Chuyên đề “Một số biện pháp để tăng cường KNS cho học sinh khối 4 +5 trường TH THCS Yên Than”I Lý do chọn chuyên đề1. Cơ sở lý luậnKĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.
BÁO CÁO LÝ THUYẾT Chuyên đề “Một số biện pháp để tăng cường KNS cho học sinh khối 4 +5 trường TH & THCS Yên Than” I/ Lý do chọn chuyên đề 1. Cơ sở lý luận Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. 2. Cơ sở thực tiễn Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục lồng ghép các môn học trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.Với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai TRƯỜNG PTCS YÊN THAN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ 4 + 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Năm học 2014 - 2015 dưới sự chỉ đạo của PGD trường TH &THCS Yên Than triển khai thêm thực hành KNS 2 lần/ tháng cho học sinh thông qua 20 phút của tiết sinh hoạt là những hình thức rất thích hợp cho việc tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống. Những hoạt động trên tạo điều kiện học sinh hình thành và phát triển những kĩ năng sống cần thiết, như giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, chia sẻ, ứng phó với những tình huống trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời học sinh có cơ hội bộc lộ những kĩ năng sống mà các em đã có được. Trong thực tế giáo viên cũng nhận thấy rằng rất nhiều kĩ năng sống đã được hình thành và phát triển cho học sinh ngay trong bài giảng, tuy nhiên những kĩ năng này chưa được đề cập một cách rõ ràng với tư cách là kĩ năng sống mà chỉ ở dạng các kĩ năng cơ bản cần thiết của bộ môn. Trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường có rất nhiều kĩ năng mà học sinh luôn có nhu được thể hiện như: kĩ năng tổ chức, kĩ năng tự khám phá, kĩ năng tự giải quyết vấn đề, Ngoài ra các em còn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó theo những xu hướng phát triển nhân cách đã được hình thành. Do đó ngoài lồng ghép các KNS ở các môn học thì hoạt động thực hành KNS tỏ ra có ưu thế cho việc thoả mãn các nhu cầu trên, qua đó mà góp phần hoàn thiện kĩ năng sống . II/ Thời gian – Đối tượng nghiên cứu - Thời gian: Năm học 2014 – 2015 - Đối tượng: Học sinh khối 4 + 5, trường TH & THCS Yên Than III/ Nội dung chuyên đề 1. Thực trạng: a, Thuận lợi - Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục kĩ năng sống với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục tư tưởng đạo đức HCM, GD môi trường biển hải đảo, tiết kiệm năng lượng hiệu quả, kĩ năng tổ chức, kĩ năng tự khám phá, kĩ năng tự giải quyết vấn đề,… sẽ tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục kĩ năng sống; b, Khó khăn * HS: - Có nhiều hành vi ứng xử sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội (vô cảm) - Nhiều học sinh thành tích học tập rất tốt, nhưng kĩ năng sống rất thấp (thể hiện khi giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội, ứng phó với những thử thách …) - Sự bùng nổ thông tin, nhất là game onlin - ảnh hưởng bởi các trò chơi mang tính bạo lực. Bạo lực học đường gia tăng - Học sinh hút thuốc lá, uống rượu, nghiện game, trong khi không phải các em không ý thức được sự nguy hại của những vấn đề đó. Nhiều khi các em tham gia chỉ vì đua đòi, có khi không đủ khả năng để từ chối. - Nhiều hiện tượng khác: bỏ học, vi phạm pháp luật ( giao thông, mất trật tự công cộng…) gia tăng ở lứa tuổi học sinh. * GV: - Sự quan tâm của giáo viên về vấn đề giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế. - Tổ chức giáo dục kĩ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, ) cho nên phải tính đến cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện; - Thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo duc KNS trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS; 2. Nguyên nhân - Thói quen chú trọng vào kiến thức mang tính lý thuyết của giáo viên sẽ là cản trở lớn khi triển khai giáo dục kĩ năng sống, loại hình giáo dục nhằm tạo thói quen, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với các tình huống của cuộc sống. - Đội ngũ GV chưa được đào tạo bài bản về GDKNS, không có GV chuyên trách, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn - Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức GDKNS qua các hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa hình thành và phát triển KNS trong giảng dạy các môn học; 3. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng GDKNS cho học sinh 3.1. Cha mẹ học sinh: Là các bậc sinh ra và nuôi dưỡng các em học sinh; chịu trách nhiệm trong gia đình và trước xã hội vì thế cần có thái độ nghiêm khắc nhưng cũng phải tôn trọng nhân cách của con và phải làm gương cho con về mọi mặt. Gia đình chăm sóc về vật chất nhưng cũng phải luôn quan tâm đến mặt tinh thần như: việc học tập và rèn luyện của con tại trường, các mối quan hệ bạn bè của con, các hình thức vui chơi giải trí, sự phát tiển tâm sinh lý của các em, phải hướng dẫn và tìm cách đáp ứng nhu cầu hợp lý cho con em mình. 3.2. Sinh hoạt chuyên môn trong tổ, khối Cần trao đổi thảo luận để xác định những kĩ năng sống cơ bản cần dạy HS ở lứa tuổi tiểu học. Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy. 3.3. Giáo viên chủ nhiệm lớp: Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong một lớp được giao về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình làm chủ nhiệm. Sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học: VD khi dy bi thc hnh KNS lp 4 bi 5 "Ngi ch nh ỏng yờu" thỡ GV cn xỏc nh dy cho hs cỏch x lý tỡnh hung bng cỏc phng phỏp dy hc tớch cc nh PP KPB, trỡnh by mt phỳt hc sinh bit x lý tỡnh hung v giao tip. T ú xõy dng cho hs KNS: - Tạo thiện cảm với ngời khách đến nhà và tiếp khách một cách lịch sự, thân thiện nhất khi bố mẹ không có nhà. - Khi có khách gọi cửa, em sẽ ra ngoài xem đó là ai. Nếu là ngời thân hoặc những ngời em thật sự thân quen, tin tởng thì em sẽ mở cửa. Nếu là ngời lạ hoặc ng- ời em cha tin tởng thì em sẽ không mở cửa hoặc gọi điện cho bố mẹ để hỏi. - Khi có khách vào nhà, em phải chủ động tơi cời mời khách ngồi trớc bằng lời mời và hành động chỉ tay về hớng ghế ngồi của khách. - Em sẽ mời khách uống nớc, mời những loại nớc không có cồn, giúp giải khát và phù hợp với việc nói chuyện. - Em sẽ trở thành một ngời chủ nhà đáng yêu, mến khách bằng cách giao tiếp: c- ời, khen, hỏi, lắng nghe, đồng hành. Cui tit hc GV yờu cu HS suy ngh, tr li cỏc cõu hi sau: iu quan trng nht cỏc em hc uc hụm nay l gỡ? Theo cỏc em, vn gỡ l quan trng nht m cha c gii ỏp? HS suy ngh v vit ra giy. Cỏc cõu hi ca HS cú th di nhiu hỡnh thc khỏc nhau. Mi HS trỡnh by trc lp trong thi gian 1 phỳt v nhng iu cỏc em ó hc c v nhng cõu hi cỏc em mun c gii ỏp hay nhng vn cỏc em mun c tip tc tỡm hiu thờm Ngoi ra, nh trng giỏo viờn cn dy hc sinh nghi thc vn húa trong n ung qua ú dy cỏc em k nng lao ng t phc v, rốn tớnh t lp nh: Bit t ra tay sch s trc khi n, ch n ung ti bn n, bit cỏch s dng nhng dựng, vt dng trong n ung mt cỏch ỳng n, n ung gn gng, khụng ri vói, nhai nh nh khụng gõy ting n, ngm ming khi nhai thc n, bit mi trc khi n, cm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. 4. Bài học kinh nghiệm - Giáo viên nên tạo một không gian thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau là điều rất quan trọng và cần thiết đối với các buổi hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Khi có được không gian này, việc chia sẻ sẽ trở nên dễ dàng, thoải mái hơn. Việc bày tỏ những cảm giác, cảm nhận sau mỗi câu hỏi có thể làm sáng tỏ quan điểm cá nhân và tìm được sự đồng cảm hơn. Thảo luận trong một môi trường mang tính hỗ trợ có thể giúp hàn gắn, chữa lành tổn thương rất hiệu quả. - Học sinh có thể tìm hiểu, đọc các bài viết về các giá trị, những câu chuyện về kỹ năng sống, về trải nghiệm cuộc sống…Học sinh được nghe kể về thí dụ thực tế về những người thành công khi họ mang trong mình những giá trị cần thiết. Sau khi hiểu rõ hơn về các giá trị và kỹ năng sống một cách lý thuyết, học sinh sẽ suy ngẫm sâu rộng hơn về các giá trị và kỹ năng này bằng cách tổ chức các hoạt động tưởng tượng và suy ngẫm, yêu cầu học sinh đưa ra những ý tưởng của riêng mình về giá trị và kỹ năng sống. Ví dụ, học sinh được yêu cầu hình dung về một thế giới hòa bình, thế giới ấy sẽ như thế nào, và bạn cảm nhận gì trong thế giới ấy? Hoặc hãy hình dung về một thế giới với những con người sống có trách nhiệm hoặc sống không có trách nhiệm thì bạn sẽ có cảm nhận thế nào? Khi mường tượng ra những giá trị và kỹ năng được ứng dụng, học sinh có thể trải nghiệm và suy ngẫm về những ý tưởng của mình. 5. Kết luận: • Hoạt động giáo dục KNS là vô cùng cần thiết cho học sinh nhất là trong thời điểm hiện nay. • Các trường TH cần tổ chức thực hiện một cách linh hoạt như sinh hoạt ngoại khóa hay giáo dục lồng ghép vào các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội cho các em bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia sẻ những khó khăn và niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kỹ năng thực hành một cách tự nhiên. • Giáo dục kỹ năng sống là nội dung khá rộng đòi hỏi có sự tham gia của các thành viên, tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Nhà trường cần làm cho học sinh ghi nhớ những điều tốt đẹp nhất đến suốt đời và trang bị cho các em những kỹ năng sống thiết thực. Đó là hành trang vào đời thật sự ý nghĩa đối với mỗi học sinh • Để trường học luôn là nơi các em cảm thấy an toàn nhất, để mỗi ngày đến trường của các em là một ngày vui thì việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ mà nhà trường, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Trường học có thân thiện , học sinh có tích cực hay không đều bắt nguồn từ kỹ năng sống của các em. Trên đây là một số ý kiến chia sẻ của giáo viên tổ chúng tôi về “Một số biện pháp tăng cường GDKNS cho học sinh khối 4 +5 trường TH & THCS Yên Than”. Xin cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe. NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO Hoàng Thị Việt Hà