TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG

15 2.4K 0
TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG. TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG. TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG. TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG. TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG. TỔNG HỢP ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 HUYỆN GIỒNG RIỀNG

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 2009 – 2010 = = = 0o0 = = = MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 , THỜI GIAN 150 PHÚT I-CÂU HỎI: (8 ĐIỂM) Câu 1: Vận dụng kiến thức về các phép tu từ đã học, hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ trong đoạn thơ sau: “Tiếng chim vách núi nhỏ dần Rì rầm tiếng suối, khi gần khi xa Ngoài thềm rơi cái lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa) (2 điểm) Câu 2: Cho biết ý nghĩa của các từ “tròn” trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. (2 điểm) Câu 3: Em hiểu gì về hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (4 điểm) II-LÀM VĂN (12 ĐIỂM) Qua các đoạn trích trong sách ngữ văn 9 tập 1 và những hiểu biết của em về truyện Kiều, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du. HẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM NGỮ VĂN 9 I-CÂU HỎI: 8 ĐIỂM Câu 1: Yêu cầu HS trả lời bằng cách viết một đoạn văn với các nội dung sau: -Giới thiệu khái quát xuất xứ đoạn thơ: trích trong bài “Đêm Côn Sơn” của Trần Đăng Khoa (0,25đ) -Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ trong đoạn văn: + Phép nhân hoá và đảo ngữ ở câu thơ thứ hai làm cho cảnh vật sinh động, có hồn, tiếng suối như tiếng người trò chuyện trong đêm vắng. (0,5đ) + Phép đảo ngữ ở câu thơ thứ ba tập trung sự chú ý vào hình ảnh chiếc lá đa rơi và âm thanh của nó tạo ra trong đêm yên tĩnh.(0,25đ) + Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nghệ thuật so sánh gợi sự liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá đa rơi và âm thanh rất nhỏ, rất khẽ, rất nhẹ nhàng. Qua đó người đọc cảm nhận được sự quan sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ. (0,5đ) -Trần Đăng Khoa lấy cái động để tả cái tĩnh: âm thanh của tiếng chim, tiếng suối, tiếng lá rơi càng nhỏ, càng nhẹ thì đêm càng tĩnh lặng. Không gian phải thật yến ắng mới có thể cảm nhận được những âm thanh ấy. (0,5đ) (Nếu HS không viết thành đoạn văn mà chỉ gạch đầu hàng các ý trên thì cho 1 đ) Câu 2: Ý nghĩa của các từ “tròn” trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy Yêu cầu HS trả lời như sau: - Từ “tròn” xuất hiện ở 2 câu thơ trong bài: “đột ngột vầng trăng tròn” và “trăng cứ tròn vành vạnh”. Ở câu thơ “đột ngột vầng trăng tròn”, từ “tròn” được hiểu theo nghĩa gốc. Đó là hình ảnh vầng trăng những ngày giữa tháng khi nhân vật trữ tình bật tung của số chỉ để lấy ảnh sáng của tự nhiên, bổng thấy vầng trăng trên bầu trời. (1đ) - Từ “tròn” trong câu thơ “trăng cứ tròn vành vạnh” được hiểu theo nghĩa chuyển chỉ nghĩa tình trọn vẹn thủy chung trước sau nhu một của trăng đối với người. Nghĩa tình ấy và sự yên lặng gần như tuyệt đối của trăng khiến cho người “giật mình” thức tỉnh lương tâm.(1đ) Câu 3: Suy nghĩ về hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt - Bếp lửa là một hình ảnh sáng tạo vừa có nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện chủ đề tác phẩm.(0,5đ) - Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ đời bà. Bà nhóm lên bếp lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho con cháu và mọi người. Bếp lửa còn là hình ảnh của gia đình, quê hương, đất nước đối với đứa cháu xa quê.(2đ) - Ngọn lửa cháy lên từ bếp lửa của bà mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là ngọn lửa được nhen lên trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống của lòng yêu thương, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.(1,5đ) (Yêu cầu HS viết thành đoạn văn mới cho 4 đ, nếu chỉ gạch đầu dòng với các ý trên thì chỉ cho 2 điểm) II-LÀM VĂN: 12 ĐIỂM Yêu cầu chung: HS biết vận dụng những kiến thức đã học ở các đoạn trích và sự hiểu biết về truyện Kiều của mình để trình bày, phân tích nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du. Bài viết phải đưa những nhận xét, có lí lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để làm sáng tỏ cho những nhận xét đó. Dưới đây là các ý cần đạt được trong bài viết DÀN BÀI *Mở bài: - Giới thiệu Nguyễn Du, truyện Kiều. - Nêu thành công về nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du trong truyện Kiều *Thân bài: - Khi miêu tả khắc họa tính cách nhân vật, Nguyễn Du bao giời cũng đặt nhân vật vào những hoàn cảnh cụ thể điển hình. Hoàn cảnh ấy được sử dụng làm nền để miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật: (Dẫn chứng: Thúy Kiều đặt trong hoàn cảnh “hiếu trọng tình thâm” để lựa chọn, quyết định; Mã Giám Sinh xuất hiện trong hoàn cảnh cuộc mua bán, Từ Hải xuất hiện khi Kiều vào lầu xanh lần thứ hai…) - Miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật, Nguyễn Du thường theo một trình tự nhất định: Giới thiệu, miêu tả ngoại hình, miêu tả cử chỉ, hành động… (Dẫn chứng: Khi miêu tả chị em Thúy Kiều, Mã Giám Sinh, Kim Trọng, Từ Hải…) - Miêu tả ngoại hình, Nguyễn Du sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, qua ngoại hình thể hiện tâm hồn tính cách bên trong của nhân vật và cả số phận của nhân vật. (Dẫn chứng: Miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều, Mã Giám Sinh, Sở Khanh…) - Miêu tả các nhân vật chính diện khác với miêu tả các nhân vật phản diện: + Các nhân vật chính diện được khắc họa bằng bút pháp ước lệ, hàng loạt điển cố, từ ngữ trang trọng… (dẫn chứng) + Các nhân vật phản diện được miêu tả bằng bút pháp tả thực sinh động, từ ngữ châm biếm, mỉa mai (dẫn chứng) - Miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động, hay qua dộc thoại, tả cảnh ngụ tình… (dẫn chứng) - Ngôn ngữ cũng được Nguyễn Du sử dụng tối đa để làm bật lên tính cách nhân vật: (dẫn chứng: lời của Mã Giám Sinh, lời của Hoạn Thư, lời của Tú Bà…) *Kết bài: - Nguyễn Du thành công trong nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật - Nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật góp phần làm cho Truyện Kiều sống mãi. BIỂU ĐIỂM - Bài từ 10 đến 12 điểm: Đủ ý, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng hợp lí, chính xác, ít mắc lỗi diễn đạt. Sai không quá 4 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. - Bài từ 7 đến 9 điểm: Đủ ý, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng ít,có chỗ chưa hợp lí, ít mắc lỗi diễn đạt. Sai không quá 6 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. - Bài từ 4 đến 6 điểm: Có thể thiếu 1 hoặc 2 ý, văn thiếu cảm xúc, dẫn chứng thiếu, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt. Sai không quá 10 lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. - Bài từ 1 đến 3 điểm: thiếu nhiều ý, diễn đạt không tốt, văn không có cảm xúc. Sai nhiều về chính tả, dùng từ, viết câu. (Trên đây là những gợi ý về nội dung bài viết, giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để việc đánh giá được chính xác) PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011 = = = 0o0 = = = Môn: NGỮ VĂN - lớp 9 , thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I- CÂU HỎI: (6 điểm) 1/ Vì sao trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, xuyên suốt bài thơ là hình ảnh vầng trăng nhưng tác giả lại đặt nhan đề là “Ánh trăng” ? (2 điểm) 2/ Nêu những hiểu biết về nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học trong truyện Kiều. (4 điểm) II- LÀM VĂN: (14 điểm) Cuộc đời luôn tồn tại hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, mạnh ai nấy sống, mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình” (Trích “Đời thừa”, Nam Cao) Em có suy nghĩ gì về câu nói trên. Bằng hiểu biết trong đời sống và qua các tác phẩm đã học hãy làm sáng tỏ quan niệm của Nam Cao. HẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM NGỮ VĂN 9 I- CÂU HỎI: 1/ Yêu cầu học sinh trả lời được các ý sau: - Vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là hình ảnh tượng trưng cho thiên nhiên đẹp đẽ vĩnh hằng, cho quá khứ, cho tình nghĩa thủy chung trọn vẹn. (1 đ) - Ánh trăng là ánh sáng của vầng trăng, ánh sáng của đạo lí, của nghĩa tình, của quá khứ, tỏa sáng khắp nơi, soi rọi tâm hồn con người, thức tỉnh con người biết hướng thiện. (1 đ) 2/ Trên cơ sở những bài đã học trong truyện Kiều học sinh biết vận dụng và trả lời các ý sau bằng một bài viết ngắn: - Thành công về nghệ thuật tự sự thể hiện ở ngôn ngữ kể chuyện có cả ba hình thức: + Trực tiếp (lời nhân vật): dẫn chứng trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” + Gián tiếp (lời tác giả): Dẫn chứng trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” và “Cảnh ngày xuân” + Nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu của nhân vật): Dẫn chứng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Nghệ thuật tả người: + Tả người qua dáng vẻ bên ngoài nhưng lại thể hiện được tính cách tâm hồn bên trong. Dẫn chứng qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”. + Tả người qua đời sống nội tâm bên trong. Dẫn chứng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đa dạng: + Cảnh chân thực sinh động: Dẫn chứng trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” + Cảnh ngụ tình: Dẫn chứng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” hoặc 6 câu cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. - Sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại, tự sự có yếu tố nghị luận. Dẫn chứng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, “Thúy Kiều báo ân, báo oán” (Bốn gạch đầu hàng: 4 ý, mỗi ý trình bày đủ cho 1 đ) II- LÀM VĂN: 1/ Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng những kiến thức về văn nghị luận đã học ở lớp 7, 8 để làm bài – Giải thích cho câu nói của Nam Cao và biết lấy dẫn chứng trong thực tế, trong các văn bản đã học để chứng minh, làm sáng tỏ cho câu nói của nhà văn. 2/ Dàn bài: * Mở bài: - Dẫn dắt - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. * Thân bài: - Giải thích, chứng minh vấn đề: + Giải thích các từ, các cụm từ: kẻ mạnh, kẻ giẫm lên vai người khác, kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình. + Giải thích toàn bộ câu nói: đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng, đức hy sinh, tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống. + Vận dụng một số dẫn chứng trong thực tế trong các tác phẩm; đoạn trích đã học: “Tức nước vỡ bờ”, “Hoàng Lê nhất thống Chí” – hồi 14, “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên” … để làm sáng tỏ vấn đề. - Bàn luận mở rộng vấn đề: + Phê phán những biểu hiện trái với vấn đề: • Sống coi trọng vật chất, dùng vật chất áp đảo, lấn lướt chân lí theo kiểu mạnh vì gạo, bạo vì tiền. • Sống giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ vì vụ lợi, tham vọng, sẵn sàng chà đạp đồng loại vì lợi ích cá nhân. • Sống chỉ biết bản thân, không quan tâm đến người khác. • Sống dựa dẫm, thiếu bản lĩnh ý chí. + Rút ra bài học: Rèn luyện để có nhân cách tốt, tấm lòng nhân ái, biết yêu thương chia sẻ, giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh chân chính. * Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề - Có thể đề xuất nhận thức mới hoặc nêu yêu cầu hành động. CHO ĐIỂM - Từ 12 đến 14 điểm: Bài làm đủ ý, văn viết có cảm xúc, lưu loát, bố cục rõ ràng, sai không quá 4 lỗi chính tả, câu, diễn đạt. - Từ 9 đến 11 điểm: Bài làm đủ ý, văn viết lưu loát, có thể ít cảm xúc, bố cục rõ ràng, sai không quá 8 lỗi chính tả, câu, diễn đạt. - Từ 6 đến 8 điểm: Bài có thể thiếu một số ý, văn viết lưu loát, sai không quá 10 lỗi chính tả, câu, diễn đạt. - Từ 3 đến 5 điểm: Bài thiếu nhiều ý, văn viết còn lủng củng, sai trên 10 lỗi chính tả, câu, diễn đạt. - Từ 1 đến 2 điểm: Bài chưa xác định rõ nội dung vấn đề nghị luận, ý nghèo nàn, văn lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, câu, diễn đạt. Trên đây là gợi ý cho điểm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá chính xác. UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VỊNG HUYỆN PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012 Khóa ngày 06/11/2011 ĐỀ THI MƠN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (khơng kể thời gian phát đề) A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1: (2 điểm) Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người đồng chí qua 2 câu thơ: - Đầu súng trăng treo (Đồng chí - Chính Hữu) - Vầng trăng thành tri kỷ (Ánh trăng - Nguyễn Duy) Câu 2: (1,5 điểm) Về chữ “hát” trong bài thơ Đồn thuyền đánh cá của Huy Cận. Câu 3 : ( 2.5 điểm) Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: " Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" (" Q hương" - Tế Hanh) B. TẬP LÀM VĂN: ( 14 điểm) Dựa vào đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, hãy viết một bài văn kể về việc chò em Thúy Kiều đi chơi trong tiết Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả cảnh ngày xuân. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN NGỮ VĂN LỚP 9 (THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012) A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1(2 đ): Bài viết có thể trình bày các ý khác nhau nhưng nội dung cần đề cập là: - Hai bài thơ đều có hình ảnh ánh trăng, hai câu thơ đều nói về trăng. - Trăng trong hai câu thơ gần gũi, thân mật, gắn bó với người chiến sĩ. - Hai bài thơ sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, sự gắn bó trăng với người đều trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn nhưng với người chiến sĩ trăng trước sau vẫn là bạn để gửi gắm tâm trạng và ước vọng. Trình bày được các ý trên, văn viết trôi chảy, chữ viết rõ ràng cho 2 điểm. Giám khảo căn cứ điểm tối đa để cho các thang điểm khác. Câu 2 (1,5đ): + Bài viết trình bày theo các ý: - Bài thơ đoàn thuyền đánh cá diễn tả niềm vui, sự phấn chấn của người lao động về thiên nhiên đất nước. - Cảm hứng xuyên suốt bài thơ là cảm hứng lãng mạn. - 4 lần nhà thơ lặp “hát”(Câu hát căng buồm cuống gió khơi, Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng,Ta hát bài ca gọi cá vào, Câu hát căng buồm với gió khơi) - Lặp 4 lần rất thành công đã tạo giọng điệu riêng và âm hưởng đặc biệt. Bài thơ là một tráng ca về lao động và thiên nhiên đất nước - “Hát” trong các câu thơ sử dụng linh hoạt. Trình bày được các ý trên, văn viết trôi chảy, chữ viết rõ ràng cho 1,5 điểm. Giám khảo căn cứ điểm tối đa để cho các thang điểm khác. Câu 3 (2,5 đ): - Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là biện pháp "nhân hoá" ( 0,5đ) - Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền là các từ: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe." ( 0,5đ) - Giá trị của biện pháp nhân hoá ở đây: ( 1,5đ) + Biến con thuyền vô tri, vô giác trở nên sống động, có hồn như con người. (0,25đ) + Các từ: "im, mỏi, trở về, nằm" cho ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi, thư giãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về. (0,25đ) + Từ "nghe" gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào "da thịt "của mình; và cũng giống như con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy nhiêu.(0,5đ) + Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài miền biển ở khía cạnh vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển. (0,5đ) B. TẬP LÀM VĂN: ( 14 điểm) A- Yêu cầu chung: Bài làm của học sinh đảm bảo là một bài văn hồn chỉnh, bố cục hợp lý, tình tiết rõ ràng; văn viết gãy gọn, rõ ý; biết kết hợp các yếu tố miêu tả trong văn tự sự; Ýt sai ng÷ ph¸p chÝnh t¶. B- u cầu cụ thể: Bài làm kể được các ý sau đây: * Giới thiệu sơ lược về gia cảnh Vương viên ngoại: (3đ) + Có ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. + Nhân tiết Thanh minh, ba chị em rủ nhau đi chơi xn. * Quang cảnh ngày xn:(5đ) - Tiết Thanh minh vào đầu tháng ba(Âm lịch), khí trời mùa xn mát mẻ, trong lành. Hoa cỏ tốt tươi, chim én chao liệng trên khơng trung… - Khung cảnh rộn ràng tấp nập, ngựa xe như nước, áo quần như nêm, tài tử, giai nhân dập dìu chen vai sát cánh… - Nhà nhà lo tảo mộ, cúng bái…Sự giao hòa giữa người sống và người chết diễn ra trong khơng khí thiêng liêng. * Cuộc du xn của chị em Thúy Kiều:(6đ) - Ba chị em vui vẻ hòa vào dòng người trẩy hội… - Lần đầu tiên được đi chơi xa, tâm trạng ai cũng náo nức hân hoan… - Chiều tà, người đã vãn, cảnh vật gợi buồn; Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang… Chị em Thúy Kiều thơ thẩn dan tay ra về. - Tâm trạng Thúy Kiều vui, buồn, bâng khng khó tả. - Vương Quan giục hai chị em rảo bước bởi đường về còn xa. C. Tiêu chuẩn cho điểm: + Điểm 11 → 14: Đáp ứng u cầu trên, mắc ít lỗi diễn đạt. + Điểm 7 → 10: Đạt được các u cầu trên, còn vài sai sót nhỏ nhưng khơng ảnh hưởng tới câu chuyện, mắc vài lỗi diễn đạt. + Điểm 4 → 6: Cơ bản đáp ứng u cầu, tình tiết của câu chuyện còn rời rạc. Còn mắc một số lỗi diễn đạt. + Điểm 2 → 3: Chưa nắm được nội dung đoạn trích nên kể lan man, Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. + Điểm 1 : Bài làm lạc đề khơng đúng thể loại. Lưu ý : Học sinh có thể có cách trình bày, diễn đạt khác nhưng phải tốt lên được các nội dung đã nêu. Cần trân trọng, khuyến khích những bài viết sáng tạo. UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Năm học 2012 – 2013 Khóa ngày: 04/11/2012 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (5.0 điểm) Phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Tiếng chim vách núi nhỏ dần, Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa) Câu 2: (3.0 điểm) Cảm nhận của em về câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. (Nguyễn Du, Truyện Kiều - SGK Ngữ văn 9, tập 1) Câu 3: (12.0 điểm) Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều - nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến? ______________________Hết____________________ [...]... bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN Năm học 2013 – 2014 Khóa ngày: 17/11/2013 Đề chính thức ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn thơ:... dụng kiến thức văn học để phân tích, bình giá, tổng hợp, khái quát vấn đề Cụ thể: phân tích, nhận xét, đánh giá 2 nhân vật: Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương), Thúy Kiều (Truyện Kiều) để tổng hợp khái quát vấn đề: thân phận và vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong Kiến Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ; biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; văn viết trong... xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ vấn đề, song không nêu nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật Bài viết có kết cấu tương đối chặt chẽ, rõ ý, dễ theo dõi; mắc không quá năm lỗi diễn đạt Điểm 1-4: Bài viết giới thi u một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn... thức: Đây là bài nghị luận văn học, bài viết phải đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài Văn viết đúng chính tả và ngữ pháp thông thường - Về nội dung: + Giải thích được ý thơ của Chế Lan Viên: Văn trước hết được hiểu theo nghĩa hẹp là văn chương, bao gồm cái hay của cả nghệ thuật lẫn nội dung - Truyện Kiều là kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc Văn được hiểu rộng ra là văn hoá – Truyện Kiều là... hoá thành văn (Trích Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? Chế Lan Viên người làm vườn vĩnh cửu - NXB Hội Nhà Văn 199 5) Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý câu thơ trên Hết Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9, 2013 – 2014 Câu 1: (3 điểm) Yêu cầu: - Xác định được biện pháp tu từ so sánh: Đối tượng so sánh : con gặp... điểm: - Điểm 12: Bài làm đạt được những yêu cầu trên và có tính sáng tạo - - - Điểm 9- 11: Bài viết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ vấn đề; nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt Điểm 5-8: Bài viết... ít mắc lỗi + 5 – 6 điểm : Nhận thức được yêu cầu cơ bản của đề Nêu được các giá trị của Truyện Kiều nhưng phân tích chưa sâu sắc, có thể mắc một số lỗi + 3 - 4 điểm: Hiểu vấn đề nhưng chứng minh quá sơ sài, hành văn không mạch lạc, mắc nhiều lỗi + 1 - 2 điểm : Nhận thức còn lệch lạc, sa vào kể chuyện lan man, sai nhiều lỗi + 0 điểm : Lạc đề hoặc bỏ không làm Trên đây chỉ là những định hướng, trong... về” của Vũ Nương ở phần cuối tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã hoá giải được bi kịch trong truyện Em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của mình về ý kiến đó Câu 3: ( 4 điểm) Giá trị của hình ảnh chiếc bóng trong ''Chuyện người con gái Nam Xương'' của Nguyễn Dữ ? Câu 4 : (10 điểm) Nhà thơ Chế Lan viên có viết: “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn (Trích Tổ quốc bao giờ đẹp thế này... vật, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ + Mở rộng: Học sinh có thể so sánh với Kim Vân Kiều Truyện để thấy được sự sáng tạo, tài năng của Nguyễn Du Đưa ra những đánh giá về Truyện Kiều để thấy được vị trí số một của tác phẩm - Biểu điểm : + 9 – 10 điểm : Thực hiện được các yêu cầu trên + 7 – 8 điểm : Hiểu đúng đề, giải thích và chứng minh được nhưng phần mở rộng có thể còn hạn chế, văn phong mạch lạc, ít mắc... còn khẳng định được sự gặp lại này là hợp với quy luật tự nhiên, xã hội; là cần thi t, đúng lúc, đúng thời cơ * Học sinh phải biết phân tích các hình ảnh so sánh để thấy được hiệu quả thẩm mỹ được tạo ra bởi biện pháp tu từ này Tùy theo mức độ phân tích mà định điểm sao cho phù hợp Câu 2:(3 điểm) Có ý kiến cho rằng: Sự "trở về" của Vũ Nương ở phần cuối tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã hoá . UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 20 09 – 2010 = = = 0o0 = = = MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 , THỜI GIAN 150 PHÚT I-CÂU. & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN GIỒNG RIỀNG VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011 = = = 0o0 = = = Môn: NGỮ VĂN - lớp 9 , thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) I- CÂU HỎI:. đánh giá chính xác. UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VỊNG HUYỆN PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012 Khóa ngày 06/11/2011 ĐỀ THI MƠN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 150

Ngày đăng: 28/08/2015, 17:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan