Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNTN định nhân

27 149 0
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNTN định nhân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNTN định nhân

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, các doanh nhiệp muốn phát triển lâu dài cần phải có các chiến lược kinh doanh tốt, đáp ứng các yêu cầu của thị trường kinh doanh. Trong đó bộ phận lao động là mấu chốt quan trọng. Lao động chính là quá trình kết hợp giữa trí óc và chân tay để tạo ra sản phẩm có ích trong đời sống, để cho quá trình này diễn ra thường xuyên trong doanh nghiệp thì người lao động phải tái tạo sức lao động và ta phải trà thù lao cho người lao động.Tiền lương chính là thù laomà doanh nghiệp phải trả cho người lao động ứng với thời gian làm việc hoặc số lượng sản phẩm tạo ra. Quá trình hạch toán theo lương và các khoản trích theo lương rất được người lao động quan tâm. Họ muốn biết mức lương chính thức họ được hưởng bao nhiêu với các khoản quyền lợi (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) mà họ được nhận. Người lao động biết được với sức lao động mà họ bỏ ra sẽ đổi lại được thù lao chính xác hay không và từ đó sẽ thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về hạch toán tiền lương sẽ giúp chủ doanh nghiệp quản lý tốt tài sản doanh nghiệp và đúng với chính sách của Nhà nước. Việc hoạch toán tiền lương còn giúp doanh nghiệp phân bổ chính xác chi phí nhân công, sản xuất và giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vậy nên giữa tiền lương và lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau; tiền lương làm cho người lao động có thêm động lực để làm việc, tạo ra được sản phầm tốt, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Chính vì tầm quan trọng như vậy, nên tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNTN Định Nhân” để đi sâu nghiên cứu vấn đề kế toán tiền lương tại doanh nghiệp này. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu tình hình thực tế về cách hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNTN Định Nhân. Đồng thời phân tích các yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương, từ đó đề ra một số biện pháp nhằm quản lí lao động một cách hiệu quả, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phản ánh thực tế về tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp - Đề ra nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại DNTN Định Nhân số 164/7 Trần Ngọc Quế, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 25/08/2014 đến ngày 25/11/2014. Đề tài sử dụng số liệu của DNTN Định Nhân từ đầu năm 2011 đến hết tháng 6 năm 2014. Đề tài thực hiện nghiên cứu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại "DNTN Định Nhân". 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 2 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm Tiền lương là một phạm trù kinh tế, chính trị xã hội. Nó không chỉ phản ánh thu nhập thuần tuý quyết định sự ổn định và phát triển của người lao động mà nó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, của xã hội. Theo quan niệm của Mác: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức lao động. Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Theo quan điểm kinh tế: “Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh”. 3 2.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và chức năng 2.1.2.1 Ý nghĩa Lao động là một yếu tố khoog thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hạch toán tốt lao động tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho công tác quản lý nhân sự đi vào nề nếp có kỷ luật, đồng thời tạo cơ sở để doanh nghiệp chi tar các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc trong trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Tổ chức tốt công tác tiền lương còn giúp cho việc quản lý tiền lương chặt chẽ đảm bảo tar lương đúng chính sách và doanh nghiệp đồng thời còn căn cứ để tính toán phân bổ chi phí nhân công và chi phí doanh nghiệp hợp lý. 2.1.2.2 Nhiệm vụ Với ý nghĩa trên, kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số liệu về số lượng, chất lượng và kết quả lao động. Hướng dẫn các bộ phận trong doanh nghiệp ghi chép và luân chuyển các chứng từ ban đầu về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. - Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ các khoản tiền lương và các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. - Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình chấp hành các chính sách, quỹ BHXH, BHYT. - Tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn và kiểm trả các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về tiền lương, BHXH, BHYT đúng chế độ, đúng phương thức hạch toán. 4 - Tổ chức lập báo cáo về lao động tiền lương, BHYT, BHXH, tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, để đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động. 2.1.2.3 Chức năng Chức năng thước đo giá trị: là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động. Chức năng tái sản xuất lao động: nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả trên cơ sở tiền lương đảm bảo bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động. Chức năng kích thích lao động: bảo đảm khi người lao động làm việc có hệu quả thì tang lương và ngược lại. Chức năng tích lũy: đảm bảo có dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi người lao động hết khả năng lao động hoặc gặp bất trắc, rủi ro. 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương Tiền lương không chỉ thuần túy là vấn đề lợi ích mà nó còn là vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Do vậy tiền lương bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: - Nhóm yếu tố thuộc về doanh nghiệp: chính sách của doanh nghiệp, khả năng tài chính, cơ cấu tổ chức, bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp… - Nhóm yếu tố thuộc về thị trường lao động: quan hệ cung cầu trên thị trường, mặt bằng chi phí tiền lương, chi phí sinh hoạt, thu nhập quốc dân, tình hình kinh tế - pháp luật… - Nhóm yếu tố thuộc về người lao động: số lượng - chất lượng lao động, thâm niên công tác, kinh nghiệm làm việc và các mối quan hệ khác. - Nhóm yếu tố thuộc về công việc: lượng hao phí lao động trong quá trình làm việc, cường độ lao động, năng suất lao động. 2.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong tiền lương 5 - Mức lương được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. - Mức lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định. - Người lao động được hưởng lương theo năng suất lao động, chất lượng lao động và kết quả lao động. 2.1.5 Phân loại tiền lương 2.1.5.1 Phân loại theo hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian: là tiền tương trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của lao động. Tiền lương theo thời gian có thể thực hiện tính theo giờ-ngày-tháng làm việc của người lao động, tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian làm việc của doanh nghiệp. + Tiền lương giờ: được tính dưạ trên cơ sở mức lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn (áp dụng cho lao động trực tiếp không theo lương sản phẩm). + Tiền lương ngày: căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng, lương ngày thường được áp dụng cho mọi người lao động trong những ngày học tập, làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội. + Tiền lương tháng: là lương trả cố định hàng tháng được quy định đối với từng bậc lương trong các doanh nghiệp có tháng lương, thường áp dụng cho nhân viên hành chính. Hình thức này có ưu điểm là thể hiện được trình độ và điều kiện làm việc của người lao động, dễ tính toán. Nhược điểm là chưa gắn liền tiền lương với sức lao động của từng người, do đó chưa phát huy được hết chức năng của tiền lương cho sự phát triển sản xuất và chưa phát huy được năng lực của người lao động. 6 Trả lương theo sản phẩm: là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao động khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho mỗi đơn vị sản phẩm đó. + Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp: là tiền lương trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm. Được sử dụng để tính lương cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Đây là hình thức trả lương phổ biến trong các doanh nghiệp phải trả lương cho lao động trực tiếp. + Tiền lương trả theo sản phẩm gián tiếp: được tính bằng tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp nhân với tỷ lệ phần tram lương gián tiếp. Hình thức này được áp dụng trả lương gián tiếp cho các bộ phận sản xuất như: công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, bảo dưỡng máy móc, nhân công vận chuyển vật tư… + Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng: là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định. Chế độ khen thưởng được đặt ra để khuyến khích người lao động nâng cao trách nhiệm làm việc, để thưởng cho công nhân đạt và vượt chỉ tiêu mà doanh nghiệp quy định. + Tiền lương sản phẩm lũy tiến: là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với suất tiền thưởng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt mức sản xuất hoặc định mức sản lượng. + Tiền lương khoán theo khối lượng công việc: tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc những công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Khi thực hiện cách tính lương này, cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc khi hoàn thành nghiệm thu. Hình thức này áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng bộ phận, thường là những việc đúng thời hạn. 7 Hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm như: bảo đảm theo nguyên tắc phân phối lao động gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất, tăng sản phẩm cho xã hội. Để hình thức này phát huy được các ưu điểm cần phải xây dựng hệ thống định mức lao động cụ thể của từng công việc, đơn giá tiền lương một cách khoa học, hợp lý từng sản phẩm. 2.1.5.2 Theo tính chất tiền lương Theo tính chất tiền lương thì tiền lương được chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ. + Tiền lương chính:là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian trực tiếp làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương. + Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng chế độ được hưởng lương quy định như: nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất. 2.1.5.3 Theo chức năng tiền lương Theo cách phân loại này, tiền lương được phân thành: + Tiền lương trực tiếp: là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản xuất hay cung ứng dịch vụ. + Tiền lương gián tiếp: là tiền lương trả cho người lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.5.4 Theo đối tượng trả lương Theo cách phân này, tiền lương được phân thành: tiền lương sản xuất, tiền lương bán hàng, tiền lương quản lý. + Tiền lương sản xuất: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng sản xuất. + Tiền lương bán hàng: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng bán hàng. 8 + Tiền lương quản lý: là tiền lương trả cho các đối tượng thực hiện chức năng quản lý. 2.2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 2.2.1 Trả lương theo thời gian 2.3 Quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 2.3.1 Quỹ tiền lương Quỹ lương tiền lương là tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho người lao động mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng, bao gồm lao động trong biên chế, lao động hợp đồng ngắn hạn, lao động hợp đồng dài hạn và lao động thời vụ. Các khoản lương mà doanh nghiệp dùng quỹ lương để chi trả như sau: + Tiền lương tính theo thời gian, sản phẩm. + Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian lao động và được điều đi công tác, đi làm nghĩa vụ, thời gian nghỉ phép, đi học. + Các khoản phụ cấp làm thêm giờ. + Các khoản chi trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian bịnh, thai sản, tai nạn lao động… Quỹ lương trên phương diện hạch toán tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất chia thành 2 loại như sau: + Quỹ lương chính của người lao động trực tiếp sản xuất được hạch toán vào chi phí sản xuất trong loại sản phẩm. + Quỹ lương phụ của người lao động trực tiếp sản xuất được hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm có liên quan. Quỹ lương phụ không có liên quan trực tiếp với từng loại sản phẩm mà liên quan đến nhiều loại sản phẩm, không phụ thuộc vào năng suất lao động. 9 2.3.2 Quỹ tiền thưởng Quỹ khen thưởng dùng để khen thưởng cho người lao động cuối năm hay thường kỳ trong doanh nghiệp, thưởng cho tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Quỹ còn dự phòng về trợ cấp mất việc làm dùng để chi trả cho việc đào tạo lao động do thay đổi cơ cấu hay công nghệ, đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp và bồi dưỡng nâng cao nghề nghiệp cho người lao động và trợ cấp cho người lao động làm việc thường xuyên cho doanh nghiệp nay bị mất việc làm. 2.3.3 Quỹ bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và một phần hỗ trợ của nhà nước. Việc quản lý và sử dụng quỹ BHXH phải thống nhất theo chế độ của nhà Nước và theo nguyên tắc hạch toán độc lập. Theo quy định hiện hành: Hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ quy định là 24%. Trong đó: + 17% thuộc trách nhiệm đóng của doanh nghiệp bằng cách trừ vào chi phí; + 7% thuộc trách nhiệm đóng góp của người lao động bằng cách trừ lương; Quỹ BHXH được trích lập tạo ra nguồn vốn tài trợ cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Thực chất của BHXH là giúp mọi người đảm bảo về mặt xa hội để người lao động có thể duy trì 10 [...]... TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DNTN ĐỊNH NHÂN 4.1 Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ 4.2 Tài khoản sử dụng 4.3 Kế toán tiền lương tại doanh nghiệp 4.4 Kế toán các khoản trích theo lương và thanh toán tiền lương 24 Chương 5 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DNTN ĐỊNH NHÂN 5.1 Tổ chức công tác kế toán, ... về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ Kết cấu và nội dung phản ánh của TK334 Bên Nợ: + Phản ánh các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của người lao động + Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho người lao động + Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh Bên Có: + Phản ánh tiền lương, tiền công và các khoản khác phải... thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương 15 (gồm lương chính sách, lương sản phẩm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm cho từng lao động), bảng thanh toán tiền thưởng Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, ... thu…) và kế toán tiền lương tiến hành tính lương sau khi đã kiểm tra các chứng từ trên Công việc tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động theo hình thức trả lương đang áp dụng tại doanh nghiệp, kế toán lao động tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương (gồm lương chính sách, lương sản phẩm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm cho từng lao động), bảng thanh toán tiền thưởng... nộp * Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền lương công nhân viên đi vắng chưa lĩnh Nợ TK 334 Có TK 338 (3388) Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán với CNV Sơ đồ 2.1 2.4.2.2 Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương và tính toán tiền lương nghỉ phép a Tài khoản sử dụng 19 TK 338: Phải trả và phải nộp khác Dùng để phản ánh các khoản phải trả phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể... hoàn thành và được nghiệm thu được ghi vào chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh nghiệp sử dụng, và sau khi đã ký duyệt nó được chuyển về phòng kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân thực hiện 2.4.1.3 Hạch toán tiền lương cho người lao động Hạch toán thanh toán lương với người lao động dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán thời gian lao động (bảng chấm công), kết quả... Có: + Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả người lao động TK 334 có thể có số dư bên Nợ trong trường hợp cá biệt (nếu có) phản ánh số tiền lương trả thừa cho người lao động b Phương pháp hạch toán * Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên (bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp khu vực, chức vụ, đắt đỏ, tiền ăn... quy định, sau khi đóng BHXH, BHYT, và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoản khấu trừ không vượt quá 30% số còn lại Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ Có TK 333 (3338): Thuế ứng trừ vào lương Có TK 141, 138: Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại… * Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương ) Bảo hiểm xã hội, tiền thưởng cho công nhân viên chức + Nếu thanh toán bằng tiền: Nợ TK 334: Các khoản. .. BHYT, các khoản khấu trừ vào lương theo Quyết định của Toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ Bên Nợ: + Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ + Các khoản đã chi về kinh phí Công đoàn + Xử lý giá trị tài sản thừa + Các khoản đã trả, đã nộp và đã chi khác Kết... cấp cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh Bảng thanh toán tiền lương được thanh toán cho từng bộ phận (phòng, ban…) tương ứng với bảng chấm công Trong bảng thanh toán tiền lương, mỗi công nhân viên được ghi một dòng căn cứ vào bậc, mức lương, thời gian làm việc để tính lương cho từng người Sau đó kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương tổng hợp cho toàn doanh nghiệp, . tình hình thực tế về cách hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNTN Định Nhân. Đồng thời phân tích các yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương, từ đó đề ra một. trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 2 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm Tiền lương. trọng như vậy, nên tôi quyết định chọn đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNTN Định Nhân để đi sâu nghiên cứu vấn đề kế toán tiền lương tại doanh nghiệp này. 1.2 MỤC

Ngày đăng: 02/09/2015, 21:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan