1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

39 540 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 514 KB

Nội dung

Với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã đặt hoạt động thương mại quốc tế lên hàng đầu và coi đó là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế và tăng cường mối quan hệ quốc tế của mình.

MỤC LỤC MỤC LỤC . 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 LỜI MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .3 1.1. Khái niệm và đặc điểm của Thương mại quốc tế 3 1.1.1. Khái niệm của Thương mại quốc tế 3 1.1.2. Đặc điểm của Thương mại quốc tế .3 1.2. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại 4 1.2.1. Khái niệm 4 1.2.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại .6 1.2.2.1. Trung gian tài chính 6 1.2.2.2. Tạo phương tiện thanh toán 7 1.2.2.3. Trung gian thanh toán .8 1.3. Hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 9 1.3.1. Khái niệm và điều kiện về hoạt động Thanh toán quốc tế 9 1.3.1.1. Khái niệm 9 1.3.1.2. Vai trò của Thanh toán quốc tế của NHTM trong TMQT 10 1.3.1.3. Điều kiện hoạt động TTQT 12 1.3.2. Các phương thức TTQT chủ yếu của NHTM 17 1.3.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) .17 1.3.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu .19 1.3.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) 21 1.3.3. Các chỉ tiêu đo lường việc mở rộng TTQT .23 1.3.3.1. Doanh số hoạt động TTQT 24 1.3.3.2. Tỷ trọng thu từ TTQT so với tổng thu nhập của ngân hàng .24 1.3.3.3. Thị phần hoạt động TTQT .24 1.3.3.4. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTQT của NHTM cung cấp.25 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT 25 1.4.1. Nhân tố chủ quan 25 1.4.1.1. Nhân tố con người .25 1.4.1.2. Chính sách đối ngoại của ngân hàng 25 1.4.1.3. Chính sách phát triển dịch vụ của ngân hàng .26 1.4.1.4. Một số nhân tố chủ quan khác .26 1.4.2. Nhân tố khách quan .27 1.4.2.1. Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng của một nước 27 1.4.2.2. Chính sách quản lý ngoại hối 28 1.4.2.3. Sự biến động của tỷ giá hối đoái .29 1.4.2.4. Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng 30 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI – HỘI SỞ CHÍNH . 31 2.1. Tổng quan về SHB 31 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SHB 31 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB – Hội sở chính thời gian qua .33 2.1.2.1. Kết quả kinh doanh của SHB – Hội sở chính 33 2.1.2.2. Tình hình nguồn vốn tại SHB – Hội sở chính 35 2.1.2.3. Tình hình tín dụng tại SHB – HSC 38 2.2. Thực trạng hoạt động Thanh tốn quốc tế tại SHB 42 2.2.1. Quy định về Thanh tốn quốc tế .42 2.2.2. Quy trình thực hiện các phương thức TTQT chủ yếu tại SHB .45 2.2.2.1. Quy trình thanh tốn chuyển tiền 45 2.2.2.2. Quy trình thanh tốn L/C 47 2.2.2.3. Quy trình thanh tốn nhờ thu 49 2.2.3. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại SHB .51 2.2.3.1. Thực trạng hoạt động .51 2.2.3.2. Đánh giá về hoạt động TTQT tại SHB 58 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ TẠI SHB .70 3.1. Định hướng phát triển cho hoạt động TTQT của SHB – HSC .70 3.2. Một số giải pháp mở rộng hoạt động TTQT 72 3.2.1. Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ TTQT .72 3.2.2. Thiết lập và mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý ở nước ngồi 73 3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng và hệ thống tiếp thị nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng 74 3.2.4. Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tốn quốc tế 77 3.2.5. Một số giải pháp khác .80 3.3. Một số kiến nghị .82 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành liên quan .82 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .84 KẾT LUẬN .86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .87 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của SHB 2006 - 2008 .34 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng lợi nhuận SHB 2006 - 2008 .34 Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động 2006 – 2008 35 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn huy động 2006 – 2008 .36 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng tại SHB 2006 - 2008 39 Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng tại SHB 2006 - 2008 39 Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay SHB 2006 - 2008 .41 Bảng 2.5: Kết quả doanh số toàn hàng của SHB 2006 - 2008 .52 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động chuyển tiền của SHB – HSC 2006 - 2008 . 53 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu tại SHB 2006 - 2008 . 54 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động thanh toán TDCT tại SHB – HSC 2006 -2008 55 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TMQT : Thương mại quốc tế NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước XNK : Xuất nhập khẩu SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội TMCP : Thương mại cổ phần HSC : Hội Sở Chính TDCT : Tín dụng chứng từ TTQT : Thanh toán quốc tế Khóa luận tốt nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã đặt hoạt động thương mại quốc tế lên hàng đầu và coi đó là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế và tăng cường mối quan hệ quốc tế của mình. Đóng góp không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Chất lượng và tốc độ phát triển thương mại quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó thanh toán quốc tế giữ vai trò là hết sức quan trọng. Đặc biệt, đối với các ngân hàng thương mại, thanh toán quốc tế là mắt xích trong việc chắp nối và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động đặc biệt là vốn ngoại tệ. Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại có cơ sở khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, tăng thu nhập và phát triển ổn định trong môi trường cạnh tranh. Do đó, việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là yêu cầu thường xuyên và bức thiết đối với mỗi ngân hàng thương mại nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Trong quá trình thực tập tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, em nhận thấy thanh toán quốc tế được ngân hàng xem là một trong Khóa luận tốt nghiệp 2 những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong những năm qua, hoạt động TTQT của SHB đã được chú trọng phát triển, đóng góp một phần không nhỏ trong kết quả kinh doanh chung của ngân hàng, song bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những mặt yếu kém cần được khắc phục. Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Hội sở chính là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ thực trạng đó, em đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội”. Kết cấu khóa luận gồm có 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – Hội sở chính Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế tại SHB – Hội sở chính Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Lê Thanh Tâm đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Khóa luận tốt nghiệp 3 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm và đặc điểm của Thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm của Thương mại quốc tế Thương mại quốc tế (TMQT) là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. TMQT là một trong những hoạt động chính và cơ bản của quan hệ kinh tế quốc tế. TMQT ra đời từ rất sớm, ban đầu đó chỉ là sự trao đổi hàng hóa đơn thuần giữa các thương gia mang quốc tịch khác nhau. Nguồn gốc của nó liên quan đến việc giảm chi phí sản xuất, mở rộng sản xuất, chuyên môn hóa sản xuất dựa trên cơ sở lợi thế so sánh. Trong thế giới hiện đại, TMQT giữ vai trò hết sức quan trọng và cần thiết cho việc thực hiện chuyên môn hóa để đạt hiệu quả kinh tế cao trong nền công nghiệp hiện đại. Có thể nói hiện nay, TMQT giữ một vị trí trung tâm trong quan hệ kinh tế quốc tế. 1.1.2. Đặc điểm của Thương mại quốc tế TMQT có những đặc điểm nổi bật khác với thương mại trong nước những điểm cơ bản sau: Một là, TMQT là hoạt động buôn bán vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Hàng hóa có thể di chuyển từ nước này qua nước khác. Nhưng khái niệm này cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi mua bán hàng hóa cho người nước ngoài đang sinh sống ở một quốc gia cũng có thể coi là hoạt động xuất khẩu. Hai là, tham gia vào TMQT là những người có quốc tịch khác nhau, tuy nhiên khái niệm này cũng không chính xác tuyệt đối vì trong điều kiện hiện Khóa luận tốt nghiệp 4 nay, ở các nước trên thế giới, để phân biệt TMQT và kinh doanh trong nước, người ta sử dụng yếu tố lãnh thổ, nơi cư trú hoặc trụ sở thay vì yếu tố quốc tịch. Ba là, đồng tiền thanh toán trong TMQT là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên. Trong thời đại ngày nay, không có nền kinh tế quốc gia nào có thể tồn tại độc lập mà bắt buộc phải tham gia TMQT. Hoạt động TMQT bao gồm những hoạt động sau:  Xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng).  Xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, phần mềm vi tính dịch vụ lắp đặt, chuyển giao công nghệ, du lịch,…).  Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công.  Tái xuất khẩu (nhập hàng rồi xuất sang nước thứ 3, hoặc chỉ thực hiện các dịch vụ vận tải quá cảnh, lưu kho bãi, bảo quản…).  Xuất khẩu tại chỗ như cung cấp hàng hoá dịch vụ cho ngoại giao đoàn, khách du lịch quốc tế… 1.2. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm Ngày nay, sự phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng. Có thể xem ngân hàng là mạch máu quan trọng của nền kinh tế. Một nền kinh tế mạnh đồng nghĩa với một hệ thống ngân hàng vững mạnh, và một nền kinh tế trì trệ, kém phát triển một phần bởi hệ thống ngân hàng yếu kém. Khóa luận tốt nghiệp 5 Trong hệ thống ngân hàng, ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những ngân hàng ra đời từ rất sớm, tầm khoảng cuối thế kỷ 18. Ban đầu đó là những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, xuất phát từ nhu cầu chuyển đổi, dịch vụ bảo quản và cho vay vàng bạc cổ xưa. Ngày nay, các NHTM đã có những bước tiến vượt bậc so với xuất xứ ban đầu, với nghiệp vụ kinh doanh phong phú và cơ cấu tổ chức rộng lớn, … Theo www.saga.vn, NHTM được định nghĩa là tổ chức tín dụng thực hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng, đó là huy động và cho vay vốn. NHTM là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan hiếm. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt là “vốn – tiền”, trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của NHTM. Hoạt động của NHTM phục vụ mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, mọi loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Theo PGS.TS Phan Thị Lưu Hà, giáo trình “Ngân hàng thương mại”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007 “Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế”. Theo Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997 ban hành ngày 12/12/1997 thì “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Trong đó tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. [...]... toán quốc tế được thiết lập góp phần làm Khóa luận tốt nghiệp 9 tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế 1.3 Hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 1.3.1 Khái niệm và điều kiện về hoạt động Thanh toán quốc tế 1.3.1.1 Khái niệm Trong thời đại hiện nay, quan hệ quốc tế giữa các quốc. .. khoản tại các ngân hàng TTQT giữ chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại Nó được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước và ngân hàng thương mại được nhà nước giao cho độc quyền làm công tác thanh toán này Do vậy, các giao dịch thanh toán trong ngoại thương đều phải thông qua ngân hàng Đây là nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn, ứng dụng công nghệ ngân hàng, ... (Advising Bank): ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C - Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): ngân hàng mà ở đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu hoặc chấp nhận thanh toán Tùy từng trường hợp còn có thể có thêm ngân hàng xác nhận, ngân hàng hoàn trả… - Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): ngân hàng cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu thay cho ngân hàng phát hành L/C,... không tin tưởng khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C - Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank): ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán L/C cho ngân hàng được chỉ đinh Khóa luận tốt nghiệp 22 thanh toán hoặc chiết khấu, áp dụng khi ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định thanh toán không có quan hệ tài khoản Các loại thư tín dụng thương mại • Thư tín dụng không... quốc tế liên quan đến thanh toán tiền hàng trong ngoại thương nên các bên phải thỏa thuận những điều kiện về thanh toán, gồm: điều kiện về tiền tệ, điều kiện về địa điểm thanh toán, điều kiện về thời gian thanh toán và điều kiện về phương thức thanh toán a, Điều kiện về tiền tệ Trong điều kiện về tiền tệ, các bên thỏa thuận những vấn đề như: đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán và bảo đảm rủi ro... khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới 1.2.2.3 Trung gian thanh toán Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay của hầu hết các quốc gia Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ Để việc thanh. .. cho ngân hàng, vậy TTQT là thế mạnh đối với ngân hàng Ngược lại, tỷ trọng thấp thể hiện hoạt động TTQT của ngân hàng chưa được mở rộng và phát triển Vì vậy, tỷ trọng thu từ TTQT so với tổng thu nhập ngân hàng là một tiêu chí để đánh giá hoạt động TTQT 1.3.3.3 Thị phần hoạt động TTQT Thị phần hoạt động TTQT của ngân hàng là cũng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quy mô hoạt động TTQT của ngân hàng Chỉ... kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kĩ thuật… nhưng trong đó quan hệ kinh tế vẫn chiếm vai trò chủ đạo và là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, nhu cầu chi trả và thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau càng tăng, từ đây hình thành hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT), mà ngân hàng là cầu nối giữa các bên Hoạt động. .. có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng), các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác... 1.4.2.1 Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng của một nước Kinh tế đối ngoại chính là một khái niệm của Thương mại quốc tế, do đó nó cũng là quan hệ kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới Nó bao gồm hoạt động ngoại thương, dịch vụ quốc tế, đầu tư tài chính, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tế khác Do đó, kinh tế đối ngoại được coi

Ngày đăng: 16/04/2013, 18:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của SHB 2006 - 2008 - VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bảng 2.1 Tình hình kinh doanh của SHB 2006 - 2008 (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w