1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp khối trung học phổ thông

32 697 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 821 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN DUY THÌ BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp khối trung học phổ thông Môn/nhóm môn: Chủ nhiệm Mã môn: 65 1 X MÃ SKKN: 34.65.01 Vĩnh Phúc, năm 2015 MỤC LỤC Trang Các chữ cái viết tắt 4 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 5 1 Lí do chọn đề tài 5 2 Mục đích nghiên cứu 6 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6 5 Phạm vi nghiên cứu 6 6 Phương pháp nghiên cứu 6 7 Cấu trúc nghiên cứu 7 PHẦN II NỘI DUNG 8 1 Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm 8 1.1 Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp 8 1.2. Điều kiện cần và đủ để trở thành người giáo viên chủ nhiệm giỏi 10 1.2.1 Tố chất để làm nên một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi 10 1.2.2 Giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh 10 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 11 3 Mô tả, phân tích các giải pháp 12 3.1 Tìm hiểu, nắm đối tượng học sinh thông qua việc lập hồ sơ học sinh 12 3.2 Lựa chọn ban cán sự 13 3.2.1 Cơ sở lựa chọn 13 3.2.2 Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp 13 2 3.3 Lập sơ đồ tổ chức lớp 15 3.3.1 Căn cứ để lập sơ đồ lớp 15 3.3.2 Những lưu ý 15 3.4 Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể cho năm học 15 3.4.1 Giáo dục ý thức đạo đức 15 3.4.2 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức 15 3.4.3 Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức 16 3.5 Giải pháp 16 4 Phần thực trạng và mô tả giải pháp 17 5 Kết quả thực hiện 25 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27 1 Những kết luận quan trọng nhất về nội dung ý nghĩa khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 27 2 Các đề xuất và kiến nghị được đề xuất, rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm 27 2.1 Ban giám hiệu trường THPT Nguyễn Duy Thì 27 2.2 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 28 KẾT THÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 29 Vấn đề mới/cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN trước đây ở trong nhà trường 29 Tài liệu tham khảo 30 3 CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Nội dung Chữ viết tắt 1 Học lực HL 2 Tốt T 3 Khá Kh 4 Trung bình TB 5 Giáo dục GD 6 Xếp loại XL 7 Điện thoại ĐT 8 Thanh niên TN 9 Ban chấp hành BCH 10 Phép P 11 Không K 12 Bài tập về nhà BTVN 13 Học kì I HKI 14 Học kì II HKII 15 Tổng số TS 16 Tháng 8 T8 17 Tháng 9 T9 18 Tháng 10 T10 19 Tháng 11 T11 20 Tháng 12 T12 4 PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lí toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Thông thường ở trường trung học phổ thông, giáo viên chủ nhiệm được Hiệu trưởng phân công theo chu kì từ lớp 10 đến lớp 12, nhằm tạo môi trường để giáo viên chủ nhiệm có một tầm nhìn chiến lược cho phát triển lớp học và có đủ thời gian hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục và tự rèn luyện của học sinh lớp mình phụ trách. Tuy nhiên, ở nhiều trường, số giáo viên mới chưa nhiều, chưa đủ năng lực để dạy ở lớp 12, nên giáo viên chủ nhiệm chỉ theo lớp từ lớp 10 đến lớp 11, thậm chí chỉ chủ nhiệm từng năm ở mỗi lớp hoặc chuyên chủ nhiệm khối 10 hoặc khối 11 chẳng hạn, Cách làm này chỉ giải quyết tình thế cho trường hợp nguồn nhân lực cụ thể của trường nào đó, nhưng lại có nhiều bất lợi cho công tác chủ nhiệm lớp. Không ít giáo viên chủ nhiệm chỉ coi việc làm công tác giáo viên chủ nhiệm như một hình thức “đối phó”. Giáo viên chủ nhiệm là người quyết định chất lượng cao các hoạt động giáo dục của lớp khi và chỉ khi giáo viên chủ nhiệm có sự định hướng, tư vấn, chia sẻ tâm tư tình cảm, kịp thời trong quá trình tự rèn luyện của học sinh. Cũng như Hiệu trưởng đối với một nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đối với lớp học cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của mình đối với lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm cùng lớp sẽ xác định được rõ ràng định hướng tương lai cần đạt của lớp học; đề ra được các hoạt động ưu tiên tập trung vào sức mạnh vào những ưu tiên đó. Từ đó xây dựng tổ, nhóm học sinh cùng tiến, tích cực, lớp học thân thiện; xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với các lực lượng giáo dục khác: giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức ngoài nhà trường, để không những đạt được mục tiêu cơ bản là “giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”, mà còn cùng nhà trường góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục cấp học, tạo ra những con người có ích cho xã hội, “phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt 5 Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật GD 2005, Điều 27, mục 1,4). Muốn đạt được điều đó, mọi hành động của giáo viên chủ nhiệm phải xuất phát từ tình thương yêu học sinh, phải giáo dục học sinh bằng tình cảm. Làm công tác chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với học trò như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình,…Chính vì vậy tôi tập trung nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp khối trung học phổ thông” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận thực tiễn vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh để đề ra những giải pháp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ những thực trạng, cũng như mục tiêu nêu trên, để công tác chủ nhiệm lớp trong trường trung học phổ thông đạt hiệu quả cao, tôi thấy mình phải bám sát vào thực tiễn và vốn kinh nghiệm sẵn có của bản thân để đổi mới phương thức công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông Nguyễn Duy Thì- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc một cách khoa học phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới, cũng như phù hợp với tâm sinh lý nói chung của học sinh hiện nay và học sinh trong khuôn khổ Sáng kiến kinh nghiệm này bằng những kinh nghiệm đã có của bản thân trong suốt 15 năm qua (4 đơn vị công tác: trung học phổ thông Tam Dương, trung học phổ thông Liễn Sơn; trung học phổ thông Quang Hà, trung học phổ thông Nguyễn Duy Thì), 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: Học sinh trung học phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 12A4 trường trung học phổ thông Nguyễn Duy Thì- Gia Khánh- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Lập kế hoạch nghiên cứu - Chia giai đoạn nghiên cứu 6 - Soạn thảo nội dung: kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm gồm 03 phần: Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm Phần III. Kết luận và kiến nghị PHẦN II- NỘI DUNG 7 1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. 1.1. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn nếu thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm các yêu cầu, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm; không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm. Nếu như xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục. Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội, phải rèn luyện đạo đức, tác phong sư phạm đây vừa là trách nhiệm vừa là yêu cầu cần thiết trong việc giáo dục học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết phải được học sinh tin yêu, quý trọng, có vậy thì trong lời nói, cử chỉ, hành động của thầy mới có tính thuyết phục cao đối với học sinh. Khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, người giáo viên phải làm sao để học sinh yếu, học sinh ít chịu học tập chăm chỉ cần cù, chịu khó chăm chỉ học tập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết phấn đấu vượt khó, duy trì việc học tập của mình…Đó là công việc hết sức cần thiết và cũng là một trong những mục tiêu, yêu cầu đầu tiên đối với công tác chủ nhiệm. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc quản lý học sinh trên mọi phương diện và cũng là trung tâm thu hút học sinh đến trường đến lớp. Lớp học là một tổ chức nhỏ trong nhà trường, có nhiều lớp tốt sẽ đưa phong trào nhà trường đi lên và đây cũng là một mục tiêu quan trọng trong giáo dục, tạo nên môi trường thân thiện, hình thành nên sự tích cực trong học sinh. Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Lên kế hoạch và hướng phấn đấu của lớp trong năm học như: Bao nhiêu học sinh giỏi, khá, trung bình, phấn đấu hạn chế học sinh yếu kém và học sinh vi phạm nội quy nhà trường - Phải nắm được trình độ, năng lực và tính cách của mỗi học sinh để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp. - Dựa trên tiêu chí chung của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại học sinh công bằng và khách quan. - Thường xuyên thăm hỏi tình hình học tập của lớp trực tiếp từ học sinh và thông các giáo viên bộ môn để phối hợp quản lý học sinh. - Tổ chức lớp thành một lực lượng tự quản: Phân công học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém. 8 - Dựa trên năng lực và sở thích để giáo viên chủ nhiệm tư vấn nghề nghiệp cho các em. - Phối hợp với gia đình, ban giám hiệu nhà trường có biện pháp nhắc nhở, động viên thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, các đợt thi đua, các buổi ngoại khóa hay họp phụ huynh. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ cũng là một nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, để thực hiện tốt chức năng phối hợp các lực lượng xã hội không ai thực hiện tốt hơn giáo viên chủ nhiệm. Phối hợp các lực lượng xã hội không chỉ dừng ở chỗ nhận thức, mà quan trong hơn cả là xây dựng được chương trình, kế hoạch hoạt động nhằm thống nhất, khép kín quá trình hoạt động, về không gian, thời gian tác động đến học sinh của lớp chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm là người nhận mệnh lệnh từ Hiệu trưởng có nhiệm vụ lãnh đạo tập thể học sinh thực hiện kế hoạch dạy học giáo dục đề ra, làm cho tập thể này đồng thuận biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, điều phối công việc của các giáo viên bộ môn giảng dạy đối với lớp học sinh mình phụ trách sao cho các môn học diễn ra đồng bộ, hài hoà, giám sát lớp học, kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm là người làm công tác phát triển lớp học, người làm công tác tổ chức lớp học (đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ lên lớp). - Giáo viên chủ nhiệm là người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp: Tình hình tổng hợp về rèn luyện của cả lớp và từng học sinh đến gia đình học sinh, đến ban giám hiệu nhà trường . Với tất cả các yêu cầu trên, có thể khẳng định giáo viên chủ nhiệm là một nhà quản lý, nhà quản lý không có dấu đỏ trong nhà trường phổ thông có sứ mệnh rất thiêng liêng. Đó là người thắp sáng nhân cách toàn vẹn của thế hệ trẻ. - Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của tập thể lớp vì vậy cho nên giáo viên chủ nhiệm phải tạo cho mình được một thế đứng: chững chạc, tự tin và quyết đoán. giáo viên chủ nhiệm không chỉ là chỗ dựa về tinh thần mà còn là nơi học sinh gửi gắm niềm tin, giãi bày tâm tư và đề đạt nguyện vọng. Niềm vui lớn nhất của họ không chỉ vì có đông học sinh mà vì đa phần học sinh đều coi thầy (cô) chủ nhiệm là “thần tượng”. Trong mắt các em, thầy cô tuy còn có vài khiếm khuyết nhưng tất cả chỉ là “tiểu tiết” bởi nó được xóa mờ bằng tính vị tha, lòng bao dung. Dù đôi lúc chưa vừa lòng với cách xử lý của giáo viên chủ 9 nhiệm, nhưng khi đã hiểu, đã thông cảm, các em lại kính phục “vị tướng lĩnh tài ba” của mình. Chữ tài cùng với chữ tâm sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm vượt qua những khó khăn để hoàn thành trách nhiệm mà nhà trường và xã hội giao phó. 1.2. Điều kiện cần và đủ để trở thành người giáo viên chủ nhiệm giỏi 1.2.1. Tố chất để làm nên một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi Giáo viên chủ nhiệm là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Có đồng thuận, có lệch pha trong thực tế là bình thường. Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một nhà quản lí. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hóa. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hoá do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. Phải lao vào làm. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò. 1.2.2. Giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh - Giáo viên chủ nhiệm là người để các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của giáo viên chủ nhiệm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan niệm của học sinh và phụ huynh. Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, giáo viên cần có những tác phong mẫu mực làm gương cho học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của học sinh. Trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo. Cho các em biết là các em có thể điện thoại cho thầy cô để nói bày tỏ những tâm tư nguyện vọng, trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày, hỏi bài vở, giúp các em giải quyết những khó khăn này. - Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời, công bằng đối với tất cả học sinh. Giáo viên chủ nhiệm không được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân biệt đối xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 10 [...]... 12A3, 12A4, 11A4 II Thông tin về sáng kiến kinh nghiệm Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp khối trung học phổ thông Cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, GDTX): Trung học phổ thông 1 Mã lĩnh vực theo cấp học (Theo danh mục tại phụ lục 10): 65 2 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 /2014 đến tháng 3/2015 3 Địa điểm nghiên cứu: Trường trung học phổ thông Nguyễn Duy Thì... trung học phổ thông có các đặc thù riêng Theo ý kiến chủ quan của tôi là: hầu hết HS có học lực giỏi, khá các em dự thi vào các trường như chuyên Vĩnh Phúc, trung học phổ thông Trần Phú, trung học phổ thông Bình Xuyên, trung học phổ thông Quang Hà; một số nhỏ các em có học lực khá còn đại đa số là các em có học lực trung bình, yếu tham gia xét tuyển vào trường Cao đẳng nghề Cơ khí- Nông nghiệp và số. .. tật xấu + Đi học về nhà không đúng giờ, thường nói dối, không giữ vệ sinh trường lớp Trường trung học phổ thông Nguyễn Duy Thì của chúng tôi nằm cách trường trung học phổ thông Quang Hà 01 km, cách trường Cao đẳng nghề Cơ 11 khí – Nông nghiệp 05 km, trường trung học phổ thông Bình Xuyên 08 km, trường trung học phổ thông Trần Phú và trung học phổ thông chuyên Vĩnh Phúc 09 km Học sinh lớp 9 khi chọn... với giáo viên chủ nhiệm các lớp trong việc quản lí học sinh 26 - Có những biện pháp xử phạt nghiêm, có tác dụng giáo dục thiết thực và tích cực đối với những học sinh vi phạm - Cần tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em, để các em hiểu thêm về vai trò, trách nhiệm của lứa tuổi học đường Trên đây là một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm của tôi và những kinh nghiệm tôi học hỏi từ đồng... đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp khối trung học phổ thông 3 Mô tả, phân tích các giải pháp Ngay từ đầu năm giáo viên chủ nhiệm đưa học sinh vào kỉ cương, nền nếp của nhà trường, đoàn trường, ổn định nhanh chóng hồ sơ học sinh, các tổ chức của lớp để công tác giáo dục có hiệu quả và nhanh chóng đi vào chiều sâu Dựa vào định hướng chung của nhà trường và đặc điểm riêng của lớp, để... trung học phổ thông Nguyễn Duy Thì - Chỉ đạo xát xao trong công tác chủ nhiệm của giáo viên trong trường, có sự kiểm tra đối chiếu việc thực hiện kế hoạch theo từng thời điểm để kịp thời chấn chỉnh - Bồi dưỡng thường xuyên công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên - Tổ chức những buổi hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp 2.2 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Theo dõi, quản lí học sinh trong các buổi học. .. thuộc điều cấm của học sinh) trong một học kì + Loại yếu: Vi phạm một trong những điều cấm của học sinh dù chỉ 01 lần; Mắc trên 07 lỗi (không thuộc điều cấm của học sinh) trong một học kì; nghỉ học trên 10 buổi trong một học kì 4 Phần thực trạng và mô tả giải pháp - Để đạt được những mục tiêu đề ra trong năm học, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải thay đổi phương thức sinh hoạt lớp trước kia hầu như... đình Số ĐT liên lạc XL học lực lớp 11 XL hạnh kiểm lớp 11 Chức danh năm lớp 11 3.2 Lựa chọn ban cán sự lớp 12 3.2.1 Cơ sở lựa chọn - Căn cứ vào năng lực của học sinh năm học trước - Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi năm học 3.2.2 Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp - Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm. .. TRƯỞNG ĐƠN VỊ Bình Xuyên, ngày 02 tháng 4 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Nguyễn Thị Hương Lan TÀI LIỆU THAM KHẢO STT 1 2 Tên lài liệu Tàii liệu tập huấn về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Một số tư liệu khác về công tác chủ nhiệm lớp Nơi phát hành Bộ GD -ĐT Đồng nghiệp 28 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI... bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được giáo viên chủ nhiệm quyết định công nhận Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm - Cơ cấu của Ban cán sự lớp: ( 01 lớp trưởng, 01 lớp phó học tập, 01 lớp phó văn- thể- mỹ- lao động, 03 tổ trưởng, 01 bí thư chi đoàn TN, 01 phó bí thư chi đoàn TN, 01 ủy viên BCH chi đoàn) Giao nhiệm vụ cụ thể . TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN DUY THÌ BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp khối trung học phổ thông Môn/nhóm. đối tượng cùng với những kinh nghệm qua nhiều năm công tác chủ nhiệm lớp tôi mạnh dạn đưa ra đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp khối trung học phổ thông. 3. Mô tả, phân tích. trung học phổ thông Quang Hà, trung học phổ thông Nguyễn Duy Thì), 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: Học sinh trung học phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 12A4 trường trung học phổ

Ngày đăng: 01/09/2015, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w