Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoạ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 32 - 33)

nói riêng của một nước

Kinh tế đối ngoại chính là một khái niệm của Thương mại quốc tế, do đó nó cũng là quan hệ kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới. Nó bao gồm hoạt động ngoại thương, dịch vụ quốc tế, đầu tư tài chính, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tế khác. Do đó, kinh tế đối ngoại được coi là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.

Chính sách ngoại thương là hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chính hoạt động ngoại thương của một quốc gia trong một thời gian nhất định, với mục đích đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Nhiệm vụ của chính sách ngoại thương là điều chỉnh các hoạt động TMQT theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Trong chính sách ngoại thương có hai xu hướng là bảo hộ mậu dịch và tự do hóa mậu dịch. Về mặt nguyên tắc thì hai xu hướng này đối nghịch với nhau và có tác động ngược chiều nhau đến TMQT. Nhưng trên thực tế, chúng lại không bài trừ nhau mà thống nhất với nhau, tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, tùy theo điều kiện và đặc điểm cụ thể mà người ta sử dụng kết hợp khéo léo hai xu hướng trên. Nhưng trong từng thời kỳ, nếu sự kết hợp đó thiên về khuynh hướng hướng ngoại thì sẽ tạo điều kiện cho kinh tế ngoại thương phát triển, qua đó gây ảnh hưởng tích cực cho hoạt động TTQT tại ngân hàng.

Việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại có ý nghĩa to lớn đặc biệt đối với hoạt động TTQT. Kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương phát triển làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ với các

quốc gia khác. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển các nghiệp vụ TTQT. Hơn nữa, kinh tế ngoại thương phát triển sẽ yêu cầu nhiều loại hình dịch vụ TTQT phát triển theo để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó.

Thực tiễn cho thấy các nước có nền kinh tế ngoại thương phát triển thì các nghiệp vụ TTQT của ngân hàng cũng phát triển và đa dạng. Ngoài những dịch vụ truyền thống, các ngân hàng tăng thêm các nghiệp vụ TTQT nhằm thỏa mãn các nhu cầu mới phát sinh. Các nguồn thu của ngân hàng về TTQT thường rất lớn. Ngược lại, ở những nước kinh tế đang hoặc kém phát triển thi các dịch vụ ngân hàng nói chung còn nghèo nàn, chủ yếu là các nghiệp vụ đơn giản, truyền thống. Một trong những nguyên nhân đó chính là nền kinh tế thương mại còn kém phát triển, doanh số xuất nhập khẩu còn hạn chế.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 32 - 33)