Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoach hoá tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp. Ở công TNHH xây dựng thương mại Nam Á, việc xây dựng kế hoạch của Công ty mới chỉ dừng lại ở công tác kế hoạch hoá mà chưa có tầm chiến lược. Công ty đang ngày càng mất dần thị trường do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp mới ra nhập ngành. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á em đã chọn nghiệp vụ Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á nhằm tìm hiểu về công tác xây dựng kế hoạch của Công ty. Chuyên đề được bố cục làm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á Phần 2: Thực trạng công tác quản trị chiến lược tại công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á Phần 3: Đánh gía công tác quản trị chiến lược tại công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các cán bộ công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á và đặc biệt là sự tận tình chỉ bảo của thầycô trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đặc biệt là Thạc sĩ Lê Thị Hằng . Do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian tìm hiểu chưa nhiều nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, vì thế em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầycô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI NAM Á 3
I Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 3
II Khái quát tình hình SXKD của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2011 4
1 Về doanh thu: 6
2 Chi phí 6
3 Tình hình lợi nhuận 7
4 Lao động và thu nhập bình quân 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI NAM Á 2
I Khái quát công tác quản trị chiến lược tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á 2
1 Căn cứ xây dựng chiến lược 2
2 Bộ phận thực hiện công tác xây dựng chiến lược 2
3 Thời gian thực hiện cây dựng chiến lược 2
4 Qúa trình xây dựng chiến lược 3
4.1 Xác định hệ thống nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu 3
4.2 Phân tích môi trường bên ngoài 5
4.3 Phân tích môi trường bên trong 5
4.4 Lựa chọn chiến lược tối ưu 5
II Môi trường kinh doanh bên ngoài của Công ty 5
1 Môi trường vĩ mô 5
1.1 Yếu tố kinh tế 5
1.2 Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ 8
1.3 Yếu tố xã hội 8
1.4 Yếu tố khoa học công nghệ 9
1.5 Môi trường tự nhiên 10
2 Môi trường ngành của doanh nghiệp 11
2.1 Yếu tố người mua của công ty 11 2.2 Yếu tố người cung ứng của Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam
Trang 22.3 Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế 12
3 Môi trường bên trong của doanh nghiệp 12
3.1 Yếu tố sản xuất kĩ thuật 12
3.2 Yếu tố Marketing 14
3.3 Yếu tố tài chính 14
3.4 Yếu tố nhân sự 16
3.5 Yếu tố nghiên cứu và phát triển 18
3.6 Yếu tố tổ chức quản lý-văn hóa doanh nghiệp 19
4 Lập các ma trận 19
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI DOANH NGHIỆP 21
I Ưu điểm 21
II Nhược điểm 21
III Nguyên nhân của những nhược điểm 23
IV Một số đề xuất chiến lược của cá nhân 24
1 Phương hướng, nhiệm vụ công tác của công ty trong những năm tới 24
2 Một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác xây dựng chiến lược của công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á 27
2.1 Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất 27
2.2 Xác định chính xác mục tiêu và Phân tích môi trường 28
2.3 Phân tích môi trường kinh doanh 29
2.4 Mở rộng công tác nghiên cứu thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm 29
3 Đề xuất chiến lược cá nhân 31
3.1 Chiến lược thị trường: 32
3.2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 33
3.3 Chiến lược đấu thầu 35
4 Một số mô hình chiến lược 37
4.1 Ma trận BCG (Boston Cousulting roup) 37
4.2 Ma trận SWOT (Strengths - Weakuess - Oportunities - Threats) 39
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoach hoá tậptrung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công táchoạch định chiến lược Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triểnkhai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó vớinhững thay đổi của thị trường Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ
sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanhnghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môitrường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp
Ở công TNHH xây dựng thương mại Nam Á, việc xây dựng kế hoạchcủa Công ty mới chỉ dừng lại ở công tác kế hoạch hoá mà chưa có tầm chiếnlược Công ty đang ngày càng mất dần thị trường do sự cạnh tranh của cácdoanh nghiệp mới ra nhập ngành Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiếnlược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triểncủa Công ty
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, sau thời gian thực tập tại Công ty
TNHH xây dựng thương mại Nam Á em đã chọn nghiệp vụ " Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á" nhằm tìm
hiểu về công tác xây dựng kế hoạch của Công ty Chuyên đề được bố cục làm
Trang 4Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phíacác cán bộ công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á và đặc biệt là sự tậntình chỉ bảo của thầy/cô trong khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đặc biệt làThạc sĩ Lê Thị Hằng Do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian tìm hiểu chưanhiều nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, vì thế em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ thầy/cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH XÂY
DỰNG THƯƠNG MẠI NAM Á
I Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á
2 Giám đốc hiện tại: Nguyễn Ngọc Tuấn
Người đại diện: Phó giám đốc Nguyễn Đình Dũng
3 Địa chỉ: Trụ sở chính Số 1 ngõ 26 Hoàng Quốc Việt , Cầu giấy, Hà Nội
4 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:Thành lập ngày 18 – 09 -2000 theo
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2901 – 03 -02 – 583 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội
Số vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ
5 Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
6 Nhiệm vụ, chức năng của doanh nghiệp
Chức năng:
- Tổ chức thi công, sản xuất, kinh doanh vật liệu, vận chuyển vật tư thiết bị
- Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ nhận thầu xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp, kinh doanh vận tải, các loại vật tư vật liệu dùng trong xây dựng phục vụ nhu cầu thị trường.
Nhiệm vụ
- Thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài chính.
- Sản xuất, kinh doanh những mặt hàng đã đăng kí
- Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một doanh nghiệp: đóng thuế, nộp ngân sách Nhà nước
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Công ty
- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước
- Chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Thành ủy Hà Nội
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký kết với khách hàng
Trang 6trong việc mua bán, vận chuyển hàng hóa; hợp đồng liên doanh, liên kết.
- Quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.
- Làm tốt công tác bảo vệ, an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng
7 Lịch sử hình thành doanh nghiệp
Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á được thành lập từ năm 2000 do
Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp phép Trong mười hai năm hoạt động vừa qua, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á đã có được một số thuận lợi
cơ bản, nhất định như sau:
- Được sự tin tưởng của các cơ quan, ban ngành trong ngành xây dựng cũng
như tạo dựng được lòng tin vững chắc đối với khách hàng, đối tác trong và ngoài Tỉnh;
- Được sự giúp đỡ của các chủ đầu tư và các chính sách xây dựng và phát
triển cơ sở hạ tầng của TP Hà Nội theo sự chỉ đạo của Nhà nước;
- Ngoài ra, Công ty còn được sự giúp đỡ của các nhân viên có trình độ
chuyên môn tốt, đã gắn bó với Công ty nhiều năm, cùng với một số nhân viên trẻ có năng lực, sáng tạo và nhất là Công ty còn có một đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, hoạt động nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng Có thể nói, trong gần năm năm hoạt động vừa qua, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á đã xây dựng được một bộ máy tổ chức vận hành có hiệu quả, điều đó thực sự đã đóng góp một phần không nhỏ tạo nên vị trí vững chắc của Công ty trong ngành xây dựng hiện nay.
II Khái quát tình hình SXKD của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2011
Để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á ta thông qua bảng sau:
Trang 7Bảng 1.1: Kết quả SXKD của Công ty qua 5 năm (2007 - 2011)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
So sánh 08/07 So sánh 09/08 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Chênh
lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch Tỷ lệ
Chênh lệch Tỷ lệ
Trang 81 Về doanh thu:
Qua bảng 2 về tình hình doanh thu của Công ty qua 5 năm (2007 - 2011), ta có thể thấy được tình hình tổng doanh thu của Công ty có nhiều sự biến động lớn Đặc biệt là tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 5.361 triệu đồng, tương đương 312,4% Trong đó:
- Doanh thu thuần từ bán hàng (DTTBH) và cung cấp dịch vụ tăng 313,4%, tức tăng 5.353 triệu đồng trong năm 2010 Do trong năm 2010, Công ty nhận được nhiều hợp đồng thi công, trong đó có một số hợp đồng thi công có giá trị lớn hơn năm trước Chính vì vậy, doanh thu năm 2010 tăng vượt bậc, xấp xỉ gấp 3,13 lần doanh thu năm 2009.
- Doanh thu hoạt động tài chính (DT HĐTC) tăng 100% tương đương tăng 8 triệu đồng Đạt mức tăng gần như tuyệt đối so với cùng kỳ năm trước đó là nhờ vào
sự tăng lên của lãi suất gửi tiền ngân hàng Tuy nhiên, có thể thấy được doanh thu
từ hoạt động tài chính đóng vai trò không đáng kể trong tổng doanh thu của Công ty.
Tóm lại, qua 5 năm (2007 - 2011) có thể thấy được tình hình tổng doanh thu của Công ty tăng cao vượt bậc so với năm 2009 Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với Công ty, điều này chứng tỏ được vị trí vững chắc và những nổ lực của Công
ty trong thị trường ngành xây dựng Qua đó, chúng ta có thể thấy được nguồn doanh thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu
từ hoạt động tài chính chỉ là một yếu tố đóng vai trò nhằm góp phần làm tăng tổng doanh thu của Công ty Vì vậy, Công ty nên có những chính sách cụ thể hơn nữa nhằm tiếp tục duy trì tốc độ tăng doanh thu ngày càng cao hơn, nhất là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
2 Chi phí
Chi phí là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty Mỗi sự tăng lên hoặc giảm xuống của nó đều dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận Do đó, trong hoạt động kinh doanh, nếu muốn đạt được lợi nhuận tối đa thì điều quan trọng là cần phải xem xét, tính toán chi phí một cách phù hợp, hạn chế sự
Trang 9gia tăng các khoản chi phí không cần thiết và giảm thiểu các loại chi phí đến mức thấp nhất, điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cụ thể:
Tóm lại, qua 5 năm (2007 - 2011) ta có thể thấy tốc độ tăng chi phí của Công
ty còn cao hơn cả về tốc độ tăng doanh thu, điều này chắc chắn sẽ làm cho lợi nhuận của Công ty giảm xuống Nguyên nhân của tốc độ tăng chi phí này có thể thấy là do ảnh hưởng nhiều nhất từ giá cả thị trường vật liệu xây dựng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty Do đó, Công ty nên có những chính sách cụ thể
để giảm tối đa về mặt chi phí nhằm mục đích cải thiện lợi nhuận của mình.
3 Tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Thông qua bảng 2 thống kê về tình hình lợi nhuận qua 5 năm (2007 - 2011) của Công ty, ta có thể thấy được lợi nhuận ròng của Công ty giảm mạnh dần qua các năm Trong năm 2010 lợi nhuận ròng của Công ty giảm 374 triệu đồng, giảm tương đương 62,9% lợi nhuận so với năm 2009 Tiếp tục giảm vào năm 2011, mức chênh lệch là 190 triệu đồng, giảm tương đương 86% so với năm 2010 Kết quả đó cho thấy qua 5 năm hoạt động vừa qua, hiệu quả hoạt động của Công ty giảm sút rõ rệt Phần lợi nhuận ròng này của Công ty được hình thành từ 2 khoản mục sau: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính
4 Lao động và thu nhập bình quân
Trang 10Bảng 1.2: Tình hình lao động và thu nhập bình quân của Công ty qua 5 năm (2007 - 2011)
Trang 11Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy:
- Số lượng lao động của Công ty có chiều hướng tăng nhẹ qua từng năm
- Thu nhập bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng nhẹ qua từng năm mặc dù nên kinh tế trong 5 năm 2007-2011 có những chuyển biến khó khăn Tuy nhiên do có phương hướng kinh doanh đúng đắn nên doanh thu và lợi nhuận của Công ty vẫn đảm bảo được đời sống cho cán bộ nhân viên trong toàn thể Công ty
Trang 12PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI NAM Á
I Khái quát công tác quản trị chiến lược tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á
1 Căn cứ xây dựng chiến lược
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á
- Cơ cấu tổ chức và lao động của Công ty
- Cơ cấu lao động
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật:
- Đặc điểm tổ chức sản xuất
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở Công ty
- Đặc điểm về máy móc thiết bị
- Đặc điểm về nguyên vật liệu
- Đặc điểm về vốn kinh doanh
- Đặc điểm về thị trường và khách hàng
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tổng hợp
2 Bộ phận thực hiện công tác xây dựng chiến lược
Để xây dựng được một chiến lược phát triển đúng đắn, cần có sự kết hợpchặt chẽ từ các phòng, ban Và đặc biệt tại công ty TNHH xây dựng thươngmại Nam Á, ban giám đốc là bộ phận chính thực hiện nhiệm vụ này
Sau khi tổng hợp các thông tin từ các phòng, ban cung cấp, dựa vào tìnhhình thực tiễn, ban giám đốc sẽ xây dựng chiến lược phát triển cho công ty
3 Thời gian thực hiện cây dựng chiến lược
Tùy vào tình hình thực tiễn và những biến động của nền kinh tế, công ty
Trang 13sẽ xây dựng và lên kế hoạch phát triển của mình Do đặc điểm nền sản xuất
và kinh tế thường xuyên biến động mà chiến lược của công ty được xây dựngmỗi 5 năm 1 lần và điều chỉnh khi có sự thay đổi lớn
4 Qúa trình xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược là quá trình xác định nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh nhằm phát hiện những điểm mạnh - yếu bên trong, cơ hội - thách thức từ bên ngoài
để lựa chọn một chiến lược tối ưu thay thế
Qúa trình Xây dựng chiến lược của Công ty bao gồm việc thiết kế và lựa chọn những chiến lược phù hợp cho tổ chức Để thực hiện việc này công ty đã xem xét từ nhiều cấp tổ chức khác nhau và đề ra các kiểu chiến lược.
Qui trình xây dựng chiến lược của Công ty gồm 3 bước
- Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
- Phân tích môi trường kinh doanh
- Phân tích nội bộ doanh nghiệp
- Hình thành và lựa chọn chiến lược
4.1 Xác định hệ thống nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu
Bước đầu tiên của quá trình xây dựng chiến lược là xác định sứ mệnh và các
mục tiêu chủ yếu của Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á Sứ mệnh và mục tiêu chủ yếu của tổ chức cung cấp một bối cảnh để xây dựng các chiến lược.
Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, hệ thống mục tiêu của công ty bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn bao gồm:
- Thị phần của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Năng suất lao động.
- Vấn đề giải quyết công ăn việc làm và đời sống người lao động.
Trang 14- Một số lĩnh vực khác.
Mục tiêu ngắn hạn: đề cập đến lĩnh vực cụ thể và chức năng quản trị
của Công ty Để xác định mục tiêu đúng đắn và hợp lý Công ty căn cứ vào:
- Căn cứ vào đối tượng hữu quan của doanh nghiệp:
- Căn cứ vào lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào quyết định của ban giám đốc điều hành doanh nghiệp và chủ sở hữu.
- Căn cứ vào khả năng nguồn lực và các lợi thế của doanh nghiệp.
- Khi xác định hệ thống mục tiêu phải thoả mãn được những yêu cầu sau:
Mục tiêu phải được xác định rõ ràng từng thời kỳ, phải có mục tiêu chung, mục tiêu riêng.
Các mục tiêu phải đảm bảo tính liên kết, tương hỗ lẫn nhau hay nói cách khác khi thực hiện mục tiêu này không cản trở công việc thực hiện mục tiêu khác.
Xác định rõ mức độ ưu tiên của từng mục tiêu và hệ thống cấp bậc của từng mục tiêu.
Các mục tiêu phải đảm bảo tính cân đối và khả thi.
Những người tham gia thực hiện phải nắm được và hiểu một cách đầy đủ mục tiêu chiến lược.
Trang 154.2 Phân tích môi trường bên ngoài
Bộ phận thứ hai của quá trình xây dựng chiến lược là phân tích môi trường hoạt động bên ngoài tổ chức Mục tiêu của phân tích bên ngoài là nhận thức các cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là những nguy cơ cũng
từ môi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho công ty mà nó cần phải tránh
4.3 Phân tích môi trường bên trong
Phân tích bên trong nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty Các tổ chức nỗ lực theo đuổi những chiến lược tận dụng những điểm mạnh bên trong và cải thiện những điểm yếu
4.4 Lựa chọn chiến lược tối ưu
Đây là giai đoạn xác định ra các phương án chiến lược ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đã xác định của công ty Sự so sánh các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thường được gọi là phân tích SWOT Mục đích của phân tích SWOT là nhận diện các chiến lược mà nó định hướng, tạo sự phù hợp hay tương xứng giữa các nguồn lực và khả năng của công ty với nhu cầu của môi trường trong đó công ty đang họat động
Giai đoạn hoạch định là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa quyết định toàn bộ tiến trình quản trị chiến lược Vì thế công ty luôn tìm cách kết hợp giữa trực giác với phân tích hệ thống số liệu trong việc đưa ra và lựa chọn các phương án chiến lược thay thế.
II Môi trường kinh doanh bên ngoài của Công ty
1 Môi trường vĩ mô
1.1 Yếu tố kinh tế
Theo số liệu thống kê về kinh tế giai đoạn 2000 đến 2010 cho thấy GDP bình quân tăng gấp đôi sau 8 năm, tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP Trong năm 2010, tổng thu ngân sách nhà nước vượt 12.7% so với dự toán (tăng 17.6% so với năm 2009), tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 19.1% (gấp 3 lần so với kế hoạch),
Trang 16dư nợ chính phủ khoảng 44.5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia là 42.2% GDP
và dư nợ công bằng 56.7% GDP, nằm trong ngưỡng giới hạn an toàn.
Về tỷ lệ lạm phát thì Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình khá cao: giai đoạn 2001-2005 là 5.35%, đứng vị trí thứ 67 trên thế giới và giai đoạn 2006-2010 là 11.5%, đứng thứ 24 Trong khu vực thì Việt Nam nhìn chung luôn cao hơn các nước khác, ngoại trừ năm 2009 Năm 2010, lạm phát là 11.75%, cao gấp 1.5 lần ở
Ấn Độ, gấp 3 lần Trung Quốc và 8 lần Thái Lan Đặc biệt từ đầu năm 2011 đến nay lạm phát đã tăng 15.7%, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2010 Hiện nay, Chính phủ đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng nhằm kiểm soát và ngăn chặn lạm phát để đảm bảo các mục tiêu đã đề ra như: tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, dự nợ tín dụng tăng khoảng 25% Tỷ giá VNĐ được điều hành linh hoạt hơn theo nguyên tắc thị trường; điều hành lãi suất theo cơ chế
và theo hướng giảm dần; tăng cường giám sát đảm bảo an toàn các hoạt động tín dụng,…
Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi và cũng là những thách thức cho một số lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH thương mại xây dựng Nam Á Nhu cầu về xây dựng và vật liệu xây dựng ngày càng tăng cao nhưng đồng thời cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để cho ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Bảng 2.1 Một số dữ liệu về kinh tế Việt Nam trong 10 năm gần đây
Trang 17nội GDP danh nghĩa
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI-thực hiện
CPI (tăng giảm % so
với năm trước) -0.6 0.8 4.0 3.0 9.5 8.4 6.6 12.6 19.9 6.5 11.7
Nguồn: Tổng cục thống kê
1.2 Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ
Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thông qua việc quy định,kiểm soát các quy trình, các hoạt động và các mối quan hệ thị trường.Đồng
Trang 18thời nó có thể hạn chế hoặc khuyến khích,tạo điều kiện lợi cho sự phát triển của thị trường Cụ thể của môi trường pháp lý đó là:
bộ, khả năng áp dụng vào thực tế còn hạn chế đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động công ty, đồng thời để kịp thế giới về công nghiệp thân thiện với môi trường, hiện nay chính phủ có nhiều chính sách tích cực chính phủ đã có nhiều chính sách
hỗ trợ các DN đầu tư và người sản xuất cung cấp, nhằm đạt được sự phát triển cững bền của ngành xây dựng.
1.3 Yếu tố xã hội
Các nhân tố văn hóa xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của từng bộ phận dân cư và sự giao lưu giữa các bộ phận dân cư khác nhau Các nhân tố này ảnh hưởng đến thị thiếu tập quán tiêu dùng của dân cư Trong số các nhân tố văn hóa xã hội phải kể đến:
- Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa xã hội, tín ngưỡng.
- Các gí trị xã hội.
- Sự đầu tư của các công trình, các phương tiện thông tin văn hóa.
- Các sự kiện văn hóa, hoạt động văn hóa môi trường
Dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành cung cầu trên thị trường đồng thời nó có khả năng ảnh hưởng đến sự cung ứng hàng hóa trên thị trường một các gián tiếp thông qua sự tác động của nó.
Các nhân tố dân cư bao gồm:
- Dân số và mật độ dân số
Trang 19- Sự phân bố của dân cư trong không gian
- Cơ cấu dân cư ( đột tuổi, giới tính…)
- Sự biến động của dân cư
- Trình độ của dân cư
1.4 Yếu tố khoa học công nghệ
Đây là môi trường có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong cạnh tranh của công ty bởi nó ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những ảnh hưởng của khoa học công nghệ cho ta thấy được các cơ hội và thách thức cần phải xem xét trong việc soạn thảo và thực thi chiến lược sản xuất kinh doanh.
Những phát minh mới về khoa học công nghệ làm thay đổi nhiều tập quán và tạo xu thế mới trong tiêu dùng và cho ra nhiều sản phẩm mới.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật các ngành đã tạo điều kiện cho ngành xây dựng và cho công ty trong việc áp dụng quy trình đã tạo điều kiện cho quản lý kỹ thuạt, lập tiến độ, biện pháp thi công và quyết toán đã giảm bớt thời gian… Do sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa và ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao trong nhân dân Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hướng năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, việc phát triển áp dụng và chứng nhận ISO 9000 và ISO 1400 Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng, môi trường theo ISO
1400, doanh nghiệp có thể:
- Giảm giá thành sản phẩm do sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu, giảm chi phí xử lý sản phẩm hỏng và xử lý chất thải, hạn chế sự cố thiết bị, tai nạn nghề nghiệp và sự cố môi trường.
- Đáp ứng yêu cầu của luật điịnh, thực hiện trách nhiệm pháp lý của giám đốc
có liên quan đến chất lượng , môi trường, an toàn vệ sinh.
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Trang 201.5 Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, thời tiết
có ảnh hưởng nhiều tới công tác bảo quản và vận chuyển hàng hóa Với hàng hóa trong kho phải bảo đảm chống ẩm và gỉ sét Trong công tác vận chuyển chuyên chở khi lấy hàng hoặc tiêu thụ cũng phải chú ý với các điều kiện thời tiết.
Các giải pháp xây dựng ở Việt nam chịu ảnh hưởng mạnh của nhân tố này.Môi trường tự nhiên ở nước ta đa dạng, giữa các vùng miền trong cả nước, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và có xu hướng ngày càng khắc nghiệt, thiên tai,
lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra sản xuất xây dựng được tiến hành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn phức tạp, đất nước dài, hẹp và còn có nhiều nơi chưa khai phá, có một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng phong phú Hơn nữa, cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước,
ô nhiễm môi trường ở nước ta ngày càng nghiêm trọng, các biện pháp can thiệp của Chính phủ cũng ngày càng tăng cường Do đó, Công ty TNHH thương mại xây dựng Nam Á ngày càng phải đối diện gay gắt với thách thức môi trường Để có thể thắng thầu và thi công công trình, Công ty cần phải đưa ra và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý, do đó làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2 Môi trường ngành của doanh nghiệp
2.1 Yếu tố người mua của công ty
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không được
Trang 21người tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp không thể tiến hành kinh doanh được Chủ đầu tư, từ giác độ là khách hàng của doanh nghiệp xây dựng, được hiểu là cá nhân hay tổ Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không được người tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp không thể tiến hành kinh doanh được Chủ đầu tư, từ giác độ là khách hàng của doanh nghiệp xây dựng, được hiểu
là cá nhân hay tổ cho doanh nghiệp thuê các máy móc thiết bị xây dựng để xây dựng công trình Mặt khác, sự biến động của giá cả vật liệu xây dựng và máy xây dựng đều ảnh hưởng tới chi phí xây dựng công trình mà doanh nghiệp luôn phải tính đến
Những trục trặc trong việc cung ứng vật tư và máy móc thiết bị xây dựng đôi khi dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho doanh nghiệp, vì nó có thể dẫn tới việc phải ngừng sản xuất do không có vật tư, do máy hỏng hoặc có thể phát sinh những khối lượng công tác phải phá đi làm lại do chất lượng vật liệu sử dụng không đảm bảo, làm kéo dài thời gian xây dựng so với dự kiến Sự gia tăng về chi phí xây dựng công trình và thiệt hại về kinh tế đều làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất và hành vi của người cung ứng
2.2 Yếu tố người cung ứng của Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á
Người cung ứng của công ty cũng bao gồm nhà cung ứng cũ và mới Với các nhà cung ứng cũ, công ty luôn giữ uy tín trong các khâu thanh toán để được hưởng các chế độ chiết khấu, giảm giá và có được những nguồn hàng tốt nhất trong thời gian ngắn nhất Bên cạnh đó, do nhu cầu mở rộng thị trường và đa dạng hóa các loại sản phẩm công ty tìm thêm các nhà cung ứng mới để luôn đảm bảo được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu Các máy móc thiết bị của công ty hiện nay được cung cấp chủ yếu các nhà cung cấp trong nước.
2.3 Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế
Trang 22với nhau trong đấu thầu xây dựng Vì các chủ đầu tư đều mong muốn chọn được những doanh nghiệp xây dựng thoả mãn tốt nhất các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, giá cả, điều kiện thanh toán và thời gian xây dựng nên các doanh nghiệp xây dựng luôn đối mặt và cạnh tranh với nhau về công nghệ, kỹ thuật thi công xây dựng, về giá cả và điều kiện thanh toán, về sự đảm bảo thời gian xây dựng Quy mô và mức
độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Khi số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường lớn, mức độ cạnh tranh cao sẽ ảnh hưởng tới thị phần của doanh nghiệp, do đó giảm giá bán, giảm tốc độ tiêu thụ sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường.Trong những năm vừa qua, số lượng các doanh nghiệp xây dựng tăng nhanh, dưới các hình thức đa dạng Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng, do đó giảm doanh thu và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
3 Môi tr ường bên trong của doanh nghiệp ng bên trong c a doanh nghi p ủa doanh nghiệp ệp
3.1 Yếu tố sản xuất kĩ thuật
Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á là đơn vị sản xuất công nghiệp, sản phẩm của Công ty mang hình thái vật chất cụ thể Trong đó sản phẩmchính là các công trình xây dựng, vật liệu xây dựng
Công trình xây dựng,giao thông, thủy lợi mang tính chất đặc trưng riêngảnh hưởng đến tính mạng và cấu trúc hạ tầng của toàn xã hội, chính vì vậymọi quy trình, các thông số kỹ thuật đều tuân theo quy định của Bộ kế hoạchđầu tư và theo hướng dẫn của các văn bản pháp lý liên quan
Là một đơn vị kinh doanh tổng hợp với nhiều loại sản phẩm khác nhau
về quy mô và đặc tính nên đối với mỗi nhóm sản phẩm mà cụ thể ở đây làđối với từng loại công trình thì lại có một phương pháp sản xuất khác nhautương ứng với một quy trình công nghệ khác nhau Tuy nhiên về phươngpháp sản xuất thì có thể kể đến một số đặc điểm sau:
Các sản phẩm sản xuất hầu hết là các công trình xây dựng đã được “đặthàng” trước theo yêu cầu của khách hàng, của chủ đầu tư và được xây dựng
Trang 23theo các quy trình công nghệ đã được tiêu chuẩn hoá.
Địa bàn sản xuất sản phẩm là phân tán chứ không tập chung ở một phânxưởng nhất định Thậm chí mỗi một sản phẩm lại được sản xuất ở một nơikhác nhau và do đó tính di động chính là một trong những đặc điểm nổi bật,rất đặc trưng cho phương pháp sản xuất này của toàn ngành xây dựng
Tiến độ thi công phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, điều kiệnđịa lý của địa phương-nơi có công trình xây dựng được tiến hành Bởivì cóthể cùng là một công trình xây dựng với quy mô như nhau nhưng công trìnhnào ở gần nguồn cung ứng vật tư hơn, địa hình bằng phẳng hơn sẽ được hoànthành nhanh hơn
Quá trình xây dựng công trình có thể do một hoặc nhiều đội sản xuất củacông ty đảm nhiện nhưng bao giờ cũng có một người là đội trưởng trực tiếpchỉ huy toàn đội và một hoặc nhiều kỹ sư làm nhiệm vụ giám sát việc thực thicông trình
Trang thiết bị được sử dụng cho xây dựng, thủy lợi của công ty chiếm tỷtrọng lớn trong tổng tài sản và có giá trị lớn Công ty đầu tư lượng lớn để dầu
tư mua mới và sữa chữa trang thiết bị Thiết bị sử dụng trong công ty:
- Thiết bị Trắc địa, máy Plotter và scanner khổ A0 phục vụ cho việc in
ấn và số hóa bản đồ
- Máy GPS Topcon Legacy E và Leica SR20
- Máy đo cao tự động Leica NA2 và máy đo cao số Leica DNA10
- Máy toàn đạc điện tử Leica Tc600, TC307, TC407, và TKS – 202
- Máy kinh vĩ và máy đo cao nhập từ Nga như 2T30,3T5k, 3T2K,
Trang 24thoã mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ Hiện nay, Công ty không có bộ phận marketing Các hoạt độngmarketing đều do phòng kế hoạch - kỹ thuật đảm nhận Song các hoạt độngnày hiện nay còn rất yếu Các hoạt động nghiên cứu thị trường (tìm hiểu cácchính sách, chiến lược của đối thủ cạnh tranh; nhu cầu khách hàng ), xúctiến bán hàng hầu như là không có
3.3 Y u t tài chính ếu tố tài chính ố tài chính
Vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn của Công ty giai đoạn 2009-2011
Nguồn: báo cáo tài chính
Qua số liệu bảng 7 có thể thấy rằng tỷ trọng vốn của công ty khá hợp lý,nguồn vốn lưu động luôn trong khoảng trên 40% và vốn cố định chiếm trên50% cấu nguồn vốn
Trong thời gian 3 năm trở lại đây nguồn vốn của công ty có xu hướngtăng nhẹ qua từng năm do tăng cả vốn lưu động và vốn cố định Đó là doCông ty TNHH Xây dựng thương mại Nam Á đã chủ động tự tìm kiếm chomình nguồn vốn trên thị trường để phát triển và tồn tại Nhờ sự năng độngsáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện, cơ chế thị trườngnên kết quả hoạt động của công ty những năm qua rất đáng khích lệ Tuy
Trang 25nhiên do sự cạnh tranh gay gắt trong xu thế mới cho nên doanh nghiệp đãphần nào bị ảnh hưởng theo xu thế chung
Tình hình sử dụng vốn lưu động và cố định tại Công ty giai đoạn 2009-2011
Bảng 2.3 : Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
2010/2009 2011/2010 Tài sản
ngắn hạn 2,102 2,212 2,486 0,110 0,2743.Nợ dài hạn 1,231 1,507 1,619 0,276 0,112 4.Vốn chủ sở hữu 3,345 3,866 3,912 0,521 0,046
Nguồn: Báo cáo tài chính
Vốn lưu động của Công ty tăng qua các năm từ 3,221 tỉ năm 2009 lên43,610 tỉ năm 2010 và 4,250 tỉ năm 2011 do công ty tăng cả các khoảnphải trả ngắn hạn và nợ ngắn hạn
Năm 2009, tài sản ngắn hạn của công ty là 3,674 tỉ, vốn lưuđộng là 3,221 tỉ Tới năm 2011 tài sản ngắn hạn của công ty là 3,805
tỉ, vốn lưu động là 4,250, ở đây Công ty đã chiếm dụng vốn ở cáckhoản phải trả 0,445 tỉ cao hơn 2 năm trước đó
Qua bảng 7 ta thấy vốn cố định đang có xu hướng tăng nhẹ qua từng năm,chứng tỏ công ty có sử dụng vốn để đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị trong 3 nămgần đây
3.4 Yếu tố nhân sự
Số lượng, cơ cấu lao động trong Công ty năm 2007-2011
Trang 26 Cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề
Tỷ
lệ %
Số lượng
Tỷ
lệ %
Số lượng
Tỷ
lệ %
Số lượng
Tỷ
lệ %
Số lượng
Qua số liệu thu thập từ bảng 2.4, có thể thấy rằng:
- Số lượng lao động có trình độ đại học của Công ty tương đối cao ở
Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi công ty năm 2007-2011
Đơn vị: người
Số lượng
Tỷ
lệ %
Số lượng
Tỷ
lệ %
Số lượng
Tỷ
lệ %
Số lượng
Tỷ
lệ %
Số lượng
Tỷ lệ
%