1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến kinh nghiệm, để làm tốt phần đọchiểu trong đề thi môn Ngữ văn theo cấu trúc đề mới

31 429 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 214,5 KB
File đính kèm làm phần Đọc hiểu môn ngữ văn.rar (44 KB)

Nội dung

Đây là tài liệu mới, có tình thực tiễn cao, giành cho giáo viên và học sinh THPT, đặc biệt là các em chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia. Tài liệu vận dụng những lý thuyết mới nhất về đề PISA để gợi ý làm phần đọc hiểu môn ngữ văn trong đề thi, đề kiểm tra định kì theo hướng phát triển năng lực cho học sinh mà Bộ GD đang hướng đến trong việc đổi mới giáo dục.

Trang 1

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 2

Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀI.1 Lí do chọn đề tài

I.1.1 Cơ sở lí luận

Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi Công văn số KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm

1656/BGDĐT-2014, trong đó có nội dung "Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn"

Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa

XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướnghiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năngcủa người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Đổi mớicăn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo,bảo đảm trung thực, khách quan” Tại công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07tháng 8 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-

2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tớiphát triển năng lực của học sinh; Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cầntiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi

mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình

về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội”

Như vậy, theo tinh thần đổi mới kiểm tra-đánh giá của Bộ GD-ĐT, đề kiểm tramôn Ngữ văn trong nhà trường THPT đã có sự thay đổi về cấu trúc, yêu cầu, nội dung,cách đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh Cụ thể là tập trung đánhgiá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản Đề thigồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn) Có thể thấy, phần Đọc-hiểu trong đề kiểmtra chiếm một phần quan trọng, khoảng 1/3 số điểm trong toàn bài Cho nên, việc trang

bị cho học sinh cách học, kĩ năng và kiến thức để làm phần Đọc-hiểu là rất quan trọng

I.1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong những năm trước đây, trong các đề thi định kì, đề thi tốt nghiệp, Đại học,thường có câu hỏi 2 điểm dành cho phần tái hiện kiến thức Hiện nay, việc đổi mớikiểm tra-đánh giá theo hướng đổi mới yêu cầu học sinh không chỉ học thuộc, nắmvững kiến thức về tác phẩm văn học, mà còn yêu cầu học sinh tích hợp kiến thức tiếngViệt-làm văn-đọc hiểu văn bản, tích hợp dọc với những kiến thức đã học ở cấp 2, cấp

1, những kiến thức từ thực tế Đây là một yêu cầu mới mà học sinh trong nhà trường

Trang 3

THPT còn bỡ ngỡ, chưa nắm được cách học, cách làm bài Để đáp ứng những yêu cầuviệc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, hướng tới kìthi Quốc gia năm 2015 sắp tới, bản thân đã tìm tòi, đúc kết một số kinh nghiệm giúpcác em học sinh làm tốt phần Đọc-hiểu được xây dựng dựa trên cấu trúc đề Pisa Thiếtnghĩ, đây là một đề tài có tính ứng dụng thiết thực trong thực tiễn dạy-học môn ngữvăn trong xu hướng đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra-đánh giá theo chủ trương của

Bộ Giáo Dục hiện nay

Mong rằng sáng kiến này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý vị đồngnghiệp và các em học sinh

I.2 Đối tượng và phạm vi đề tài

I.2.1 Đối tượng

Đề tài tập trung vào các kiến thức về tiếng Việt, văn bản văn học, cách làm…

phần Đọc-hiểu theo cấu trúc đề mới

I.2.2 Phạm vi đề tài

Trong phạm vi một đề tài cấp cơ sở, bản thân chỉ trình bày một số vấn đề cơbản nhất các kiến thức về tiếng Việt như: các vấn đề về câu, cách viết đoạn văn, cácbiện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ; các kĩ năng đọc-hiểu, tạo lập văn bản, cáchphân bố thời gian làm bài…; bên cạnh đó, bản thân sẽ cung cấp một số đề-đáp án đềhọc sinh ôn luyện Đề tài có khả năng nghiên cứu, mở rộng với những phạm vi rộnghơn như: giải quyết câu hỏi mở; tích hợp liên môn Nếu có điều kiện, bản thân sẽ tiếptục nghiên cứu, phát triển đề tài ở mức độ cao hơn

I.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm tìm hiểu, phân tích những nội dung

đề tài một cách chi tiết, từ đó khái quát thành những luận điểm theo một hệ thống nhấtđịnh

- Phương pháp nêu ví dụ: Để quý đồng nghiệp và các em học sinh dễ nắm bắt ý

kiến của người viết, bản thân cố gắng đưa ra những ví dụ thực tiễn, đó là những đề bàiphần Đọc-hiểu mà Tổ bộ môn đã ra kiểm tra, các đề của Sở giáo dục, các đề thamkhảo trên một số trang web

Trang 4

Phần II

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀII.1 Những vấn đề lí luận chung về việc vận dụng Pisa trong đánh giá năng lực Đọc-hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông

II.1.1 Các văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông

Pisa cho rằng: “Văn bản được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quan đến văn bản ngôn từ sử dụng các hình thức biểu tượng: viết tay, bản in và dạng điện tử Chúng cũng bao gồm cả các sản phẩm thị giác như biểu đồ, tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu, đồ thị và tranh hài hước, châm biếm kèm theo ngôn ngữ viết”

Nhưng các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT từ lớp 10 đến lớp 12hầu hết là văn bản ngôn từ Trong đó, văn bản nghệ thuật chiếm số lượng rất lớn ở cả 3khối lớp THPT

Theo GS Trần Đình Sử, “khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểutrực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản

ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn Vănđều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”

Do đó, có thể nói rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểu văn bản cho học sinh làmột trong những yêu cầu quan trọng, khoa học và đúng đắn để các em tiếp cận mônNgữ văn, đánh thức tình yêu đối với môn Văn và có khả năng vận dụng sáng tạo kiếnthức đã học trong nhà trường vào cuộc sống

II.1.2 Yêu cầu đọc - hiểu văn bản ở môn Ngữ văn THPT

Thời gian qua, do mục đích, động cơ học tập chính của học sinh là học để vượtqua các kì thi, chương trình đọc - hiểu môn Ngữ văn THPT vẫn “nặng” về trang bịkiến thức hơn là yêu cầu rèn kĩ năng, năng lực nhất là tư duy sáng tạo, tự học, tựnghiên cứu, năng lực thực hành và giải quyết vấn đề cuộc sống

Tất nhiên, “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” chỉ là định hướng

để giáo viên giảng dạy Nhưng các đề thi và đáp án môn Ngữ văn thời gian qua thườngchú trọng các yêu cầu về nội dung, nghệ thuật của văn bản nên để đáp ứng các yêu cầucủa đề thi, giáo viên cũng tập trung cung cấp kiến thức cho học sinh

Năng lực “hiểu văn bản” của học sinh thường phụ thuộc rất nhiều vào kiến thứccủa giáo viên giảng dạy Hầu hết giáo viên tập trung hướng đến cung cấp kiến thứccho các em học sinh Do đó, năng lực đọc – hiểu văn bản của các em chưa được pháthuy tối đa

Trang 5

II.1.3 Yêu cầu đọc – hiểu văn bản trong Pisa

Lĩnh vực đọc - hiểu của Pisa yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi về cácloại văn bản (bao gồm cả văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, văn bản toán học,văn bản khoa học, )

Ngoài những câu hỏi về nội dung, thông tin … trong văn bản, đề thi Pisa còn cónhững câu hỏi mở, đưa ra những tình huống trong cuộc sống để học sinh thể hiện quanđiểm cá nhân, yêu cầu các em phải suy ngẫm, đưa ra quan điểm, nhận xét, ý kiến của

cá nhân, phải phân tích sâu, thuyết phục

Pisa thực sự chú trọng tới việc phát triển năng lực, kĩ năng cho học sinh hơn làmục tiêu thưởng thức văn chương nghệ thuật Do đó, đề thi Pisa đánh giá được nănglực đọc – hiểu văn bản của học sinh

II.1.4 Vận dụng Pisa trong việc đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản của học sinh THPT ở môn Ngữ văn

Pisa đánh giá cao năng lực đọc – hiểu Vì năng lực đọc - hiểu có ý nghĩa thiếtthực và tầm quan trọng lớn với sự trưởng thành của con người Nó không chỉ là mộtyêu cầu trong suốt thời kỳ trẻ thơ ở nhà trường phổ thông mà nó còn trở thành nhân tốquan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kỹ năng và chiến lược củamỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tìnhhuống khác nhau trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả cộngđồng rộng lớn

Nhận thức rõ những ưu điểm của Pisa, hiện nay, Bộ GDĐT đang có chủ trươngvận dụng Pisa trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản củahọc sinh để góp phần cải tiến chất lượng giáo dục phổ thông, chú trọng đến khả năng

tư duy, lập luận của học sinh, giúp các em gắn kiến thức học tập trong nhà trường vàogiải quyết các vấn đề ngoài cuộc sống

Đối với môn Ngữ văn THPT, việc vận dụng Pisa trong việc đánh giá năng lựcđọc – hiểu văn bản (chủ yếu là văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng) của học sinh

là yêu cầu hợp lý, khoa học, đúng đắn để đáp ứng các yêu cầu của môn học, đồng thờigợi tình cảm tích cực của học sinh đối với môn Văn, giúp các em nhanh chóng hòanhập với giáo dục quốc tế

Để giúp các em học sinh THPT phát huy được năng lực đọc – hiểu văn bản, cácthầy giáo cô giáo đang giảng dạy môn Ngữ văn cần tìm được phương pháp giảng dạyphù hợp và hiệu quả Và rất cần phải đổi mới cách kiểm tra đánh giá để đánh giá đúngnăng lực đọc – hiểu của học sinh

Trang 6

a) Vận dụng Pisa trong việc xây dựng câu hỏi, đề thi: Đề kiểm tra đọc – hiểucủa chương trình Ngữ văn THPT hiện hành chủ yếu là đề tự luận Còn các câu hỏi, đềkiểm tra của Pisa bao gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận Do đó, vận dụng Pisatrong việc xây dựng đề thi, chúng ta có thể da dạng hóa đề bài.

b) Vận dụng Pisa trong việc đánh giá bài thi: Giúp giáo viên đổi mới cách đánhgiá bài làm của học sinh

Trước đây, chúng ta chỉ chú trọng kiến thức trong văn bản nhưng học tập Pisa,

sẽ chú trọng đánh giá cách tư duy của học sinh, kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra,cho phép học sinh được thể hiện, bày tỏ các quan điểm cá nhân, tránh đánh giá theo lốimòn, đơn chiều, phát huy được năng lực sáng tạo, cảm thụ văn bản của bản thân

II.2 Thực trạng vấn đề

Hiện nay, việc vận dụng cấu trúc đề Pisa trong việc xây dựng đề kiểm tra, đánhgiá môn ngữ văn đã từng bước được tiến hành trong nhà trường THPT Việc đổi mớimục đích, tiêu chí kiểm tra, đánh giá được học sinh, phụ huynh và giáo viên hưởngứng, bởi nó góp phần hình thành những phẩm chất của con người đáp ứng với yêu cầucủa thời đại mới Việc xây dựng, tiến hành kiểm tra, đánh giá theo cấu trúc đề mớiđược các cấp, ngành, nhà trường quan tâm chỉ đạo sâu sát, đó là những thuận lợi đốivới thầy và trò trong việc day-học và kiểm tra môn Ngữ văn

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc tiếp cận đề kiểm tra môn ngữ văntheo cấu trúc mới, trong đó có phần đọc hiểu theo cấu trúc đề Pisa vẫn còn gặp nhiềukhó khăn Chương trình SGK và cách dạy vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí đánh giáhọc sinh theo hướng phát triển năng lực Cho nên, vẫn có tình trạng nhiều học sinh còn

bỡ ngỡ, không biết cách làm bài đối với phần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra Nhiều emquên kiến thức cũ, không biết cách làm, cách phân bố thời gian, chưa xác định đượcyêu cầu của đề, dẫn đến lạc đề Có trường hợp, một câu hỏi nhỏ yêu cầu học sinh trảlời ngắn gọn, nhưng các em lại viết thành bài làm dài cả trang giấy…Bên cạnh phầnlàm văn về cơ bản vẫn là cách làm như cũ, thì phần Đọc-hiểu thực sự là một tháchthức không nhỏ đối với các em Làm thế nào để các em làm tốt phần này? Đây thực sự

là một thực trạng mà mỗi giáo viên và học sinh cần quan tâm, đưa ra những phươnghướng giải quyết cụ thể để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, các kì thi, từ đó nângcao chất lượng dạy-học môn Ngữ văn Đó cũng là điều mà SKKN hướng tới để giảiquyết

Trang 7

II.3 Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

II.3.1 Các mức độ, dạng câu hỏi thường gặp trong phần Đọc-hiểu theo cấu trúc đề mới

II.3.1.1 Các mức độ đánh giá năng lực học sinh theo cấu trúc Pisa

Để quý đồng nghiệp và các em học sinh hiểu hơn về mục đích, yêu cầu củaphần Đọc-hiểu trong đề kiểm tra môn ngữ văn, người viết xin mô tả các mức độ đánhgiá năng lực học sinh theo cấu trúc đề Pisa Theo đó, phần đọc-hiểu có khả năng phânhóa học sinh theo nhiều cấp độ, buộc các em phải tiếp thu kiến thức một cách linh hoạthơn, có liên hệ với thực tế, có kĩ năng ứng dụng vào thực tiễn, cụ thể:

Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài

liệu được học tập trước đó như các sự

kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy

trình

- (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, …

Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện,

nguyên lý, giải thích tài liệu học tập,

nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư

tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể hoặc

để giải quyết các bài tập

- (Hãy) xác định, khám phám tính toán, sửađổi, dự đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên

hệ, chứng mính, giải quyết

- (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận, tách biệt, chia nhỏ ra…

Vận dụng cao:

Khả năng đặt các thành phần với nhau để

tạo thành một tổng thể hay hình mẫu mới,

hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng

tạo

Khả năng phê phán, thẩm định giá trị của

tư liệu theo một mục đích nhất định

- (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại, cấu trúc lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại,

kể lại

- (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận thỏa thuận, phê bình, mô tả, suy xét, phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định

Trong một đề ngữ văn hiện nay, tất cả những mức độ trên đều được chú ý thiết

kế Học sinh cần chú ý phân loại câu hỏi, thông thường trong phần đọc-hiểu, ba mức

Trang 8

độ đầu được chú trọng, mức độ vận dụng cao thường được thiết kế trong phần làmvăn Các giải pháp mà sáng kiến nêu ra cũng hướng tới giải quyết các câu hỏi ở bamức độ này.

II.3.1.2 Các dạng câu hỏi thường gặp

Các câu hỏi phần Đọc-hiểu trong đề ngữ văn thường tập trung vào một số khíacạnh như:

+ Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của vănbản, tên văn bản;

+ Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại, phong cáchngôn ngữ của văn bản;

+ Nhận biết và sửa lỗi trong văn bản

+ Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng

+ Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết)

để vận dụng viết đoạn văn

+ Cách xác định ý chính, đặt tiêu đề cho văn bản…

+ Ngoài kiểu câu hỏi học sinh tự trả lời, có thể có câu hỏi trắc nghiệm, lựachọn một hoặc nhiều đáp án

II.3.2 Một số kiến thức cần nắm vững để làm tốt phần Đọc-hiểu

II.3.2.1 Cách tiếp cận văn bản văn học trong SGK và những văn bản tương đồng

Để làm tốt phần Đọc-hiểu trong đề ngữ văn, trước hết, học sinh cần thay đổiphương pháp tiếp cận văn bản văn học trong SGK và những văn bản ngoài SGK Sauđây là một số gợi ý về phương pháp tiếp cận, khái quát nội dung, tư tưởng và nghệthuật của văn bản văn học

- Khái quát nội dung, tư tưởng chủ yếu của văn bản văn học:

Trên cơ sở đọc- hiểu ý nghĩa của từ ngữ, câu, đoạn, nắm bắt ý chính đượctruyền đạt qua các phương tiện biểu đạt, học sinh phải biết khái quát Yêu cầu của kháiquát là rút ra một cách chuẩn xác và ngắn gọn đề tài, chủ đề, cũng như tư tưởng củatác giả thể hiện qua văn bản Sự khái quát đòi hỏi phải lựa chọn nội dung thông tinquan trọng phù hợp với nội dung và lời văn của văn bản Các em có thể dựa vào:

Trang 9

+ Các từ then chốt trong nhan đề (như Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Tương tư, Người trong bao, Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Tôi yêu em )

+ Câu hoặc đoạn văn tiêu biêu nhất ( Câu mở đầu của đoạn trích Một thời đại trong thi ca: Bây giờ ta hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần giải thơ mới Đoạn cuối của văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức: Sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện

từ bỏ tiếng mẹ đẻ Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình).

+ Các từ ngữ, hình ảnh lặp đi lặp lại như chìa khóa của văn bản

+ Tính cách, số phận của nhân vật chính

+ Tình huống truyện hoặc mâu thuẫn chủ yếu trong kịch bản văn học (như tình

huống truyện trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Vợ nhặt của Kim Lân; mâu thuẫn kịch trong Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ )

+ Tóm tắt văn bản là cách tiếp cận nội dung, tư tưởng văn bản một cách chínhxác vì văn bản được tiếp nhận trong tính chỉnh thể của nó Với văn bản nghị luận cần

nắm luận đề và hệ thống luận điểm chính (như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi, Lòng yêu nước của Ilia Erenbua ).

- Khái quát đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của văn bản văn học:

+ Nhận ra đặc điểm thể loại: thơ, truyện, kịch, về nghị luận, tùy bút Mỗi thểloại có những đặc trưng riêng về nghệ thuật (như văn nghị luận là nghệ thuật lập luận,

sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc , truyện là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệthuật kể chuyện, tính huống truyện , thơ là cấu tứ, hình ảnh, nhạc điệu )

+ Chú ý cá tính nghệ thuật của nhà văn Phong cách của nhà văn ít nhiều phảnánh trong từng tác phẩm của họ, vì thế đây là một gợi ý tốt để khám phá đặc điểm

nghệ thuật của văn bản (như chất thơ trong truyện của Thạch Lam với Gió lạnh đầu

Trang 10

mùa, Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ; biệt tài phân tích tâm lý nhân vật của Nam

Cao với Lão Hạc, Đời thừa, Chí Phèo, Sống mòn ).

+ Cuối cùng, nhận ra nét riêng, độc đáo của văn bản văn học (Hình ảnh thơ mộc

mạc, bình dị trong Chiều xuân của Anh Thơ, hình ảnh thơ mới lạ, xuân sắc, tình tứ trong Vội vàng của Xuân Diệu, hình ảnh thơ thơ mộng với những từ láy đôi duyên dáng trong Thơ duyên của Xuân Diệu )

- Đánh giá nội dung tư tưởng và nghệ thuật của văn bản văn học:

+ Đánh giá nội dung, tư tưởng của văn bản văn học: Đó là những giá trị củavăn học: tư tưởng nhân đạo, ý nghĩa nhân văn, tinh thần yêu nước

+ Đánh giá đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của văn bản văn học: Chú ý những

đóng góp nghệ thuật nổi bật của tác giả thông qua văn bản ( Những cách tân nghệ

thuật của Xuân Diệu trong Vội vàng, sự đổi mới về thể loại truyện (sự thâm nhập của

thơ vào trong truyện) của Thạch Lam trong Hai đứa trẻ )

-Liên hệ thực tế, rút ra bài học: Từ ý nghĩa văn bản, học sinh cần liên hệ vớithực tiễn, tích hợp với kiến thức nghị luận xã hội, chú ý những hiện tượng mang tínhthời sự, cập nhật Ví dụ: vấn đề bạo lực gia đình, giải quyết nghèo đói cho nhân dânqua truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”; vấn đề lòng yêu nước của tuổi trẻ qua truyện

“Những đứa con trong gia đình”; vấn đề sống và trải nghiệm qua bài thơ “Tiếng hátcon tàu”

Như vậy, để làm tốt phần Đọc-hiểu, yêu cầu dạy và học trong phần đọc-hiểuvăn bản trong nhà trường cũng cần được nâng cao lên một bước mới

II.3.2.2 Các biện pháp tu từ ngữ âm, từ vựng, tu từ cú pháp và tác dụng, ý nghĩa

*Các biện pháp tu từ ngữ âm, từ vựng -Điệp thanh, điệp vần: là lặp lại một yếu tố ngữ âm (thanh, vần, phụ âm đầu,

âm cuối ) nhằm nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu

Ví dụ: Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông (Nguyễn Du)

(Điệp âm đầu “l”, gợi cảm giác chuyển động, lam tỏa một cách sinh động của bônglựu như những đốm lửa)

Trang 11

- So sánh: là đối chiếu sự vật này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để

làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinhđộng

Cách nhận biết biện pháp so sánh: thông qua các từ so sánh (như, giống, tựa, yhệt, hơn, thua, bằng )

Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữ chợ, biết vào tay ai

- Nhân hóa: là cách gọi hay tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên

bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới đồ vật,loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tìnhcảm của con người Phép nhân hóa làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động,làm cho thế giới đồ vật, cây cối trở nên gần gũi với con người hơn

Ví dụ: Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

(Trần Đăng Khoa)

-Ẩn dụ: là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác

có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, gópphần tạo tính hàm súc, đa nghĩa, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho văn bản

Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Thuyền: ẩn dụ cho chàng trai; bến: ẩn dụ cho cô gái)

- Hoán dụ: gọi tên của sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác

dựa trên mối quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; Lấy vật chứa đựng

để gọi vật bị chứa đựng; lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; lấy cái cụ thể để gọi cáitrừu tượng

Ví dụ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người.

Trang 12

(Tương tư-Nguyễn Bính)(Thôn Đoài: chỉ chàng trai; thôn Đông: cô gái).

- Nói quá: là cách diễn đạt phóng đại tính chất, mức độ của sự vật được miêu

tả, nhằm tô đạm tính chất của sự vật, đòng thời gây ấn tượng mạnh về sự vật đó

Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông

- Điệp từ, điệp ngữ: là lặp lại một từ, một ngữ trong câu văn, vừa để nhấn

mạnh ý, vừa tạo âm điệu, nhạc điệu cho câu thơ/văn

Ví dụ: Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

- Tương phản, đối lập: là cách diễn đạt đặt những sự vật, tính chất, đặc điểm

tương phan nhau bên cạnh nhau nhằm tô đậm ý muốn diễn đạt, làm câu văn sinh động,

- Nói giảm, nói tránh: là cách nói tránh diễn tả trực tiếp vào sự vật, sự việc

nhằm là giảm nỗi đau thương hoặc đảm bảo sự tế nhị, lịch thiệp trong giao tiếp

Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)

(Nói giảm: đi=chết)

Trên đây là một số biện pháp tu từ từ vựng thường gặp Tùy theo ngữ liệu, tìnhhuống mà nó còn có một số tác dụng, ý nghĩa khác Khi gặp câu hỏi dạng đề này, họcsinh nên trả lời trực tiếp, ngắn gọn, trọng tâm (3-4 dòng)

*Các biện pháp tu từ cú pháp:

Trang 13

Học sinh cần nắm lại các biện pháp tu từ cú pháp học ở lớp 12: biện pháp liệt

kê, chêm xen, điệp cú pháp và tác dụng, ý nghĩa của chúng

Ví dụ: Đoạn văn sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biệnpháp nghệ thuật đó trong đoạn văn?

“Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…”

(Trích Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng) Gợi ý: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê: “…gà luộc,

giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò…”

Tác dụng: Biện pháp liệt kê giúp cho nhà văn miêu tả sinh động mâm cỗ Tết vốntràn trề, ngồn ngộn những của ngon vật lạ…

II.3.2.3 Một số kiến thức về câu

Học sinh cần ôn lại những kiến thức đã, đang học về cấu trúc câu, các thànhphấn chính, thành phần biệt lập trong câu Sau đây là một số kiến thức cần lưu ý:

- Thành phần chính:

+ Chủ ngữ:

Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng cso hành động đặmc điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ

Đặc điểm và khả năng hoạt động: chủ ngữ thường làm thành phần chính đứng ở

vị trí trước vị ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh từ, cókhi là một động từ hoặc một tính từ

+ Vị ngữ: là thành phần chính cảu câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào

- Thành phần phụ:

+ Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian ,nơi chốn, nguyênnhân, mục đích, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu

Trang 14

+ Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sựviệc của câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm:

Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc

được nói đến trong câu

Phần phụ cảm thán: được dùgn để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn,

mừng, giận )

Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính

của câu Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đáu gạch ngang, hai dấu phẩy,hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy Nhiều khi thànhphần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm

Thành phần gọi đáp: được dùng để tọa lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.

+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nóiđến trong câu

Ví dụ: Câu thơ thứ hai trong khổ thơ sau là thành phần nào của câu? Tác dụng của thành phần câu này

Dã Tràng móm mém

(Rụng hai chiếc răng)

Khen xôi nấu dẻo

Có công Cua Càng.

( “ Cua Càng thổi lửa”- Nguyễn Ngọc Phú)

Gợi ý: Câu thơ thứ hai trong khổ thơ là thành phần phụ chú của câu Thành phần

phụ chú này có tác dụng giải thích rõ đặc tính “móm mém” của Dã Tràng

II.3.2.4 Nhận biết, phân tích và sửa lỗi trong văn bản

Để nhận biết, phân tích và sửa lỗi về từ, câu, đoạn trong văn bản, học sinh cầnnắm lại một số lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt:

*Lỗi về cách dùng từ:

- Dùng từ không đúng âm thanh và hình thức cấu tạo:

Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật chất, là cái biểu đạt của từ Nếu cáibiểu đạt mà bị dùng sai thì hệ quả kéo theo là cái được biểu đạt sẽ không đúng hoặc vônghĩa Ví dụ: (1)Đội trẻ MU: Tương lai sáng lạng

(Tít bài trên http://www.vietbao.vn)(2) Ross Brawn tin vào tương lai sáng lạn của Mercedes GP

Trang 15

(Tít bài trên http://www.baomoi.com )

Cả hai tít báo trên đều dùng từ sai Ở vào vị trí của từ “sáng lạng” (ví dụ 1) hay

“sáng lạn” (ví dụ 2) chính xác phải là từ xán lạn Vì chỉ có từ xán lạn mới có nghĩa cònhai từ trên đều vô nghĩa, đều không tồn tại trong từ vựng tiếng Việt

Ngoài trường hợp dùng từ sai về âm như trên, còn có trường hợp dùng từ sai dotrong tiếng Việt có một từ gần âm nhưng khác nghĩa Vì không nắm chắc điều này mà

có thể sẽ dẫn đến bị nhầm lẫn Ví dụ: các từ (nghe) phong thanh và (nghe) phongphanh cũng rất hay bị dùng nhầm dẫn đến sai Cần chú ý:

Phong thanh: (tin tức) thoáng nghe được, chưa thật rõ ràng, chưa chắc chắn ;Phong phanh: (quần áo mặc) ít và mỏng, không đủ ấm;

Thêm một trường hợp mắc lỗi sai dùng từ không đúng âm thanh và hình thứccấu tạo nữa là các từ bị viết sai chính tả Ví dụ: Cần cọ sát thực tiễn khi đào tạo nghềluật sư (Phải là cọ xát chứ không phải cọ sát)

Việc viết sai chính tả còn dẫn đến việc trong câu xuất hiện các từ không cótrong tiếng Việt Ví dụ: chỉ có bất trắc (sự việc không hay, không liệu trước được)chứkhông có bất chắc, chỉ có bạt mạng (liều lĩnh, bất chấp tất cả) chứ không có bạc mạng,chỉ có vô hình trung (tuy không chủ ý chủ tâm nhưng tự nhiên lại là như thế) chứkhông có vô hình chung, …

- Dùng từ không đúng về ý nghĩa:

Nghĩa từ vựng của từ thường được kể đến là nghĩa biểu vật (biểu thị sự vật, hiệntượng, đặc điểm… ngoài ngôn từ), nghĩa biểu niệm (là cấu trúc các nét nghĩa được bắtnguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế ) và nghĩa biểu thái (biểu thị thái

độ, cảm xúc và sự đánh giá các mức độ khác nhau của sự vật, hiện tượng, tính chất…).Dùng từ mà không nắm được các thành phần nghĩa này của từ thì cũng dễ dẫn đến bịsai

Ví dụ: Kết quả là một chuyện, nhưng rõ ràng ĐT Việt Nam đang để lộ quánhiều yếu điểm không dễ khắc phục trong thời gian ngắn

( http://dantri.com.vn )

Ở ví dụ trên, từ “yếu điểm” đã bị dùng sai Cần phải phân biệt rõ yếu điểm vàđiểm yếu:

Yếu điểm: điểm quan trọng nhất, Từ điển Tiếng Việt, tr 1490

Điểm yếu: có mức độ, năng lực hoặc tác dụng ít, kém so với bình thường

Như vậy, trong câu trên phải dùng là điểm yếu chứ không thể là yếu điểm

-Dùng từ không đúng về quan hệ kết hợp ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ trong câu

Ngày đăng: 27/08/2015, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w