1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn bài tập với dụng cụ TSM 06 nâng cao tần số bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu bơi

50 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 16,21 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước ta hiện nay, cùng với các ngành nghề khác trong xã hội thể dục thể thao (TDTT ) đã có những bước đột phá vượt bậc với những thành công lớn trên đấu trường khu vực và thế giới. Các hoạt động thể thao ngày càng trở thành nhu cầu của đông đảo quần chúng, là hình thức nghỉ ngơi giải trí và là phương tiện hữu hiệu để thực thi chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị và tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Trong hệ thống các môn thể thao bơi lội là một môn thể thao quan trọng với lịch sử phát triển khoảng 5000 năm. Đối với con người nó không chỉ có ý nghĩa thực dụng là: Mang lại sức khỏe, phát triển thể chất, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, nâng cao năng suất lao động…Đối với xã hội bơi lội có ý nghĩa hết sức quan trọng, là một môn thể thao cơ bản trong các kỳ đại hội Olympic, đại hội thể thao châu lục và trong khu vực. Hiện nay thành tích bơi lội Việt Nam đã có tiến bộ, chúng ta đã đạt được những huy chương vàng tại các kỳ SEGAMES tuy nhiên thành tích so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn thua kém. Để thoát khỏi tình trạng tụt hậu và chậm phát triển của môn bơi hiện nay có nhiều vấn đề cần giải quyết. Thành tích bơi được chi phối bởi nhiều nhân tố: Kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý Tần số và bước bơi là hai nhân tố tạo nên tốc độ, các yếu tố này lại bị chi phối bởi các đặc điểm cá nhân như: Thể hình, lứa tuổi, giới tính, trình độ thể lực, mức độ hoàn thiện kỹ thuật… Qua quan sát các giờ học của sinh viên chuyên sâu bơi chúng tôi nhận thấy tần số của nữ sinh viên chuyên sâu bơi thấp đã ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích bơi. Qua tham khảo tài liệu chúng tôi thấy đã có một số công trình nghiên cứu về tần số bơi như của các tác giả: Mai Chấn Diệu (1986), Ngô Xuân Viện (1996), Vũ Thu Hương (1998)… năm 2011 cũng đã có nhóm sinh viên K44 nghiên cứu ứng dụng dụng cụ TSM- 06 nhằm nâng cao tần số và bước bơi cho sinh viên chuyên 1 sâu. Tuy nhiên để ứng dụng có hiệu quả dụng cụ cần có những nghiên cứu với nhiều đối tượng khác nhau với các bài tập có những hướng tác động khác nhau. Từ những lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu lựa chọn bài tập với dụng cụ TSM- 06 nâng cao tần số bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu bơi ” * Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn được những bài tập phát triển tần số có hiệu quả với dụng cụ TSM- 06 nhằm nâng cao tần số từ đó góp phần nâng cao thành tích bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu. * Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra đề tài đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau: - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập nhằm nâng cao tần số cho nữ sinh viên chuyên sâu bơi. - Mục tiêu 2: Lựa chọn bài tập và ứng dụng với dụng cụ TSM- 06 nhằm nâng cao tần số bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu. * Đối tượng nghiên cứu - Bài tập với dụng cụ TSM – 06 nhằm nâng cao tần số cho nữ sinh viên chuyên sâu bơi * Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng quan sát và thực nghiệm: Nữ sinh viên chuyên sâu bơi các khoá 43, 44, 45 - Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN THÀNH TÍCH BƠI Thành tích bơi, kỷ lục thể thao là mục tiêu cuối cùng của huấn luyện thể thao (HLTT ). Quá trình huấn luyện thể thao (HLTT) là quá trình HL lâu dài, qua nhiều giai đoạn, vì vậy cần phải được kế hoạch hóa một cách chặt chẽ. Huấn luyện (HL) thể thao là một dạng hoạt động đặc biệt, đối tượng tác động trước hết là con người. Đó là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển ngày càng cao các năng lực thể chất của con người là quá trình sử dụng các biện pháp, phương pháp tập luyện chuyên biệt để giúp con người có khả năng phát huy tối đa các năng lực thể chất của mình. HL là quá trình thích ứng của cơ thể với kích thích của lượng vận động (LVĐ), là quá trình phát triển hết mức các năng lực vận động của cơ thể. Để đạt được điều đó cần phải lựa chọn một cách chính xác những phương pháp, biện pháp HL mang lại hiệu quả cao nhất. Bơi lội là môn thể thao mang tính chu kỳ, theo đánh giá của Craig và Pendergast (1979): Bơi lội cũng như các phương pháp di động khác, bao hàm sự dùng sức gián đoạn dễ dẫn đến sự chuyển động. Trong tất cả các kiểu bơi được sử dụng trong bơi lội, tốc độ trung bình (V) là sản phẩm của tần số động tác (SR = số động tác/phút) và khoảng cách di chuyển trong nước mỗi chu kỳ động tác hoàn chỉnh (DS = khoảng cách /động tác). V = SR.DS Do cơ thể hoạt động trong môi trường nước, nên công suất phát huy được thấp hơn nhiều so với các môn hoạt động trên cạn. Khác với các môn thể thao di chuyển ở trên cạn, lực tiến mà người bơi có được là nhờ tì, kéo, đẩy vào chất lỏng (nước) chứ không phải vào vật cứng (đường chạy, ván giậm nhảy). Hoạt động của người bơi khi ở trong nước tạo ra nhiều lực cản khác nhau. Các loại lực cản làm cản trở những nỗ lực rất lớn của hoạt động cơ bắp để tạo lực tiến. Lực cản lớn song thời 3 gian hoàn thành cự ly bơi lâu hơn nhiều so với trên cạn, cự ly thi đấu chính thức 50m cũng đòi hỏi thời gian hoàn thành lâu hơn chạy 200m (kỷ lục 50m tự do nam là 22s). Chính vì vậy VĐV bơi không bao giờ sử dụng sức mạnh với công suất tối đa (trừ động tác xuất phát và quay vòng). Mỗi môn thể thao, mỗi cự ly thi đấu lại đòi hỏi những mức độ phát triển khác nhau của các tố chất vận động. Cùng là vận động viên (VĐV) bơi nhưng các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ linh hoạt khéo léo của từng kiểu bơi, từng cự ly lại giữ những vai trò quan trọng khác nhau. Trình độ phát triển thể lực, đặc biệt là năng lực thể lực có ý nghĩa rất lớn đối với việc đạt thành tích thể thao. Trong mỗi giai đoạn HL, nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra có thể khác nhau song cái đích cuối cùng của quá trình HL chính là thành tích thể thao và sức khỏe của người tập. Để đạt thành tích thể thao mang tầm cỡ khu vực hoặc thế giới ngày nay ngoài việc tuyển chọn đúng người có tố chất thể thao còn cần có quá trình tập luyện thật hiệu quả. Muốn vậy trước hết cần phải sớm chuyên môn hóa về cự ly, kiểu bơi và phải có những hướng phát triển các tố chất thể lực mang tính chuyên biệt. Muốn nâng cao hiệu quả HL thì việc đánh giá năng lực vận động, mức độ phát triển của nó là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên bất cứ kiểu bơi nào và cự ly nào thì thành tích bơi trước hết cũng phụ thuộc cả vào các yếu tố nào là điều phải xem xét trước hết. Theo các tác giả Phtonov thì thành tích bơi phụ thuộc vào các yếu tố: - Mức độ hoàn thiện kỹ thuật bơi. - Trình độ phát triển thể lực, đặc biệt là sức mạnh bền và sức mạnh tốc độ. - Trình độ hoàn thiện chiến thuật - Sự nỗ lực ý chí - Những hiểu biết về bơi lội Theo đánh giá trên thì vai trò chủ yếu là các tố chất thể lực và khả năng phát huy chúng khi bơi nhờ kỹ thuật phù hợp và hoàn thiện. 4 Những tổng kết của các tác giả O.L.Costtil, E.W.Magjischo và A.B.Richardson cho thấy sức mạnh là yếu tố quyết định chủ yếu đến thành công trong các cự ly bơi từ 50m đến 100m. Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận: Để đạt được thành tích ở một môn thể thao nào đó phải có một loại hình cấu tạo cơ thể tương ứng. TANER. (1959); GRIM.(1967); MACTIRÔXÔP(1967) bởi vì nhiều chỉ số hầu như không chịu tác động của tập luyện HAMNOND (1953) NEWMAN PREEMEN, HOLZINGR. (1973) …nhiều chỉ số hình thái, chức năng của VĐV bơi có mối tương quan chặt chẽ tới thành tích, tuy nhiên phần lớn chúng chỉ là các chỉ số mang tính bảo thủ, ít chịu sự tác động của tập luyện và do vậy chúng chỉ có ý nghĩa lớn trong tuyển chọn. Trình độ tập luyện thể hiện ở kết quả cuối cùng là thành tích, mà thành tích được quy định bởi một tổng hợp các năng lực TELOP (1961); KRUTEXKI (1968). Nói cách khác, thành tích cao ở mỗi cự ly của VĐV khác nhau có thể bằng nhau, song lại là sự kết hợp của những năng lực khác điều đặc biệt quan trọng là biết được những năng lực có ý nghĩa mấu chốt quy định thành tích trong mỗi hoạt động. Khả năng phát huy các năng lực vận động trong mỗi hoạt động cụ thể phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật và chiến thuật. Kỹ thuật càng hoàn thiện thì khả năng phát huy các năng lực càng cao và tiết kiệm. Chiến thuật có vai trò lớn khi trình độ tập luyện ở mức cao, cảm giác chuyên môn về tốc độ, nhịp điệu dùng sức và trạng thái tâm lý đã ở mức tương đối ổn định; vai trò của chiến thuật phụ thuộc vào trình độ tập luyện. Bơi lội cũng như các môn thể thao có chu kỳ khác, thành tích bơi phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật song khi mức độ hoàn thiện kỹ thuật cao và ổn định thì thành tích phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát triển các tố chất thể lực. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về những yếu tố quyết định nên thành tích bơi, song có thể rút ra một số kết luận như sau: 5 - Thành tích bơi trên một cự ly nào đó phụ thuộc trước hết vào kỹ thuật và trình độ thể lực. Những yếu tố khác có vai trò nhỏ hơn đối với thành tích; điều này có thể dễ dàng nhận thấy khi VĐV bơi trên các cự ly thi đấu khác nhau đặt được những thành tích ở các trình độ khác nhau. Rõ ràng thành tích ở mỗi cự ly đòi hỏi những mức độ phát triển của các tố chất thể lực khác nhau của mỗi VĐV. Sự khác biệt về thành tích của VĐV trên các cự ly thi đấu khác nhau cho thấy: Không phải kỹ thuật, các yếu tố về hình thái và chức năng mà chính là mức độ phát triển của các tố chất thể lực chuyên môn quyết định thành tích. - Tất cả các năng lực vận động, mức độ hoàn thiện chúng, các đặc tính cá nhân về thủy động học, kỹ thuật cuối cùng đều đưa đến kết quả là thành tích bơi. Thành tích bơi chủ yếu được cấu thành bởi tần số và bước bơi. Tốc độ bơi trên một cự ly nào đó có thể ổn định nhưng có thể chênh lệch giữa các đoạn của cự ly. Sự chênh lệch tốc độ trên các đoạn của mỗi cự ly có thể nhiều hay ít, nhưng tần số và bước bơi có thể biến động. Để đạt cùng một tốc độ bơi trên đoạn cự ly nào đó có nhiều phương án thay đổi khác nhau của tần số và bước bơi. Thay đổi tần số hay thay đổi bước bơi để đạt được một tốc độ phụ thuộc vào khả năng hoạt động riêng của mỗi người mà mức độ phát triển các tố chất thể lực quyết định. Sức nhanh, sức mạnh, sức bền là các tố chất vận động riêng lẻ, song chúng không có biểu thị riêng tuyệt đối mà chúng luôn biểu thị trong mối tương tác lẫn nhau. Thành tích bơi phụ thuộc rất lớn vào mức độ phát trển của các tố chất thể lực và chúng được biểu hiện ở mức cuối cùng trong mối quan hệ của tần số, bước bơi và tốc độ. Tóm lại: Thành tích bơi cự ly ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố mang tính quyết định là sức mạnh và sức mạnh bền. Sự biểu hiện của các tố chất vận động, mức độ hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật đều biểu hiện ở kết quả cuối cùng ở thành tích bơi của một cự ly. Tần số và bước bơi là hai yếu tố chủ yếu cấu thành nên thành tích bơi. Những chỉ số này có thể quan sát và chúng thể hiện những năng lực khác nhau của khả năng phát huy các tố chất vận động. 6 1.2. TẦN SỐ VÀ BƯỚC BƠI, NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN THÀNH TÍCH Cũng như các môn thể thao có chu kỳ khác, thành tích bơi trên một cự ly phụ thuộc chủ yếu vào tần số và bước bơi. Trong thi đấu giữa những đối thủ cùng trình độ thì sự thắng thua có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Nghiên cứu về hoạt động thi đấu của VĐV bơi lội trình độ thế giới Epghªnhi Lifxki (1988) đã cho thấy bất cứ cự ly thi đấu nào cũng có thể chia ra thành các đoạn nhỏ để nghiên cứu phân tích thành các giai đoạn như sau: Xuất phát, bơi giữa cự ly, trước quay vòng và sau quay vòng, về đích. Đối với VĐV trình độ cao, thành tích ổn định trong các cuộc thi đấu với những đối thủ đồng đều về trình độ thì sự thắng thua có thể chỉ do việc thực hiện tốt hay không tốt một đoạn nào đó của cự ly. Vấn đề chúng tôi muốn đề cập không phải là sự thắng thua trong thi đấu mà là trình độ hay thành tích trên một cự ly của VĐV trước hết và chủ yếu là do cái gì? Mặc dù thật dễ hiểu và nhận biết là thành tích bơi trên một cự ly là tích của tần số và bước bơi, song mối quan hệ giữa chúng như thế nào để tạo nên thành tích khác nhau. Thành tích càng cao thì đòi hỏi tần số và bước bơi càng cao, nhưng thực tế có sự khác biệt về tỷ lệ tần số và bươc bơi ở cùng một trình độ. Ngay cả ở những VĐV cấp cao để đạt cùng một thành tích, nhưng mỗi VĐV lại có những đặc điểm riêng về mối quan hệ giữa tần số và bước bơi. Đối với VĐV mới tập bơi hay trình độ thấp thì sự khác biệt không nhiều. Ngay cùng một VĐV, trên cùng một giai đoạn HL mặc dù không có sự cải thiện về kỹ thuật, trình độ thể lực nhưng chỉ cần thay đổi về mối quan hệ giữa tần số và bước bơi thì thành tích sẽ thay đổi. Vậy giữa tần số và bước bơi yếu tố nào quan trọng hơn hay quyết định hơn đối với thành tích? Thật khó có thể nói rằng cái nào quan trọng hơn cái nào, và có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập vấn đề này. Vấn đề đặt ra là: cái gì ảnh hưởng đến tần số và bước bơi của VĐV? Và ngược lại tần số và bước bơi biểu hiện cái gì? Khi nói đến tần số động tác tức là chúng ta nói đến khả năng của sức nhanh, tần số là đặc tính của sức nhanh, còn bước bơi, 7 khoảng cách mà cơ thể tiến về phía trước sau mỗi chu kỳ là do đâu? Mọi người đều biết để tiến về phía trước khi bơi là do các hoạt động của tay và chân là chính. Muốn bơi được phải có các hoạt động dùng sức. Mỗi kiểu bơi lại có cách dùng sức khác nhau để tạo lực tiến. Cơ sở của việc phát huy sức mạnh chính là kỹ thuật bơi, kỹ thuật bơi càng tốt, càng hoàn thiện thì sức lực mà con người bỏ ra càng cao, càng hiệu quả hay nói cách khác kỹ thuật hoàn thiện thì khả năng phát huy và hiệu quả phát huy lực càng cao. Nhưng đó chỉ là ở một chu kỳ còn để hoàn thiện ở cự ly 50m thì phải bơi ít nhất 20 chu kỳ trở lên, những cự ly dài hơn thì phải sử dụng hàng trăm chu kỳ, vậy điều gì làm cho bước bơi thay đổi trong phạm vi là thời gian bơi của VĐV.Khi đề cập đến những vấn đề trên, chúng tôi thấy tần số và bước bơi có liên quan đến nhiều yếu tố như: Kỹ thuât bơi, chiến thuật và trình độ thể lực chuyên môn. Nếu xét riêng tần số hoặc bước bơi thì chúng có mối quan hệ chặt chẽ vơi nhau. Nhưng cả tần số và bước bơi đều phụ thuộc vào kỹ thuật, chiến thuật, các đặc điểm cá nhân về giải phẫu sinh lý và điều không thể thiếu đó là yếu tố thể lực. Chúng ta hãy xem xét từng vấn đề, những ảnh hưởng của nó đến tần số bơi. 1.1.1. Kỹ thuật bơi: Đối với cùng một VĐV khi kỹ thuật bơi hoàn thiện ngày một tốt hơn thì hiệu quả của các hoạt động dùng sức sẽ tốt hơn. Hiệu quả của các hoạt động dùng sức biểu hiện trước hết ở bước bơi. Cùng một người với những năng lực vận động chung đã có sẵn, kỹ thuật bơi đúng hơn sẽ cho một hiệu quả phát huy các năng lực vận động tốt hơn. Tính hiệu quả thể hiện ở khả năng phát huy cao hay thấp của các năng lực vận động, tính tiết kiệm của từng động tác và thành tích trên một cự ly. Kỹ thuật bơi của một kiểu bơi bất kỳ đều nhằm mục đích là giảm lực cản nhiều nhất và tăng lực tiến. Lực cản khi bơi lại có tỷ lệ bình phương với tốc độ bơi nên giảm lực cản có vẻ lệ thuộc chủ yếu đến chiến thuật (khả năng phân phối tốc độ trên đoạn bơi khác nhau). Tuy vậy, kỹ thuật bơi ngoài việc giảm lực cản còn phải dùng sức ra sao để tăng lực tiến một cách tiết kiệm nhất. Khi đề cập đến lực đẩy 8 và lực cản trong bơi các tác giả Mỹ đã nêu ra: hiệu xuất được ra tăng do năng lực của VĐV sản sinh ra lực đẩy và giảm lực cản của nước trong chuyển động về trước của họ. Kỹ thuật bơi thể thao trước hết do luật thi đấu quy định, căn cứ vào luật bơi, kỹ thuật bơi phải hướng tới mục đích tạo công xuất cao nhất trong điều kiện luật cho phép. Mỗi kiểu bơi, mỗi cự ly thi đấu lại có những kỹ thuật bơi riêng biệt, ngay cùng một VĐV với cùng một kỹ thuật của một kiểu bơi nào đó nhưng ở những cự ly khác nhau thì kỹ thuật đó có sự thay đổi. Theo E.LIFXKI kỹ thuật bơi của một VĐV, cùng một kiểu bơi và trên một cự ly thi đấu không phải luôn hoàn toàn cố định kỹ thuật hoàn toàn hợp lý chỉ tồn tại trên một đoạn của cự ly. Nhìn bề ngoài kỹ thuật bơi của VĐV trên một cự ly không có sự thay đổi, nhưng thực tế là có sự thay đổi nhưng không nhiều. Sự thay đổi tốc độ bơi trên một cự ly dẫn đến sự thay đổi về tần số và bước bơi (hoặc ngược lại sự thay đổi về tần số và bước bơi sẽ làm thay đổi tốc độ) và như vậy kỹ thuật tốt nhất, hợp lý nhất không thể còn giữ nguyên. Mục đích của kỹ thuật là hướng tới việc giảm lực cản của nước và tăng lực đẩy, gắn với mục đích đó là tính hiệu quả của việc dùng sức. Hiệu quả của các động tác dùng sức chủ yếu (quạt tay, đập chân) phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Phương hướng dùng sức, góc độ khớp ban đầu, độ dài ban đầu của các cơ vận động, biên độ động tác, tốc độ dùng sức Khác với việc đánh giá các động tác ở trên cạn, đánh giá các hoạt động của các bộ phận của cơ thể tạo hiệu lực đưa cơ thể về trước hết sức phức tạp. Riêng động tác quạt tay khi bơi với chỉ riêng bàn tay các tư thế ở các giai đoạn khác nhau, tốc độ di chuyển của nó, quỹ đạo di chuyển đều là những biểu hiện của sự khác nhau của cùng một kỹ thuật bơi. Trong phần nói về lực cản và lực đẩy của tác giả Mỹ trong cuốn bơi lội đã chỉ ra sự khác biệt rất lớn của việc tạo lực đẩy do tư thế khác nhau của bàn tay và tốc độ quạt nước. Nói như vậy có nghĩa là kỹ thuật bơi có ý nghĩa hết sức quan trọng đén độ lớn của lực đẩy. Một sự sai sót về kỹ thuật có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tốc 9 độ và thành tích bơi. Người có kỹ thuật bơi tốt ở một kiểu bơi nào đó phải là người tạo ra lực đẩy lớn nhất, giảm lực cản nhiều nhất phù hợp với đặc điểm cá nhân về trình độ thể lực và các đặc điểm giải phẫu, sinh lý, kỹ thuật bơi của VĐV nào là của người đó, không phải mọi người đều có cùng kỹ thuật. Điều này có vẻ vô lý, nhưng đó lại chính là sự thật bởi lẽ: Mặc dù mỗi kiểu bơi do luật quy định, có thể có cùng một cấu trúc kỹ thuật. Sự phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng to lớn đến kỹ thuật bơi của từng VĐV. Như vậy kỹ thuật bơi có thể quyết định đến hiệu quả của các động tác dùng sức, nó giúp cho việc phát huy các năng lực vận động của các VĐV, giúp người bơi giảm các lực cản của nước khi bơi. Rõ ràng kỹ thuật có vai trò quan trọng đến thành tích bơi ở một cự ly và có quan hệ đến tần số và bước bơi. Có thể nói tần số và bước bơi cũng là một biểu hiện của kỹ thuật bơi. Hiệu quả của những động tác dùng sức biểu hiện ở tần số và bước bơi, thành tích trên một cự ly bơi là do sự cấu thành của tần số và bước bơi là chủ yếu. Kỹ thuật chính là cơ sở quan trọng của những yếu tố tạo nên tần số và bước bơi do vậy nó quyết định tần số và bước bơi. 1.1.2. Chiến thuật: Bơi lội là môn thể thao cá nhân, chiến thuật trong thi đấu bơi lội chủ yếu là chiến thuật cá nhân (trừ các cự ly tiếp sức). Chiến thuật bơi có những đặc thù riêng khác với những môn thể thao khác. Về bản chất chiến thuật trong thi đấu bơi chính là khả năng phân phối sức trên các đoạn của cự ly là chủ yếu. Đối với những VĐV cấp cao, ở những cuộc thi đấu quan trọng, có nhiều đối thủ ngang tài ngang sức, thắng thua không chỉ là do chiến thuật trên đường bơi mà còn ngay trong những phần nhỏ như xuất phát hoặc về đích. Khi nói về chiến thuật khi thi đấu bơi khó có thể xem nhẹ một khâu chiến thuật nào, song về cơ bản chiến thuật trên đường bơi vẫn có ý nghĩa quyết định chủ yếu. Đối với VĐV có trình độ thấp thì chiến thuật chủ yếu là trên đường bơi, chiến thuật bơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đối thủ,về mục đích cuộc thi, trình độ Trong thực tế Việt Nam những năm 10 [...]... 3.5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm nâng cao tần số bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu bơi: (n= 16) TT 1 2 3 Kết quả Số phiếu Bài tập Bài tập bơi 4x 25m V= 90% max với dụng tán thành cụ TSM – 06 Bài tập bơi 6 – 8 lần x 15m tốc độ tối đa với dụng cụ TSM- 06 Bài tập bơi 4- 6 lần x 25m tốc độ tối đa với Tỉ lệ % 13 81.25 14 87.50 15 93.75 31 dụng cụ TSM- 06 4 5 6 7 8 Bài tập bơi biến tốc 50m (25m... đã lựa chọn được 8 bài tập phát triển tần số đó là các bài tập: 1 - Bài tập bơi 4 x 25m V= 90% max với dụng cụ TSM - 06 2 - Bài tập bơi 6 - 8 lần x 15m tốc độ tối đa với dụng cụ TSM - 06 3 - Bài tập bơi 4 - 6 lần x 25m tốc độ tối đa với dụng cụ TSM - 06 4 - Bài tập bơi biến tốc 50m (25m nhanh, 25m chậm ) với dụng cụ TSM - 06 5 - Bài tập bơi 4 lần x 50m tốc độ gần tối đa với dụng cụ TSM - 06 6 - Bài. .. đích nâng cao tần số bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu đều có số phiếu tán thành cao trên 75% Do vậy đề tài lựa chọn cả 8 bài tập như đã trình bày ở trên để đưa vào thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các bài tập này đối với việc phát triển tần số bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu Các bài tập được chúng tôi lựa chọn để đưa vào thực nghiệm: 1 - Bài tập bơi 4x 25m V= 90% max với dụng cụ TSM – 06 2 - Bài. .. tốc 100m (25m chậm, 75m nhanh ) với dụng cụ TSM- 06 8 - Bài tập bơi biến tốc 150m ( 75m nhanh, 50m chậm, 25m nhanh ) với dụng cụ TSM- 06 32 Bước 5: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập với dụng cụ TSM - 06 nâng cao tần số bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu bơi Để đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển tần số qua đó góp phần nâng cao thành tích bơi đề tài đã tiến hành thực nghiệm sư... nữ sinh viên chuyên sâu bơi Để lựa chọn bài tập nâng cao tần số cho nữ sinh viên chuyên sâu bơi đề tài tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu về tính năng tác dụng của dụng cụ TSM- 06 Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu sáng chế dụng cụ tập luyện sức mạnh dưới nước TSM- 06 nhằm phát triển sức mạnh chuyên môn và thành tích bơi cự ly ngắn cho sinh viên chuyên sâu trường Đại học TDTT... Bài tập bơi 6 - 8 lần x 15m tốc độ tối đa với dụng cụ TSM- 06 3 - Bài tập bơi 4 - 6 lần x 25m tốc độ tối đa với dụng cụ TSM- 06 4 - Bài tập bơi biến tốc 50m (25m nhanh, 25m chậm ) với dụng cụ TSM- 06 5- Bài tập bơi 4 lần x 50m tốc độ gần tối đa với dụng cụ TSM- 06 6 - Bài tập bơi biến tốc 100m (50m nhanh, 50m chậm ) với dụng cụ TSM- 06 7 - Bài tập bơi biến tốc 100m (25m chậm, 75m nhanh ) với dụng. .. dụng cụ TSM - 06 Các bài tập được các giáo viên, huấn luyện viên sử dụng trên cạn và dưới nước khá đa dạng Tuy nhiên với dụng cụ TSM - 06 thì các bài tập chưa được phân loại theo các hướng tác động và cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ - Thực trạng tần số bơi của nữ sinh viên chuyên sâu còn thấp, các bài tập mang tính chuyên biệt cho đối tượng này chưa có - Với việc nghiên cứu ứng dụng dụng cụ TSM - 06. .. cụ TSM- 06 Bài tập bơi 4 lần x 50m tốc độ gần tối đa với dụng cụ TSM- 06 Bài tập bơi biến tốc 100m (50m nhanh, 50m chậm ) với dụng cụ TSM- 06 Bài tập bơi biến tốc 100m (25m chậm, 75m nhanh ) với dụng cụ TSM- 06 Bài tập bơi biến tốc 150m ( 75m nhanh, 50m chậm, 25m nhanh ) với dụng cụ 15 93.75 14 87.50 16 100 12 75.00 13 81.25 TSM- 06 Kết quả bảng 3.5 cho thấy các bài tập mà chúng tôi lựa chọn với. .. so với tần số trung bình của các nữ VĐV cấp I và kiện tướng mà các tài liệu công bố là 62-65 l/phút thì còn rất thấp Điều này cũng là bình thường khi thành tích bơi của nữ sinh viên mới chỉ ở trình độ tương 23 đương cấp III đến cấp II Tuy nhiên muốn tăng thành tích bơi thì phải tăng tần số và bước bơi 3.2 Lựa chọn và ứng dụng bài tập với dụng cụ TSM – 06 để nâng cao tần số cho nữ sinh viên chuyên sâu. .. tập Bước 2: Xây dựng căn cứ lựa chọn bài tập Qua tham khảo tài liệu chuyên môn, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý, thực tiễn trình độ đối tượng sinh viên chuyên sâu Đề tài xây dựng những căn cứ để lựa chọn bài tập như sau: + Dựa trên các nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện + Các bài tập phải phù hợp với trình độ đối tượng thực nghiệm + Các bài tập phải phù hợp với tính năng tác dụng của dụng cụ TSM- 06 . Lựa chọn bài tập và ứng dụng với dụng cụ TSM- 06 nhằm nâng cao tần số bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu. * Đối tượng nghiên cứu - Bài tập với dụng cụ TSM – 06 nhằm nâng cao tần số cho nữ sinh viên. tôi nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu lựa chọn bài tập với dụng cụ TSM- 06 nâng cao tần số bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu bơi ” * Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn. được những bài tập phát triển tần số có hiệu quả với dụng cụ TSM- 06 nhằm nâng cao tần số từ đó góp phần nâng cao thành tích bơi cho nữ sinh viên chuyên sâu. * Mục tiêu nghiên cứu Để thực

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w