Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu bóng rổ đại học TDTT bắc ninh

64 765 2
Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu bóng rổ đại học TDTT bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, đất nước, thể dục thể thao (TDTT )có những bước tiến đáng ghi nhận trong lịch sử phát triển của mình, góp phần xứng đáng vào trào lưu quốc tế, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, TDTT hoà nhập vào thể thao khu vực châu á và toàn thế giới. Sự nghiệp TDTT là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước nhằm nâng cao và phát huy nhân tố con người, trước hết là nâng cao sức khoẻ và thể lực, góp phần nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, TDTT làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác TDTT còn là một phương tiện quan trọng để nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Trên thế giới nhiều quốc gia đã sử dụng TDTT như là một công cụ nhằm nâng cao uy tín quốc gia tạo các mối quan hệ mới, tăng thu nhập quốc dân, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên toàn thế giới. Ở nước ta cách mạng tháng 8/1945 thành công, đất nước chuyển sang một thời kỳ mới thì TDTT là một trong những lĩnh vực được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, với lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch: "Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi người dân khoẻ mạnh tức là góp phần làm cho cả nước khoẻ mạnh". Đứng trước sự quan tâm đó thì ngành TDTT đã, đang và không ngừng phát triển toàn diện trong đó có một số ngành thể thao mũi nhọn: Võ, vật, bắn súng, đá cầu, bóng đá… bên cạnh đó thì Bóng Rổ là môn thể thao phong phú, hấp dẫn và có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất là đối với thanh thiếu niên ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Là môn thể thao ra đời ở Mỹ (1891) sau đó phát triển rộng rãi ra toàn thế giới. ở Việt Nam tuy Bóng rổ mới gia nhập nhưng cũng có những bước phát triển nhất định. Cũng như các môn thể thao khác, Bóng Rổ chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và phát triển con người toàn diện, tập luyện thi đấu Bóng Rổ sẽ mau chóng nâng cao các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, 1 sự khéo léo, phát triển thông minh, tinh thần sáng tạo và đoàn kết. Trong Bóng Rổ kỹ thuật rất đa dạng và phong phú, phức tạp nên việc xây dựng một hệ thống các bài tập giảng dạy cho học sinh, sinh viên, vận động viên và người tập có hiệu quả đạt thành tích cao trong học tập và thi đấu là vấn đề cần thiết và quan trọng. Vì thành tích thể thao là kết quả thành tích chuẩn bị toàn diện về mặt thể lực, kỹ thuật, chiến thụât, tâm lý, ý chí… trong đó kỹ thụât chuyền bóng đóng vai trò quan trọng, là một mặt không thể thiếu trong quá trình tập luyện và học tập do vậy, có thể nói kỹ thuật là nền tảng, là yếu tố quyết định đến thành tích thể thao. Chất lượng và hiệu quả của mỗi kỹ thuật biểu hiện sự phối hợp nhịp nhàng ổn định hợp lý về không gian và thời gian, cho nên nếu ngay từ đầu khi mới học kỹ thuật động tác người tập không tạo cho mình khái niệm đúng về nó thì dần dần trong quá trình tập luyện có những khái niệm sai về kỹ thuật động tác và sẽ trở thành thói quen khó sửa từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình tập luyện và thi đấu. Muốn vậy người tập phải nắm vững nguyên lý cơ bản đòi hỏi họ phải có thời gian tập luyện và sửa chữa. Việc hoàn thiện và thực hiện đúng động tác là điều kiện quan trọng trong khi học kỹ thuật trong đó có kỹ thụât di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu Bóng Rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Những người học không phải cũng thực hiện chuẩn, đúng kỹ thuật khi học, tuỳ vào khả năng tiếp thu động tác, khả năng phối hợp vận động của mỗi người mà kỹ thuật thể hiện có sự lệch lạc. Việc mắc phải những sai lầm khi học kỹ thuật động tác đang là một vấn đề lớn với những người tham gia tập luyện. Do vậy trong quá trình giảng dạy, huấn luyện cần tìm ra những sai lầm cơ bản cho sinh viên, vận động viên, người tập trong khi học kỹ thuật để căn cứ vào đó tìm ra biện pháp khắc phục tốt nhất những sai lầm. Qua tìm hiếu sách báo và tài liệu chuyên môn chúng tôi thấy đề tài này đã có tác giả Tống Thị Nhung tiến hành nghiên cứu,tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh là tại chổ ném rổ còn với đề tài này chúng tôi nghiên cứu di 2 chuyển chuyền bóng hai tay trước ngức. Vì thế , trong quá trình giảng dạy , huấn luyện việc sửa chữa những sai lầm và tìm hiểu về những nguyên nhân dẵn đến sai lầm đó là rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc huấn luyện giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất. Qua tham khảo tài liệu chuyên môn và một số đề tài nghiên cứu về sửa chữa những sai lầm của kĩ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực chúng tôi thấy chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu để đưa ra bài tập sửa chữa hĩ thuật này. Qua quan sát sinh viên chuyên sâu vàsinh viên phổ tu bóng rổ 43 tập luyện và thi đấu chúng tôi nhận thấy việc thực hiện kĩ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực chưa tốt và chưa được hoàn thiện. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả đó ? Đó là vấn đề bức xúc chúng tôi cần tìm hiểu. Với hiểu biết của bản thân và được sự giúp đỡ của giáo viên chỉ đạo tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu bóng rổ Đại học TDTT Bắc Ninh" Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá và xác định những sai lầm thường mắc của sinh viên phổ tu bóng rổ , trong quá trình tập luyện kỹ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu bóng rổ trường Đại học TDTD Bắc Ninh , và vận dụng các kinh nghiện giảng dạy thực tế cũng như lý luận khoa học dạy học môn bóng rổ nói riêng và các môn thể thao nói chung . Đề tài nghiên cứu để lựa chọn ra các biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong quá trình tập luyện kĩ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu Bóng rổ. Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện mục đich trên đề tai tiến hành giai quyêt hai mục tiêu sau: - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng việc dạy và học kĩ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực đối với sinh viên phổ tu bóng rổ Đại học TDTT 3 Bắc Ninh - Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu bóng rổ Đại học TDTT Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp về kỹ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu bóng rổ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng quan trắc: Sinh viên phổ tu bóng rổ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. + Phạm vi nghiên cứu: Tại trường ĐH TDTT Bắc Ninh. + Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2011. 4 CH ƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Phương pháp giảng dạy kĩ thuật thể thao nói chung. Dạy học động tác để đạt đến mức kỹ năng kỹ xảo nhất định cùng những hiểu biết có liên quan là một trong những đặc điểm và nội dung nổi bật nhất của giáo dưỡng thể chất. Trong quá trình dạy học động tác, người ta thường giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tạo một “vốn vận động ban đầu” làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo, cao hơn. - Dùng làm các bài tập “dẫn dắt” hoặc như các phương tiện để tác động có chủ đích đến sự phát triển các năng lực thể chất riêng. - Hình thành và đạt đến mức độ hoàn thiện cần thiết các kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, lao động, thể thao và các lĩnh vực hoạt động khác. Thực hiện các nhiệm vụ có độ khó khác nhau cần thời gian khác nhau. Ngoài ra đặc điểm của quá trình dạy học cũng phụ thuộc vào mức phức tạp về cấu trúc của các động tác cần học. Trong đó mức độ phức tạp trước tiên được xác định bởi số lượng các cử động và giai đoạn tạo lên động tác đó; Thứ 2: bởi các yêu cầu về độ chuẩn xác của động tác trong không gian theo thời gian và mức độ gắng sức; Thứ 3 bởi các năng lực phối hợp vận động ở mỗi giai đoạn hay toàn động tác … bởi tính đơn giản hay phức tạp trong cấu trúc nhịp điệu của động tác; Thứ 4 bởi mức tham gia của các cơ chế tự động bẩm sinh hay vừa tiếp thu được. Độ phức tạp về cấu trúc động tác cũng phụ thuộc không nhỏ vào sự lựa chọn phương pháp chủ đạo trong dạy học động tác. Có những động tác đßi hỏi phải có tính biến dạng cao trong dạy học như các môn bóng và các môn đối kháng cá nhân (vật, quyền anh …). Ở đây việc dạy học động tác nhằm đảm bảo được những mối liên hệ tối ưu giữa các yếu tố làm cho các kỹ xảo vận động củng cố và các yếu tố làm phát triển tính biến đổi hợp lý trong các điều kiện tình huống thay đổi không ngừng. Kỹ năng vận động thể hiện mức thực hiện động tác phải tập trung chú ý 5 cao vào các thành phần động tác, cách làm và chưa được ổn định. Nếu được lặp lại nhiều lần thì động tác trở nên thuần thục, các cơ chế phối hợp vận động dần được tự động hóa và kỹ năng chuyển thành kỹ xảo. Đặc điểm tiêu biểu chính của kỹ xảo là sự điều khiển tự động hóa đối với các động tác. Vậy kỹ năng vận động thể hiện mức hoàn thiện động tác một cách tự động với độ vững chắc cao. Các kỹ năng vận động có vai trò khác nhau trong quá trình giáo dục thể chất, kỹ năng là những bậc thang, giai đoạn chuyển tiếp để thành kỹ xảo vận động. Sự điều khiển tự động hóa đối với các động tác là một đặc điểm có giá trị và có ý nghĩa quyết định của kỹ xảo vận động, sẽ mở rộng khả năng sử dụng các động tác đó và nâng cao tính hiệu quả của chúng. Vì vậy, các kỹ xảo vận động cũng rất cần thiết cả trong các môn luôn biến động như các môn bóng và các môn đối kháng cá nhân. VĐV khó có thể đạt thành tích, nếu họ không có vốn kỹ xảo vận động riêng lẻ phong phú và nếu họ luôn phải tập trung suy nghĩ vào từng chi tiết trong hành vi chiến thuật của mình. Khi đã thành kỹ xảo thì tính liên tục của động tác biểu hiện của tính nhẹ nhàng, liên kết và nhịp điệu bền vững của động tác. Sự hình thành một kỹ xảo hoàn thiện có liên quan đến các tri giác chuyên môn về động tác và về môi trường xung quanh: “Cảm giác nước” trong môn bơi lội, “cảm giác bóng” trong các môn bóng … Tính bền vững của động tác khi đó thành kỹ xảo thì biểu hiện ở sự nâng cao khả năng duy trì hiệu quả của động tác trước những yếu tố bất lợi khác và nó cũng liên quan đến tính biến dạng của nó. Có kỹ xảo hoàn thiện sẽ nâng cao khả năng vận động thích nghi với các điều kiện khác nhau và luôn thay đổi nhưng vẫn giữ được cơ sở của nó. Một kỹ xảo vận động đủ vững chắc sẽ duy trì được trong nhiều năm, ai cũng biết những người ngừng hoạt động thể thao từ lâu vẫn có thể thực hiện lại được kỹ thuật của động tác thể thao. Các kỹ năng kỹ xảo vận động hình thành theo các quy luật tự nhiên nhất định. Nếu biết được các quy luật ấy sẽ tạo khả năng xây dựng có ý thức và hiệu quả quá trính dạy học. Cơ sở tạo lên các hành vi có ý thức của con người là các 6 cơ chế hoạt động phản xạ của hệ thần kinh. Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực sinh vật học và sinh lý thần kinh về phản xạ cú điều kiện theo quan điểm điều khiển học hiện đại đó cho phộp P.K. Anôkhin đề ra học thuyết “hệ thống chức năng) của hoạt động có ý thức – là một cơ cấu chức năng được hình thành nhanh chúng để thống nhất hoạt động có các hệ thống trong cơ thể theo một ý thức nhất định. Hệ thống chức năng xuất hiện khi nảy sinh một tổ hợp các kích thích cảm giác “sự phân tích truyền ngược” trong cơ đại nó làm tiền đề cho việc ra quyết định thực hiện động tác. Quá trình ra quyết định thực hiện hoạt động bao gồm sự lựa chọn một hình thức hoạt động duy nhất từ cơ sở các hình thức cụ thể. Trong giai đoạn hình thành kỹ năng vận động việc chọn lựa thành phần vận động và cấu trúc động tác thường xảy ra khá chậm, nhiều lúc phải nghĩ khá lâu; cũng khi đó hình thành kỹ xảo gần như ngay lập tức. Do vậy, việc ra quyết định thường trực tiếp kèm theo chương trình hoạt động là hệ thống các kích thích thực hiện được dẫn đến những cơ quan vận động tương ứng với cấu trúc sinh cơ học của động tác. Sự đối chiếu các kết quả hoạt động thực tế với các hoạt động được xác định theo chu trình nhờ “thông tin ngược” là một phần khá quan trọng của hệ thống chức năng khi điều khiển động tác. Vì vậy trong hệ phương pháp dạy học các động tác cần đặc biệt chú ý đến các phương pháp có tác dụng thúc đẩy sự thông tin ngược như vậy. Sự tạo thành kỹ xảo vận động gần với sự hình thành định hình động lực (tính hệ thống vững chắc) của các quá trình thần kinh của vỏ đại não. Nói một cách khác, định hình động lực là một trạng thái của hệ thống chức năng khi đó được khu trú và được củng cố nhờ lặp lại động tác nhiều lần. Quá trình dạy học động tác: Sẵn sàng tiếp thu động tác là một tiên đề của dạy học trong giáo dục thể chất. Trước khi dạy một động tác nào đó phải xem người tập đó sẵn sàng để tiếp thu chưa. Có thể phát hiện sự sẵn sàng đó bằng cách các bài tập kiểm tra (thử nghiệm), các thông tin về kinh nghiệm trước đây của người tập, các bài tập chuẩn bị, dẫn dắt. Sự chuẩn bị thường biểu hiện 3 yếu 7 tố: mức độ phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng vận động, và yếu tố tâm lý. Việc giáo dục các tố chất thể lực bằng các bài tập chuẩn bị chung và chuyên môn có vai trò quyết định để đảm bảo sự sẵn sàng dạy học những động tác đỏi hỏi các tố chất có biểu hiện ở mức độ cao. Muốn chuẩn bị dạy học tốt các động tác phức tạp, nói chung phải dựa trên cơ sở biết hoàn thiện khéo léo các nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa, hệ thống và phát triển từ từ yêu cầu. Sự phân đoạn, quá trình dạy học những động tác riêng lẻ cần phải dựa trên các giai đoạn tương ứng của quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động. Muốn học thành kỹ xảo tương đối hoàn thiện thì phải trải qua 3 giai đoạn tiêu biểu khác nhau cả về nhiệm vụ sư phạm cũng như phương pháp giảng dạy. Giai đoạn 1: Là dạy học ban đầu về động tác Mục đích của giai đoạn này là dạy học các nguyên lý kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng hoàn thiện nó, mặc dù dưới dạng thô thiển. Các nhiệm vụ để đạt mục đích trên: Tạo kỹ năng chung và động tác và tân thế tốt để tiếp thu động tác đó Học từng phần (từng giai đoạn hay yếu lĩnh) của kỹ thuật động tác mà trước đây chưa biết. Ngăn ngừa hoặc loại trừ những cử động không cần thiết và những sai phạm lớn trong kỹ thuật động tác. Hình thành nhịp điệu chung của động tác. Việc dạy học động tác thường được bắt đầu từ hình thành kỹ năng chung về các cách thực hiện hợp lý động tác đó và hình thành tâm thế tốt để tiếp thu cách thức thực hiện. Trước hết thường dùng phương pháp sử dụng lời nói cũng như các phương pháp làm mẫu động tác … Trước khi mô tả bằng lời nói cần làm mẫu một lần hoàn chỉnh. Làm chính xác, đẹp đẽ sẽ gây hứng thú ham muốn học động tác. Nghệ thuật sư phạm ở đây chính là ở chỗ tạo nên cho người tập liên tưởng thay đổi các nhiệm vụ vận động trước mắt với kỹ năng vận động sẵn có của 8 mình. Sự so sánh, đối chiếu, đặc biệt là so sánh đối chiếu có tố chất hiện tượng là rất quan trọng. K.D. Usinxkin có nói: “Tất cả những gì trên thế giới này mà ta biết được đều không phải bằng cách nào khác ngoài việc thông qua so sánh”. Để giảm nhẹ những sai lầm đầu tiên thực hiện một động tác phức tạp, có thể đơn giản hóa bằng cách chia nhỏ ra nhiều phần hay tách các khâu riêng lẻ và sử dụng các dụng cụ bổ trợ sẽ gây cảm giác sơ bộ, đúng hướng, đúng thời cơ sự giúp sức từ bên ngoài, đối với giáo viên thí giúp họ có những thông tin sát hơn về nội dung dạy học sắp tới và cho phép cá biệt hóa về phương pháp. Việc phân chia động tác trong dạy học ban đầu là hoàn toàn hợp lý vỡ việc hoàn thiện một hệ thống chức năng phức tạp luôn gây cho hệ thần kinh một khó khăn lớn nên phải giảm nhẹ nhiệm vụ vận động về mặt tâm lý, tránh được sự củng cố những sai lầm trong vận động cơ bản nảy sinh ngay từ những lần đầu hoàn thiện mà không kịp uốn nắn cùng một lúc ở tất cả các khâu của hệ vận động; giảm bớt được sự tiêu hao sức lực. Nhưng, việc chia nhỏ như thế có thể làm lệch lạc các phần bị chia đó, bởi vỡ mối liên quan hợp nhất chúng thành một cấu trúc nhịp điệu và động lực học bị phá hủy. Do đó cần phải tiến hành trên cơ sở phân tích với trính độ chuyên môn cao về kỹ thuật. Động tác đó sao cho có thể tách chúng ra thành những phần tương đối độc lập mà vẫn đảm bảo tính logic hoàn chỉnh của những nhiệm vụ vận động ở đây theo một trính tự chặt chẽ nhất. Tùy theo mức độ tiếp thu các phần chia nhỏ đó mà cách thức hợp nhất chúng có thể khác nhau tùy theo đặc điểm của động tác. Điều quan trọng trong tất cả các trường hợp là khi hính thành những kỹ năng kỹ xảo riêng lẻ thì không tách rời nhau, như thế sẽ cản trở việc hợp nhất chúng thành động tác nguyên vẹn. Các phần chia nhỏ cần đơn vị hợp nhất với nhau ngay từ lúc vừa có khả năng thực hiện đúng các phần đó khi chúng được gắn với nhau. Trong dạy học ban đầu bao giờ cũng có những lệch lạc đáng kể trong làm động tác so với hình mẫu quy định. Do đó, cần phải để phòng và loại trừ ở mức cú thể những lệch lạc lớn nhất làm lệch lạc nhiều đối với kỹ thuật động tác. 9 Những lệch lạc tiêu biểu nhất trong giai đoạn này: Thêm những động tác phụ, không cần thiết; Động tác bị lệch lạc về phương hướng và biên độ; Nỗ lực cơ bắp không đúng mức và nhiều nhóm cơ bắp bị căng thẳng quá mức; Nhịp độ chung của cơ bắp bị sai. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các sai lầm lớn trong động tác ở giai đoạn ảnh hưởng ban đầu thường là: Thể lực chưa đầy đủ; Sợ hãi; Hiểu nhiệm vụ vận động chưa đúng; Tự kiểm tra động tác chưa đủ mức; Sai sót khi thực hiện các động tác trước đó; Mệt mỏi; Chuyển xấu các kỹ xảo vận động; Các điều kiện không thuận lợi đối với việc hoàn thiện động tác. Các phương pháp làm mẫu và định hướng trực quan đơn thuần cần phải đảm bảo chuẩn xác về phương hướng cơ bản và biên độ động tác. Sau từng lần tập, phải có sự đánh giá và chỉ trừ những sai sót để sửa chữa ngay trong lần tới. Giai đoạn 2: Giai đoạn dạy học đi sâu. Mục đích ở giai đoạn này là đưa trình độ tiếp thu ban đầu, còn “thô thiển” đối với kỹ thuật động tác lên mức tương đối hoàn thiện. Các nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là: Hiểu các quy luật vận động của động tác cần học sâu hơn; Chính xác hóa kỹ thuật động trác theo các đặc tính không gian, thời gian và động lực của nó, sao cho tương ứng với các đặc điểm cá nhân của người tập; Hoàn thiện nhịp điệu động tác, hoàn thiện động tác tự nhiên liên tục; Tạo tiền đề để hoàn thiện động tác biến dạng; Các phương pháp tập luyện nguyên vẹn, có chọn lọc, đi sâu vào những chi tiết kỹ thuật là cơ sở phương pháp dạy học ở giai đoạn này. Trong dạy học động tác đòi hỏi biểu hiện cao nhất các tố chất thể lực thì lúc này tốt nhất nên kích thích động viên được hết khả năng vận động tất nhiên không làm sai lệch kỹ thuật hoàn thiện động tác. Nói chung việc nắm vững kỹ thuật động tác ở giai đoạn này đòi hỏi phải chú ý đến các đặc điểm riêng của người tập. Các phương pháp sử dụng lời nói dùng trong dạy học đi sâu, trước hết nhằm cung cấp những kiến thức chi tiết về các cơ chế kỹ thuật động tác để các 10 [...]... tác Tập không bóng di chuyển Tập có bóng kết hợp dẫn bóng Thời gian 15 phút - Học kĩ thuật dẫn bóng 2 bước ném rổ: Biện pháp: Phân tích kĩ thuật Làm mẫu thị phạm động tác Tập không bóng hai bước lên rổ Tập có bóng hai bước lên rổ Thời gian học 15 phút Giáo án 3: Học kĩ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực Ôn kĩ thuật dẫn bóng Ôn kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ - Học kĩ thuật chuyền, bắt bóng hai tay. .. vệ trước hội 2/2011 3 đồng khoa học của nhà trường 6/2011 3/2011 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Đánh giá thực trạng về việc sử dụng kĩ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu bóng rổ Đại học TDTT Bắc Ninh 3.1.1 Đánh giá chương trình giảng dạy của phổ tu: Trong khi học kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng hai tay trước ngực sinh viên cần nắm được các kĩ thuật. .. ném rổ Giáo án 4: Kĩ thuật dẫn bóng Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay tay trên cao Giáo án 5: Kĩ thuật dẫn bóng Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao Kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Giáo án 6: Kĩ thuật dẫn bóng Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ 21 Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao Kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Kĩ thuật. .. phương pháp này thường xuyên trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu các sai lầm, nguyên nhân dẫn đến sai lầm, sử dụng các tài liệu chuyên môn (giáo trình Bóng rổ, sách giáo khoa học kỹ thuật ) và các tài liệu cơ sở (sinh lý TDTT, tâm lý, lý luận, toán thống kê ), tham khảo tài liệu để mở rộng thêm kiến thức và kỹ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu bóng rổ Đại học TDTT Bắc. .. thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao - Học kĩ thuật dẫn bóng ném rổ một tay dưới thấp 36 Biện pháp: phân tích thị phạm kĩ thuật Tập không bóng di chuyển hai bước lên rổ một tay trên cao Tập có bóng di chuyển hai bước lên rổ một tay trên cao Thời gian học 15 phút - Ôn kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng - Ôn kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ - Ôn kĩ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao Biện pháp: chia lớp... dạy kỹ thuật Bóng rổ cho sinh viên phổ tu trường ĐHTDTT Bắc Ninh 19 Bảng 1.1: Tiến trình giảng dạy Bóng rổ dành cho phổ tu NỘI DUNG I 1 2 II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 III IV Lý thuyết Lịch sử, luật thi đấu và trọng tài BR Phương pháp giảng dạy môn bóng rổ Thực hành Kỹ thuật di chuyển không bóng Kỹ thuật dẫn bóng Kt chuyền, bắt bóng hai tay trước ngực Kt dẫn bóng hai bước ném rổ Kt tại chỗ ném rổ 1 tay. .. dẫn bóng hai bước ném rổ 1 tay thấp Giáo án 7: Kĩ thuật dẫn bóng Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao Kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Giáo án 8: Học lý thuyết Giáo án 9 : Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao Kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Giáo án 10 : Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay. .. Kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Kĩ thuật cầm bóng qua người bước chéo Giáo án 11 : Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao Kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Đội hình chiến thuật Giáo án 12 : Kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ Kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao Kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Thi đấu và trọng tài Thể lực Giáo án 13 : Kĩ thuật dẫn bóng hai. .. kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Các nội dng được học: 1 Lý thuyết: Học 1 giáo án số 8 + Lịch sử, luật thi đấu và trọng tài BR, + Phương pháp giảng dạy môn BR 2 Thực hành: Học 12 giáo án Giáo án 2: Kĩ thuật di chuyển không bóng Kĩ thuật dẫn bóng Kĩ thuật dẫn bóng 2 bước ném rổ Giáo án 3: Kĩ thuật di chuyển không bóng Kĩ thuật dẫn bóng Kĩ thuật chuyền, bắt bóng hai tay trước ngực Kĩ thuật dẫn bóng. .. bóng hai bước ném rổ Yêu cầu: Nắm vững được kĩ thuật Định hình được động tác trong không gian Kết hợp giữa dẫn bóng hai bước ném rổ 1 tay trên cao Thời gian ôn 10 phút Giáo án 5: Học kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Ôn kĩ thuật dẫn bóng hai bước ném rổ Ôn kĩ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao - Học kĩ thuật di chuyển chuyền bắt bóng Biện pháp: Phân tích thị phạm kĩ thuật Cho sinh viên xếp thành hai . phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho sinh viên phổ tu bóng rổ Đại học TDTT Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu : Các biện pháp về kỹ thuật. giáo viên chỉ đạo tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: " ;Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực cho. và học kĩ thuật di chuyển chuyền bóng hai tay trước ngực đối với sinh viên phổ tu bóng rổ Đại học TDTT 3 Bắc Ninh - Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NỘI DUNG

    • GIÁO ÁN SỐ

      • TT

      • TT

      • Tên sai lầm

        • Hình 1: Bài tập di chuyển chuyền bắt bóng

          • H.1

            • H.2

              • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

                • PHIẾU QUAN SÁT

                • Sai lầm

                • VŨ THỊ ĐÀI TRANG

                • LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO

                • BẮC NINH - 2011

                  • VŨ THỊ ĐÀI TRANG

                  • LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO

                  • NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

                  • DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU ĐỒ , HÌNH VẼ

                  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan