1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập

63 502 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể , mà theo các chuyên gia nhận định đây là những trứng vàng của nền kinh tế.

1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể , mà theo các chuyên gia nhận định đây là những trứng vàng của nền kinh tế. Từ 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và liên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Năm 2009, trong giai đoạn kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, nguồn vốn FDI vẫn duy trì mức cao tuy thấp hơn so với đỉnh vào năm 2008, và dự báo trong năm 2010 sẽ tiếp tục tăng trở lại.Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án. Cũng như ngày càng có nhiều quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới tìm hiểu cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam. Việc tiếp nhận vốn FDI sõ tạo ra cơ hội tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao của thế giới và giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của vốn FDI, thì nguồn vốn này vẫn tiềm ẩn những rui ro nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý hợp lý và đồng bộ. Đặt biệt trong những năm gần đây tình hình các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ. Vấn đề dược đặt ra là đã có hình vi “chuyển giá “tại các doanh nghiệp FDI hiện nay. Đứng trước tình hình này Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC vào ngày 22 tháng 4 năm 2 2010 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư này thay thế Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 19 tháng 12 năm 2005. Tình hình chuyển giá đã và đang là một thực trạng đáng báo động Việt Nam hiện nay, trong khi các quốc gia phát triển đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chuyển giá các công ty đa quốc gia, thì Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong vấn đề này. Chính vì lý do này tôi quyết định chọn đề tài “Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá Việt Nam trong thời hội nhập” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hiện tượng chuyển giá Việt Nam trong thơi gian qua, khi nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, và hoạt động của các công ty đa quốc gia ngày càng sôi động. Từ đó, đề ra một số biện pháp chống chuyển nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các doanh nghiệp FDI trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn TP HCM nói riêng và cả nước nói chung và hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp này tại Việt Nam trong những năm gần đây. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp sử dụng trong đề tài là và phương pháp thống kê, liệt kê, phân tích các nguồn số liệu từ đó đưa ra nhận xét để làm rõ vấn đề. Bên cạnh đó dê tài còn sử dụng phương pháp phương so sánh trong quá trình phân tích. 4. Cấu trúc dự kiến Chương 1: Công ty đa quốc gia và hoạt động chuyển giá Chương 2: Thực trạng chuyển giá quốc tế Việt Nam trong thởi hội nhập kinh tế thế giới Chương 3: Những giải pháp chống chuyển giá Việt Nam 5. Đóng góp của đề tài Đóng góp một số giải pháp chống chuyển giá cho các cơ quan quản lý của nhà nước quản lý tốt hơn đối với các doanh nghiệp FDI, góp phần làm tăng nguồn thu 3 ngân sách Nhà nước từ việc thu thuế TNDN đối với các công ty này.Mặt khác, giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặt biệt các doanh nghiệp có tham gia trong liên doanh có cái nhìn rõ hơn về chuyển giá quốc tế cũng như những biện pháp tự bảo vệ mình trong khi hợp tác với các đối tác nước ngoài. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ. 1.1 Công ty đa quốc gia 1.1.1 Khái niệm. Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. Công ty đa quốc gia là Công ty hoạt động và có trụ sở nhiều nước khác nhau. (khác với Công ty quốc tế: chỉ là tên gọi chung chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó.) 1.1.2 Đặc điểm hoạt động các công ty đa quốc gia Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau. Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh. 5 Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất:  Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds).  Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của một số nước khác (ví dụ: Adidas).  Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft). Một số khác cho rằng đặc điểm cơ bản của các công ty đa quốc gia là bộ phận không trực tiếp làm việc với khách hàng, tiếng Anh: back-office, (ví dụ cung cấp nguyên liệu, tài chính và nguồn nhân lực) mỗi quốc gia mà nó hoạt động. Các công ty đa quốc gia đã tạo ra một phiên bản nhỏ của chính nó mỗi công ty. Xí nghiệp liên hợp toàn cầu mà một số người cho rằng sẽ là giai đoạn tiếp theo trong tiến trình phát triển của công ty đa quốc gia thì không có đặc điểm này. 1.1.3 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ. Thứ hai , đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao. Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất một quốc gia đơn nhất. Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC. 6 Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau: _Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác… _Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ… 1.1.4 Tác hại của chuyển giá. _Tác hại của thủ thuật chuyển giá không chỉ là ngân sách nhà nước bị mất đi một khoản thuế lớn, mà hàng năm chúng ta còn phải cân đối một lượng ngoại tệ không nhỏ cho việc nhập về những nguyên liệu, máy móc cao hơn giá trị thực của nó. _ Ngoài ra, nguy hiểm hơn là còn tạo ra một môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. _ Khi tình trạng thua lỗ ảo kéo dài, trong liên doanh bị kiệt sức, phải rút vốn, nhường sân cho đối tác. Thực tế cho thấy không ít DN “con” tại VN đã bị DN “mẹ” nước ngoài thôn tính theo kiểu này. 1.2 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và hoạt động chuyển giá các công ty đa quốc gia. 1.2.1 Các nghiệp vụ mua bán nội bộ. Các MNC do hoạt động trên nhiều quốc gia khác nhau và mỗi quốc gia thường có chi nhánh hay công ty con vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải phù hợp với phong tục tập quán và luật pháp kinh doanh tại quốc gia đó. Các đặc điểm kinh doanh trên dẫn đến các giao dịch nội bộ của các MNC diễn ra rất 7 đa dạng, phức tạp, khối lượng giao dịch ngày càng lớn. Vì vậy mà các cơ quan thuế riêng lẻ của từng quốc gia sẽ rất khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát. Với tính chất đặc biệt quan trọng và tính bảo mật cao của các nghiệp vụ này, các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ sẽ được bảo mật và chỉ có các nhà quản trị cấp cao trong MNC mới tiếp cận được. Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển của các MNC. Trong thực tế các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ được thực hiện theo chỉ thị của các nhà quản trị cấp cao với giá trị rất lớn nhưng giá trị này đã không được ghi nhận hoặc chỉ thể hiện một số rất nhỏ. Các chứng từ, chứng cứ kèm theo không thể hiện chính xác giá trị và bản chất của nghiệp vụ vì vậy đã gây khó khăn cho các cơ quan thuế trong việc đưa ra bằng chứng chứng minh các MNC đã thực hiện hành vi chuyển giá. Dựa vào tính chất và đặc điểm của các nghiệp vụ mua bán nội bộ phổ biến trên thị trường, ta phân chia các nghiệp vụ mua bán nội bộ thành các nhóm như sau : _ Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan nguyên vật liệu có tính đặc thù cao, hay các nguyên vật liệu mà một công ty con đặt tại một quốc gia có các lợi thế riêng làm cho giá của nguyên vật liệu ấy thấp. _Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan đến các thành phẩm, các công ty con tại các quốc gia khác nhau có thể mua thành phẩm được sản xuất tại một quốc gia (Sourcing country) và sau đó bán lại mà không cần phải đầu tư máy móc hay nhân công cho sản xuất. _Các giao dịch liên quan việc dịch chuyển một lượng lớn máy móc, thiết bị cho sản xuất mà đặc biệt hơn là điểm đến của các giao dịch này là các quốc gia đang phát triển. _Các giao dịch liên quan đến các tài sản vô hình như nhượng quyền, bản quyền, thương hiệu, nhãn hàng, các chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm. 8 _Có sự cung cấp các dịch vụ quản lý, dịch vụ tài chính hay chi phí cho các chuyên gia vào làm việc tại các nước nhận chuyển giao. _Có sự tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài lực và nhân lực. _Có các khoản đi vay và cho vay nội bộ các công ty con của MNC hay giữa công ty mẹ và các công ty con. Các chuyển giao nội bộ này diễn ra thường xuyên với giá trị lớn, vì vậy để hạn chế các tác động tiêu cực của các nghiệp vụ này cần có một nguyên tắc áp dụng chung và thống nhất trên các quốc gia.Nguyên tắc này được lập ra nhằm đảm bảo tính công bằng trong thương mại, là cơ sở cho các nghiệp vụ mua bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ giữa các quốc gia. 1.2.2 Chuyển giá: Chuyển giá (transfer pricing) là việc định giá quá cao hoặc quá thấp trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty của các công ty đa quốc gia nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận từ nước có thuế cao sang nước có thuế thấp. Như vậy, chuyển giá là một hành vi mang tính chủ quan, áp đặt giá cả mua bán lên các giao dịch nội bộ, không căn cứ trên giá cả thị trường, quy luật cung cầu giữa công ty mẹ và công ty con hay giữa các công ty con với nhau nhằm mục đích cuối cùng là tối thiểu số thuế phải nộp. 1.2.3 Phương thức trốn thuế qua chuyển giá: Thực ra, trốn thuế qua chuyển giá có thể được thực hiện một cách bài bản ngay từ giai đoạn đầu tư thông qua việc tính giá trị công nghệ, thương hiệu . (vốn vô hình) cao. Phần vốn góp cao lên cùng tỉ lệ góp vốn cao, làm cho Tỷ lệ lợi nhuận được chia cao hơn nhiều so với vốn thực. Chưa hết, bằng cách tăng chi phí khấu hao (nghĩa là lợi nhuận giảm). Tức là: Thu nhập chịu thuế giảm = Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. 9 Ví dụ: Khi doanh nghiệp nâng giá trị lên 1.000 USD với thời gian khấu hao 10 năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 100 USD; và với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% như hiện nay, Nhà nước sẽ thấp thu 25 USD. Đến giai đoạn hoạt động, việc nâng giá vật tư, phụ tùng đầu vào cũng kéo theo ngân sách bị thấp thu rất nhiều loại thuế. Chẳng hạn, khi doanh nghiệp nâng giá lên 100.000 USD thì công ty mẹ không phải nộp một đồng thuế GTGT nào (vì là hàng xuất khẩu), đồng thời được khấu trừ thuế đầu vào. Còn công ty con, phải nộp thuế với hàng nhập khẩu nhưng bù lại, được khấu trừ khi bán sản phẩm. Thế là đương nhiên cả "mẹ" và "con" đều không mất một đồng thuế nào trong khi được hưởng trọn khoản tiền do nâng giá mà có. Với thuế nhập khẩu:  Hàng nằm trong diện miễn giảm: số tiền được miễn giảm = số thấp thu của Nhà nước.  Nhưng ngay cả khi không nằm trong diện miễn giảm: số tiền nộp thuế cũng đã được đưa vào chi phí và làm giảm thu nhập chịu thuế = một lượng tương đương. Thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách. Giả sử:  Với trị giá hàng hóa được nâng lên là 100.000 USD và thuế suất thuế nhập khẩu là 30%  Thuế nhập khẩu phải nộp là 30.000 USD (nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm 30.000 USD).  Thuế thu nhập doanh nghiệp bị mất là: 30.000 x 25% = 7.500 USD Thuế suất trong nước = nước ngoài: 10 Công ty mẹ nước ngoài tăng thu nhập chịu thuế lên 100.000 USD sẽ phải nộp thuế là 25.000 USD, phần còn lại được coi như thu nhập là 72.000 USD. Công ty con giảm thu nhập chịu thuế 100.000 USD sẽ giảm thuế thu nhập 25.000 USD. Đây chính là khoản mà Nhà nước ta bị thất thu. Thuế suất nước ngoài < Việt Nam:  Thuế thu nhập DN Đài Loan là 20%  Thuế thu nhập DN Việt Nam là 28% (trước đây) Chi nhánh Đài Loan sẽ có thể tăng giá chuyển giao hàng hoá và dịch vụ cho chi nhánh Việt Nam. Nếu khoản nâng giá là 100.000 USD lợi nhuận báo cáo Đài Loan sẽ tăng 100.000 USD & thuế nộp cho nước này tăng thêm 20.000 USD. Đồng thời lợi nhuận Việt Nam giảm đi 100.000 USD. Tức số thuế phải đóng đây giảm đi 28.000 USD. Như vậy thông qua chuyển giá quốc tế công ty này đã "tiết kiệm" được 8.000 USD.  Hơn 60% hoạt động thương mại toàn cầu là giao dịch có khả năng chuyển giá. Chống chuyển giá hiệu quả sẽ ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập và làm Giảm giá thành sản phẩm, mang lợi ích cho người tiêu dùng + tăng thu nhập cho ngân sách. Rõ ràng trốn thuế qua “chuyển giá” là cách rất tốt để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thu lợi nhuận tối đa. Và đây chính là một hình thức gian lận thương mại. [...]... kinh tế nhanh và bền vững Việt Nam trong thờihội nhập kinh tế thế giới 25 CHUƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỐNG CHUYỂN GIÁ VIỆT NAM 3.1 Những văn bản pháp lý trong việc chống chuyển giá Việt Nam Chuyển giá đã được các nhà hoạch định chính sách tài chính Việt Nam xác định là một vấn đề cần được quan tâm quản lý khi mà ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch có yếu tố nước ngoài... 2.THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ VIỆT NAM TRONG THỜI HỘI NHẬP 2.1 Những hành vi chuyển giá thường thấy các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI Việt Nam 2.1.1 Nâng giá trị vốn góp Các MNC có máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nên tậng dụng những lợi thế của mình các MNC sẽ tiến hành góp vốn bằng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại Do phía Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ để thẩm định giá các loại... đẩy đối tác phía Việt Nam ra khỏi liên doanh công ty luôn duy trì tình trạng lỗ triền miên qua các năm Thực tế trên đã cho thấy tình hình công ty lỗ ảo là hoàn toàn có căn cứ, tuy nhiên trong thời đó Pháp luật Việt Nam còn chưa đầy đủ cũng như năng lực của các cán bộ thuế còn chưa hoàn thiện nên khó có thể phát hiện sự vi phạm của ABB 2.3.2 Chuyển giá P&G Việt Nam P&G Việt Nam là một công ty... Việt Nam đã bị thiệt 1.350.000 USD tương đương 45.2% Tình trạng nâng giá tài sản góp vốn trên mang lại sự thiệt hại cho cả 3 đối tượng là phía liên doanh góp vốn Việt Nam, chính phủ Việt Nam và cả người tiêu dùng Việt Nam Bên liên doanh Việt Nam bị thiệt trong phần vốn góp, làm cho tỷ lệ góp vốn nhỏ lại; Chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế; còn người tiêu dùng Việt Nam phải tiêu dùng sản phẩm với giá. .. bán với giá cao Đây cũng là một hình thức chuyển lợi nhuận về chính quốc trong khi công ty con tại Việt Nam phải chịu lỗ So sánh tỷ lệ nguyên vật liệu trên giá vốn hàng bán (NVL/GVHB) của công ty Coca Cola Chương Dương và hai công ty con của Coca Cola mẹ hoạt động tại Úc và Canada Trên đây là những hoạt động chuyện giá chủ yếu Việt Nam trong thời gian qua, những hoạt động này đã gây ảnh hưởng không... thực hiện hành vi chuyển giá mà cơ quan thuế của Việt Nam khó có thể phát hiện, hay phát hiện nhưng do những quy định chưa hoàn thiện nên cũng không thể xử phạt đối với những trường hợp này Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến chuyển giá được Bộ Tài chính ban hành năm 1997 Điều này cho thấy, hiện tượng chuyển giá trong giao dịch có yếu tố nước ngoài xuất hiện nước ta từ lâu và các nhà hoạch định chính... doanh Khi các cơ quan thuế của các quốc gia phát hiện được sẻ thực hiện những hình phạt nghiêm khắc đối với các MNC thì mới được công bố rộng rãi ra công chúng Trong lịch sử đã xảy ra những vụ chuyển giá bị phát hiện và các MNC thực hiện hành động chuyển giá phải nhận lấy những mức tiền phạt rất lớn Một trong những vụ nổi cộm trong lịch sử là vào năm 1993, cơ quan thuế nội địa của Mỹ (IRS) đã điều tra... được xem là những yếu tố có thể gây ra sự khác biệt, đó là đặc tính của sản phẩm, chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh, điều kiện của hợp đồng giao dịch và điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch 3.2 Những phương pháp chống chuyển giá nên dược áp dụng Việt Nam: Quá trình phân tính, đánh giá sẽ chỉ ra phương thức xác định giá thị trường nào là phù hợp nhất a 5 phương pháp định giá chuyển giao... giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.Nội hàm tác động của những quy định này dường như cũng không giới hạn điều chỉnh trong các giao dịch chuyển giá quốc tế Các giao dịch liên kết bị điều chỉnh cũng tương tự quy định của các nước hoặc theo Công ước mẫu của OEDC về định giá chuyển giao Nhưng phạm vi giao dịch chuyển giáViệt Nam điều... suất cao như Việt Nam Bên cạnh đó luật pháp Việt Nam trong vấn đề định giá chuyển giao còn chưa hoàn thiện và luật pháp còn có độ trễ so với tình hình thực tế của nền kinh tế,các qui định đã được ban hình thì nhiều qui định chưa phù hợp, nhiều khe hở Trước tình hình này các công ty đa quốc gia này đã bằng nhiều hình thức khác nhau đã lách luật hay làm trái luật để thực hiện hành vi chuyển giá mà cơ

Ngày đăng: 16/04/2013, 19:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thuế suất thuế TNDN các quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2009: - Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập
Bảng thu ế suất thuế TNDN các quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2009: (Trang 16)
Để thấy rõ hơn tình hình lỗ tại các doanh nghiêp FDI ta xem bảng số liệu khảo sát các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố HCM qua các năm - Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập
th ấy rõ hơn tình hình lỗ tại các doanh nghiêp FDI ta xem bảng số liệu khảo sát các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố HCM qua các năm (Trang 17)
Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh của công ty Coca Cola từ năm 1996 đến 1998 - Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập
Bảng 2.9 Kết quả kinh doanh của công ty Coca Cola từ năm 1996 đến 1998 (Trang 24)
PHỤ LỤC 4: BẢNG THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CÁC NƯỚC NĂM 2009  - Những diễn biến của hiện tượng chuyển giá ở Việt Nam trong thời kì hội nhập
4 BẢNG THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CÁC NƯỚC NĂM 2009 (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w