Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
288 KB
Nội dung
Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Năm học 2009 – 2010 Bộ GD&ĐT phát động chủ đề: “ Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. Đây là một việc làm cần thiết, mang tính chiến lược cao tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục toàn diện của ngành giáo dục nói chung, của trường TH&THCS Yên Than nói riêng. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục là từng bước thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng về chuẩn hóa, hiện đại hóa trong giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Như chúng ta đã biết, nói đến giáo dục là nói đến chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục. Mà muốn có chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục cao thì mỗi nhà trường phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ, chính vì thế công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ cho giáo viên. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục Tiểu học, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp bách. Một nhà trường mà các giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thì chất lượng giáo dục của trường đó mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dục của thời đại. Thế nhưng, trong thực tế nhận thức của một số giáo viên tiểu học về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công Người thực hiện: Lương Thị Minh 1 Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” tác bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường; hoặc việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên… Đó là nguyên nhân dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trường tiểu học còn hạn chế. Thực tiễn trong thời gian qua, các trường tiểu học ở địa bàn huyện Tiên Yên nói chung và trường trường TH&THCS Yên Than nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy - học. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và yêu cầu xây dựng Tiên Yên trở thành thị xã trong năm 2016 ngang tầm với các thị xã phát triển trong tỉnh Quảng Ninh thì đội ngũ giáo viên trong toàn huyện Tiên Yên nói chung và đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than nói riêng còn phải phấn đấu hơn nữa về mọi mặt để đáp ứng được xu hướng phát triển chung cũng như các yêu cầu đổi mới được đặt ra trong hệ thống phát triển giáo dục của huyện nhà. Là cán bộ quản lý của nhà trường, tôi rất băn khoăn với công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ. Tôi xác định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường, đồng thời nó sẽ giữ vững và phát huy những thành tích dạy học đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục duy trì danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mứcđộ I, phấn đấu chỉ tiêu đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ II trong thời gian tới. Với suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” 2. Mục đích nghiên cứu: Người thực hiện: Lương Thị Minh 2 Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của công tác chỉ đạo bồi dương chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than. Đề ra biện pháp thực hiện tốt hơn trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 3. Thời gian địa điểm 3.1. Thời gian: Năn hoch 2014 - 2015. 3.2. Địa điểm: Trường TH&THCS Yên Than – Tiên Yên – Quảng Ninh. 3.3. Phạm vi đề tài: 3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Tên sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” 3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Trường TH&THCS Yên Than – Tiên Yên – Quảng Ninh. 3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: Giáo viên và học sinh của trường TH&THCS Yên Than cấp tiểu học: - Tổng số giáo viên tiểu học: 37/55 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. - Tổng số học sinh tiểu học : 247/253 học sinh tiểu học (Trong đó 06 học sinh khuyết tật học hoà nhập không tham gia vào đánh giá chất lượng giáo dục). 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra: Điều tra cơ bản kết hợp với quan sát, đàm thoại nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học tại nhà trường. Người thực hiện: Lương Thị Minh 3 Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” - Phương pháp phân tích: Tìm ra những điểm mạnh để khuyến khích, động viên giáo viên tích cực phát huy tinh thần, trách nhiệm của bản thân trong công tác bồi dưỡng chuyên môn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Phương pháp thông kê: Lập biểu bảng sơ đồ, so sánh xử lý các số liệu, tư liệu thu thập được. - Phương pháp tổng hợp: Ghi nhận thành tích đạt được trong năm từ những đóng góp của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cũng như sự nỗ lực học tập của các em học sinh. Đề ra được các biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than. 5. Đóng góp mới về mặt thực tiễn. Đề tài có đóng góp chủ yếu là đưa ra được một số biện pháp thực hiện công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học phù hợp với đặc điểm của nhà trường ở trường TH&THCS Yên Than trong thời điểm hiện nay. Người thực hiện: Lương Thị Minh 4 Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” II. PHẦN NỘI DUNG 1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1. 1. Cơ sở lý luận của đề tài: Quản lý nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì mà họ nghiên cứu. Quản lý được giải thích như là một nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó. Quản lý chỉ đạo là phương pháp được sử dụng để tiến hành giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang nêu về quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (Hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Đội ngũ: theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì đội ngũ được hiểu đó là "tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng". Chuyên môn: theo tác giả Hoàng Phê thì chuyên môn được hiểu theo hai nghĩa sau: + Chuyên môn chỉ lĩnh vực riêng, những kiến thức nói riêng và chung của một ngành khoa học kĩ thuật đi vào chuyên môn, trình độ chuyên môn (chuyên môn dạy học). Người thực hiện: Lương Thị Minh 5 Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” + Chuyên môn chỉ làm hoặc hầu như chỉ làm một việc gì (Ví dụ: cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, nhà máy chuyên sản xuất bánh kẹo ). Bồi dưỡng: + Bồi dưỡng là làm gì cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ. Bồi dưỡng sức khoẻ, tiền bồi dưỡng. + Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực và phẩm chất. Như vậy bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ là làm cho năng lực chuyên môn và phẩm chất đội ngũ ngày một tăng thêm hoặc phát triển. Từ các khái niệm và cơ sở lí luận của vấn đề có thể khẳng định: Quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn chính là quản lý nhà trường tìm ra cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể để tác động đến chuyên môn của đội ngũ giáo viên, có vai trò quan trọng quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo kế hoạch đề ra từng năm học và theo yêu cầu phát triển giáo dục. Như vậy việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trở thành nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong ngành giáo dục nói chung và của người cán bộ quản lý nói riêng. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chuyên môn cho giáo viên, người quản lý phải tìm ra được giải pháp, cách nghĩ, cách làm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần với sự tác động gần gũi, thân thiện để giáo viên có thể toàn tâm, toàn ý với công việc của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm đáp ứng những yêu cầu chung của đất nước trương thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài: * Cơ sở thực tiễn để nghiên cứu: Người thực hiện: Lương Thị Minh 6 Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” - Điều lệ trường Tiểu học; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. - Công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH, ngày 13/02/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học. - Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh tiểu học. - Công văn số 9832/BGD&ĐT-GDTH, ngày 01/9/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5. - Công văn số 9890/BGD&ĐT-GDTH, ngày 17/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - Quyết định số 55/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 20/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quyết định mức tối thiểu chất lượng của trường Tiểu học. - Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 04/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. - Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. - Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT, ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học. - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên. Người thực hiện: Lương Thị Minh 7 Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” * Thực tiễn của đề tài: Thực tiễn giáo dục của các trường tiểu học trong huyện Tiên Yên đã khẳng định nhận thức đúng đắn về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho giáo viên. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ là một phần kế hoạch tổng thể của nhà trường. Giáo viên là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Do vậy công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho độ ngũ giáo viên là rất cần thiết. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường tiểu học. Thực tế hoạt động của công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học ở trường TH&THCS Yên Than cho thấy: Đội ngũ giáo viên tiểu học của nhà trường rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được Ban Giám hiệu đánh giá cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi chuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên; vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựng thành kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường. Người thực hiện: Lương Thị Minh 8 Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” 2. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng 2.1.1. Khảo sát (thống kê) * Thuận lợi - Nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Tiên Yên. - Ban Giám hiệu nhà trường nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm trong công việc, có kế hoạch chỉ đạo kịp thời sát sao mọi hoạt động. - Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đa số các đồng chí nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức tự học, tự rèn. - 100% giáo viên có trình độ chuẩn, số giáo viên trình độ trên chuẩn đạt tỉ lệ cao. - Đời sống của giáo viên tương đối ổn định, lương hưởng theo ngạch bậc, bằng cấp, phụ cấp ưu đãi 50% và phụ cấp thâm niên nghề. - Với mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong công tác giảng dạy nên hầu hết giáo viên chú trọng thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh. - Đa số học sinh chăm ngoan, đi học chuyên cần, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. * Khó khăn - Trường nằm trên địa bàn xã Yên Than là một xã có địa hình phức tạp, điều kiện kinh tế nhân dân còn gặp khó khăn. 80% số học sinh tiểu học là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy việc quan tâm, chăm lo học tập cho con em của phụ huynh cũng như việc tiếp thu kiến thức của các em còn nhiều hạn chế. - Một số phụ huynh học sinh có quan niệm cho con em đi học để biết đọc, biết viết là được. Việc học của con, họ giao khoán cho nhà trường, coi nhà trường là nơi giữ trẻ để họ yên tâm đi làm. Bên cạnh đó một số em bị mất kiến thức căn bản, dẫn Người thực hiện: Lương Thị Minh 9 Một số biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” tới chất lượng chưa đạt như mong muốn đa phần cũng bởi thiếu sự quan tâm của gia đình. - Đội ngũ giáo viên già, một số giáo viên chưa thực sự nhạy bén trong công tác, còn thụ động trong công việc, chưa có sự nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học. Một vài giáo viên ít quan tâm đến học sinh. Tay nghề đội ngũ giáo viên trong trường chưa thực sự đồng đều, công tác tự bồi dưỡng của giáo viên chưa đạt hiệu quả cao. Việc thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh còn gặp không ít khó khăn. Một số lớp giáo viên chưa có kinh nghiệm quán triệt sâu sắc nề nếp lớp trong các giờ học và các giờ tự quản. Giáo viên đã phân loại được đối tượng học sinh song kế hoạch, phương pháp giảng dạy với đối tượng học sinh cần phải thể hiện rõ hơn trong phương pháp, hình thức dạy học. - Trường có nhiều điểm trường nên việc quản lý, kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh đôi lúc chưa sâu sát. - Điểm trường Khe Và, Khe Muối, Đồng Và không đủ phòng học cho một ca nên đã phải sử dụng phòng học tạm, phòng chờ của giáo viên, mượn nhà văn hóa thôn làm phòng học. - Là năm học đầu tiên thực hiện việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014 và dạy học Tiếng Viết lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục. * Nghiên cứu thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Nội dung khảo sát: - Khảo sát nhận thức của Ban Giám hiệu, giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của nhà trường (vai trò, nguyên tắc, khái niệm). - Khảo sát biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên như: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, đánh giá kết quả và tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm. Người thực hiện: Lương Thị Minh 10 [...]... chất lượng học sinh sau khi dự giờ xong tiết đó nhằm đánh giá thực chất việc dạy của giáo viên Đây là việc làm thường xuyên của công tác quản lý chuyên môn trong trường học để tác động đến giáo viên dạy thực chất, học sinh học thực chất và có hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học Việc làm này đã tạo điều kiện cho nhà trường có cơ sở đánh giá chuẩn giáo viên và học sinh Tiểu học Nó còn giúp... gắng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ hơn nữa, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục Nhà trường đã triển khai các lớp tập huấn chuyên môn cấp trường: Đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014; Bồi dưỡng kĩ năng tự làm đồ dùng dạy học; quản lý, bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học cấp tiểu học; Bồi dưỡng về việc dạy học lớp ghép; Giáo dục kỉ luật tích cực và tăng cường sự hợp tác của học. .. dung bài học cho học sinh Xây dựng nề nếp học tập, kỷ cương nhà trường; làm tốt công tác kiểm tra chuyên môn giáo viên, trong năm học đã tổ chức kiểm tra định kỳ 04 lần về giáo án, HSSS; kiểm tra 3 đến 4 lần/điểm trường và kiểm tra lưu hồ sơ 37 GVTH: Xếp loại Tốt 16, Khá 19, TB 02 * Kết quả học sinh tiểu học: Tổng số học sinh: 253 trong đó có 06 học sinh khuyết tật không đánh giá - Kết quả học tập:... gì, học sinh học và làm gì? Việc dạy và học có đổi mới không…? giáo viên có áp dụng phương pháp, kĩ thuật mới vào giảng dạy hay không ? Lúc đó chúng ta mới thấy được hoạt động của giáo viên – học sinh và đánh giá được giáo viên, hiệu quả chất lượng dạy và học của mỗi giáo viên – học sinh trong lớp đó Đồng thời có kế hoạch điều chỉnh việc chỉ đạo chuyên môn tiếp theo như thế nào giúp giáo viên dạy học. .. sát chất lượng giảng dạy và học tập ở các khối lớp bằng các hình thức: dự giờ, kiểm tra chất lượng học tập của học sinh, theo dõi sự tiến bộ của học sinh để có phương án điều chỉnh kế hoạch dạy học về công tác phụ đạo, bồi dưỡng học sinh Khuyến khích, động viên giáo viên thường xuyên tham khảo tài liệu sách báo để nâng cao tay nghề, chia sẻ kinh nghiệm, cách thức tổ chức dạy học, việc vận dụng các phương... ra Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm sẽ trực tiếp dạy môn khoa học để nhiều giáo viên cùng vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học, từ đó giáo viên sẽ có cơ hội chia sẻ, trao đổi học hỏi từ đồng nghiệp nhiều hơn Đối với phân môn TNXH thì năm học tới nhà trường sẽ chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy như phân môn khoa học của năm học này 2.2.6 Biện pháp 6: Làm tốt công tác kiểm tra chuyên... theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” Năm học với chủ đề “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”… tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay Phong trào thi đua này ẩn sâu bên trong chứa đựng những thành... lớp học cho đẹp… Điều này đã tạo được sức mạnh tổng hợp, tình cảm gần gũi, thân thương giữa cô giáo, học sinh, phụ huynh làm cho không khí trường học, lớp học thân thiện và đoàn kết hơn + Nhà trường lúc nào cũng Xanh – Sạch – Đẹp và được bổ sung cây xanh làm đẹp cho trường, đã gây được cảm tình đối với mọi người; trường ra trường; lớp ra lớp… + Giáo viên – học sinh đã có nề nếp thi đua dạy và học có... năng về công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các nhà trường Trên đây là một vài kinh nghiệm quản lý chỉ đạo về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Phong Dụ I trong năm học 2013 - 2014 Rất mong được sự góp ý của Hội đồng Khoa học nhà trường và Hội đồng Khoa học Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Yên Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tiên Yên, ngày 20 tháng 03 năm... ngũ giáo viên tiểu học tại trường TH&THCS Yên Than” - Kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Nội dung này đã được triển khai sâu rộng trước giáo viên và học sinh và đã đi vào thực hiện có hiệu quả Cụ thể là: + Giáo viên chủ nhiệm đã vận động được phụ huynh cùng tham gia thực hiện cuộc vận động này như góp phần làm vệ sinh lớp học, trồng hoa cây