Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu

121 181 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong nền thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại ẩn dụ đã góp một phần không nhỏ tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1. Trong nền thơ ca Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại ẩn dụ đã góp một phần không nhỏ tạo nên những nét độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Ẩn dụ là một hiện tượng vô cùng thú vị phức tạp của ngôn ngữ học. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng này. Các công trình nghiên cứu hầu hết đều nhìn ẩn dụ dưới góc độ của từ vựng học tu từ học, tức là xem ẩn dụ như một phương thức phát triển nghĩa mới của từ. Tuy vậy ở Việt Nam, chưa có nhiều đề tài khảo sát đánh giá hết tầm quan trọng của ẩn dụ, đặc biệt là sự so sánh đối chiếu cách thể hiện của hiện tượng này ở các tác giả để thấy hết được vai trò của nó, đặc biệt là trong các tác phẩm thơ, ca dao. 1.2. Tình yêu vốn là một đề tài muôn thưở không chỉ của thơ ca mà ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi nghiên cứu về tình yêu các tác giả đã nhìn nhận nó ở những bình diện khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu về tình yêu dưới góc độ ẩn dụ tu từ thì không phải đã có nhiều người quan tâm tới. 1.3. Nguyễn Bính Tố Hữu là hai nhà thơ lớn của dân tộc. Sự thành công của một hồn thơ được mệnh danh là “nhà thơ của đồng quê Việt Nam”- một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng thơ lãng mạn, một nhà thơ của cách mạng, sống thuỷ chung với lý tưởng cách mạng không phải ở việc sử dụng ngôn ngữ thơ mới lạ, độc đáo, mà chính ở cái “hồn”, cái chân quê, chất dân dã, tình yêu dành cho quê hương, đất nước sâu nặng của các ông. Tuy nhiên sự nghiệp thơ ca của các ông lại được hình thành từ những hoàn cảnh khác nhau. Nguyễn Bính Tố Hữu đã trở thành hai hiện tượng lớn của nghệ thuật thơ ca thu hút được hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Phan Cự Đệ, Nguyễn 1 Đăng Mạnh các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi… Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hai nhà thơ này ở các bình diện như lý luận văn học thi pháp thơ. Có thể kể ra các công trình tiêu biểu như: “Nghiên cứu về nhạc điệu trong thơ Tố Hữu” – tác giả Nguyễn Trung Thu, “tính dân tộc hiện đại của ngôn từ thơ Tố Hữu” – Trần Đình Sử…. Ngoài ra có thể kể thêm một số công trình nghiên cứu dưới góc độ phong cách học như: “Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Huệ Yên … Tuy nhiên việc nghiên cứu các ẩn dụ về tình yêu trong thơ của hai nhà thơ này thì chưa có công trình nào thực hiện. 1.4. Chọn đề tài " Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính Tố Hữu ", khoá luận mong muốn làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo qua cách sử dụng phép ẩn dụ của hai nhà thơ lớn đại diện cho hai trào lưu thơ lãng mạn cách mạng của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ góp phần nhìn nhận đánh giá đầy đủ hơn về những đóng góp của các ông ở phương diện nghệ thuật. 2. Đối tượng nghiên cứu Ở khoá luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ, các quan niệm về ẩn dụ đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đề cập nhiều trong các giáo trình phong cách học. Kế thừa cách hiểu từ kí hiệu học, ngôn ngữ học, thi pháp học phong cách học cúng tôi xác lập cho mình một cách hiểu về hiện tượng này. Đồng thời qua 2 Tuyển tập thơ Nguyễn Bính Tố Hữu chúng tôi tiến hành khảo sát các ẩn dụ tu từ về tình yêu, để từ đó thấy được những sáng tạo trong cách sử dụng ngôn ngữ của hai nhà thơ. Nguồn tư liệu khảo sát cho khoá luận này gồm: 2 + 86 bài thơ trong tuyển tập “ Nguyễn Bính thơ đời” Nhà xuất bản văn học – 2004 + 89 bài thơ được lựa chọn từ những tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu trong suốt sự nghiệp sáng tác của ông ( Tuyển tập thơ Tố Hữu – Nhà xuất bản giáo dục – 1994) gồm: • Tập thơ “ Từ ấy” 26 bài: ( Từ ấy, Hai đứa bé, Dửng dưng, Lao Bảo, Như những con tàu, Ý xuân, Tiếng sáo ly quê, Tâm tư trong tù, Con chim của tôi, Nhớ người, Trưa tù, Quanh quẩn, Khi con tu hú, Nhớ đồng, 14 tháng 7, Giờ quyết định, Tranh đấu, Đôi bạn, Đời thợ, Một tiếng rao đêm, Tiếng hát đi đày, Xuân đến, Huế tháng tám, Xuân nhân loại, Vui bất tuyệt, Bà má Hậu Giang) • Tập thơ “ Việt bắc” 6 bài : ( Việt Bắc, Lượm, Ta đi tới, Lại về, cá nước, Sáng tháng năm) • Tập thơ “ Gió lộng” 8 bài : ( Vinh quang Tổ quốc ta ơi, Trên miền bắc mùa xuân, Ba mươi năm đời ta có đảng, Em ơi Ba- Lan, Bài ca xuân 61, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam ) • Tập thơ “ Ra trận” 18 bài : ( Lá thư bến tre, Miền Nam, Trên đường thiên lý, Tiếng hát sang xuân, Mẹ Suốt, xuân sớm, Từ Cu Ba, Hãy nhớ lấy lời tôi, Giữa ngày xuân, Những ngọn đèn, Theo chân Bác, Chào xuân 67, Bài ca xuân 71, Đường vào, có thể yên, Bài ca xuân 68, Xuân 69, Bác ơi!) • Tập thơ “ Máu hoa” 11 bài : ( Việt Nam máu hoa, Hoàng hôn, Rôm, Xin gửi Miền Nam, Xta- lin- Grát, Nước non ngàn dặm, Đuờng của ta đi, Toàn thắng thuộc về ta, Bài ca quê hương vui thế hôm nay, Với đảng mùa xuân) 3 • Tập thơ : “ Một tiếng đờn” 20 bài ( Phút giây, Một nhành mai, Bài thơ đang viết, Xuân đấy, Đêm xuân 85, Gửi theo anh Xuân Diệu, Đêm thu quan họ, Có một ngày như thế, Chân lý vẫn xanh tươi, Dầu máu, Ta lại về, Xuân đang ở đâu, Xuân hành 92, Anh cùng em, Chân trời mới, Duyên thầm, Đêm cuối năm, Sáng đầu năm, Màu tôi yêu, Ngọn lửa) 3. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận 3.1. Mục đích của khoá luận Thông qua việc khảo sát các ẩn dụ về tình yêu, khoá luận giúp người đọc phần nào tìm hiểu phong cách thơ của Nguyễn Bính Tố Hữu cũng như những đóng góp của các ông về mặt sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật. Phân tích làm sáng tỏ cơ chế thể hiện của ẩn dụ tu từ về tình yêu qua hai tập thơ để thấy được sự khác biệt trong cách thể hiện tình yêu của 2 nhà thơ lớn tiêu biểu cho 2 dòng thơ của nền thơ ca nước nhà. 3.2. Ý nghĩa của khoá luận * Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu về ẩn dụ tình yêu trong thơ Nguyễn Bính Tố Hữu sẽ góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong phong cách thơ của hai tác giả, đồng thời khẳng định giá trị của phương thức ẩn dụ trong việc xây dựng văn bản nghệ thuật. * Về mặt thực tiễn: Khoá luận giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ mở ra một hướng phân tích mới cho việc giảng dạy, tìm hiểu thơ Nguyễn Bính Tố Hữu trong nhà trường. 4 4. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu 175 bài thơ của hai tác giả, từ đó tìm ra những ẩn dụ tu từ về tình yêu trong các tác phẩm thơ. 5. Phương pháp nghiên cứu Ở khoá luận này để so sánh các“ ẩn dụ về tình yêu” của hai nhà thơ chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, miêu tả ngoài ra còn sử dụng một số thủ pháp như: - Thống kê cải biến. Trong đó thủ pháp thống kê định lượng nhằm xác định tần số sử dụng phương thức ẩn dụ của mỗi tác giả, thủ pháp cải biến nhằm tìm ra giá trị của phương thức này trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. 6. Bố cục của khoá luận Khoá luận bao gồm: phần mục lục 2 trang, danh mục tài liệu tham khảo 6 trang, phụ lục 19 trang, phần kết luận 2 trang phần nội dung. Trong đó nội dung của khoá luận được chia thành 2 chương cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính thơ Tố Hữu 5 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Khái niệm về ẩn dụ. 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu ẩn dụ. Ẩn dụ là một hiện tượng đã được nghiên cứu từ thời cổ đại ( khoảng thế kỷ thứ IV trước công nguyên) ở nhiều cấp độ khác nhau. Ẩn dụ không chỉ được nghiên cứu trong các lĩnh vực thuộc về ngữ văn học, mà còn được nghiên cứu ở nhiều các lĩnh vực khác như: triết học, tâm lý học, phong cách học, từ vựng học gần đây nhất là dụng học ngôn ngữ học tri nhận. Lý thuyết về ẩn dụ bắt đầu hình thành từ thời triết học Hy Lạp. Ẩn dụ theo tiếng Hy Lạp lúc bấy giờ là ( metaphor) có nghĩa là chuyển từ chỗ này sang một chỗ khác, tức có nghĩa là chuyển đổi. Sau này khái niệm chuyển đổi ấy được vận dụng vào việc xác định nghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ là hiện tượng chuyển nghĩa. Trong ẩn dụ một sự vật được miêu tả hay được định nghĩa bằng những từ biểu thị một sự vật khác, có sự tương đồng hay sự giống nhau với sự vật trước. Trong các công trình nghiên cứu của các học giả Trung Hoa cổ đại thì ẩn dụ được thể hiện qua cách chỉ sự ví von, bóng bảy thường ẩn chứa trong lời khởi đầu của các bài ca dao dân ca sau này được ghi lại rất nhiều trong các tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng. Đến thời hiện đại cũng xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học về ẩn dụ. Có thể kể ra như: R.Jakobon, J.Cohen, sau này là George Lakoff Mark Johnson…… Nếu như quan niệm truyền thống chỉ xem ẩn dụ như là một phương tiện sáng tác của thơ ca hay nghệ thuật hùng biện. Ẩn dụ chỉ được xem như là vấn đề của ngôn ngữ hơn là của tư duy hành động, thì đến những năm gần đây George Lakoff Mark Johnson trong tác phẩm “ Metaphors we live By” (1980) đã cho rằng 6 ẩn dụ tồn tại không chỉ trong ngôn ngữ mà còn hiện hữu trong tư duy hành động. Ở Việt Nam ẩn dụ đã được các nhà Việt ngữ học, các nhà nghiên cứu văn học cũng như phong cách học quan tâm nhiều. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu với các tác giả tiêu biểu như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hữu Đạt, Nguyễn Văn Tu, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú, Nguyễn Đức Tồn… . 1.2. Một số quan niệm về phép ẩn dụ Trong tiếng Việt đặc biệt là trong thơ ca Việt Nam từ xưa tới nay việc sử dụng các biện pháp tu từ luôn đóng một vai trò quan trọng. Nó không chỉ giúp thể hiện được nội dung, chủ đề của người nói mà còn có vai trò lớn trong việc tạo dựng nên giá trị nghệ thuật bền vững cho mỗi tác phẩm, làm cho sức diễn đạt vừa trong sáng, súc tích, “ý tại ngôn ngoại” lại vừa thể hiện được cái hồn cuả thi nhân. Chính vì thế khi nhắc đến các tác phẩm văn chương ta không thể không kể tới vai trò của các biện pháp tu từ. Phép tu từ vốn được hiểu là cách dùng các từ ngữ đã được gọt rũa, có hình ảnh bóng bẩy làm cho lời thơ, lời văn hay hơn, ý thơ, ý văn trong sáng, giản dị giàu sức biểu cảm nâng cao hiệu quả của việc diễn đạt. Có rất nhiều các biện pháp tu từ đã được sử dụng trong thơ ca cũng như trong các văn bản tiếng Việt từ xưa tới nay như: so sánh, nhân hoá, hoán dụ, thậm xưng, liệt kê, câu hỏi tu từ…. Mỗi phép tu từ này đều đem lại những giá trị nghệ thuật, sức biểu cảm giá trị thẩm mĩ riêng. Ngoài các biện pháp tu từ kể trên có một biện pháp mà nhờ nó các tác giả đã tạo nên phong cách đặc biệt cho mỗi tác phẩm nghệ thuật của mình – Đó là phép ẩn dụ. 7 Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến lý thuyết ẩn dụ. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng khi nghiên cứu về lý thuyết ẩn dụ cần xem xét ở hai góc độ. * Thứ nhất: Ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa cơ bản của các đơn vị từ vựng. Nếu xem xét ở góc độ này, dựa vào mối quan hệ tương đồng giữa sự vật đối tượng thì ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Ẩn dụ không chỉ được thể hiện ở một từ, một câu mà có thể ẩn dụ được sử dụng làm khung chiếu vật cho cả một đoạn văn, một khổ thơ hay cả một bài thơ. Theo các công trình nghiên cứu về ẩn dụ trong ngoài nước cho đến nay ẩn dụ thường được xem là phép chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng hay những nét giống nhau nào đó. Tiếng Hy Lạp “Metaphor” lúc đầu có nghĩa là chuyển từ chỗ này sang một chỗ khác, tức có nghĩa là “chuyển đổi”. Chẳng hạn, tác giả Đỗ Hữu Châu lý giải hiện tượng ẩn dụ bằng cơ chế chuyển đổi trường nghĩa từ vựng. Ông quan niệm “ Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng” [ 6, tr 54]. Cơ chế chuyển đổi nghĩa của ẩn dụ được ông miêu tả như sau: “ Cho A là một hình thức ngữ âm, X Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của X ( tức X là ý nghĩa biểu vật của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của X để gọi tên Y, nếu như X Y giống nhau….” [ 7, tr 145] Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau”. [ 19, tr 162] 8 Nguyễn Văn Tu nêu ra định nghĩa: “ Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên gọi của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ , theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các vật khác nhau”[60, tr 159] Tác giả Hữu Đạt cũng nhấn mạnh: “ Ẩn dụ là một lối so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất, hoặc chức năng của hai đối tượng. Nhưng khác với lối so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh… ” [ 12 , tr. 143] Có thể thấy các nhà ngôn ngữ học Việt Nam phần nào đánh giá nhìn nhận về ẩn dụ như là một phương thức chuyển nghĩa cơ bản của từ. Qua nhiều bài viết của mình tác giả Hữu Đạt đều khẳng định ẩn dụ chính là một sự so sánh ngầm. Tương tự Nguyễn Đức Tồn cho rằng : “ Bản chất của phép ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển địa điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này, sang sự vật hiện tượng khác loại dựa trên có sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng” [58, tr 12]. Cả Hữu Đạt Nguyễn Đức Tồn đều chỉ ra rằng bản chất của ẩn dụ chính là một phép so sánh ngầm. Về thực chất chỉ có sự đồng nhất, hoặc tương đồng hoàn toàn thì người ta mới có thể sử dụng cái này để thay thế cho cái khác được. * Quan niệm thứ hai xem Ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người. Ở góc độ này thì ẩn dụ là đối tượng nghiên cứu của phong cách học, ẩn dụ được xem 9 như là biện pháp tu từ lâm thời ( ẩn dụ tu từ), vì thế nó được khảo sát ở những ngữ cảnh cụ thể gắn liền với những văn bản. Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thơ văn mà nó xuất hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế ẩn dụ là một bộ phận hợp thành của sự sáng tạo ngôn ngữ khả năng nhận thức của con người về thế giới khách quan. Vì vậy Đinh Trọng Lạc phát biểu: “ Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể ( hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được dùng chuyển sang cho A.[31, tr 52] Còn Cù Đình Tú thì nói : “ Ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng” [62, tr 179] Tác giả Hữu Đạt nói kỹ hơn: “ Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật hiện tượng tồn tại ngoài văn bản. Như vậy thực chất của phép ẩn dụ là dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy của ngôn ngữ dân tộc” [12, tr 302 ]. Ở khoá luận này chúng tôi đưa ra cách hiểu về ẩn dụ như sau: Ẩn dụ là phép tu từ trong đó dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này để biểu hiện cho sự vật, hiện tượng khác khi mà giữa 2 sự vật, hiện tượng đó có những nét tương đồng dựa trên một cơ chế liên tưởng nào đó. Nói cách khác ẩn dụ chính là sự so sánh ngầm trong đó vế được so sánh bị ẩn đi. Giá trị chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm, nó được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ đặc biệt là trong các tác phẩm văn học. 10 [...]... hng) Hay: Sống vào giản dị, ra tơi sáng Tìm thấy cho lòng một cảnh tiên (Sao chẳng về đây) Xuân đã sang rồi em có hay Tình xuân chan chứa, ý xuân đầy Kinh kì bụi quá xuân không đến Sao chẳng về đây, chẳng ở đây (Sao chẳng về đây) Nim t ho vi v p lng quờ trự phỳ, nim khỏt khao ho bỡnh, n ni au khi quờ hng b gic chim c Nguyn Bớnh gi gm qua nhng n d p, nú c tr i tr li trong th ụng khi dy trong lũng mi... bao th h, bao cuc khỏng chin, u tranh chng k thự xõm lc vi nhng tiếng sắt, tiếng vàng, Vàng son Quờ hng y cũn p bi tựa hoa rơi cánh nở dần Từng hàng thục nữ dậy thì xuân (Thơ xuân) Quê hơng tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có ngời em may túi đúng ba gang (Bài thơ quê hơng) Nguyn Bớnh ó mn hỡnh nh ca nhng cụ thiu n tr núi v v p, sc sng ca... t c s dng nhiu trong ngụn ng vn hc ú l cỏch s dng lõm thi mn hỡnh nh ny núi v mt s vt hin tng khỏc, trong mt hon cnh nht nh nú ch cú ngha tu t m khụng to nờn ý ngha t vng ca t Núi cỏch khỏc n d tu t cú chc nng quy c hoỏ l ch yu Nú c xem l n d trong hon cnh ny, nhng cú th li khụng c xem l n d trong hon cnh khỏc, cú ngha l n d tu t ph thuc ch yu vo hon cnh xut hin ngha ú Tỏc gi Hu t trong cụng trỡnh... mc khỏc nhau Trong cỏc n d ó kho sỏt c ta thy n d v tỡnh yờu la ụi trong th Nguyn Bớnh chim s lng nhiu hn c, lờn ti hn 80% trong tng s cỏc n d v tỡnh yờu trong th ụng Nhiu hỡnh nh n d : bm trng, t vng, nm tao by tuyt, k u sụng, k cui sụngxut hin vi tn sut cao trong cỏc bi th núi v tỡnh yờu la ụi ó to nờn nhng im nhn ngh thut c sc trong th Nguyn Bớnh ú l mt th gii "y xuõn", "thm sc", vi nhng hỡnh nh... ging nhay v hỡnh thc gia cỏc vt Vớ d, nhng n d trong cỏc t chõn trong chõn bn, chõn nỳi, chõn tng, t mi trong mi thuyn, mi t, mi dao; t cỏnh trong cỏnh bum, cỏnh ng, cỏnh qut l nhng n d ch hỡnh thc + n d cỏch thc: l n d da vo s ging nhau v cỏch thc thc hin gia hai hot ng, hin tng + n d chc nng: L nhng n d da vo s ging nhau v chc nng gia cỏc s vt Vd: ca trong ca sụng, ca rng + n d kt qu: l nhng n d da... d tu t mang tớnh biu trng v tỡnh yờu trong cỏc sỏng tỏc ca Nguyn Bớnh v T Hu 3 n d v tỡnh yờu 3.1 n d tu t 3.1.1 Cỏc c im ca n d tu t n d hỡnh tng hay cũn gi l n d tu t l phng tin din t cú giỏ tr hỡnh tng, cú sc mnh biu cm n d tu t c dựng trong vn chớnh lun cng nh trong th ca c bit l th tr tỡnh Vd "Hoa" mang ý ngha n d, ch ngi ph n cú nhan sc, trong cõu Giỏ nh trong nguyt trờn mõy Hoa sao hoa khộo... th Nguyn Bớnh ta thy khi dy trong mi ngi tỡnh yờu quờ hng t nc sõu nng Xin trớch nhn xột ca nh phờ bỡnh vn hc on Hng núi v cỏi p trong th Nguyn Bớnh: Th Nguyn Bớnh ó v s tn ti vi quy lut gin d ca vn hc dõn gian S ln lao trong búng dỏng th ca ca ụng trờn vn n li hin hu t nhng iu n gin nht ca cuc sng Th ca mói mói l cỏi nh cao ni ting y, cao hn tt c cỏc ngn nỳi Alp, nm ln trong c, trc chõn ta, n ch... tn ti v sng i sng riờng ca nú Nú tn ti nh l t nhiờn ca cuc i vn tn ti vy 1.2 N D V TèNH YấU TRONG TH NGUYN BNH 1.2.1 Thng kờ, phõn loi cỏc n d v tỡnh yờu trong th Nguyn Bớnh Trờn c s thng kờ 86 bi th trong tuyn tp Nguyn Bớnh th v i Nh xut bn vn hc 2004 Chỳng tụi ó xỏc nh c 145 ln xut hin n d tu t v tỡnh yờu Trong ú cú 124 n d v tỡnh yờu la ụi, 13 n d v tỡnh yờu quờ hng t nc v 7 n d v tỡnh yờu cỏch... theo li c l, tng trng v kh nng cú th n c vi nhau ca ụi trai gỏi trong li i ỏp m thụi 18 - Tiờu chớ ng cnh rng: Nh ó núi trờn ng cnh hp ch l chu cnh ca cõu ch trong mt khuụn kh ngụn bn Cũn bn thõn ngụn bn y dự dựng núi hay vit la nm trong mt chu cnh rng hn- chu cnh y gi l ng cnh rng hay núi mt cỏch khỏc ú chớnh l cnh hung giao tip ngụn ng Trong truyn thng ca phong cỏch hc cnh hung giao tip ngụn ng thng... khỏc nhau v tỡnh yờu trong th Nguyn Bớnh Nú ó phn no phn ỏnh c phong cỏch th ụng, m cht tr tỡnh, lóng mn nhng khụng kộm 26 phn gin d ca mt nh th c mnh danh l nh th ca lng quờ Vit Nam Tỡnh yờu trong th ụng cng gin d nh chớnh nhng cnh vt, con ngi ca lng quờ vy 1.2.2 Cỏc kiu n d tỡnh yờu thng gp trong th Nguyn Bớnh 1.2.2.1 n d v tỡnh yờu quờ hng t nc Cỏc n d v tỡnh yờu quờ hng t nc trong th Nguyn Bớnh . khảo 6 trang, phụ lục 19 trang, phần kết luận 2 trang và phần nội dung. Trong đó nội dung của khoá luận được chia thành 2 chương cụ thể: Chương 1: Cơ. dung, người tham gia, địa điểm, cách thức tiến hành….của giao tiếp ngôn ngữ đó. Cảnh huống giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung

Ngày đăng: 16/04/2013, 15:31

Hình ảnh liên quan

BẢNG 1: CÁC ẨN DỤ VỀ TèNH YấU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH - Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu

BẢNG 1.

CÁC ẨN DỤ VỀ TèNH YấU TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH Xem tại trang 26 của tài liệu.
BẢNG 2: CÁC ẨN DỤ VỀ TèNH YấU TRONG THƠ TỐ HỮU - Tìm hiểu ẩn dụ về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và Tố Hữu

BẢNG 2.

CÁC ẨN DỤ VỀ TèNH YấU TRONG THƠ TỐ HỮU Xem tại trang 50 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan