Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hầm bộ hành (Trang 30)

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành tại đường 3

2.1 Giải pháp kỹ thuật

2.1.1 Cải thiện , khác phục hạn chế còn tồn đọng về kỹ thuật

Hầm đang ở trong thời gian đầu sử dụng, chất lượng hầm khá tốt. Để việc duy trì tình trạng tốt của hầm và hạn chế tối thiểu được nhưng hỏng hóc thì phải gán trách nhiệm tới các cơ quan, tổ chức có liên quan trách nhiệm đối với công trình (nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát,…). Để từ đó, họ phải có trách nhiệm là kiểm tra, khảo sát , đưa ra nhưng biện pháp xử lý sớm nhất khi gặp hư hỏng, nhằm để hầm luôn trong tình trạng tốt nhất

Giải pháp kỹ thuật: Với hầm chưa đưa vào sử dụng do nước ngập, rác thải cần bơm nước ra ngoài, dọn sạch trong lòng hầm, dùng biện pháp chuyên môn xử lý vết nứt, xử lý thấm nước dọc hầm. Đồng thời sửa chữa lại tất cả hệ thống điện, nước của hầm. Với hư hỏng nhỏ tại hầm H1 và H2 cần sửa chữa như: lát lại nền, sơn sửa lại tường bong tróc, thay những đèn nhấp nháy.

Đánh giá phương pháp: việc tạo ra một phương tiện tốt, đầu tiên phương tiện đó phải đáp ứng các nhu cầu tối thiết yếu cho người sử dụng. Hầm bộ hành cũng vậy: mọi thiết bị, mặt bằng, hệ thống liên quan phải chất lượng, rõ ràng, sử dụng dễ dàng. Ai cũng để ý tới bề ngoài trước khi đánh giá kỹ một thứ gì. Do vậy việc sửa chữa, cải tạo dù nhỏ cũng là việc quan trọng hàng đầu trước khi tiếp tục khai thác.

2.1.2 Hầm chưa hợp lý về vị trí khai thác:

Trong quá trình xây dựng, người thiết kế có quy hoạch vị trí đặt hầm cho phù hợp với điều kiện thi công, xã hội, và đặc biệt đặc tính đi lại của người đi bộ (đặc tính đó là người đi bộ chỉ đi được 200 tới 500 m để tới được vị trí nơi có hầm.). Tuy nhiên 4 hầm bố trí không đều nhau như đã phân tích..Có thể xây thêm cầu vượt tuy nhiên hoàn toàn không khả thi, vì chi phí quá lớn, ảnh hưởng tới các công trình lân cận.. Do vậy biện pháp hiệu quả nhất là làm hầm trở lên dễ nhận biết, để người đi bộ đoán được khoảng cách tới hầm:

+ Sử dụng hệ thống biển báo chỉ dẫn tới hầm từ xa: Điều này giúp 1 người lần đầu tiên vào thành phố hoặc chưa quen đường nơi tồn tại hầm giúp họ nhận ra được. Biển chỉ dẫn có thể bố trí bằng hệ thống các cột biển báo, có chú thích tên hầm, khoảng cách tới hầm, kèm hình vẽ, số liệu minh họa. Biển báo bố trí dưới nền gạch vỉa hè bằng cách sử dụng màu gạch khác, sơn trực tiếp nên vỉa hè hoặc sử dụng biển chỉ dẫn bằng đèn LED nhấp nháy chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Đánh giá hiệu quả phương pháp: thực dụng và chắc chắn đem lại hiệu quả cao. Sử dụng phương pháp này tạo được tính dễ dàng tiếp cận hầm . Chi phí đầu tiên nhỏ, ảnh hưởng tới xã hội không đáng kể( không lấn chiếm, che chắn mất vỉa hè,….)

Hình 3.7: Nên bố trí biển ở khoảng cách nhất định để người sử dụng nhận biết

 Xây dựng kiến trúc hầm, thẩm mỹ hầm có đặc trưng dễ nhận biết từ xa: mái hầm trên đường 32 đẹp và dễ nhận tuy nhiên nên trang trí bên ngoài hầm, sơn màu tường nổi bật, có những cây leo bên ngoài hay mái hầm có kiến trúc độc đáo sẽ rất thu hút ánh mắt của người sử dụng.

Đánh giá phương pháp: đơn giản, dễ dàng thực hiện, thi công, có tính kinh tế mà hiệu quả đem lại không hề nhỏ.

Hình 3.8: Trang trí bên ngoài hầm để đạt hiệu ứng tốt

 Tạo điểm nhấn về thiết kế: với kết cấu mái che uống lượn, sao không làm nổi bật hơn nữa với những đường nét hoa văn như hoa sen hay mộtbiểu tượng văn hóa. Đánh giá phương pháp: phương pháp này tuy không thiết thực vào thời điểm hiện tại do chúng ta vẫn còn yêu cầu cao về tính thực dụng song về lâu dài chắc chắn đạt được hiệu quả, chú ý và gây thiện cảm với người sử dụng

Hình 3.9: Hầm với trang trí khác lạ, tạo ấn tượng ban đầu 2.1.3. Sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ:

Tiến kịp với đà phát triển chung thế giới, đồng thời khảo sát sự phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam, ta có thể lắp đặt thêm các cơ sở hạ tầng làm tăng tính tiện nghi cho Hầm. Cầu thăng cuộn đã được sử dụng rất nhiều ở các nước trên thế giới, có thể chi phí đầu vào và bảo dưỡng khai thác lớn, tuy nhiên hiệu quả của nó mang lại là tương đồng: khuyến khích người sử dụng, giảm thời gian đi lại trong hầm, góp phần làm hiện đại văn minh thêm cho hầm,…. Không khí vào những ngày trời nóng nhiều người sẽ có cảm giác khó chịu, hay khó thở hơn so với đi bên ngoài. Bố trí thêm các hệ thống điều hòa không khí, thông thoáng không khí trong hầm.

Hình 3.10 Sử dụng cầu thang cuộn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hầm bộ hành (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)