Giải pháp quản lý, thu hút người xuống hầm, hạn chế người vi phạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hầm bộ hành (Trang 34)

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành tại đường 3

2.2 Giải pháp quản lý, thu hút người xuống hầm, hạn chế người vi phạm

Với thực trạng người không sử dụng hầm quá lớn như hiện nay, mặc dù nhà nước ta đã đầu tư 1 số tiền quá lớn để xây dựng, nâng cấp nhưng tình trạng đó vẫn không tiến triển theo hướng tốt. Có phải do mọi người không thích sử dụng? Không phải là người ta không thích mà là nó chưa đáp ứng cái người đi bộ muốn, thỏa mãn nhu cầu của họ, cái tiện dụng mà họ đáng được hưởng. Như vậy chúng ta phải có cách thỏa mãn họ, một mặt phải quản lý tốt, một mặt phải phải làm cho việc sử dụng hầm thành một thói quen. Đó mới là cách thay đổi nhanh nhất và toàn vẹn nhất.Nếu bỏ qua yếu tố kĩ thuật thì yếu tố quan trọng thứ 2 được xét tới để nâng cao chất lượng quản lý chính là quản lý, thu hút người đi bộ. Biện pháp chi tiết được đưa ra là:

2.2.1 Biện pháp quản lý

Hầm đi bộ có ưu điểm rất lớn trong việc bảo vệ cảnh quan, làm đẹp thêm không gian đô thị, vì nó không lấy đi khoảng không gian phía trên như cầu vượt. Tuy nhiên chính ưu điểm này lại tạo ra nhược điểm trong quá trình khai thác, bảo dưỡng. Hầm hút gió từ mặt đất, kéo theo bụi bẩn xuống hầm, trời mưa, nước hắt và chảy vào trong hầm, gây ra tình trạng ẩm mốc, làm xấu cảnh quan trong hầm. Các hầm gần đường 32 với lưu lượng giao thông lớn lại càng dễ bị bụi. Thực trạng còn cho thấy hầm H4 còn bốc

mùi khai khó chịu ( do ý thức 1 vào cá nhân rất kém khi sử dụng hầm). Do vậy việc bảo dưỡng cực kỳ quan trọng, công việc này sẽ diễn ra theo chu kỳ và bao gồm:

 Vệ sinh, quét dọn: nên thực hiện ngày/ lần, và mỗi hầm cần ít nhất 1 người lao công thực hiện công việc này thường xuyên và đều đặn. Đồng thời dưới hầm cần bố trí thùng rác có chú thích không vứt rác bừa bãi, để hạn chế việc dọn dẹp.

 Vệ sinh quét dọn lớn: thực hiện 1 lần/tuần, sử dụng nhiều nhân công hơn phụ thuộc kích thước hầm. Công việc bao gồm: lau dọn sử dụng nước, chất tẩy rửa chuyên dụng để lau tường, lau sàn gạch nhằm lau sạch các chật bẩn khó quét được, hay lau mái tường, mái che hầm bên ngoài mà tần suất vệ sinh ít.

Hình 3.11: Nên dọn vệ sinh thường xuyên hơn

 Quản lý tiện nghi hầm: thường xuyên có người kiểm tra, sửa chữa lỗi hay gặp phải trong hầm như thay bóng đèn hỏng, sơn sửa chát lại tường vỡ, tường bẩn, lát lại gạch bị vỡ, kiểm tra hệ thống máy bơm điện, hệ thống điện, hệ thống thoát nước trong hầm cần sửa ngay khi bắt gặp lỗi.

 Tăng cường an ninh trong hầm bằng việc bố trí bảo vệ.

 Có biện pháp quản lý gắn chặt trách nhiệm bảo vệ hầm với người dân xung quanh hầm. Nên có các chế tài thuận lợi cho người dân để họ gián tiếp bảo vệ hầm như

quét dọn xung quanh cửa hầm, ngăn chặn các hành vi phá hoại hầm, làm xấu hầm. Nên vận động, cho phép họ được mở các của hàng, dịch vụ hợp pháp. Việc này có tác dụng rất lớn: họ sẽ chủ động dọn sạch sẽ xung quanh chỗ họ buôn bán, ngăn ngừa trực tiếp hành vi xấu, …. Cửa hàng dịch vụ có thể là quán nước, quán buôn bán nhỏ, lại có tác dụng phục vụ khách đi lại hầm. Nhưng yêu cầu bắt buộc với các dịch vụ này là vệ sinh, trật tự và an ninh.

Hình 3.12: Tạo điều kiện cho người dân mở quán hợp pháp bên ngoài hầm

Đánh giá hiệu quả phương pháp: yêu cầu tương đồng với việc nâng cấp tu sửa, cần luôn duy trì trạng thái chất lượng phục vụ, độ an toàn tốt nhất. Hiệu quả là rất cao phụ thuộc vào trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan. Cũng nên có các điều bổ sung nhằm khuyến khích các đối tượng không liên quan tới công tác khai thác để phát huy tinh thần bảo vệ công trình công cộng.

2.2.2 Biện pháp thu hút người đi lại

Tạo thành thói quen tốt không khó, nhưng duy trì thói quen đó mới quan trọng. người đi bộ rất dễ phạm luật, họ có thể băng qua đường ở bất kỳ vị trí nào ngay cả khi không có việc gấp. Muốn họ chấp hành nghiêm chỉnh thì cách đầu tiên được nói tới đó là tạo

2000

0

4000

5000

hứng thú cho người đi bộ. Luôn luôn làm mới không gian hầm, khiến họ luôn thấy vui vẻ khi đi vào trong hầm, để họ nhận ra việc đi đúng luật, sử dụng hầm hay bất kỳ công trình giao thông nào khác là 1 điều tự nhiên.

Con người luôn muốn tìm hiểu thông tin mọi lúc mọi nơi, yêu cầu sự mới mẻ, do vậy làm mới hầm thường xuyên là rất cần thiết. Bằng việc sử dụng chất liệu tạo không gian hầm, hay có sự khác biệt đôi chút ở tính thẩm mỹ sẽ rất thu hút người tham gia:

 Sử dụng hệ thống đèn trang trí: nên bố trí đèn song song hoặc xen kẽ với đèn chiếu sáng. Đèn trang trí có tác dụng làm nổi bật hầm, làm người đi bộ phát hiện ra hầm từ xa, đèn còn có tác dụng trong việc làm đẹp. Với các hầm nên sử dụng đèn chiếu sáng gián tiếp, chiếu hắt lên tường với các hình thù như trái tim, trái cây, con vật,… vừa hạn chế sự chói do ánh đèn trực tiếp gây ra, mà mang tính nghệ thuật rất cao.

Hình 3.13: Đèn trang trí bằng những biển quảng cáo và ánh sáng gián tiếp

 Nhờ những vật liệu tạo hình tạo nên được nhưng hình khối đẹp mắt. Vật liệu được sử dụng có thể là composit, kim loại (sắt, thép,…) hoặc bìa cứng. Cửa được bố trí thành cổng chào với những chi tiết như cánh hoa, chữ chào đón, hoặc họa tiết nghệ thuật khác( …) tạo ngay được ấn tượng ban đầu và ít nhiều cũng tạo được sự mới lạ, giảm tính đơn điệu hiện tại.

 Bức tranh hoặc họa tiết trang trí trên suốt chiều dài hầm: Bức tranh thể hiện giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội hay sử dụng gốm sứ vào trang trí, giống như con đường gốm sứ tại Hà nội, tự gốm sứ đã nêu được lên những nét đẹp truyền thống dân tộc, thể hiện bằng những nét mô tả lại những công trình đẹp.

Hình 3.14: Quan tâm tới những chi tiết

 Nếu chiều rộng hầm đủ lớn có thể cho kinh doanh các cửa hàng buôn bán tạp hóa, cửa hàng café, quán phục vụ ăn nhanh….

Biện pháp thiết kế: dựa trên cơ sở kích thước, không gian trong ngoài hầm như đã tìm hiểu em đưa ra các biện pháp chi tiết như sau:

- Phương án 1: Thiết kế cửa hàng trong và ngoài cửa hầm: Bề rộng hầm là 4 mét. Sử dụng bện pháp khoan phá và gia cố cũng như sử dụng kỹ thuật hợp lý bố trí những quán, hàng với kích thước vừa phải. Cửa hàng được thiết kế với kích thước vừa đảm bảo chức năng hầm, vừa thuận tiện cho công tác sửa chữa, bảo vệ, và thuận lời cho người bán. Bản vẽ chi tiết:

Hình 3.15: Bản vẽ thiết kế

Chi tiết thiết kế: Thi công các cửa hàng trong đường dẫn chính với kích thước 6000x3000mm. Kích thước đảm bảo bố trí không gian cửa hàng nhất định cho việc buôn bám. Kích thước này cộng với việc bố trí của hàng gần cửa vào, hạn chế ở giữa đảm bảo độ chịu lực của nền đường với các phương tiện phía trên. Để thiết kế cũng như đưa phương pháp vào sử dụng cần hồ sơ, tính toán chi tiết. Phương pháp đưa ra nhằm mục đích tiền khả thi, đánh giá hiệu quả của hầm trước và sau khi thực hiện phương pháp này.

6000 2000 3200 400 300 0 400 0

Hình 3.16: Bản vẽ phối cảnh hàng quán trong hầm

Đánh giá hiệu quả phương pháp thu hút người sử dụng: chí phí khá lớn và cần tính toán xây dựng cũng như dự toán chi tiết. Hiệu quả lớn nhất là thay đổi thói quen người sử dụng nhanh chóng và dễ dàng nhất.

- Phương pháp 2: Bố trí các giá bán đồ dọc hầm theo vị trí giữa hoặc bên của hầm: Phương pháp sẽ giải quyết triệt để nhược điểm của phương pháp xây dựng mà vẫn có hiệu quả cao. Thiết kế thi công đơn giản nhanh chóng, mà vẫn tiết kiệm tối đa khoảng không hầm. Các hàng bán trong các giá có thể là tạp phẩm hoặc đồ lưu niệm.

Hình 3.17: Bản vẽ phối cảnh các giá hàng bên tường hầm

- Biện pháp 3: bố trí các máy bán hàng tự động: Khi đó vốn bỏ ra ban đầu không quá lớn. khắc phục nhược điểm của hai phương pháp trên là cần người thường xuyên đứng trông hàng hóa. Với máy bán hàng tự động vừa thuận tiện, hiện đại và chỉ cần nhân viên bảo vệ hầm trông coi.

Đánh giá phương pháp: Tiện nghi hiện đại, bắt kịp xu thế của thế giới và đem lại cho người sử dụng cảm giác mới lạ.

Hình 3.19: Máy ATM hoặc máy bán hàng tự động

Thiết kế: loại máy sử dụng có kích thước, màu sắc, chủng loại và loại hàng hóa bán phù hợp. Vị trí đặt máy sẽ đặt nơi thoáng mát, có hệ thống điện và che chắn bụi nước. Với hầm đang khảo sát, vị trí có thể tại chiếu nghỉ của hầm, vừa thoải mái cho người sử dụng, và vị trí vừa đảm bảo an toàn.

2.2.3 Biện pháp hạn chế người vi phạm

Sử dụng những biện pháp nhằm cải thiện yếu tố kỹ thuật, làm tăng tính tiện dụng; sử dụng yếu tố mỹ thuật giúp thu hút người sử dụng hầm nhưng hầm vẫn tồn tại người vi phạm, nguyên nhân tại sao? Nguyên nhân nằm ở việc họ không thấy được tính ưu việt của công trình, họ coi thường tính mạng của mình, làm nguy hại tới người khác.

Hoặc họ bận rộn, gấp gáp mà vô tình phạm luật. Muốn ngăn ngừa ta phải áp dụng các phương pháp yêu cầu họ làm, như một việc bắt buộc, nghĩa vụ phải làm:

 Áp dụng các luật pháp vào việc xử phạt người vi phạm:

Đất nước ta còn là nước đang phát triển, hạ tầng đô thị còn yếu và thiếu nhiều, do vậy phạt người vi phạm là chưa thật sự hợp lý. Ví dụ không thể ngăn cản họ qua đường khi đường đó không có vạch sơn cho người đi bộ. Ngoài ra diện tích vỉa hè cho người đi bộ dường như cũng thu hẹp lại theo thời gian. Vỉa hè thường bị chiếm làm nơi đỗ xe, nơi buôn bán rong sai quy định, làm cho người đi bộ khó di chuyển đến vị trí quy định để sang đường. Như vậy xử lý người vi phạm thế nào để họ không đi sai.

Trước tiên cần tạo giả quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, làm chỗ để xe…, bố trí hợp lí biển báo, vạch sơn cho người đi bộ để cơ bản người đi bộ có thể thực hiện đúng luật. Tiếp theo đó cần có các biện pháp quyết đoán và lâu dài, quyết đoán để đủ sức răn đe, lâu dài thể thay đổi được ý thức của đa phần người dân hiện nay. Ý kiến của nhóm em đưa ra là lập các bốt giám sát di động, bố trí khắp các địa điểm mà những người đi bộ thường xuyên vi phạm trên địa bàn thủ đô, bắt những người vi phạm phải nộp phạt, tuy nhiên việc thu phạt của những người đi bộ là khá khó khăn, họ luôn có những lí do như không mang giấy tờ, không mang tiền thì có thể bắt họ phải học luật trong 15 – 20 phút mới thả cho đi, đồng thời việc quan trọng là phải thông báo vấn đề xử phạt trên tất cả các phương tiện truyền thông, nhằm cho tất cả mọi người biết và dần dần sẽ thay đổi ý thức của họ.

Đánh giá hiệu quả: Giải pháp này không thể đạt hiệu quả ngay sau một hai ngày nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ hiệu quả, nhưng rất cần sự quyết tâm của các cơ quan chức năng và sẽ đạt hiệu quả cao khi có sự đồng bộ trong công tác tuyên truyền và kiểm tra. Việc này sẽ dần ảnh hưởng tới nhận thức của những người đi bộ góp phần tạo một bộ mặt mới cho giao thông thủ đô, thay đổi định kiến về sự hỗn loạn trong giao thông đã kéo dài từ rất lâu

 Ngăn cản người đi sai quy định:

Theo như chuyến thực tế em: Công trình đường sắt trên cao xây dưng, làn tường chắn an toàn. Chính tường chắn này đã hướng người qua đường đi theo một hướng nhất định. Do vậy sử dụng hệ thống dải phân cách cao tại nơi có hầm là điều cần thiết. Thiết kế: dải phân cách có thể bằng tre, thanh kim loại, gỗ hoặc cây trồng tại dải phân cách rộng. Hệ thống dải chắn được xây dựng cao khoảng 1 tới 1.5m, để người tham gia không thể đi qua được, buộc họ muốn qua phải sử dụng hầm , hoặc một công trình nào khác. Dải sẽ được kéo dài xuyên suốt có thể tồn tại chỗ qua lại phục vụ nhu cầu chăm sóc cỏ dải phân cách, nhưng tại chỗ có bến xe bus cần có vì thống kế lượng người băng qua đường đa số tại nơi có bến xe bus. Khi thiết kế cần chú ý vẫn đề an toàn cho phương tiện tham gia giao thông. Không được xây dựng dải bằng sắt sắc cạnh, bằng vật liệu phản lại toàn phần ánh sáng đèn, nhưng cũng không được làm bằng vật liệu không có tính chất phản quang mục đích để người lái xe xác định được giải phân cách. Giải phân cách cũng yêu cầu có tính thẩm mỹ cao, có thể làm bằng thân tre ,gỗ, hay bằng kim loại có các họa tiết hoa văn. Ưu tiên trồng cây có tầm đủ cao vì tính thẩm mỹ sẽ cao hơn.

Đánh giá hiệu quả phương pháp: mọi phương pháp đưa ra cũng tồn tại những ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên phương pháp này có ưu điểm rất lớn. Ngăn chặn tối đa với những người băng qua đường, an toàn cho phương tiện và chi phí không quá cao. Nhược điểm chỉ là mất tính thẩm mỹ tuy nhiên không đáng kể với ưu điểm và hoàn toàn có thể khắc phục.

 Bên cạnh yếu tố mang tính chất bắt buộc, cần yếu tố mang tính khuyến khích tuyên truyền:

Thực tế thì hiện nay có rất nhiều người không biết tới sự tồn tại của hầm ngay cả khi nó có khoảng cách không xa nơi ở của họ. Nhiều người thì không biết cách sử dụng, cách ứng phó với các tình huống bất lợi, cứu nạn ở trong hầm. Hoặc họ đã từng nghe qua về hầm nhưng không có ấn tượng gì với hầm, nếu có đi thì đi chỉ vì tò mò. Muốn phổ biến rộng rãi kiến thức về nên sử dụng các biện pháp sau đây:

a. Đặt hệ thống loa truyền thông ngay tại vị trí có hầm, hoặc xung quanh hầm như bến xe, ngã tư có hệ thống đèn tín hiệu, trong các khu phố lân cận, khu tập chung đông người,…. Thông tin đưa ra là thông tin về hầm, cách sử dụng hầm, ngoài ra cũng là thông tin thông thường khác như an toàn giao thông, thông tin giúp đỡ người già, người trẻ đi qua đường tại nơi không có hầm , thông tin mới về giao thông ,…. Nếu loa phát thanh tại ngã giao cắt có đèn tín hiệu thì nên phát vào giờ cao điểm, giờ có mật độ giao thông lớn. Thông tin lặp lại nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tuần, để người tham gia giao thông hiểu và thực hiện.

b. Phổ biến kiến thức về hạ tầng Hà Nội nói chung và kiến thức hầm nói riêng qua báo đài, qua truyền hình, báo đài, sóng phát thanh,….. Nên có những chuyên mục riêng trên mỗi tờ báo liên quan (báo Giao thông, báo an ninh, các tờ báo của Hà Nội….) nói về cách thức sử dụng, kiến thức hạ tầng ,…. Nhờ đó việc tuyên truyền sẽ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hầm bộ hành (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)