MỤC LỤC
Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian tài chính bằng cách huy động nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội nhằm mục đích kích thích quá trình luân chuyển vốn để tái sản xuất mở rộng, đồng thời đưa tiết kiệm đến với đầu tư trên phạm vi toàn xã hội. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.
Trong phương thức này, người chuyển tiền và người nhận tiền thanh toán trực tiếp với nhau, ngân hàng chỉ đóng vai trung gian thanh toán theo ủy nhiệm và hưởng phí dịch vụ, vì thế ít chịu rủi ro; trừ khi ngân hàng cấp tín dụng cho người có hợp đồng thanh toán. Nhờ thu là phương thức thanh toán mà trong đó, bên bán ( nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua ( nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hoặc chấp nhận các điều kiện và các điều khoản khác. Người xuất khẩu có thể gặp rủi ro như người nhập khẩu không chịu thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ, chậm trễ… Người nhập khẩu cũng có thể gặp rủi ro nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền trong khi không biết được việc nhập khẩu của người xuất khẩu có đúng hợp đồng hay không.
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (gồm chứng từ hàng hóa và hối phiếu), nhờ ngân hàng thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu đó, với điều kiện người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao chứng từ để người nhập khẩu đi nhận hàng. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) Phương thức tín dụng chứng từ (hay thư tín dụng) là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp quy chế đề ra trong thư tín dụng. • Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (irrevocable L/C) là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra và người xuất khẩu thừa nhận thì ngân hàng mở L/C không sửa đổi hoặc huỷ bỏ trong thời gian hiệu lực của nó, trừ khi có thoả thuận khác của các bên tham gia L/C.
• Thư tín dụng chuyển nhượng (transferable L/C) là thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó qui định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. • Thư tín dụng thanh toán dần dần về sau (deferred payment L/C) là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó ngân hàng mở L/C hay là ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn qui định rừ trong L/C đú.
• Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó được mở ra. Việc ngân hàng mở L/C đứng ra thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu là thuộc khái niệm trước đây về tín dụng chứng từ, nhưng trong thời đại ngày nay không loại trừ khả năng người xuất khẩu nhận được L/C rồi nhưng không có khả năng giao hàng. Doanh số hoạt động TTQT của NHTM là chỉ tiêu về tổng thu nhập từ tất cả các dịch vụ TTQT như: mở L/C, thông báo L/C, chuyển tiền nước ngoài….
Tỷ trọng thu từ TTQT so với tổng thu nhập của ngân hàng là con số tương đối, cho biết tỷ lệ đóng góp thu nhập của hoạt động TTQT vào tổng thu nhập của ngân hàng trong thời gian được tính thường là một năm. Tỷ trọng lớn, chứng tỏ TTQT hoạt động hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, vậy TTQT là thế mạnh đối với ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ doanh số TTQT của ngân hàng so với doanh số TTQT của toàn hệ thống hoặc doanh số TTQT của tất cả NHTM trong cả nước.
Tỷ lệ này càng cao có nghĩa là thị phần hoạt động TTQT càng lớn, khối lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này của ngân hàng càng nhiều, đó chính là một yếu tố để giúp mở rộng hoạt động TTQT của ngân hàng. Việc gia tăng số sản phẩm dịch vụ của TTQT mà NHTM cung cấp phản ánh mở rộng hoạt động TTQT của ngân hàng, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng đối với khách hàng, sự nhanh nhạy của ngân hàng để theo kịp đòi hỏi thực tế cũng như chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Có thể nói, việc đánh giá mở rộng hoạt động TTQT chính xác và toàn diện, cần phải phân tích, căn cứ vào nhiều chỉ tiêu kết hợp nhau, bên cạnh những chỉ tiêu trên còn có các chỉ tiêu như: phí TTQT của ngân hàng trên tổng doanh thu, số tiền, số món trong từng nghiệp vụ của ngân hàng….
Chính sách ngoại thương là hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chính hoạt động ngoại thương của một quốc gia trong một thời gian nhất định, với mục đích đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Nhưng trên thực tế, chúng lại không bài trừ nhau mà thống nhất với nhau, tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, tùy theo điều kiện và đặc điểm cụ thể mà người ta sử dụng kết hợp khéo léo hai xu hướng trên. Nhưng trong từng thời kỳ, nếu sự kết hợp đó thiên về khuynh hướng hướng ngoại thì sẽ tạo điều kiện cho kinh tế ngoại thương phát triển, qua đó gây ảnh hưởng tích cực cho hoạt động TTQT tại ngân hàng.
Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định, pháp lý của Nhà nước trong quản lý ngoại tệ, quản lý chứng từ có giá trị ngoại tệ… cũng như việc trao đổi sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài. Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại song song hai chế độ quản lý ngoại hối là chế độ quản lý ngoại hối tự do ở các nước tư bản phát triển và chế độ quản lý thắt chặt ở các nước đang hoặc kém phát triển. Tại các nước Anh, Pháp, Mỹ… việc xuất nhập khẩu tư bản, lưu thông tiền tệ trên thị trường nội địa là hoàn toàn tự do, các chủ thể kinh tế cũng được tự do mở tài khoản ở nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia, là hệ số quy đổi của đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Khi đồng tiền trong nước mất giá so với ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước sẽ rẻ đi một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài, và ngược lại, hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đắt lên. Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu… hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được tình hình làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có NHTM.