Một số đề xuất chiến lược của cá nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á (Trang 31 - 49)

1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác của công ty trong những năm tới

là trên cơ sở thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện có đồng thời nâng tầm Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh của ngành công nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.

Phát triển truyền thống của đơn vị, phát huy dân chủ, duy trì và phát triển tinh thần đoàn kết tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng ủy, Giám đốc Công ty trong CBCNV.

Tiếp tục khai thác nội lực và đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh, phấn đấu duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững.

Chú trọng nghiên cứu, mở rộng thị trường, lĩnh vực hoạt động để tìm việc và tiêu thụ sản phẩm, bám sát chương trình kích cầu của Chính Phủ và Thành phố như: Phát triển nhà ở, thủy lợi, bê tông hóa kênh mương, đường giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị... đảm bảo thị phần trên thị trường Tỉnh và một số tỉnh khác.

Tiếp tục đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để phát triển sản xuất, không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty, nhanh chóng tạo động lực có tính đột phá để vượt qua những tồn tại, hạn chế, đưa Công ty phát triển cao hơn và bền vững hơn.

Tập trung chỉ đạo, tổ chức, lập và thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh và phát triển nhà ở, phát triển đô thị, coi đây là nhiệm vụ chính để lo việc làm lâu dài và tạo thu nhập cho CBCNV, tích lũy để củng cố và phát triển Công ty.

Đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là cán bộ quản lý chiến lược:

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu; phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn thực hiện và kiểm tra các

chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm của hệ thống kế hoạch hoá tổng quát có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa nó cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất thì nguồn nhân lực cũng phải đặt trong điều kiện của xã hội, của thị trường và đặc điểm của doanh nghiệp. Có như vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.

Muốn thiết lập được một hệ thống chiến lược kinh doanh dẫn dắt các hoạt động của công ty và có tính khả thi cao thì đòi hỏi đàu tiên là phải có đội ngũ cán bộ làm công tác chiến lược có kinh nghiệm, năng lực và nhất là trình độ chuyên môn. Công ty chưa có cán bộ có sự am hiểu chiến lược kinh doanh một cách đầy đủ và có hệ thống. Một đội ngũ cán bộ am hiểu về chiến lược kinh doanh sẽ là điều kiện tiên quyết góp phần hình thành nên hệ thống chiến lược kinh doanh của Công ty. Để có được những cán bộ có khả năng xây dựng được hệ thống chiến lược kinh doanh cho Công ty thì Công ty có thể lựa chọn một trong những cách sau:

- Công ty tổ chức cho cán bộ quản lý đi học thêm về kiến thức quản lý kinh tế và chiến lược kinh doanh tai các trường đại học thuộc khối kinh tế : học tại chức, bằng hai...

- Công ty có thể tuyển thêm nhân viên là những người đã tốt nghiệp đại học thuộc khối kinh tế, có chuyên môn về nghiệp vụ chiến lược kinh doanh. Giải pháp này có nhược điểm là Công ty khó có thể tuyển được những người có kinh nghiệm. Hơn nữa, nếu tuyển những người chưa có kinh nghiệm thì chiến lược xây dựng sẽ có thể không có tính khả thi vì trước đây Công ty chưa xây dựng chiến lược kinh doanh bao giờ. Vì vây, một giải pháp tốt hơn là Công ty nên thuê các chuyên gia có trình độ cao về chiến lược giúp Công ty hoặc gửi cán bộ đi đào tạo chuyên về lĩnh vực này.

biện pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện: Để tăng khả năng cạnh tranh Công ty cần phải áp dụng kỹ thuật công nghệ mới. Vì vậy, Công ty cần tào tạo, nâng cao trình độ, lực lượng lao động trực tiếp để có thể sử dụng được máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.

Tổ chức công tác điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketing để ngày càng chiếm lĩnh thị trường

- Trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển doanh nghiệp, một trong những nhân tố dẫn đến sự thành công của công ty là phải nắm bắt được thông tin thị trường. Những thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ về thị trường là điều kiện cận và tiên quyết để xác định nhiệm vụ sản xuất và tổ chức sản xuất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đạt được những thành tích đáng kể là do công ty đã nắm bắt được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, công tác điều tra nghiên cứu thị trường của Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á vẫn còn nhiều bất cập, trong nhiều trường hợp Công ty chưa thực sự theo kịp yêu cầu thị trường, thông tin sai lệch, chậm trễ hoặc chưa đầy đủ đã dẫn đến tình trạng phải chi phí rát nhiều thời gian công sức, tiền của nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Do không tin đầy đủ về thị trường và thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong nhiều trường hợp Công ty tự đánh mất cơ hội kinh doanh.

2. Một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác xây dựng chiến lược của công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á

2.1. Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất

Hiện nay, trong sản xuất vật liệu xây dựng mà điển hình là sản phẳm xi măng, Công ty vẫn đang sử dụng công nghệ sản xuất lò đứng. Loại công nghệ này đã cũ, công suất không lớn chỉ đạt 85.000 tấn/năm. Tính chất sản xuất không liên tục, đòi hỏi sau mỗi mẻ sản phẩm lại phải có thời gian chờ và tiếp liệu mới. Do vậy hiệu suất sử dụng công nghệ này không cao.

Loại công nghệ mới hiện nay mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng là công nghệ lò quay, công suất đạt 2 đến 3 triệu tấn/năm. Hiệu suất sử dụng liên tục, tiết kiệm được nhân công lao động và nguyên liệu, nhiên liệu.

Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ đối với công ty hiện nay là cấp bách nếu muốn phát triển mạnh vào năm 2015. Với công suất 0.85 triệu tấn hiện nay, Công ty chỉ cung ứng đủ trong tỉnh, và một phần cho các tỉnh bạn, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết hiện nay của thị trường.

- Phương án 1. Đầu tư mua mới công nghệ sản xuất của nước ngoài: + Giá trị công nghệ lò quay sản xuất xi măng khô, loại trung bình (2 đến 3 triệu tân/năm) là 12 triệu USD.

+ Với tiềm năng của Công ty, việc xin vay vốn hỗ trợ vốn đầu tư là hoàn toàn khả thi. Song, với chi phí đầu tư quá lớn như vậy, thị trường của Công ty chưa lớn, uy tín còn chưa phát triển... thì khả năng thu hồi vốn ngay để tiếp tục phát triển là chưa khả thi.

- Phương án thứ 2. Công ty cũng có thể liên kết với các Công ty khác: + Công ty có thể lien kết với các công ty như Hoàng Thạch, Chinfon... để chuyển giao công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong nước sẽ tiết kiệm hơn và phù hợp hơn đối với Công ty vì công suất và năng lực của Công ty hiên nay rất bị giới hạn.

+ Mặt khác, Công ty cũng nên đầu tư vào dây chuyền sản xuất clinke để cung ứng cho các Công ty Xi măng khác như Hoàng Thạch, Hải Phòng... vì trong một vài năm tới, nguồn nguyên liệu của các Công ty này đang bị đe doạ bởi sự khai thác mạnh mẽ hiện nay của chính các Công ty này.

Tỷ suất lợi nhuận của việc đầu tư này đã được Phòng kỹ thuật của Công ty tính toán. Nếu so sánh việc đầu tư mới và chuyển giao công nghệ của các nhà máy Việt Nam thì việc chuyển giao công nghệ của các nhà máy Việt Nam sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh của Công ty đạt tốt hơn vì chi phí thấp hơn mà vẫn nâng cao năng suất hiện tại của Công ty. Đối với chuyển giao công nghệ trong nước thì chi phí đầu tư chỉ là 2 triệu USD. Do vậy Công ty nên lựa

chọn phương án chuyển giao công nghệ trong nước. Doanh nghiệp lựa chọn phù hợp là Xi măng Hoàng Thạch vì có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, các nguồn nguyên vật liệu như Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á thời kỳ đầu mà công ty này mới đầu tư.

2.2. Xác định chính xác mục tiêu và Phân tích môi trường

- Xác định chính xác mục tiêu phát triển.

Với các mục tiêu hiện nay của Công ty đề ra tới nằm 2015, theo tôi là chưa khả thi.

Bởi lẽ nếu xét theo năng lực hiện tại, với nguồn vốn, tính chất sở hữu, khả năng sản xuất, trình độ lao động... của Công ty là quá yếu kém so với các doanh nghiệp trong ngành. Mặt khác, thị trường hiện tại của Công ty cũng không rộng lớn, cùng với thương hiệu Nam Á cũng chưa phải là nổi tiếng trong thương trường.

Do vậy, Công ty cần xem xét lại mục tiêu đã đặt ra và tính khả thi của các mục tiêu đó.

Mục tiêu trong các năm tới nên phù hợp với năng lực sản xuất hiện tại của Công ty. Trong những năm tới, Công ty chưa đủ khả năng đầu tư mới dây chuyền sản xuất có công suất hiện đại mà phải tiến hành dần từng bước. Mục tiêu quan trọng của Công ty hiện nay nên là từng bước đổi mới kĩ thuật thi dông, năng lực máy móc thiết bị, củng cố và nâng cao trình độ của đội ngũ lao động.

2.3. Phân tích môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh của Công ty chưa được phân tích cụ thể. Đặc biệt là môi trường nội bộ của Công ty. Chính vì chưa đánh giá đúng môi trường nội bộ của Công ty nên mục tiêu của Công ty thiết lập chưa phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.

Công ty cần tiến hành phân tích môi trường nội bộ bắt đầu từ trình độ công nghệ và hệ thống máy móc thiết bị của Công ty. Công ty cần đánh giá chính xác năng lực của máy móc thiết bị, muốn vậy, Công ty cần mời các chuyên gia thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng đến để tư vấn, xây dựng chiến lược đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị.

Vấn đề tiếp theo là trình độ lao động. Rõ ràng, trình độ lao động của Công ty hiện nay rất yếu. Công ty cần đánh giá chính xác trình độ lao động để có chiến lược phát triển lao động trong Công ty. Chiến lược phát triển lao động tập trung vào nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, nâng cao tinh thần và thái độ của mỗi công nhân.

Ngoài ra, Công ty cần phân tích cụ thể các yếu tố thuộc nguồn nguyên liệu, trình độ quản lý... nhằm nâng cao chính nội lực của Công ty.

2.4. Mở rộng công tác nghiên cứu thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm khách hàng của mình . Trong khi đó cạnh tranh lại đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải ra sức cố gắng giành vị thế cạnh tranh cao trong thị trường . Chính vì vậy , việc nghiên cứu thị trường của mỗi doanh nghiệp là căn cứ quan trọng nhất để họ xây dựng kế hoạch sản xuất và xây dựng các loại mẫu mã sản phẩm nhằm tạo độ tin cậy của khách hàng, thu hút được khách hàng nhằm chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ .

Nghiên cứu thị trường tốt sẽ xác định được đúng tiêu chuẩn , chất lượng sản phẩm cần sản xuất, phù hợp với nhu cầu. Từ đó đề ra những chính sách về sản phẩm. Công ty phải định hướng các hoạt động theo nhu cầu , đòi hỏi của thị trường. Nhưng trước hết công ty phải làm sao giữ vững được thị trường hiện có sau đó hướng tới việc mở rộng thị trường.

đạo thực hiện một số bước công việc sau :

- Đội ngũ nghiên cứu thị trường cần phải tổng hợp thông tin về chất lượng sản phẩm , nhu cầu của thị trường từ đó đổi mới sản phẩm tạo sản phẩm có lượng hơn hẳn sản phẩm của đối thủ , tung sản phẩm mẫu ra thị tường nhằm thăm dò thị trường . Đồng thời làm sao đi trước thị trường và đón đầu được ngành xây dựng .

- Căn cứ vào nhu cầu thị trường , thị hiếu của khách hàng , trên cơ sở đánh giá tiến hành một cách tổng hợp có đối chiếu , so sánh phân tích và dự kiến khắc phục điểm mạnh , điểm yếu phát huy thế mạnh của mình trong đó có việc đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm của mình so với nhu cầu thị trường, khách hàng và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh . Từ đó rút ra được những yêu cầu cần thiết cho doanh nghiệp mình .

Công ty cần tiếp tục nghiên cứu các đề xuất kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm . Để thực hiện doanh nghiệp cần :

- Ban giám đốc cần thấy rõ vai trò to lớn của công tác nghiên cứu thị trường đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và việc nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay . Sau đó , thông qua phòng kế hoạch tiến hành công tác này đồng thời ban giám đốc phải tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ phòng tiêu thụ thăm dò, cung cấp tài liệu cho việc hoạt động nghiên cứu.

- Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu phải có kiến thức Marketing, có khả năng thu thập và xử lý thông tin, đã qua đào tạo các lớp nghiệp vụ, có khả năng sáng tạo, năng động trong công việc, có hiểu biết về ngành xây dựng và chế biến vật liệu xây dựng. Biết xử lý thông tin, thu thập và sáng tạo các mẫu vải mới sau đó cùng phòng kỹ thuật hình thành và thiết kế sản phẩm có giá trị trên thị trường.

- Trang thiết bị phải đầy đủ, có phương tiện làm việc, giúp cán bộ nghiên cứu thị trường có điều kiện tốt trong việc thu thập , xử lý , chọn thông

tin .

3. Đề xuất chiến lược cá nhân

Bảng 3.1: Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 2015 2020 1. Tổng doanh thu : Tỷ VND 13 45 50 Sản xuất 10 40 45 Dịch vụ 3 5 5 2. Sản phẩm chủ yếu -Sản xuất:

+ Xi măng đen Triệu

Tấn 0,85 3 5 + Các chất phụ gia Ngàn Tấn 0,7 75 180 - Dịch vụ: + Xây dựng Triệu VND 1.900 2.000 3.000

+ Vật liệu xây dựng Triệu

VND 1.000 2.500 3.500

3. Tổng số lao động: Người 600 1000 1.100

- Trực tiếp 500 800 850

- Gián tiếp 100 200 250

4. Thu nhập bình quân Triệu

VND 1,5 3,0 5,0

5. Vốn đầu tư: Triệu 2.900 5.800 5.800

- Máy móc thiết bị 1.000 3.000s 3.000 - Xây dựng cơ bản - Đầu tư KHKT

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Nam Á (Trang 31 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w