hồ sơ dự thi dạy học theo chủ dề tích hợp bảo vệ đa dạng sinh học

23 1.3K 9
hồ sơ dự thi dạy học theo chủ dề tích hợp bảo vệ đa dạng sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ  HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Bảo vệ đa dạng sinh học 2. Môn học chính của chủ đề: Môn sinh học 3. Các môn được tích hợp: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học, Ngữ văn, Toán học. Năm học: 2014 - 2015 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trường THPT Nguyễn Văn Cừ Địa chỉ: Xã Đa Tốn – Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội Điện thoại: 043.8740191 Email: c3nguyenvancu@gmail.com Thông tin về giáo viên: 1. Họ tên giáo viên: VŨ THỊ TẦN Ngày sinh: 20/10/1987. Môn: Sinh học Điện thoại: 01684946149; Email: gatandq@gmail.com 2 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC – MÔN SINH HỌC 1. Tên hồ sơ dạy học “ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC” 2. Mục tiêu dạy học: Sau khi học xong chủ đề này, học sinh đạt được: 2.1. Kiến thức 2.1.1. Môn sinh học - Nêu được định nghĩa đa dạng sinh học.Thực hiện sưu tầm đa dạng sinh học tại một khu vực ở địa phương. - Phân tích được các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. - Đề xuất được các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học. 2.1.2. Môn Địa lý - Nêu được quá trình đô thị hoá và hậu quả của nó tới môi trường. - Trình bày được sự gia tăng dân số và sức ép của nó tới môi trường. - Trình bày được các loại ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó. - Phân tích được mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vơí môi trường địa lý. - Nêu được đặc điểm của sinh vật Việt Nam, các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. + Lớp 7 Bài 1. Dân số. Bài 3. Quần cư và đô thị hoá. Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà. + Lớp 8 Bài 21. Con người và môi trường địa lý. Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam. Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam. + Lớp 9. Bài 2. Dân số và gia tăng dân số 2.1.3. Môn tin học - Biết tìm kiếm thông tin trên internet - Biết thiết kế một bài trình chiếu hoàn chỉnh trên powerpoint. Tin học 9 : Bài thực hành số 2 : Tìm kiếm thông tin trên internet. Bài thực hành số 10 : Thực hành tổng hợp. 2.1.4. Môn lịch sử - Nêu được hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới, kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam. + Lịch sử 8. Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai 91939 – 1945) + Lịch sử 9. Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 2.1.5. Môn giáo dục công dân - Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay. - Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc tham gia giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loiaj hiện nay. + GDCD 10. Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. 2.1.6. Môn toán - Biết điều tra, thu thập số liệu thống kê. + Toán học 7. Tập 2. Chương III - Bài 1. Thu thập số liệu thống kê, tần số. 3 2.1.7. Môn ngữ văn - Biết trình bày một văn bản khoa học. + Ngữ văn 10. Bài phân loại văn bản theo phong cách chức năng, ngôn ngữ. 2.2. Kỹ năng : Phát triển các kĩ năng - Lập kế hoạch và phân công lao động trong nhóm nhỏ thông qua việc lập kế hoạch thực hiện dự án. - Kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp thông qua việc phân tích các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. - Kĩ năng tìm kiếm, thu thập, xử lí thông tin. - Kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng hoạt động trong nhóm nhỏ, kĩ năng hùng biện, trình bày trước đám đông, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phỏng vấn 2.3. Thái độ - Tự tin, cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động. - Lao động tự giác, sáng tạo, yêu thiên nhiên, thích khám phá khoa học. - Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Tích cực tham gia bảo vệ đa dạng sinh học tại địa phương. + Môn GDCD 7. Bài 2. Trung thực Bài 11. Tự tin Bài 12. Sống và làm việc có kế hoạch + Môn GDCD 10: Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. 3. Đối tượng dạy học - Học sinh khối 10 - trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội. + Số lượng lớp: 4 lớp. Ban cơ bản 4. Ý nghĩa của dự án 4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. - Qua dự án cũng đã rèn cho học sinh nhiều kĩ năng giúp các em có thể vận dụng trong nhiều môn học khác nhau. - Trong quá trình thực hiện dự án học sinh có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của học sinh. 4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống - Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học từ đó biến việc bảo vệ đa dạng sinh học thành việc làm tự nguyện, thường xuyên hàng ngày chứ không phải là sự gò bó, ép buộc (trồng cây xanh ở gia đình, không vứt rác bừa bãi, ngăn chặn các việc làm tàn phá thiên nhiên, môi trường…) - Qua việc dạy học của dự án đã rèn luyện cho học sinh biết sống và làm việc có kế hoạch, luôn chủ động sáng tạo trong mọi công việc, tự giác, siêng năng, chăm chỉ trong lao động. - Qua việc học tập của dự án đã góp phần phát triển năng lực của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. 4 5. Thiết bị dạy học và học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Phòng học bộ môn, máy tính, máy chiếu. - Tranh ảnh về thiên nhiên 5.2. Học liệu CÔNG ƯỚC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC, 1992 (VIỆT NAM THAM GIA KÝ KẾT NGÀY 16/11/1994) Lời tựa các bên ký kết ● Ý thức được giá trị thực chất của đa dạng sinh học và giá trị sinh thái, di truyền, xã hội, kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hoá, giải trí và thẩm mỹ của đa dạng sinh học và các bộ phận hợp thành của nó. ● Cũng ý thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với tiến hoá và duy trì các hệ thống sinh sống lâu bền của sinh quyển. ● Khẳng định rằng các quốc gia có chủ quyền đối với các tài nguyên sinh học của đất nước họ. ● Cũng khẳng định lại rằng các quốc gia chịu trách nhiệm bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên sinh học của mình được lâu bền. ● Lo lắng vì đa dạng sinh học đang bị thu hẹp đáng kể do các hoạt động nhất định của con người. ● Nhận thức được sự thiếu thông tin và kiến thức nói chung về đa dạng sinh học và nhu cầu cấp bách phát triển của khả năng khoa học - kỹ thuật và thể chế nhằm cung cấp hiểu biết cơ bản để đưa vào đó lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp thích hợp. ● Ghi nhận rằng điều sống có là tiên đoán phòng ngừa và tấn công lại các nguyên nhân làm thu hẹp đáng kể hoặc làm mất nguồn đa dạng sinh học tận gốc. ● Ghi nhận rằng ở đâu có mối đe doạ thu hẹp hoặc làm mất đa dạng sinh học thì việc thiếu các cơ sở khoa học đầy đủ không thể được sử dụng làm lý do để trì hoãn các biện pháp loại trừ hay giảm tối thiểu mối đe doạ trên. ● Ghi nhận rằng đòi hỏi cơ bản của bào toàn đa dạng sinh học là bảo tồn hệ sinh thái nội vi và các môi trường sống tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể tự sinh tồn của các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. ● Ghi nhận thêm rằng các biện pháp ngoại vi (ex-situ) đặc biệt ở nước bản xứ cũng đóng vai trò quan trọng. ● Công nhận sự phụ thuộc truyền thống và chặt chẽ, hiện thân của kiểu sống cổ truyền của các cộng đồng bản địa và địa phương vào tài nguyên sinh học và công nhận mong ước chia sẻ công bằng lợi ích có được nhờ sử dụng kiến thức cổ truyền, các sáng kiến và thực tiễn phù hợp với bảo đảm đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó. ● Cũng thừa nhận rằng phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học và khẳng định nhu cầu có sự tham gia của phụ nữ ở tất cả các cấp trong việc lập và thực hiện chính sách bảo toàn đa dạng sinh học. ● Nhấn mạnh tầm quan trọng và nhu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và toàn cầu giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và thành phần phi Chính phủ trong việc bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó. ● Thừa nhận rằng việc bổ sung và cấp mới các nguồn tài chính cùng với việc tiếp cận thích đáng các công nghệ cần thiết có thể tạo nên một sự thay đổi to lớn trong khà năng của thế giới giải quyết vấn đề mất mát đa dạng sinh học. 5 ● Thừa nhận tiếp rằng cần phải có một sự cung cấp đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển bao gồm việc cấp mới và bổ sung nguồn tài chính và tiếp cận thích đáng các công nghệ cần thiết. ● Về phương diện này ghi nhận các hoàn cảnh đặc biệt của những nước kém phát triển nhất và các quốc gia đảo nhỏ bé. ● Thừa nhận rằng phải có các đầu tư lớn và thực chất để bảo toàn đa dạng sinh học và các khoản đầu tư này có thể đem lại những lợi ích rộng lớn về môi trường, kinh tế và xã hội. ● Công nhận rằng sự phát triển kinh tế và xã hội xoá bỏ đói nghèo là các ưu tiên hàng đầu và tối hậu của các nước đang phát triển. ● Nhận thức rằng bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học là quan trọng bậc nhất trong việc bảo đảm sinh dưỡng, sức khoẻ và các nhu cầu khác của dân số thế giới đang ngày càng tăng. Do đó, việc cận nó mục tiêu và chia sẻ các nguồn gen, các công nghệ là thiết yếu. ● Ghi nhận rằng việc bảo toàn sử dụng lâu bền đa dạng sinh học cuối cùng sẽ tăng cường quan hệ thân thiết giữa các quốc gia và góp phần vào nền hoà bình của loài người. ● Mong muốn nâng cao và bổ sung cho những thoả thuận quốc tế hiện hành về bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó. ● Quyết tâm bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. ĐÃ THỎA THUẬN CÁC ĐIỀU SAU (gồm 42 điều) Làm tại Rio de Janeiro Ngày 5 tháng 6 năm 1992. Rượu ngâm từ các sản phẩm động, thực vật hoang dã Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới nói chung và của đất nước ta nói riêng thì nhu cầu về sức khỏe của con người cũng ngày tăng. Cùng với đó là việc chăm sóc sức khỏe cũng được chú trọng hơn trong mỗi ý thức của mọi người. Một trong những bài thuốc dân gian từ các sản phẩm động thực vật hoang dã đã và đang đem lại những hiệu quả tốt trong việc nâng cao sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, hiện nay với việc sử dụng không đúng cách và lợi dụng quá mức từ các sản phẩm này đã cho những kết quả ngược lại. 10 năm gần đây, nhiều người cho rằng sử dụng rượu ngâm từ sản phẩm động thực vật hoang dã sẽ đem lại sức khỏe cho con người. Đặc biệt là Nam giới họ luôn cho rằng uống rượu ngâm từ các sản phẩm đó sẽ tăng cường sức khỏe, mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương. Mà họ đâu biết tất cả những loại đó chưa được chứng thực và chưa có một nghiên cứu cụ thể nào. Chính vì chưa có hiểu biết rõ về những tác hại mà rượu ngâm các sản phẩm từ động thực vật hoang dã đem lại mà có thể dẫn đến những ca ngộ độc nghiêm trọng từ việc sử dụng chúng. Tôi xin dẫn một ví dụ từ thực tế tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng như sau: Một thời gian người người đồn nhau rằng cây Xạ đen có thể phòng chống được ung thư, và thế rồi người người vào rừng khai thác trộm cây này, họ còn cho rằng củ của nó sẽ rất tốt cho việc ngăn ngừa và phòng chống ung thư, nên họ đã vào rừng khai thác một cách cạn kiệt lấy cả rễ, thân, lá. Cây Xạ đen bị khai thác ồ ạt, lực lượng quản lý khó kiểm soát làm cho tình trạng số lượng và chất lượng cây Xạ đen suy giảm một cách nghiêm trọng. Rồi đến một ngày, họ lại đồn nhau rằng người đàn ông sử dụng rượu từ cây Xạ đen sẽ dần làm mất khả năng sinh dục, rồi dần dần họ lại sử dụng ít đi có người không dám sử 6 dụng nữa. Qua đây, cho thấy người dân chưa thật sự hiểu biết về sự nguy hiểm của việc sử dụng Rượu ngâm từ các sản phẩm động thực vật hoang dã. Gân đây tôi đọc được một kết quả nghiên cứu của dược sỹ Phạm Hinh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam về điều có lợi và có hại của việc sử dụng mật Gấu, trong đó có nói “mật Gấu có thể gây bất lực ở nam giới chứ không phải là tăng cường sinh lí như nhiều người vẫn nghĩ”. Đây cũng là một lời cảnh báo cho những người đã đang và có ý định sử dụng mật Gấu. Thực tế Rượu ngâm từ các sản phẩm động thực vật hoang dã không có nhiều tác dụng như nhiều người nhầm tưởng. Chẳng hạn, đối với sừng tê giác, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chứng tỏ tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trong việc chữa bệnh ung thư. Còn cao hổ cốt cũng không được chứng minh là có hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp xương, loãng xương, chống viêm hay cường dương. Gần đây nữa tôi lại được nghe một câu chuyện về các loại rượu ngâm từ các loài động vật hoang dã là giả. Bạn tôi nói rằng tất cả những bình rượu tại các nhà hàng khách sạn bên trong có ngâm những con rắn hổ mang rất to hay những bình rượu có ngâm con kỳ đà, hay là rượu ngâm cao hổ cốt tất cả đều là giả. Bên trong những con đó người ta thường bỏ vào bên trong toàn những thứ không có nguồn gốc, còn những con vật được ngâm bên trong bình chỉ là da của chúng mà thôi, về màu của rượu thì thường sử dụng các phẩm màu. Kể từ đó mỗi khi nhìn thấy các bình rượu từ các nhà hàng, khách sạn có bình rượu ngâm các loài động vật hoang dã là tôi không bao giờ sử dụng chúng cho dù các ông chủ nhà hàng khách sạn quảng cáo rất hay về các loại rượu này cho dù họ nói rằng các loại rượu này có tác dụng bổ thận tráng dương tăng cường sức khỏe. Họ càng quảng cáo nhiều thì tôi lại càng không tin điều đó. Mà với tôi thì đầu cần những điều mà họ quảng cáo Qua bài viết này tôi muốn gửi thông điệp tới tất cả mọi người là hãy tránh xa sử dụng các loại rượu ngâm từ các sản phẩm động thực vật hoang dã. Hay nói không với các sản phẩm này là bạn đã và đang bảo tồn nguồn gen động thực vật quý của nước ta. 5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin - Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003. - Sử dụng phần mềm Word 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Mô tả sơ lược Đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tuần Tuần 1: Giáo viên chia nhóm, hướng dẫn HS bằng các câu hỏi Nhóm 1. Định nghĩa đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học ở Việt Nam thể hiện như thế nào? Thực hiện sưu tầm đa dạng sinh học tại một khu vực ở địa phương. Nhóm 2. Nêu nguy cơ suy giảm và phân tích các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. Nhóm 3. Đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Tham gia tổ chức các hoạt động thiết thực mà HS có thể làm được đẻ bảo vệ đa dạng sinh học. - HS các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí và lên kế hoạch công viêc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. - Các thành viên trong từng nhóm làm việc theo kế hoạch chung của cả nhóm đã thống nhất. Tuần 2: Giáo viên hướng dẫn, giải đáp câu hỏi cho học sinh, sửa báo cáo của học sinh, lên kế hoạch báo cáo cho học sinh. 7 + Để chuẩn bị các báo cáo học sinh cần tích hợp kiến thức nhiều môn học như: ngữ văn, lịch sử, địa lý, toán học, tin học + Để chuẩn bị báo cáo học sinh cũng cần huy động nhiều kĩ năng như: tìm kiếm tài liệu trên internet, tìm kiếm thông tin thực tế thông qua quan sát, thực địa, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc chung với các thành viên trong nhóm + Giáo viên cùng học sinh tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ đa dạng sinh học: trồng cây xanh trong trường học, dọn vệ sinh trường lớp + Giáo viên hướng dẫn học sinh tập kịch, văn nghệ để tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. Tuần 3: Học sinh các nhóm báo cáo kết quả trước lớp và các thầy cô trong tổ Hoá – sinh – CN. + Học sinh tiến hành báo cáo các nội dung đã thực hiện. + Giáo viên nhận xét nội dung báo cáo, quá trình làm việc của các nhóm. + Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá theo PISA để đánh giá kết quả học sinh sau khi học sinh học xong chủ đề. Tuần 4. Hoàn thành sản phẩm dự thi Giáo án chi tiết các tiết dạy trên lớp ( đính kèm bên dưới) 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh a. Mục đích - Kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong việc phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. - Rèn kĩ năng làm bài của học sinh theo hệ thống câu hỏi PISA. b. Tiêu chí đánh giá - Đánh giá quá trình chuẩn bị bài của học sinh gồm + Kĩ năng, thái độ của học sinh trong quá trình làm việc nhóm + Kiến thức (kết quả báo cáo của các nhóm) - Đánh giá tổng hợp: Dùng hệ thống câu hỏi PISA để đánh giá học sinh c. Nội dung đánh giá (theo PISA) Bài tập 1: Cao hổ 019 Nghe mọi người đồn cao hổ là thần dược có khả năng tăng cường sức khoẻ, chữa được bách bênh nên ông Tuấn đã nhờ vả nhiều chỗ để mong mua được cao hổ cốt “xịn”. Theo em lời đồn về tác dụng của cao hổ như trên có đúng không? Bài tập 2: Nuôi culi 0129 Chị Hà trên đường về nhà gặp một người bán culi. Chị Hà nhìn thấy thích liền mua về nhà và còn may quần áo cho nó mặc. Theo em chị Hà làm như vậy có đúng không? Nếu em là chị Hà em sẽ làm như thế nào? Bài tập 3: Con mương “đen” 0129 8 Đã nhiều năm nay người dân xã Kiêu Kị, Gia Lâm, Hà Nội gọi đâylà con mương “đen” bởi màu nước ở đây hoàn toàn là màu đen. Em hãy đưa ra một vài giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm và bảo vệ các loài sinh vật thuỷ sinh sống ở con mương này. Hướng dẫn mã hóa Bài tập 1: Cao hổ Mức đầy đủ: Sai. Cao hổ không phải là thần dược, không có tác dụng chữa bách bệnh. Không đạt - Mã 0: đáp án khác - Mã 9: không trả lời Bài tập 2: Nuôi culi Mức đầy đủ Mã 2 1. Chị Hà làm như vậy không đúng vì theo quy định của luật pháp hiện nay là không được mua bán , trao đổi trái phép động vật hoang dã. 2. Nếu em phát hiện ra có hiện tượng mua bán, trao đổi trái phép động vật hoang dã như vậy em sẽ báo cho chính quyền địa phương hoặc gọi điện tới đường dây nóng 1800 1522. Mức không đầy đủ Mã 1: Trả lời được một trong 2 ý trên Không đạt Mã 0: Câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời Bài tập 3: Con mương “đen” Mức đầy đủ Mã 2: Một vài giải pháp 1. Tìm ra các nguyên nhân gây ô nhiễm con mương. 1. giải quyết các nguyên nhân gây ô nhiễm như: - Đặt biển báo cấm đổ rác, chất thải xuống con mương. - Nước thải (của các gia đình chăn nuôi, các xưởng sản xuất…) cần được xử lí trước khi thải vào con mương 2. Trồng cây xanh dọc hai bờ con mương để cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật sỗng ở đây. Mức không đầy đủ Mã 1: Chỉ trả lời được một trong các ý trên. Không đạt Mã 0: Đáp án khác (không có tác dụng khắc phục tình trạng ô nhiễm của con mương) Mã 9: Không trả lời. 8. Các sản phẩm của học sinh - Kế hoạch thực hiện dự án của các nhóm. (file word đính kèm) - Bản báo cáo kết quả của từng nhóm. ( báo cáo chi tiết trên file word và báo cáo trình bày trước lớp trên powerpoint) - Tiểu phẩm tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã - Sản phẩm của cuộc thi vẽ tranh với chủ đề bảo vệ đa dạng sinh học - Các bài hát, bài thơ về bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật - Các bảng biểu, hình ảnh tuyên truyền được dán và đặt trong khu vực trường nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. 9 - Ngoài ra học sinh còn tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ đa dạng sinh học như: vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh trong trường học và địa phương…. Nhóm 1 + Kế hoạch thực hiện dự án + Báo cáo tổng quát về đa dạng sinh học KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA NHÓM 1 Nhóm trưởng : Đỗ Tuấn Anh Thư kí: Nguyễn Thi Phương Anh Kế hoạch thực hiện Nội dung công việc Thời gian thực hiện Người thực hiện 1. Tra cứu tìm kiếm thông tin (internet, sách, báo, tivi…) Từ thứ 2 đến chủ nhật (cá nhân tự xắp xếp) Tất cả các thành viên trong nhóm độc lập tiến hành 2. Khảo sát tìm địa điểm nghiên cứu đa dạng sinh học Chiều thứ tư Cả nhóm 3. Quan sát, chụp ảnh, thống kê, phân loại các sinh vật tại địa điểm nghiên cứu Sáng chủ nhật ½ nhóm chụp ảnh, thống kê phân loại giới thực vật, ½ nhóm chụp ảnh , phân loại các giới còn khác 4. Họp nhóm, thảo luận, thống nhất ý kiến Chiều chủ nhật Cả nhóm 5. Tổng hợp báo cáo tạm thởi Thứ 2 Thư kí 6. Chỉnh sửa thành báo cáo hoàn chỉnh Chiều thứ 4 (tuần thứ 2) Cả nhóm 7.Tham gia các hoạt động ngoại khoá cùng cả lớp. GV cùng HS thống nhất lịch Cả nhóm 8. Trình bày báo cáo Chiều thứ 2(tuần thứ 3) Nhóm trưởng Hình thức báo cáo: Báo cáo trên powerpoint BÁO CÁO CỦA NHÓM 1 1. Định nghĩa đa dạng sinh học - Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần, ; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái . - Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học. Định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học. - Đa dạng sinh học thể hiện:+ Đa dạng loài 10 [...]... chúng tích cực tham gia bảo vệ rừng 9 ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học chưa cao 18 Nhóm 3 - Kế hoạch thực hiện dự án của nhóm 3 - Báo cáo đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học - Tiểu phẩm nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức mọi người trong việc bảo vệ động vật hoang dã - Các sản phẩm của cuộc thi vẽ tranh với chủ đề bảo vệ đa dạng sinh học - Các bài hát, bài thơ về bảo vệ môi... đề bảo vệ đa dạng sinh học - Các bài hát, bài thơ về bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật - Các bảng biểu, hình ảnh tuyên truyền được dán và đặt trong khu vực trường nhằm bảo vệ đa dạng sinh học Ngoài ra học sinh còn tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ đa dạng sinh học như: vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh trong trường học và địa phương… KẾ HOẠCH CỦA NHÓM 3 Nhóm trưởng: Nguyễn Anh Đức Thư kí:... và thi n nhiên là người bạn thân của chúng ta - Hãy yêu thi n nhiên, yêu quí các loài động thực vật, hãy xem chúng như một người bạn, một người bạn cần được bảo vệ trước những tác động xấu trên thế giới này Bảo vệ thi n nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của loài người chúng ta! Sản phẩm của cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Bảo vệ đa dạng sinh học 21 Sản phẩm của hoạt động “xanh hóa trường học , vệ. .. thực vật hoang dã và phối hợp với các cơ quan chức năng 8 Triển khai nhanh chóng, sâu rộng các chương trình hành động bảo vệ đa dạng sinh học 9 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ đa dạng sinh học - Tăng cường giaó dục cộng đồng về công tác bảo tồn, truyên truyền sâu rộng hơn nữa các văn bản pháp luật và quy định của nhà nước về quản lý tài nguyên rừng, bảo vệ động vật rừng - Nâng... 2000 loài - Hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cũng khá đa dạng: khoảng 734 loài cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ được gieo trồng trên lãnh thổ Việt Nam Cũng là 1 khu vực rất đa dạng về các loại vật nuôi - Việt Nam được công nhận là 1 trong 16 nước trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao c Sự đa dạng sinh học đang bị suy giảm - Đặc biệt là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh - Suy giảm... tác giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; Việt nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và nỗ lực phát triển Đầu tư cho các hoạt động bảo tồn sinh cảnh, giám sát và bảo vệ các loài sinh vật, đặc biệt là những loài có tên trong sách đỏ Quản lý hiệu quả các khu vực bảo vệ, khu bảo tồn, các vườn quốc gia 7 Các cơ quan chức năng phải tăng cường... loài động vật ở đây có độ đa dạng thấp, số lượng còn ít - Để nâng cao sự đa dạng sinh học ở khu vực này ta nên trồng thêm cây xanh (vì vẫn có những chỗ đất trống) để vừa làm phong phú thêm các loài thực vật, vừa tạo nơi ở cho các loài động vật Nhóm 2 + Kế hoạch thực hiện dự án của nhóm 2 + Báo cáo phân tích các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA NHÓM 2 Nhóm trưởng:... Báo cáo trên powerpoint kết hợp đóng tiểu phẩm tuyên truyền Báo cáo “Rừng vàng, biển bạc vô vàn Bao loài muông thú, đại ngàn kêu la Loài giống quý hiếm, ra “ma” Hãy nhanh cứu chúng, kẻo ta chẳng còn”! CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC 1 Bảo vệ môi trường - Sử dụng túi thân thi n với môi trường thay cho túi nilon - Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thay cho thuốc trừ sâu hoá học 19 - Không vứt rác thải... 2 Bảo vệ nơi cư trú của các loài sinh vật - Bảo vệ các hệ sinh thái - Trồng và bảo vệ rừng 3 Giảm sự gia tăng dân số - Kế hoạch hoá gia đình - Tuyên truyền , giáo dục về sức khỏe sinh sản 4 Không săn bắn, khai thác trái phép các loài động, thực vật 5 Ứng dụng công nghệ tế bào để lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm 6 Xác định bảo vệ động vật hoang dã là hành động không biên giới cần tăng cường hợp. .. powerpoint Báo cáo: PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC Kể từ năm 1600 đến nay khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng Tốc độ tuyệt chủng của các loài trở nên ngày càng cao Những loài còn sống sót thì cũng có nguy cơ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng Vậy có những nguyên nhân nào đã gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học? 1 Chiến tranh Chiến tranh

Ngày đăng: 28/08/2015, 19:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan