây dựng cầu vượt, hầm vượt. Trong đó hình thức xây dựng hầm bộ hành được đánh giá cao hơn giải pháp xây dựng cầu vì hình thức này góp phần tiết kiệm và sử dụng hợp lý quỹ đất đồng thời đảm bảo giữ gìn cảnh quan đô thị. Đường 32 là một tuyến đường trọng điểm của Hà Nội- cửa ngõ đi ra các tỉnh phía Tây. Đường được thiết kế là đường đôi, mỗi bên 4 làn, chiều rộng cắt ngang đường là khoảng 30 mét. Trong khi đó đoạn đầu đường 32 đoạn từ thị trấn Cầu Diễn tới trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội tập trung nhiều trường với lượng người đi bộ qua đường lớn. Do đó bốn hầm cho người đi bộ được sở Giao thông Hà Nội xây dựng nhằm giải quyết vấn đề trên. Tuy nhiên sau một thời gian đi vào sử dụng: dưới việc phản ánh của người dân cũng như báo chí đưa tin, hầm bộ hành trên đường 32 không đạt hiệu quả như mong muốn. Để tránh tình trạng lãng phí của công trình như các hầm trước đó tại nội đô Hà Nội, giảm thiểu tối đa các tai nạn đang tiếc gây ra bởi người đi bộ, việc cấp thiết đề ra lúc này là cần có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hầm nhằm tăng hiệu quả hầm ở mức tốt nhất. Vì lý do đó nên em chọn đề tài: “ Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành dọc đường 32”. Thông qua đề tài này em mong muốn có thể vận dụng những lý thuyết được học trên lớp, áp dụng vào thực tế đưa ra được những ý tưởng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác hầm bộ hành, giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm lãng phí ngân sách cũng như bổ sung thêm kiến thức về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 5 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 giao thông cho người bộ, về thực trạng sử dụng và khai thác hầm bộ hành tại thành phố Hà Nội, các khuyết điểm còn tồn tại để có thể đề ra hướng giải quyết hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua đề tài có thể đánh giá hiệu quả mà các công trình hầm bộ hành đem lại và khuyết điểm còn tồn tại. Quan trọng hơn hết là đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành đường 32. 3. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp lý thuyết về giao thông đô thị, vận dụng kiến thức đã được học để điều tra khảo sát phân tích đánh giá thực trạng quản lý khai thác hầm đi bộ, từ đó nghiên cứu, đề xuất giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp với hầm dọc đường 32 nhằm đưa hầm vào khai thác với hiệu quả cao nhất. 5. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện trong các chương có cấu trúc như sau: Chương mở đầu: Đặt vấn đề,nêu rõ đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu đề tài, phương pháp và nội dung nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về kỹ thuật hạ tầng đô thị. Chương 2: Điều tra, đánh giá, thực trạng quản lý, khai thác hầm bộ hành đường 32. Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp: từ thực trạng, đề xuất được giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hầm bộ hành. Chương 4: Kết luận kiến nghị ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 6 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 CHƯƠNG 1 KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 1. Hạ Tầng Kỹ Thuật Đô Thị. 1.1. Khái niệm: Kỹ thuật hạ tầng đô thị là tập hợp các công trình thiết bị của đô thị nhằm đảm bảo tiện nghi trong sinh hoạt và sản xuất, bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, cấp xăng dầu và khí đốt đô thị, công trình chiếu sáng đô thị, thông tin đô thị, hệ thống thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn và vệ sinh công cộng và nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị. Kỹ thuật hạ tầng đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vũng của một quốc gia nói chung và của hệ thống đô thị nói riêng, là nhân tố quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại. 1.2. Khái quát hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố Hà Nội Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và cở sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Hệ thống các công trình giao thông: gồm giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không, hệ thống giao thông tĩnh. Những năm gần đây thủ đô đã có những đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải. Theo đó về hệ thống đường sắt bên cạnh các tuyến hiện tại được đầu tư xây dựng thêm 5 tuyến mới. Hệ thống đường bộ trên cao đã triển khai, đưa vào sử dụng, một loạt các công trình cầu vượt thép được xây dựng tại các nút giao là điểm nóng giao thông góp phần giảm ùn tắc, tai nạn giao thông tuy nhiên với thực trạng quỹ đất dành cho mạng lưới giao thông là quá ít, mặt cắt ngang các tuyến đường hẹp trong khi lưu lượng càng ngày càng tăng nên tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn xảy ra hằng ngày. Việc triển khai các dự án xây dựng bãi đỗ xe cũng được tiến hành tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.  Hệ thống cấp thoát nước: hệ thống cấp thoát nước đô thị đang dần được cải thiện, nâng cấp. Khả năng cung ứng nước sạch tăng dần qua các năm tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, vẫn phải thực hiện giải pháp cấp nước theo vùng, theo giờ. Hệ thống đường ống khá cũ, thường xuyên sảy ra tình trạng mất nước do các vụ vỡ đường ống nước. Hạ tầng thoát nước còn ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 7 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 thiếu nghiêm trọng, nước thải chủ yếu được thải trực tiếp ra các sông, hồ dẫn đến tình trạng ô nhiễm các sông hồ ngày càng trở nên nghiêm trọng.  Hệ thống cung cấp điện chiếu sáng: các trạm biến áp đã được cải tạo và nâng cấp nên tình trạng thiếu điện được giảm đáng kể. Nhược điểm việc quy hoạch hệ thống dây điện vẫn đang là vấn đề nan giải, mạng lưới dây điện được chăng dọc các tuyến phố, gây mất mỹ quan đô thị, kém an toàn.  Hệ thống bưu chính viễn thông: đã đạt được những thành tự đáng kể góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhược điểm làvẫn còn tồn tại một số hạn chế như chất lượng của các công trình chưa thực sự hợp lỹ với mức chi phí mà người dân phải trả, việc bố trí hệ thống cáp thiếu quy hoạch, thiết bị mạng viễn thông thiếu đồng bộ, chưa phát triển đa dạng, vẫn tồn tại tính chất độc quyền.  Hệ thống xử lỹ chất thải: việc xây dựng các khu xử lỹ rác thải đã được quan tâm tuy nhiên với lượng rác thải của hơn 8 triệu dân đổ ra hằng ngày thì việc xử lý rác trở nên quá tải. 2. Hệ thống các công trình giao thông đô thị 2.1. Khái niệm Hệ thống các công trình giao thông đô thị gồm có các công trình đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và các công trình phụ …Các công trình cầu, hầm trong thành phố cũng là một bộ phận của hệ thống các công trình giao thông đô thị, việc thiết kế, xây dựng các công trình này phải tuân theo những quy chuẩn nhất định. 2.2. Yêu cầu với các công trình cầu, hầm trong đô thị Với cầu trong đô thị: gồm các loại cầu như cầu đường ô tô, cầu đường sắt, cầu bộ hành. Các công trình này phải đảm bảo các yêu cầu:  Vị trí cầu phải phù hợp với quy hoạch đô thị  Yêu cầu đảm bảo an toan trên và dưới cầu  Đảm bảo được tính năng khai thác sử dụng công trình.  Đảm bảo mỹ quan công trình: hình dáng công trình phải phù hợp với thiết kế đô thị.  Đảm bảo tính bền vững, chịu được các loại tải trọng, các tác động bất lợi của môi trường trong thời gian sử dụng công trình. Với các công trình hầm trong đô thị: gồm các hệ thống hầm cho đường ô tô, hầm cho đường sắt, hầm bộ hành. Việc xây dựng cũng phải tuân thủ các quy tắc: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 8 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51  Hầm giao thông trong đô thị phải kết hợp với các công trình trên mặt đất tạo thành một hệ thống không gian tốt nhất, thuận lựoi nhất cho mọi hoạt động sinh hoạt của dân cư đô thị và đảm bảo an toàn giao thông  Các công trình hầm giao thông phải được ưu tiên xây dựng tại các trung tâm đô thị nơi khan hiếm đất đai dành cho giao thông tĩnh cũng như động, hoặc tại các nút giao thông cần giải quyết nạn ùn tắc  Quy hoạch các công trình trong hầm phải căn cứ vào đặc điểm ccủa địa hình, địa mạo, vị trí của nhữn cồng trình kiến trúc bên trên, cũng như mạng lưới các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật có sẵn bên sưới, điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn.  Hầm phải có những giới hạn về hình học cụ thể và tuân thủ các quy đinh về phòng, chữa cháy, có giải pháp thoát nạn an toàn. 2.3. Hiện trạng các công trình cầu, hầm vượt trên địa bàn thành phố Hà Nội Để đảm bảo an toàn giao thông, giảm tình trạng ùn tắc kéo dài thành phố đã triển khai khá nhiều các giải pháp như xây dựng các cây câu vượt dầm thép, hầm vượt, các công trình đảm bảo an toàn cho người đi bộ như cầu vượt, hầm vượt bộ hành., nhiều công trình đem lại hiệu quả tốt như các công trình cầu vượt tại nút giao Kim Mã - Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng, các cây cầu vượt, hầm vượt cho người đi bộ như tại điểm chung chuyển cầu giấy, tại trường đại học Luật, trường Lao Động Xã Hội… hầm vượt tại nút giao Ngã Tư Sở, tại Bến xe Mỹ Đình. những công trình này đã góp phần đảm bảo an toàn cho người đi bộ, giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố. Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực mà các công trình này đem lại thì còn tồn tại rất nhiều những hạn chế cần khắc phục như việc quy hoạch thiếu tầm nhìn, quản lý, duy trì hoạt động và sửa chữa bảo dưỡng các công trình chưa được chú trọng, dẫn đến các công trình mới đưa vào sử dụng được một thời gian lại cần thêm chi phí để nâng cấp điển hình như cầu vượt + chi thêm 10 tỉ đồng để gia cường kết cấu nhằm phục vụ lưu thông xe bus nhanh. Hay gần 20 chiếc hầm bộ hành đọc đường vành đai 3 được khởi công xây dựng từ năm 2001, sau hơn chục năm xây dựng mới chỉ đưa vào sử dụng được 3 đến 4 hầm còn lại đóng cửa cài then hoặc sử dụng với mục đích khác. Hầm 32 được xây cùng với dự án nâng cấp đường 32 bắt đầu năm 2008, trải qua thời gian xây dựng dài hơi, hầm bị xuống cấp từng phần. Thực trạng hầm, vấn đề khai thác và quản lý hầm này như thế nào sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 9 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, VẬT CHẤT CỦA HẦM BỘ HÀNH ĐƯỜNG 32 1. Khái quát chung Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông từ năm 2001 một loạt các dự án xây dựng hầm bộ hành cho người đi bộ tại Hà Nội đã được triển khai, thực tế việc phát huy được hiệu quả là điều mà không phải công trình nào được xây dựng cũng đáp ứng được. Chúng ta có thể thấy rõ ràng tại thực tế cũng như khi tìm thông tin về các hầm bộ hành trên các báo. Ta sẽ thấy một loạt bài viết về sự lãng phí từ các hầm bộ hành như: Hoang phế hầm bộ hành, Hầm bộ hành tiền tỉ biến thành hố rác, Người dân làm tổ trong hầm bộ hành… Hình 2.1: Tại hầm H4 đường 32 (ngày 21/4/2014) (Nguồn:http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Ham-duong-bo-Ha-Noi nhung-cong- trinh-vo-tich-su-post143200.gd) Bốn hầm dọc đường 32 đã gần hoàn thiện. Tại thời gian thực hiện đề tài ngày 20/10/2014 đã có 3/4 hầm được đưa vào sử dụng là hầm H1 Gần bến xe bus chợ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 10 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 Cầu Diễn, hầm H2 gần trung đoàn Thông tin 21 và hầm H4 gần Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Trải qua thời gian tìm hiểu và thực hiện nghiên cứu, khảo sát thì em đánh giá là hầm dù mới đưa vào sử dung nhưng đang xuống cấp, sử dụng kém hiệu quả và cần những biện pháp kịp thời, triệt để không gặp phải các hạn chế các hầm đi bộ tại Hà Nội trước đó. 2. Thực trạng hạ tầng hầm đi bộ đường 32 2.1 Thiết kế kỹ thuật  Tổng quan: Các hầm xây dựng dọc theo tuyến 32, đoạn từ thị trấn Cầu Diễn- quận Từ Liêm – Hà Nội tới Nhổn – cùng thuộc quận Từ Liêm. Bốn hầm H1, H2, H3, H4 trải trên đoạn đường hơn 3km, khoảng cách giữa các hầm từ 600 mét tới 1.6km. Hầm được thi công bởi Tổng công ty xây dựng công trình giao thông Cienco với tổng số vốn gần 15 tỷ đồng. Các hầm được thiết kế tương tự nhau, với các kính thước rộng 4 m, cao 3.2 m, sâu 4 m bắc qua đường dài 32 m gồm đầy đủ các hạng mục thoát nước, chiếu sáng, thông gió. Mái cao 6.5 mét so với cửa hầm, dài 26m. Hầm được thông gió bởi một quạt thông gió đặt tại giữa hầm, rãnh thoát nước rộng khoảng 20cm, sâu 5cm đặt dọc hai bên mép tường, dốc cao từ giữa hầm nghiêng về hai bên cửa hầm, tại đây bố trí rãnh thoát nước, nước được đưa vào bể chứa dưới cửa ra và bơm ra ngoài bởi máy bơm đặt tại phòng 2 bên đầu hầm. [...]... QUẢ HẦM NGƯỜI ĐI BỘ Xã hội ngày càng phát triển việc xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật là điều tất yếu Hầm cho người đi bộ cũng là một bộ phận trong hệ thống đó, việc xây dựng các hầm cho người đi bộ được tiến hành với mong muốn đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông Để có được con số chính xác, cũng như đánh giá thực trạng hầm đang sử dụng ra sao, em đã tiến hành. .. công lâu và thời gian hầm ngập nước nên có thể chất lượng hầm không được đúng như thiết kế Có thể gặp trường hợp hỏng hóc như bong tróc sơn, gạch lát trong hầm, cũng như nứt nẻ ngấm nước như các hầm tại Vành đai 3 Hầm được sở Giao thông thành phố duy trì hoạt động Việc vệ sinh còn hạn chế, chất lượng quản lý, bảo vệ còn thấp Các vấn đề hầm gặp phải cần giải quyết nhanh nhất, để hầm khi đi vào hoạt động... phải chỉ tại khu vực hầm H4 thì con số này sẽ không còn là nhỏ nữa và chúng ta có thể thấy được những thiệt hại của việc khai thác không hiệu quả của hệ thống hầm bộ hành lớn như thế nào Hình 3.6 Người đi bộ khiến giao thông hỗ loạn 29 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP 2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành tại đường 32 Hạn... trong hầm cần sửa ngay khi bắt gặp lỗi  Tăng cường an ninh trong hầm bằng việc bố trí bảo vệ  Có biện pháp quản lý gắn chặt trách nhiệm bảo vệ hầm với người dân xung quanh hầm Nên có các chế tài thuận lợi cho người dân để họ gián tiếp bảo vệ hầm như 35 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP quét dọn xung quanh cửa hầm, ngăn chặn các hành vi phá hoại hầm, ... H4 77% Biểu đồ 3.1: Thể hiện hiệu quả sử dụng hầm bộ hành Phân tích:  Lượng người không sử dụng là con số rất lớn, chiếm 2/3 tới 4/5 tổng số người đi bộ qua đường Đây thực sự là con số đáng báo động, cần có biện pháp can thiệp kịp thời  Sự chênh lệch lượng người bộ hành qua đường không đáng kể ở ngày thường và ngày nghỉ, do vậy công tác quản lý, bảo vệ hầm cần bố trí nhân lực đồng đều  Lượng người... mua đồ để cướp giật Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới tâm lý người đi bộ dưới hầm Do đó cần có một người bảo vệ/ một hầm thực hiện công tác bảo vệ và quản lý hầm 18 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP Hình 2.10 Cần có người quản lý thường xuyên nhắc nhở việc vi phạm hành lang hầm (hầm H1 và H2 ngày 27/10/2014) 19 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH... lại của người đi bộ (đặc tính đó là người đi bộ chỉ đi được 200 tới 500 m để tới được vị trí nơi có hầm. ) Tuy nhiên 4 hầm bố trí không đều nhau như đã phân tích Có thể xây thêm cầu vượt tuy nhiên hoàn toàn không khả thi, vì chi phí quá lớn, ảnh hưởng tới các công trình lân cận Do vậy biện pháp hiệu quả nhất là làm hầm trở lên dễ nhận biết, để người đi bộ đoán được khoảng cách tới hầm: 30 SVTH: ÂU DƯƠNG... sát tại hầm H4 Khoảng cách sinh viên Đại học Công Nghiệp đi tới hầm chưa tới 4 phút, tuy nhiên người thực hiện đúng chỉ chiếm khoảng 15 tới 20% Từ bảng số liệu có được biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng, khai thác hầm như sau: 24 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP Hầm H1 32% Hầm H4 Băng qua đường 68% 15% Sử dụng hầm Ngày thường- ngày nghỉ Sử dụng hầm Băng... người đi bộ băng qua đường gần hầm H1 ( ngày 22/10 và 11/11/2014) 26 SVTH: ÂU DƯƠNG ĐƯỜNG CTGT CÔNG CHÍNH K51 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦN TUẤN HIỆP Hình 3.3 b: Trong khi đó, hầu như không có người sử dụng hầm (11/11/2014) Giải thích tính trên hầm H1và H2 ta có: với số dân khu vực có hầm (thị trấn Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội) là khoảng 20000 người (2012) và 20 % số người thường xuyên đi bộ ,50%... xuất bình quân 1 ngày có khoảng 40% số người đi bộ thực hiện đi bộ và 1/2 số người phải đi qua được thuộc phạm vi hầm thì có khoảng 400 người tham gia qua đường một ngày Tính trên hai hầm tại Thị trấn này và giả sử một người thực hiện hai lượt đi và về thì con số tính toán vào khoảng 800 lượt người thực hiện hành vi qua đường Vì vậy con số khảo sát được tại hầm H1 và H2 là 127*2 =234 lượt tham gia là quá . các hầm bộ hành trên các báo. Ta sẽ thấy một loạt bài viết về sự lãng phí từ các hầm bộ hành như: Hoang phế hầm bộ hành, Hầm bộ hành tiền tỉ biến thành hố rác, Người dân làm tổ trong hầm bộ hành . quản lý khai thác hầm đi bộ, từ đó nghiên cứu, đề xuất giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu đánh giá thực. CỦA HẦM BỘ HÀNH ĐƯỜNG 32 1. Khái quát chung Để đảm bảo an toàn cho người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông từ năm 2001 một loạt các dự án xây dựng hầm bộ hành cho người đi bộ tại

Ngày đăng: 04/09/2015, 21:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w