đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

28 479 0
đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong thời gian qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Tăng trưởng cao đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản đã có nhiều thành tựu nổi bật

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong thời gian qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Tăng trưởng cao đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản đã có nhiều thành tựu nổi bật. Nhưng các mặt hàng nông sản của nước ta xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô chưa qua chế biến nên giá trị xuất khẩu còn thấp.Do đó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu cả về chất và lượng, trong đó gạo là một trong những mặt hàng như vậy. Gạomặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta, nó đã mang lại nguồn ngoại tệ to lớn cho việc phát triển kinh tế đất nước. Nó còn nâng cao vị thế của Việt nam trên thị trường thế giới là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới mà trong tình hình hiện nay thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng. Vì vậy mặt hàng gạo càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết bên cạnh những loại cây lương thực khác. Tuy vậy việc xuất khẩu gạo hiện nay của nước ta còn nhiều bất cập chưa được giải quyết, từ tình hinh xuất khẩu, nắm bắt thị trường, khai thác triệt để các lợi thế, đến khả năng cạnh tranh và dự đoán… Kết quả là tuy khối lượng xuất khẩu có tăng nhiều nhưng giá trị thì chỉ tăng ít nên chúng ta cần phải khai thác tốt lợi thế mà chúng ta có mà hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO. Do vậy em chọn đề tài “đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để làm đề án cho môn học kinh tế quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về gạo của Việt Namđâymặt hang chủ lực xuất khẩu của nông sản Việt Nam. Nhưng 1 trong điều kiện hội nhập nên kinh tế quốc tế hiên nay và Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì bài luận án này đã đề cập đến các vấn đề hiện nay trong việc xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới để hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu vào phân tích đặc điểm, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng hiện nay, phân tích tình hình hoạt động của các doanh nghiệp và sự điều tiết của chính phủ. Đồng thời nêu lên các thuận lợi, khó khăn của gạo Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Qua thực tiễn hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, đề tài đưa ra giải pháp dưới góc độ vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu gạo, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những kiến thức đã tích luỹ trong suốt quá trình học tập với những quan sát, thu thập trong thực tế, kết hợp giữa việc tổng hợp sách báo, tài liệu với việc đi sâu vào phân tích thực tiễn, tham khảo ý kiến nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất cho việc xuất khẩu mặt hang gạo của Việt Nam trong điều kiên hội nhập. 5. Mục đích, nội dung nghiên cứu Trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng gạo, bản đề án đưa ra một số định huớng phát triển cho giai đoạn tiếp theo, đồng thời tìm một số giải pháp nhằm củng cố, đẩy mạnh và phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. Để đạt được mục đích trên, về mặt lý luận, đề án đã tổng hợp, thống nhất, đúc kết và phát triển những vấn đề đã và đang được nghiên cứu, đồng thời xem xét trên cơ sở thực tiễn hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam để tìm ra hướng đi đúng đắn trong thời gian tới. 2 Kết cấu của đề án. Phần 1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phần 2. Thực tiễn xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phần 3. Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3 Phần 1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1 Lý luận chung về xuất khẩu. 1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa Ngay từ buổi bình minh của loài người hàng hóa đã ra đời, Trước đây hàng hoá chỉ thực hiện chức năng đáp ứng nhu cầu cơ bản cho tiêu dùng của con người trong gia đình. Khi xã hội càng phát triển, tích luỹ ngày một tăng lên, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ thì nhu cầu về các loại hàng hoá cũng tăng theo, hàng hoá ngày càng phát triển thì phát huy được những chức năng ưu việt khác của con người. Vì vậy, có một quá trình phát triển trong tư duy của con người đó là từ “hàng hoá đơn thuần” thành “hàng hoá xuất khẩu ”. Xuất khẩu hàng hoá là việc buôn bán hàng hoá giua các chủ thể khác quốc tịch, không kể hàng hoá đó có ra khỏi phạm vi hành chính hay không ? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hàng hoá khác nhau, chất lượng khác nhau người mua có thể chọn mua hàng hoá đúng theo tiêu chuẩn của mình một cách rể dàng. Nhu cầu về hàng hoá gắn liền với sự phát triển củahội loài người. Khi xã hội ngày càng phát triển mạnh, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực, nhu cầu về hàng hoá càng trở nên đa dạng và phong phú. Như vậy, hàng hoá là sản phẩm sáng tạo của con người được sản xuất và bán trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu đời sống của con người. 4 Xuất khẩu hàng hóa: là những hàng hoá được sản xuất ra ở trong nước được bán ra nước ngoài (lượng tiền thu được do bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài – làm tăng GDP). 1.1.1 Các hình thức xuất khẩu - Hình thức xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng hóa dịch vụ cho nước ngoài một cách trực tiếp không qua trung gian. Ưu điểm: giảm thiểu chi phí trung gian, lợi nhuận thu về cao, có thể tiếp cận khách hàng trực tiếp nên nắm vững nhu cầu thị trường. Nhược điểm: gặp rủi ro khi các nước biến động, phải tự tìm hiểu thị trường. -Hình thức xuất khẩu gián tiếp Là hình thức xuất khẩu thông qua trung gian Ưu điểm: giảm thiểu rủi ro, lợi nhuận thu về chắc chắn. Nhược điểm: lợi nhuận thấp do phải trả một phần cho trung gian, không tiếp cận trực tiếp thị trường. -Hình thức gia công quốc tế Là hoạt động bên đặt gia công giao hoặc bán toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau một thời gian bên nhận gia công sẽ giao lại sản phẩm cho bên đặt gia công và nhận phí gia công. Ưu điểm: bên nhận gia công chỉ việc sản xuất mà không phải lo đầu ra, đầu vào, hơn nữa lại tận dụng được lao động dư thừa trong nước. 5 Nhược điểm: không chủ động trong quá trình sản xuất, không phát triển được nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. -Hình thức tái xuất khẩuxuất khẩu lại những hàng hóa đã nhập khẩu trước và không gia công chế biến. Ưu điểm: không mất chi phí sản xuất và có thể linh hoạt theo nhu cầu của thị trường. Nhược điểm: chí phí vận chuyển khá lớn và tùy điều kiện tự nhiên của từng nước mới thực hiện được hình thức này. Rủi ro của hình thức này khá cao. -Xuất khẩu tại chỗ Là việc bán hàng hóa cho người nước ngoài ngay trên lãnh thổ của nước mình. Ưu điểm: không mất chi phí vận chuyển, rủi ro thấp. Nhược điểm: lượng hàng hóa bán được ít nên lợi nhuận thu về không lớn như các hình thức xuất khẩu khác 1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá 1.1.2.1 Xuất khẩu làm tăng ngân sách, tăng thu ngoại tệ cho chính phủ, tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước khác nhau bắt buộc phải sử dụng đến một đồng tiền có khả năng thanh toán cao với tỷ giá ổn định. Đồng tiền này thường là ngoại tệ đối với ít nhất một nước có chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu vì thế khi hoạt động này diễn ra đã đemvề cho nước xuất khẩu một khoản ngoại tệ mạnh. Và với tốc độ phát triển của hoạt động xuất khẩu như hiện nay những khoản ngoại tệ này thường có giá trị lớn, làm 6 tăng ngân sách nhà nước vốn dựa vào các hoạt động như: vay nợ nước ngoài, việc trợ, và xuất khẩu. Không những thế nguồn thu từ xuất khẩu tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu, hai hoạt động này luôn song hành và có quan hệ mật thiết không thể tách rời đặc biệt là trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, còn nhập khẩu lại hỗ trợ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, chúng vừa là tiền đề cho hoạt động kia nhưng cũng lại là một phần kết quả của hoạt động kia. 1.1.2.2 Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nước khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình Theo lí thuyết thương mại, các nước trên thế giới nên chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh, điều này đã kích thích hoạt động xuất khẩu phát triển, và xuất khẩu cũng có tác động ngược lại tức là làm tăng sức cạnh tranh của mặt hàng nước đó sản xuất. Mỗi nước trên thế giới đều có điều kiện khác nhau nên có lợi thế cạnh tranh về một mặt hàng riêng nào đó, để tận dụng triệt để lợi thế này mỗi nước đều ưu tiên sản xuất mặt hàng nhất định và xuất khẩu mặt hàng đó sang các nước khác không có lợi thế cạnh tranh. Nếu không có hoạt động xuất khẩu lợi thế của mỗi nước sẽ không được khai thác tối đa, việc duy trì và mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khó khăn. 1.1.2.3 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Nhờ phần vốn mà hoạt động xuất khẩu mang lại, các quốc gia có thể nhập khẩu những công nghệ cao, những phát minh sáng chế … để hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm với giá thành không đổi nhờ đó kinh tế có thể chuyển dịch cơ cấu từ chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang một nền nông nghiệp cơ giới hóa cao, sử dụng ít 7 nhân lực, đồng thời phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là đối với những nước phát triển như Việt Nam việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang là một mục tiêu cấp bách cần đạt tới để phát triển kinh tế . Sự phát triển của hoạt động xuất khẩu đã tạo nhu cầu gia tăng sản xuất kinh doanh ở các ngành khác như công nghiệp khai thác và chế biến, các ngành dịch vụ liên quan… Đẩy mạnh xuất khẩu cũng góp phần làm tăng quy mô sản xuất, cùng với sự xuất hiện và phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau sẽ làm tăng tổng sản phẩm xã hội tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định do xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu phải cạnh tranh gay gắt mới có thể đứng vững trên thương trường vì thế việc đổi mới và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng lao động là điều tất yếu với mỗi doanh nghiệp đồng thời xuất khẩu còn làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân làm tăng tiêu dùng nội địa, tăng đầu tư cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, quá trình này đã ảnh hưởng một cách tích cực sự tăng trưởng nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế. 1.1.2.4 Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân. Khi xuất khẩu phát triển tất yếu dẫn đến quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Điều này giúp các quốc gia sẽ giải quyết được việc làm cho người lao động, làm tăng thu nhập đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân. 8 Xuất khẩu còn kéo theo nhập khẩu phát triển tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận với những hàng hóa có chất lượng tốt hơn cũng như giá thành hợp lí hơn. Không những thế do xuất khẩu phát triển nền sản xuất cũng phải mở rộng về số lượng và chất lượng đã đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lao động chất lượng cao với mức lương tương xứng , đây chính là yếu tố kích thích người lao động tự nâng cao trình độ tay nghề của mình , chất lượng lao động của quốc gia sẽ được cải thiện. 1.1.2.5 Xuất khẩu còn tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy quan hệ với các nước trên thế giới Hoạt động kinh tế giữa các quốc gia luôn là cầu nối, là tiền đề cho quan hệ giữa các quốc gia đó, xuất khẩu cũng không ngoại lệ. Đây là một hoạt động quan trọng để góp phần thiết lập, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Đồng thời quan hệ ngoại giao cũng mở đường cho hoạt động kinh tế trong đó có hoạt động xuất khẩu. Không những mở rộng quan hệ ngoại giao, xuất khẩu còn có khả năng nâng cao vị trí của quốc gia trên trường quốc tế. Các sản phẩm khi xuất khẩu luôn gắn với xuất xứ của chúng, trong điều kiện hiện nay các nước trên thế giới hầu hết đều quy định hàng xuất khẩu đều phải có giấy chứng nhận xuất xứ, nếu mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao được ưa chuộng trên thế giới tức là đất nước sản xuất ra mặt hàng đó ngày càng được nhiều người biết đến, địa vị của đất nước đó trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Hoạt động xuất khẩu đã tạo ra những lợi ích to lớn đối với nền kinh tế của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung chính vì thế việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phải luôn được các nước chú trọng. 1.1.3 Nội dung của xuất khẩu hàng hóa. 9 Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hang hoá và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. (theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật 1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.1 Vai trò to lớn của xuất khẩu gạo với nền kinh tế Việt Nam. - Với một nước đang phát triển và đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiên đại hoá, xuất khẩu gạo tạo nguồn thu ngoại tệ hằng năm cho chính phủ như năm 2006 đạt 1.26tỷ USD, năm 2007 đạt 1,45tỷ USD và dự kiến năm 2008 đạt 1,7 tỷ USD (1) , đảm bảo cán cân thanh toán tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước. - Xuất khẩu gạo đòi hỏi việc đầu tư vào sản xuất lúa theo hướng chuyên môn hoá, thúc đẩy các ngành phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển như cơ khí hoá, điện khí hoá trong nông nghiệp…và các ngành công nghệ chế biến sau thu hoạch như vậy xuất khẩu gạo mới mang lại giá trị cao hơn. - Xuất khẩu gạo một mặt đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, còn giải quyết một số vấn đề về xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiệ đời sống cho người dân. Xuất khẩu gạo là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho 60% lực lượng lao động nông nghiệp. Nó còn 10 (1) Nguồn: http://www.argo.gov.vn [...]... tiễn xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua 2.1.1 Sản lượng và doanh thu gạo xuất khẩu Trong những năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh ( bảng 2.1) Trước năm 1989, Việt Nam đã từng là nước thiếu lương thực triền miên, mỗi năm phải nhập bình quân trên 1 triệu tấn lương thực Đến nay Việt. .. kỷ lục trong xuất khẩu gạo của nước ta từ trước đến nay 2.1.2 Chủng loại, giá cả và chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Từ năm 2004 giá chào gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng 2-5 USD/tấn Giá gạo đã tăng tới 23% so với 2003 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức: 5% tấm là 235 USD/tấn, 25% tấm là 222 USD/tấn Tuy nhiên, với mức giá này, giá chào gạo xuất khẩu của VN vẫn thấp hơn của Thái... của mình Những biến động của cung cầu mặt hàng gạo trên thị trường thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của mặt hang gạo xuất khẩu của Việt Nam do chất lượng hàng xuất khẩu còn thấp, chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm Trong khi đó, công tác tiếp thị, tổ chức sản xuất, thu mua và xuất khẩu còn yếu kém Mặt hàng gạo của Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn trong. .. và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đều tăng lên Nhưng do giá xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới tăng trong những năm gần đây, nên tốc độ tăng bình quân của kim ngạch gạo xuất khẩu (6,5%) có mức tăng nhanh hơn mức tăng của sản lượng (4,5%) So với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì tốc độ tăng sản lượng gạo 19 xuất khẩu của họ thấp hơn tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tốc... trình hội nhập kinh tế quốc tế và các hiệp định về nông nghiệp của WTO và còn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… do hội nhập cũng như trong khối ASEAN vì họ có điều kiện khá tương đồng với ta Gạo của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc vượt qua các rào cản thuế quan và phi thuế quan cao do các nước nhập khẩu đặt ra để bảo vệ sản 16 phẩm gạo trong nước của. .. hơn Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lớn thứ 2 trên thế giới nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 xét về giá trị xuất khẩu Chẳng hạn năm 2005, trong khi sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,39 lần của Việt Nam (7.240 nghìn tấn so với 5.200 nghìn tấn) thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp những 1,61 lần (2.246 triệu USD so với 1.390 triệu USD) Và ước tính năm 2008 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là 4,5... lượng gạo xuất khẩu cao hơn Hệ thống chế biến gạo của Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải 25 tạo và nâng cấp đáng kể, nhưng chất lượng chế biến chưa cao Tỷ lệ gạo sau chế biến chỉ đạt khoảng 60-65%, trong đó tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ chiếm 42-48%, vừa gây lãng phí trong chế biến, vừa thiệt hại do phải xuất khẩu với giá thấp 2.1.3 Thị trường xuất khẩu của gạo Việt Nam Thị trường xuất khẩu gạo của. .. chiếm 9% Việc xuất khẩu thông qua môi giới này làm chúng ta không những phải 27 chịu một khoản hoa hồng không nhỏ mà còn dẫn tới không chủ động và dễ bị ép cấp, ép giá từ phía bạn hàng nước ngoài 2.2 Những yếu tố tác động đến khả năng cạnh trạnh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.1 Chất lượng gạo xuất khẩu Chất lượng gạo xuất khẩu của ta tuy đã có cải thiên đáng kể trong những... với sự phát triển của đất nước Qua đó những kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết được về cây lúa là rất quan trọng cho thế hệ sau học hỏi và áp dụng vào những thời điểm thích hợp 1.2.3 Thích ứng với nhũng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.3.4 Những tác động tích cực của hội nhập đến mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam - Thúc đẩy quá trình cải cách và cấu trúc lại nền kinh tế hoạt động có hiệu... năng động hơn, phải điều chỉnh chiến lược hoạt động, kiện toàn bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm gạo trên thị trường 1.2.3.4 Những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến mặt hàng gạo của Việt Nam - Sự biến động cung cầu của mặt hàng gạo trên thị trường thế giới rất khó dự đoán do chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu

Ngày đăng: 18/04/2013, 08:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan