Giáo án bòi dưỡng toán 8 hay

64 697 0
Giáo án bòi dưỡng toán 8 hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn:8/9/2013 Ngày dạy: 13/9/2013- Lớp dạy: 8A Ngày dạy: 14/9/2013- Lớp dạy: 8B ÔN TẬP : 1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ 2. Văn bản: Tôi đi học RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, văn bản đã học: “ Tôi đi học” + Củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng cảm nhận, viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: GV kiếm tra vở ghi bài của HS 2. Nội dung ôn tập: A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D B A D A C C D D C D Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án A C B C B B D C A D B.TIẾNG VIÊT: Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: GVHDHS khái quát KT về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: - Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. - Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác GVHDHS làm bài tập vận dụng: *Bài tập1 : Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào? * Lúa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám - Có nghĩa hẹp đối với các từ :lương thực, thực vật, * Hoa - Có nghĩa rộng đối với các từ : hoa hồng, hoa lan, 1 - Có nghĩa hẹp đối với các từ : thực vật, cây cảnh, cây cối, * Bà - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại, - Có nghĩa hẹp đối với các từ : người già, phụ nữ, người ruột thịt, *Bài tập2 : Tìm các từ ngữ có nghĩa rộng hơn và sắp xếp theo cấp độ mở rộng dần đối với các từ ngữ sau đây: a. Áo lót b. Bàn trà. c. Ăn. đ. Đi a. áo lót-> áo-> y phục ( quần áo) -> đồ vật -> Sự vật. b. Bàn trà -> bàn -> c. Ăn -> ăn uống -> sinh hoạt d. Đi -> dời chỗ -> C. VĂN BẢN: “ TÔI ĐI HỌC”- Thanh Tịnh. 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: a. Tác giả. - Thanh Tịnh sinh năm 1911, mất năm 1988. Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực : Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn. - Sáng tác của Thanh Tịnh: Vẻ đẹp đằm thắm,tình cảm êm dịu, trong trẻo. b. Tác phẩm: - Tôi đi học in trong tập truyện ngắn “Quê mẹ”(1941), thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường. 2.Nội dung : a.Dòng cảm xúc của nhân vật “ Tôi”: * Trên đường tới trường: - Khung cảnh thiên nhiên màu thu : Buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh - Chú bé cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài - Lòng chú tưng bừng, rộn rã khi được mẹ âu yếm nắm tay dắt di trên con đường dài và hẹp - Cậu bé cảm thấy mình xúc động, bỡ ngỡ, lạ lùng ; “ Cảnh vật, con đường…” - Chú suy nghĩ về sự thay đổi : “Vì chính lòng tôi…” - Chú bâng khuâng thấy mình đã lớn: “ Không còn muốn đi,,”,Muốn thử sức mình: “ Đề nghị mẹ…” *Tâm trạng của cậu bé khi đứng trước sân trường - Ngạc nhiên, bỡ ngỡ, vì sân trường hôm nay thật khác lạ, đông vui quá … - Nhớ lại trước đâythấy ngôi trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại thấy ngôi trường vừa xinh xắn, oai nghiêm đĩnh đạc hơn . - Chú lo sợ vẩn vơ, sợ hãi khép nép bên người thân - Chú cảm thấy trơ trọi, lúng túng, vụng về khi nghe tiếng trống trường - Khi nghe ông đốc gọi tên, chú bé giật mình, lúng túng , tim như ngừng đập oà khócnức nở. *Tâm trạng của cậu bé khi dự buổi học đầu tiên. 2 - Khi vào lớp học, cảm xúc bâng khuâng, hồi hộp dâng lên man mác trong lòng cậu . Cậu cảm thấy một mùi hương lạ bay lên. Thấy gì trong lớp cũng lạ lạ hay hay rồi nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là của mình. b. Hình ảnh người mẹ: (8A) - Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ đã in đậm trong những kỷ niệm mơn man của tuổi thơ khiến cậu bé nhớ mãi. - Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật tôi trong buổi tựu trường; +Trên đường tới trường: Chú được mẹ âu yếm + Khi thấy các bạn mang sách vở, tôi thèm thuồng muồn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, cặp mắt âu yếm, giọn nói dịu dàng “thôi để mẹ cầm cho ” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. + Khi con nức nở khóc: Bàn tay mẹ dịu dàng đẩy con tới trước, nhẹ nhàng xoa mái tóc con  Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc động viên khích lệ  Hình ảnh người mẹ trở thành kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ không thể phai mờ. 3. Nghệ thuật: - Giọng điệu trữ tình trong sáng, lời văn đậm chất thơ. - Sự miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng nhan vật ‘’Tôi’ - Sự kết hợp đan xen các phương thức: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo D. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG: * Đề bài: Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất về ngày đầu tiên đi học. 1. Tìm hiểu đề: ( HS thực hiện) - Kiểu bài: Tự sự - ND: Kỉ niệm sâu sắc nhất về ngày đầu tiên đi học. - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng ( Tôi- em) - Thứ tự kể: ( Thời gian- không gian- sự việc- diễn biên tâm trạng) 2. Lập dàn bài: - HS lập dàn bài. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. - GV khái quát dàn bài chung A. Mở bài: - Cảm nhận chung: Trong đời học sinh, ngày đầu tiên đi học bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất. - Cách khác: Thời gian, không gian gợi nhớ về kỉ niệm… b. Thân bài. * Đêm trước ngày khai trường. - Em và mẹ có sự chuẩn bị ntn? Mọi người quan tâm ra sao ? Tâm trạng em…? + Em chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo mới + Tâm trạng nôn nao, háo hức lạ thường * Trên đường đến trường. - Thời gian , không khí , cảnh vật thiên nhiên: ( bầu trời, mặt đất, con đường, cây cối, chim muông qua cảm nhận của em); 3 - Em tung tăng đi bên cạnh mẹ , tâm trạng em ( Hồi hộp, lo lắng ), nhìn thấy cái gì cũng thấy đẹp đẽ, đáng yêu * Cảm xúc về hình ảnh ngôi trường: + Hình ảnh ngôi trường : ( thật đồ sộ), không khí ,mọi người +Tâm trạng em : (mình quá nhỏ bé, ngại ngùng trước chỗ đông người, được mẹ động viên nên mạnh dạn hơn đôi chút) * Kỉ niệm khiến em nhớ mài: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm. c. Kết bài. - Cảm xúc của em: Cảm thấy mình đã lớn. Tự nhủ phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng. - Hoặc: Suy nghĩ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học 3. Luyện viết: - GVHDHS luyện viết các đoạn theo bố cục: a. Đoạn mở bài. b. Các đoạn thân bài. c. Đoạn kết bài - HS luyện viết đoạn: - HS trình bày - HS nhận xét ( ND, diễn đạt). - GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). - GV đọc đoạn văn mẫu: * Đoạn mở bài: - Đã bao năm đi học, tôi giờ đã là học sinh cấp hai, trường Trong quãng thời gian đi học ấy có biết bao kỉ niệm vui buồn, kỉ niệm nào cũng ghi lại trong tôi những dấu ấn sâu đậm. Nhưng sâu đậm và đáng nhớ nhất chính là kỉ niệm ngày - Cứ mỗi lần vào cuối thu, khi trời bắt đầu chuyển mùa, những cơn gió thu mát rượi thay thế cho những trận nắng hè oi ả, khi ngoài vườn thơm ngát hương ổi chín, hương cốm nồng nàn mời gọi , và cảnh vật được tô điểm bởi màu vằng của quả thị chín lúc lỉu trên cành cũng là lúc tiếng trống trường rộn vang thúc giục, báo hiệu một năm học mới đã đến lòng tôi lại tưng bừng rộn rã với những kỉ niệm ngày đầu đi học cứ tự nhiên ùa về, xôn xao biết bao cảm xúc vừa lạ, vừa quen. IV. Hướng dẫn học bài: - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên - Viết bài cho đề bài: Cảm nhận về dòng cảm xúc của nhân vật “ Tôi” qua văn bản “ Tôi đi học”. ( 8A) Kí duyệt CM 4 Ngày soạn:12/9/2013 Ngày dạy: 20/9/2013- Lớp dạy: 8A Ngày dạy: 21/9/2013- Lớp dạy: 8B ÔN TẬP : 1. Trường từ vựng 2. Văn bản: Trong lòng mẹ RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về trường từ vựng; văn bản đã học: “Trong lòng mẹ “. + Củng cố kiến thức về cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. - Kĩ năng ; Rèn kĩ năng cảm nhận, viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: Ôn tập III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà 3. Nội dung ôn tập: A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A D D B A C D D B C A Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án D C A C A B C A C A C D B.TIẾNG VIÊT: Trường từ vựng. GVHDHS khái quát KT về trường từ vựng. - TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. GVHDHS làm bài tập vận dụng: Bài tập 1: Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? - Nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm, * Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ: - Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy, 5 - Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi, - Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: + Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt, +Hoạt động của đầu: húc, đội, + Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm, - Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển, - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom, Bài tập 2: Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau: Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. - Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con. - Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn. - Trường từ vựng hoạt động cua mỗi người: Hé mở, chúm, mút. Bài tập 3: Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng. ( Lớp 8A) - Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi - Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận - Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ - Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ - Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó C. VĂN BẢN: “Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng. 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: a. Tác giả. - Nguyên Hông tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng,sinh ở thành phố Nam Định, nhưng sống - Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy xã hội, với một lòng yêu thương đồng cảm vì vậy ông được coi là nhà văn của những con người cùng khổ . - Trong thế giới nhân vật của ông xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị , những cô bé, cậu bé khốn khổ nhưng nhân hậu . Ông viết về họ bằng cả trái tim yêu thương và thắm thiết của mình. Ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. - Văn xuôi của ông giàu chát trữ tình, nhiều khi dạt dào cảm xúc và hết mực chân thành . Ông thành công hơn cả ở thể loại tiểu thuyết. - Tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu, bỉ vỏ. b. Tác phẩm: - Những ngày thơ ấu là tập hồi ký tự truyện gồm 9 chương, đăng báo 1938, in lần đầu 1940 - Đoạn trích thuộc chương 4 của tác phẩm. * Nội dung đoạn trích : Cảnh ngộ đáng thương, nỗi cô dơn, niềm khát khao tình mẹ, tình yêu thương cháy bỏng và những cảm nhận mãnh liệt về tình mẫu tử. 6 * Nghệ thuật đoạn trích - Những ngày thơ ấu là cuốn tiểu thuyết tự truyện thuộc thể hồi ký có sự kết hợp hài hoà giữa sự kiện và bầy tỏ cảm xúc, là tác phểm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng tha thiết, giầu chất trữ tình và thấm đẫm cảm xúc * Các sự việc chính trong đoạn trích: - Bà cô gọi Hồng đến bên để nói xấu mẹ Hồng với mục đích chia cắt tình mẫu tử của hai mẹ con. - Bé Hồng đau đớn khi thấy mẹ bị coi thường, sỉ nhục; Hồng thương mẹ, căm ghét hủ tục XHPK. - Ngày giỗ đầu của cha, mẹ Hồng trở về, Hồng vô cùng sung sướng và hạnh phúc trong tình mẫu tử. D. BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG: * Đề bài : Người thân sống mãi trong lòng em. 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Tự sư. - ND: Người thân sống mãi trong lòng . - Ngôi kể: Ngôi 1- xưng ( Tôi- em) - Thứ tự kể: ( Thời gian- không gian- sự việc- diễn biên tâm trạng) 2. Lập dàn bài: HS lập dàn bài. - HS trình bày dàn ý - HS nhận xét. GV khái quát dàn bài chung a. Mở bài: Nhiều cách: - Giới thiệu chung:Người được kể là ai, quan hệ với em ntn,( Thân, gắn bó ) - Khơi nguồn gợi nhớ về người thân đó. b.Thân bài: * Hình ảnh người thân trong cảm nhận: (Kể, tả chi tiết đặc sắc, gây ấn tượng). - Ngoại hình: chú ý các chi tiết: Tuổi tác, thân hình,khuôn mặt, mái tóc, giọng nói nhấn mạnh nét đặc biệt gây ấn tượng nhất - Tính nết: Hiền lành, nhân hậu, giàu tình thương yêu - Kể lại t/ c của người thân với mình: Lúc nhỏ - Khi lớn lên - hiện tại. - Hoặc: Kể lại kỉ niệm sâu sắc nhất của người thân với mình trong : : ( kỉ niệm nào,mở đầu, diễn biến, kết thúc, lời nói, hành động nào của người thân khiến mình nhớ nhất lời nói, hành động đó có ý nghĩa ntn với bản thân ) * Suy nghĩ về vai trò của người thân với mình ( Hiện tại, trưởng thành ) c. Kết bài: - Khẳng định tình cảm. - Lời hứa, bài họcđạo lí 3. Luyện viết:  GVHDHS luyện viết các đoạn theo bố cục: a. Đoạn mở bài. 7 b. Đoạn kết bài  HS luyện viết đoạn - HS trình bày - HS nhận xét ( ND, diễn đạt). - GV khái quát chung ( ưu, nhược điểm). - GV đọc đoạn văn mẫu: IV. Hướng dẫn học bài: - Viết bài hoàn chỉnh cho đề bài trên. ( 8CB) - Lập dàn ý chi tiết cho đề bài: Nguyên Hồng xứng đáng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Trong lòng mẹ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ( 8C) ================================================================== Kí duyệt CM Ngày soạn:20/9/2013 Ngày dạy: 27/9/2013- Lớp dạy: 8A Ngày dạy: 28/9/2013- Lớp dạy: 8B ÔN TẬP : Văn bản: Tức nước vỡ bờ RÈN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN. I.Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Giúp HS ôn tập các kiến thức cơ bản về văn bản đã học: “Tức nước vỡ bờ” - Kĩ năng : - HS biết vận dụng các kiến thức vào xây dựng các đoạn văn bằng các kiểu trình bày đoạn văn khác nhau. - Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn bản tự sự . II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Các dạng bài tập 2.Trò: - HS làm bài tập theo sự phân công III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập về nhà 3. Nội dung ôn tập: A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: ( Lớp 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp. - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời đáp án - có thể giải thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án 8 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A D D B A C D D B C A Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án D C A C A B C A C A C D B. VĂN BẢN: Tức nước vỡ bờ: ( Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: Tác giả: Ngô Tất Tố(1893-1954), quê huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có gia trị; một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng. Ngô tất Tố được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật( 1996). - Tác phẩm chính: Tiểu thuyết Tắt đèn(1939), Lều chõng(1940); phóng sự Việc làng(1940) - Tác phẩm Tắt đèn( đăng báo năm 1937, in thành sách đầu tiên năm 1939) là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945. - Tác phẩm Tắt đèn là một bức tranh chân thực về cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề; là một bản án đanh thép đối với xã hội thực dân phong kiến đầy dẫy cái ác cái xấu. Gía trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm là đã khẳng định, ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân.Đặc sắc nghệ thuật của Tắt đèn là xây dựng được nhiều tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. - “Tức nước vỡ bờ ”là đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn, kể lại việc chị Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. * Các sự việc chính trong đoạn trích: (HS tãm t¾t) - Vì phải nộp suât sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái, anh Dậu bị trói, đánh, trả về nhà trong tình trạng ngất xỉu, rũ rượi như cái xác chết. - Anh Dậu đang run rẩy chưa kịp húp một ít cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến quát tháo om sòm. Chúng bịch vào ngực và tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. - Chị Dậu biết thân phận mình thấp cổ bé họng nên nhẫn nhịn van xin nhưng cai lệ không nghe gầm lên, nhảy thốc vào trói anh Dậu. - Chị Dậu nghiên hai hàm răng thách thức, rồi xông vào đánh ngã nhào tên cai lệ và người nhà lí trưởng. - Cuộc chiến đấu không cân sức giữa một bên là người đàn bà chân yếu tay mềm bị áp bức đến cùng cực; với một bên là hai tên đàn ông đại diện cho cường quyền bạo lực. Kết thúc phần thắng lại nghiêng về phần chị Dậu , điều đó khẳng định tính đúng đắn của quy luật tức nước vỡ bờ. C. XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN. * Đoạn văn: -Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dũng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - Gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng chung của văn bản. 9 - Cá biệt đoạn văn chỉ có một câu nhưng phải đảm bảo tính chủ đề của đoạn văn.( vd: “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê minh.” Hoặc “ Lượm ơi, con khong?”) *Câu chủ đề: là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính C-V, có nhiệm vụ giới thiệu đối tượng, chủ đề được đề cập, thảo luận trong đoạn. - Câu chủ đề có vai trũ quan trọng trong đoạn văn. Cau chủ đề cần đạt là câu có tính khái quat, súc tích, chỉ nêu ý chính của đoạn văn, không nên đưa ra nhiều chi tiết, cụ thể sẽ trùng lặp với câu triển khai sau đó. * Cách trình bày nội dung đoạn văn: + Trình bày nội dung theo cách diễn dịch: - Từ khái quát đến cụ thể - Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn +Trình bày nội dung theo cách quy nạp: - Từ ý cụ thể đến khái quát - Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn. - Trước câu chủ đề có thể dùng những từ ngữ chuyển tiếp có ý nghĩa tổng kết, khái quát( tóm lại, có thể nói rằng, như vậy…) * Lưu ý: - Trình bày nội dung đoạn văn theo cách Tổng-Phân -Hợp. Ngoai câu chủ đề đặt ở đầu đoạn văn còn có câu kết đoạn mang nội dung khái quát, tổng kết và nhấn mạnh chủ đề đoạn văn. - Triển khai theo diễn dịch hoặc quy nạp vẫn có thể kết hợp với song hành. Quan hệ song hành nằm ngay ở các câu triển khai ý. Câu khai triển có quan hệ độc lập, bình đẳng với nhau về ý nghĩa nhưng tạp trung làm rõ chủ đề. D.BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG: Bài tập 1: 1. Đoạn văn sau sắp xếp lộn xộn: Phải bán con, chị Dâu như đứt từng khúc ruột. Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái viẹc đau lòng ấy. Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. Thậm chí chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu. Chị Dậu là hình ảnh của người phụ nữ thương chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí. a. Xác định câu chủ đề. b. Sắp xếp lại thứ tự các câu văn sao cho hợp lí, sau đó nhận xét với cách viết trước Bài tập 2: - Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. - Triển khai thành hai đoạn văn diễn dịch và quy nạp 1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Cảm nhận. - ND: cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. - Hình thức: đoạn văn 2. Lập dàn bài: 10 [...]... Cha bi tp v nh ( 2 HS) 3 Ni dung ụn tp: A.Bi tp trc nghiờm: ( Lp 8b) - GV yêu cầu HS làm các bài tập trắc nghiệm trong sách Bài tập trắc nghiệm ra giấy nháp - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời các đáp án - giải thích lí do lựa chọn phơng án đó * Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 13 B 2 D 14 C 3 A 15 D 4 C 16 D 5 A 17 A 6 D 18 C 7 B 19 A 8 A 20 B 9 A 21 10 B 22 C 11 C 23 12 A 24 B Vn bn: Chic lỏ cui... - Cha bi tp v nh ( 2 HS) 3 Ni dung ụn tp: A.Bi tp trc nghim:: ( Lp 8b) - GV yờu cu HS lm cỏc bi tp trc nghim trong sỏch Bi tp trc nghim ra giy nhỏp - GV yờu cu HS ng ti ch tr li ỏp ỏn - cú th gii thớch lớ do la chn phng ỏn ú * Đáp án Câu Đáp án 1 B 2 D 3 C 4 A 5 D 6 B 7 D 8 D 9 A 10 C 11 A 12 D 16 Câu Đáp án 13 1.C 14 D 15 B 16 C 17 18 19 20 21 22 23 24 B Túm tt vn bn t s.(Ni dung kin thc cn nm): 1... tra bi c: - Cha bi tp v nh 3 Ni dung ụn tp: A.Bi tp trc nghim:: ( Lp 8b) - GV yờu cu HS lm cỏc bi tp trc nghim trong sỏch Bi tp trc nghim ra giy nhỏp - GV yờu cu HS ng ti ch tr li ỏp ỏn - cú th gii thớch lớ do la chn phng ỏn ú * ỏp ỏn; 12 Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 2 D 3 A 4 C 5 C 6 C 7 D 8 D 9 B 10 A 11 B 13 A 14 D 15 D 16 D 17 A 18 C 19 B 20 C 21 A 22 C 12 D 23 D B.T tng hỡnh, tng thanh: Bi tp 1:Tỡm... tình huống xảy ra câu chuyện đáng nhớ - Thời gian, không gian, địa điểm - Diễn biến câu chuyện 11 - Kết thúc câu chuyện - Nhận xét và đánh giá của ngời kể chuyện và những ngời xung quanh 3 Kết bài - Suy nghĩ của bản thân - Bài học Gv c on vn mu: a on m bi: Thi gian trụi qua tht nhanh, mi ngy no cũn l HS lp 1, th m hụm nay tụi ó tr thnh HS lp 8 Tui th trụi qua lỳc no khụng hay bit mt ngy bng git mỡnh... li cnh gp thy- cụ c: Chỳ ý nột thay i khụng thay i; cuc hi ng - k nim xa 32 c Kt bi: - cnh chia tay - n tng sõu sc nht li 3.Luyn vit: GV yờu cu HS vit on vn theo b cc: a on m bi b cỏc on thõn bi c on kt bi - HS vit on vn HS trỡnh by - nhn xột ( ND, din t) GV khỏi quỏt chung ( u, nhc im) III Hng dn hc -lm bi: - Vit bi hon chnh cho bi 2( 8c) - Lp dn ý cho bi 2( 8b ==================================================================... HS) 3 Ni dung ụn tp: A.Bi tp trc nghim ( 8b) - GV yờu cu HS lm cỏc bi tp trc nghim trong sỏch Bi tp trc nghim ra giy nhỏp - GV yờu cu HS ng ti ch tr li cỏc ỏp ỏn cú th c gii thớch lớ do la chn phng ỏn ú * ỏp ỏn Cõu ỏp ỏn Cõu ỏp ỏn 1 C 11 B 2 B 12 D 3 A 13 B 4 B 14 B 5 B 15 D 6 D 16 B 7 B 17 D 8 D 18 B 9 C 19 A 10 A 20 D 33 Cõu ỏp ỏn 21 B 22 C 23 D 24 25 26 27 28 29 30 B Phn ting vit: cõu ghộp GVHDHS... nh ( 2 HS) 3 Ni dung ụn tp: A.BI TP TRC NGHIM ( 8b) - GV yờu cu HS lm cỏc bi tp trc nghim trong sỏch Bi tp trc nghim ra giy nhỏp - GV yờu cu HS ng ti ch tr li cỏc ỏp ỏn cú th c gii thớch lớ do la chn phng ỏn ú * ỏp ỏn Cõu 1 2 3 4 5 6 7 ỏp ỏn D B D B A B C Cõu 13 14 15 16 17 18 19 ỏp ỏn C D B D A C D B TR T, THN T GV HDHS nhc li khỏi nim v tr t, thỏn t 8 D 20 A 9 C 21 B 10 A 22 D 11 D 23 D 12 A 24 C... sang trang mi vi bao iu tuyt vi ang ch i tụi th gii ca s trng thnh Tụi thy mỡnh quan trng hn trong mt mi ngi v trong chớnh bn thõn mỡnh IV Hng dn hc bi: - Lp dn ý chi tit cho bi 3 ( 8B) - Vit bi hon chnh cho bi 3 ( 8C) ================================================================== Ngy son: Ngy dy : ễN TP : Vn bn: Lóo Hc - T tng hỡnh, tng thanh RẩN K NNG LIấN KT ON VN TRONG VN BN I.Mc tiờu cn... hc: 1.n nh t chc: 2 Kim tra bi c: - Cha bi tp v nh ( 2 HS) 3 Ni dung ụn tp: Bi tp 1: ( lp 8b) Lp bng so sỏnh nhng tng phn gia hai thy trũ ụn Ki-hụ-tờ v Xan-chụ Pan-xa HS lp bng so sỏnh - trỡnh by - nhn xột GV khỏi quỏt S vt, hin tng Xut thõn ụn Ki-hụ-tờ Quý tc nghốo, xay mờ truyn hip s Xan-chụ Pan-xa Nụng dõn 28 Hỡnh thc b ngoi Nhỡn ci xay giú Nhỡn cỏnh qut Nguyờn nhõn tht bi au n Quan nim sng Mc ớch... núi trỏnh ( lp 8b) GVHDHS cỳng c khai nim: ? Em hiu núi quỏ l gỡ? Tỏc dng ca núi quỏ? ? Em hiu núi gim, núi trỏnh l gỡ? Tỏc dng ca núi gim, núi trỏnh ? * Bi tp : ? Tỡm 1 s cõu thnh ng cú s dng núi quỏ? ? t cõu cú s dng núi quỏ? ? t cõu cú s dng núi gim, núi trỏnh ? HS thc hin BT: - 2 HS trỡnh by trờn bng - Lp thc hiờn trờn v bi tp - HS nhn xột B Bi tp rốn k nng: * Bi tp vn dng : ( lp 8b) Vit on vn . thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án 8 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A D D B A C D D B C A Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án D C A C A B C A C A C D B. VĂN BẢN: Tức. thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A D D B A C D D B C A Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án D C A C A B C A C A C D B.TIẾNG VIÊT:. thích lí do lựa chọn phương án đó. * Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D B A D A C C D D C D Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án A C B C B B D C A D B.TIẾNG VIÊT: Từ ngữ

Ngày đăng: 04/09/2015, 14:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan