Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được cốt truyện, NV, và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của
Trang 1BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Chuyện của một em bé người An-dat - Anphôngxơ Đô đê)
A Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Nắm được cốt truyện, NV, và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc
- Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý NV qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động
- Tích hợp với phần tiếng việt ở bài so sánh, ẩn dụ và nhân hoá, với tập làm văn ở bài kể chuyện theo ngôi thứ nhất, nghệ thuật thể hiện tâm lý NV qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động
B Hoạt động dạy và học:
Bài cũ:
1 Vì sao Võ Quảng ví dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh,
hùng vĩ?
2 Hình ảnh những chòm cây cổ thụ hai bên bờ sông được miêu tả mấy lần? Phân
tích sự giống nhau và khác biệt giữa các lần tả và nói rõ dụng ý của tác giả?
Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác
giả - tác phẩm
- GV gọi hs đọc chú thích SGK Cho HS
gạch SGK những ý quan trọng
I Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
1 Tác giả:
- A.Đ (1840 - 1897) nhà văn chuyên viết truyện ngắn nổi tiếng của nước Pháp thế kỉ
- Các tác phẩm của ông thấm đẫm tinh
Trang 2thần nhân đạo và chất thơ.
- Hoàn cảnh ra đời của câu chuyện? 2 Tác phẩm:
- Hoàn cảnh viết truyện ngắn này: Sau chiến tranh Pháp - Phổ (1870), Pháp thua trận, phải cắt vùng Andát và Loren (2 vùng tiếp giáp với Phổ) cho Phổ (Đức)
- Nội dung chính của truyện? - Truyện kể về một buổi học tiếng Pháp
cuối cùng của một trường học vùng An-dát
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu
chung
GV hướng dẫn cách đọc
II Tìm hiểu chung văn bản
1 Đọc:
Chậm rãi, giọng xót xa, cảm động
2 Tóm tắt
- P vì mải chơi, không học bài nên không muốn đến trường
- Sau cùng cũng quyết định đến lớp
- Dọc đường thấy nhiều người đọc cáo thị nhưng cậu không biết đấy là chuyện gì
- Vào lớp cậu thấy có sự khác thường: lớp trật tự, có cả dân làng đến dự buổi học
- Thầy Ha men thông báo đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp
- P chợt hiểu ra và rất ân hận vì trước đây đã mải chơi, không học cẩn thận
Trang 3tiếng mẹ đẻ.
- Các học trò và người dân chăm chú đọc, viết tiếng Pháp
- Buổi học kết thúc bằng dòng chữ thầy
Ha men viết lên bảng “Nước Pháp muôn năm”
- Truyện có thể chia làm mấy phần?
Theo trình tự nào?
3 Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu … vắng mặt con Phrăng trên đường tới trường
- Đoạn 2: Tiếp … cuối cùng này Diễn biến buổi học cuối cùng:
+ Cảnh lớp học và thầy Hamen
+ Tâm trạng của Phrăng
+ Phrăng lại không thuộc bài
+ Thái độ và cư xử của thầy Hamen +Thầy Hamen tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập
- Đoạn 3: Còn lại Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Hamen
- Trong truyện có mấy nhân vật chính?
Là nhân vật nào?
4 Tìm hiểu nhân vật và phương thức
kể chuyện.
- Truyện có 2 nhân vật chính:
Cậu bé Phrăng và thầy Ha men
- Nhận xét về ngôi kể, lời kể Tác dụng
của ngôi kể ấy?
Truyện kể theo lời của học trò Phrăng,
kể ở ngôi thứ nhất
→ Tác dụng: tạo ấn tượng về một câu
Trang 4chuyện có thật, thuận lời trong việc biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật kể chuyện
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi
tiết - nhân vật chú bé Phrăng
III Phân tích
1 Nhân vật chú bé Phrăng.
- Tâm trạng của P trước buổi học ntn? a Trước buổi học
- Định trốn vì sợ muộn, vì không thuộc bài
- Cưỡng lại được, vội vã đến trường
→ lười học, mải chơi
- Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên
đường đến trường?
- Trước trụ sở xã có dán cáo thị Quang cảnh ồn ào trước bảng cáo thị như ngầm báo hiệu điều gì đó không bình thường, chẳng lành
- Quang cảnh ở trường?
- Không khí lớp học?
- Những điều ấy báo hiệu điều gì xảy ra?
- Trường bình lặng như một buổi sáng Chủ nhật
- Trong lớp có dân làng ngồi lặng lẽ, buồn rầu
- Vào lớp muộn, thầy không quở trách
→ Báo hiệu về cái gì nghiệm trọng, khác lạ của ngày hôm ấy và buổi học ấy (Đó là vùng Andát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức, việc học tập không còn được như trước nữa, tiếng Pháp sẽ không còn được dạy trong trường nữa.)
- Trong buổi học, tâm trạng của P đã
thay đổi ra sao?
b Trong buổi học
- Khi được biết đây là buổi học cuối
Trang 5- Phrăng rất ân hận và có lúc lên đến cao
độ, đó là lúc nào? Hãy tìm đọc đoạn văn
ấy?
cùng + Choáng váng, sững sờ → bị bất ngờ, xúc động
+ Nuối tiếc về sự lười nhác học tập và
sự ham chơi của mình
+ Ân hận khi không thuộc bài
- Thái độ của P đối với việc học tiếng
Pháp đã thay đổi ntn?
- Khi thầy/cô giảng + Chăm chú nghe: thấy rõ ràng, dễ hiểu (trước đây thấy rắc rối, phức tạp, khó hiểu)
+ Thấy yêu thầy, biết ơn thầy
+ Nhớ mãi buổi học cuối cùng này
- Vì sao P lại có sự thay đổi như vậy? → P đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng
của việc học tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ → tha thiết muốn được học tập, yêu tiếng nói của dân tộc → yêu nước
- Hình ảnh các cụ già đến lớp dự buổi
học đã thể hiện điều gì đối với Phrăng
và người dân nói chung?
- Các cụ già đến lớp học không có sách, chỉ đọc theo học trò không những đã ảnh hưởng sâu sắc tới tâm hồn Phrăng mà còn cách để người dân thể hiện lòng yêu tiếng Pháp
- Qua Phrăng, tác giả muốn thể hiện chủ
đề tư tưởng gì?
→ Phrăng không chỉ giữ chức năng người kể chuyện mà còn có vai trò quan trọng (cùng thầy thể hiện chủ đề và tư tưởng): đó là nỗi đau mất nước, mất tự
Trang 6Giáo viên diễn giảng- sơ kết đoạn.
do, không được nói tiếng nói mẹ đẻ Tư tưởng ấy được thể hiện qua lời thầy nhưng trở nên thấm thía, gần gũi qua diễn biến nhận thức và tâm trạng của chú bé còn ngây thơ
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu chi
tiết - nhân vật thầy giáo Ha men
2 Nhân vật Thầy giáo Hamen
- Nhân vật thầy giáo đã được miêu tả
ntn? Về trang phục, thái độ với học
sinh ?
a Trang phục
- Áo rơ- đanh – gốt màu xanh lục, mũ
lụa đen thêu
→ Sự trang trọng
b Thái độ với hs:
- Không giận dữ, dịu dàng nhắc nhở không trách phạt
- Nhiệt tình, kiên nhẫn giảng giải
GV gọi hs đọc đoạn “Phrăng ạ chốn
lao tù„ Những lời nói của thầy Ha men
mang tâm sự gì của thầy?
c Lời nói về việc học tiếng Pháp
- Điều thầy tâm niệm nhất là kiên nhẫn giảng bài và khuyên mọi người yêu quý
ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Pháp, biểu
lộ tình cảm yêu nước và tự hào tiếng nói của dân tộc mình
Đọc lại đoạn văn Thầy Hanmen ở giây
phút cuối cùng
- Khi kết thúc buổi học, thầy H có cử
chỉ, hành động nào đáng chú ý?
d Hành động, cử chỉ khi kết thúc buổi học.
- Người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết câu
- Dồn hết sức viết "Nước Pháp muôn
năm" → Sự xúc động, đau đớn trong
Trang 7lòng thầy lên đến cực điểm → lòng yêu nước sâu sắc
- Qua hành động, cử chỉ đó, em hiểu gì
về thầy?
- Lòng yêu nước ở thầy được biểu hiện
ra sao?
- Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể ở tình yêu và sự quý trọng tiếng nói của dân tộc → thầy đã truyền tình yêu cho học trò và dân làng
- Câu nói của thầy Ha men “Khi một
dân tộc rơi vào chốn lao tù, có ý nghĩa
gì?
→ tiếng nói dân tộc là tài sản tinh thần
vô giá, được vun đắp qua hàng nghìn năm
→ Phải biết yêu quý, nắm vững, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ
- Nó không chỉ là tài sản quý báy của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do
Giáo viên liên hệ với tiếng nói Việt Nam
(hơn một nghìn năm bị phong kiến
phương Bắc…)
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết
- Qua câu chuyện, nhà văn muốn nói
đến điều gì?
- Nhận xét về cách kể chuyện và xây
dựng nhân vật?
Hãy tìm một số câu văn trong truyện có
sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng
IV Tổng kết:
1 Nội dung: Ca ngợi tình yêu đát nước
và ngôn ngữ dân tộc
2 Nghệ thuật:
- Kể chuyện ngôi thứ nhất
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) qua ngoại hình cử chỉ lời nói, hành động (thầy Hamen)
Trang 8những so sánh đó? (tìm trang 52) Có so
sánh nào mang ý nghĩa sâu sắc?
(Kết hợp với bài so sánh phần tiếng
Việt)
- Ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể chân thành, xúc động: câu biểu cảm, so sánh,
ẩn dụ…
1 Ghi nhớ (55)
Hoạt động 6: Hướng dẫn Luyện tập V Luyện tập.
Bài 2 (trang 55) Về nhà làm bài theo gợi
ý sau: Nhận vật thầy Hanmen:
- Được biểu hiện qua hình dáng cử chỉ, hành động, qua cái nhìn và tâm trạng của Phrăng
- Được miêu tả chủ yếu qua tâm trạng tự bộc lộ chân thành, phù hợp với lứa tuổi
Dặn dò: Học thuộc bài Tập kể diễn cảm truyện
Chuẩn bị bài sau: Nhân hoá (56)