Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ TTQT của NHTM cung cấp

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30 - 39)

Việc gia tăng số sản phẩm dịch vụ của TTQT mà NHTM cung cấp phản ánh mở rộng hoạt động TTQT của ngân hàng, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng đối với khách hàng, sự nhanh nhạy của ngân hàng để theo kịp đòi hỏi thực tế cũng như chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Có thể nói, việc đánh giá mở rộng hoạt động TTQT chính xác và toàn diện, cần phải phân tích, căn cứ vào nhiều chỉ tiêu kết hợp nhau, bên cạnh những chỉ tiêu trên còn có các chỉ tiêu như: phí TTQT của ngân hàng trên tổng doanh thu, số tiền, số món trong từng nghiệp vụ của ngân hàng…

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT 1.4.1. Nhân tố chủ quan

1.4.1.1. Nhân tố con người

Nhân tố chủ quan đầu tiên ảnh hưởng đến hoạt động TTQT là nhân tố con người. Con người chính là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một NHTM. Môi trường hoạt động TTQT nói riêng và các hoạt động khác của ngân hàng nói chung đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo và quản lý có trình độ năng lực thực sự, sáng tạo trong kinh doanh, phẩm chất đạo đức tốt; đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, hiểu biết kinh tế, pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

1.4.1.2. Chính sách đối ngoại của ngân hàng

Nhân tố chủ quan thứ hai tác động đến hoạt động TTQT là chính sách đối ngoại của ngân hàng. Chính sách đối ngoại của ngân hàng là tất cả những chiến lược phát triển đại lý với các ngân hàng nước ngoài, nhằm mục đích mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý và tạo dựng mối quan hệ bền vững.

Trong tình hình kinh tế - xã hội toàn cầu hóa hiện nay, giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các quốc gia càng sôi động, do đó nhu cầu TTQT ngày càng tăng và đòi hỏi được đáp ứng trên diện rộng. Vì vậy, ngân hàng cần có chính sách đối ngoại phù hợp, phát triển đại lý để có thể thực hiện TTQT trên khắp thế giới, nhưng vẫn đảm bảo độ nhanh chóng, chính xác, an toàn và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Từ đây, ngân hàng càng củng cố được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường tài chính quốc tế.

1.4.1.3. Chính sách phát triển dịch vụ của ngân hàng

Chính sách phát triển dịch vụ của ngân hàng cũng là một trong những nhân tố chủ quan tác động tới hoạt động TTQT của NHTM. Chính sách phát triển dịch vụ phải nằm trong tổng thể chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng không quan tâm đến phát triển dịch vụ thì sẽ đi vào lạc hậu. Ngược lại, một ngân hàng có chính sách phát triển phù hợp, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các nghiệp vụ khác như bảo lãnh mở L/C, tài trợ XNK, … Và chính các nghiệp vụ này phát triển cũng ảnh hưởng tích cực trở lại đối với hoạt động TTQT, góp phần mở rộng hoạt động này của ngân hàng.

1.4.1.4. Một số nhân tố chủ quan khác

Ngoài ba nhân tố trên, còn có một số nhân tố chủ quan khác ảnh hưởng hoạt động TTQT của NHTM đó là chính sách khách hàng, trình độ phát triển công nghệ thông tin…

Chính sách khách hàng tốt đồng nghĩa với việc ngân hàng ngày càng tạo được mối quan hệ khăng khít với khách hàng truyền thống, hơn nữa còn thu hút thêm các khách hàng tiềm năng mới, từ đó tăng thị phần và doanh số TTQT, tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Bên cạnh đó, ứng dụng rộng rãi các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại tạo điều kiện cho giao dịch TTQT nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

1.4.2. Nhân tố khách quan

1.4.2.1. Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thươngnói riêng của một nước nói riêng của một nước

Kinh tế đối ngoại chính là một khái niệm của Thương mại quốc tế, do đó nó cũng là quan hệ kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới. Nó bao gồm hoạt động ngoại thương, dịch vụ quốc tế, đầu tư tài chính, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tế khác. Do đó, kinh tế đối ngoại được coi là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.

Chính sách ngoại thương là hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chính hoạt động ngoại thương của một quốc gia trong một thời gian nhất định, với mục đích đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Nhiệm vụ của chính sách ngoại thương là điều chỉnh các hoạt động TMQT theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Trong chính sách ngoại thương có hai xu hướng là bảo hộ mậu dịch và tự do hóa mậu dịch. Về mặt nguyên tắc thì hai xu hướng này đối nghịch với nhau và có tác động ngược chiều nhau đến TMQT. Nhưng trên thực tế, chúng lại không bài trừ nhau mà thống nhất với nhau, tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, tùy theo điều kiện và đặc điểm cụ thể mà người ta sử dụng kết hợp khéo léo hai xu hướng trên. Nhưng trong từng thời kỳ, nếu sự kết hợp đó thiên về khuynh hướng hướng ngoại thì sẽ tạo điều kiện cho kinh tế ngoại thương phát triển, qua đó gây ảnh hưởng tích cực cho hoạt động TTQT tại ngân hàng.

Việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại có ý nghĩa to lớn đặc biệt đối với hoạt động TTQT. Kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương phát triển làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ với các

quốc gia khác. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển các nghiệp vụ TTQT. Hơn nữa, kinh tế ngoại thương phát triển sẽ yêu cầu nhiều loại hình dịch vụ TTQT phát triển theo để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó.

Thực tiễn cho thấy các nước có nền kinh tế ngoại thương phát triển thì các nghiệp vụ TTQT của ngân hàng cũng phát triển và đa dạng. Ngoài những dịch vụ truyền thống, các ngân hàng tăng thêm các nghiệp vụ TTQT nhằm thỏa mãn các nhu cầu mới phát sinh. Các nguồn thu của ngân hàng về TTQT thường rất lớn. Ngược lại, ở những nước kinh tế đang hoặc kém phát triển thi các dịch vụ ngân hàng nói chung còn nghèo nàn, chủ yếu là các nghiệp vụ đơn giản, truyền thống. Một trong những nguyên nhân đó chính là nền kinh tế thương mại còn kém phát triển, doanh số xuất nhập khẩu còn hạn chế.

1.4.2.2. Chính sách quản lý ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định, pháp lý của Nhà nước trong quản lý ngoại tệ, quản lý chứng từ có giá trị ngoại tệ… cũng như việc trao đổi sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài.

Nội dung của chính sách quản lý ngoại hối là quản lý và kiểm soát luồng vận động của ngoại hối từ nước ngoài vào và trong nước ra. Nó có liên quan trực tiếp đến quan hệ ngoại thương cũng như các quan hệ TMQT khác bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, chính sách quản lý ngoại hối còn quản lý và kiểm soát sự lưu thông của ngoại hối. Vì thế, nó có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ quốc gia nói riêng và ổn định nền kinh tế nói chung.

Các NHTM với chức năng là trung gian thanh toán, là cửa ngõ ra vào của ngoại tệ, đóng vai trò hải quan kiểm soát luồng tiền ra vào của các quốc gia. Vì thế cho nên các NHTM được phép TTQT được Ngân hàng Nhà nước trao đặc quyền kiểm soát các hoạt động TTQT do khách hàng ủy thác cho họ

theo đúng quy định của chế độ quản lý ngoại hối hiện hành. Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại song song hai chế độ quản lý ngoại hối là chế độ quản lý ngoại hối tự do ở các nước tư bản phát triển và chế độ quản lý thắt chặt ở các nước đang hoặc kém phát triển.

Chế độ quản lý ngoại hối tự do tại các nước tư bản, cho phép đồng tiền quốc gia được tự do tham gia vào thị trường quốc tế, tự do chuyển đổi sang ngoại tệ. Tại các nước Anh, Pháp, Mỹ… việc xuất nhập khẩu tư bản, lưu thông tiền tệ trên thị trường nội địa là hoàn toàn tự do, các chủ thể kinh tế cũng được tự do mở tài khoản ở nước ngoài. Tại những nước này, các luồng ngoại tệ không chịu sự kiểm soát của nhà nước. Do đó, hoạt động TTQT của các NHTM không bị chi phối bởi chính sách ngoai hối. Chế độ này phù hợp với xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới, nhưng chỉ thích hợp với nền kinh tế phát triển cao. Còn ở những nước có nền kinh tế chưa phát triển hoặc kém phát triển như nước ta, thì áp dụng chế độ quản lý ngoại hối thắt chặt. Nhà nước quản lý chặt luồng vận động của ngoại tệ. Trong phạm vi quốc gia, các chủ thể kinh tế không được phép thanh toán với nhau bằng ngoại tệ, trừ một số trường hợp đặc biệt . Người cư trú và không cư trú không được tựu do chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải tuân thu nghiêm ngặt chế độ quản lý của Nhà nước.

1.4.2.3. Sự biến động của tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia, là hệ số quy đổi của đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ.

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm. Sự biến động lên hay xuống của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trong nền kinh tế, trong đó có hoạt động TTQT của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi đồng tiền trong nước mất giá so với ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước sẽ rẻ đi một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài, và ngược lại, hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đắt lên. Do đó, nước có đồng tiền mất giá sẽ có điều kiện tâng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Đối với những nước đang và kém phát triển có nhu cầu nhập khẩu lớn máy móc thiết bị, hàng hóa tiêu dùng… sẽ bị ảnh hưởng lớn trong trường hợp này. Hoạt động nhập khẩu bị co hẹp nhưng hoạt động xuất khẩu không thể tăng lên một cách tương ứng do các mặt hàng xuất khẩu của các nước này chủ yếu là hàng thô, hàng sơ chế. Doanh thu xuất nhập khẩu bị giảm đi rất lớn. Vì thế nó làm hạn chế hoạt động TTQT của các NHTM trong nước.

Khi đồng tiền trong nước đắt lên so với ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước sẽ đắt lên một cách tương đối và hàng hóa nhập khẩu vào nội địa rẻ hơn. Nước có đồng tiền lên giá sẽ khó khăn hơn khi xuất khẩu và có lợi hơn khi nhập khẩu. Các hoạt động nhập khẩu sẽ được tăng cường. Hoạt động TTQT có điều kiện được mở rộng.

1.4.2.4. Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng

Hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng mãnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thỏa thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng đến tự do hóa thương mại. Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu… hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đoán trước được tình hình làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có NHTM.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI –

HỘI SỞ CHÍNH 2.1. Tổng quan về SHB

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 13/11/1993. SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993.

Những ngày đầu đi vào hoạt động, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, SHB với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chỉ có trụ sở chính đặt tại số 341- Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành - Tỉnh Cần Thơ nay là Huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ, với tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ là 8 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học, với địa bàn bao gồm vài xã thuộc huyện Châu Thành, đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trải qua 16 năm hoạt động, đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt 2000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và Hải Phòng; các tỉnh và thành phố có mức tăng trưởng cao, dân số đông như Quảng Ninh, Vinh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Lào Cai và các thành phố có khu công nghiệp như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Chu Lai,

Quy Nhơn, Bình Dương, Đồng Nai; với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích. Đối tượng khách hàng của SHB đã đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Hoạt động kinh doanh những năm qua, SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan. Vì vậy, kết quả kinh doanh của SHB năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kết hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững.

Ngày 20/1/2006 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ-NHNN chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB, từ đó đã tạo thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Và cho đến ngày 14/1/2008 đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng. Với việc tăng vốn này, SHB có khả năng đáp ứng những khách hàng lớn cùng với hạn mức tín dụng lớn, đây là thuận lợi lớn của ngân hàng khi mà nhu cầu về vốn của nền kinh tế đang tăng cao như hiện nay.

Trong năm 2008 SHB đã đạt được nhiều giải thưởng có uy tín như Sao vàng Đất Việt 2008, Doanh nghiệp bán lẻ xuất sắc 2008, Sao vàng Thủ đô 2008, Nhà lãnh đạo xuất sắc 2008 trao cho Tổng giám đốc SHB, Thành tích xuất sắc đóng góp vào sự thành công chung của triển lãm Quốc tế Banking Expo 2008, Ngân Nhà nước Việt Nam xếp loại A năm 2007, Giải “ Nhãn hiệu cạnh tranh - Nổi tiếng quốc gia 2007” do Viện sở hữu trí tuệ trao tặng ,

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 30 - 39)