bộ giáo dục và đào tạo Câu I 3,5 điểm Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.. Bộ giáo dục vμ đμo tạo Đề chính thức đề thi tuyển sinh đạ
Trang 1Bộ Giáo dục và đào tạo
Đông Nam Bộ là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế Anh (chị) hãy:
a) Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng
khác trong cả nước (ĐH: 2,5 điểm; CĐ: 3,5 điểm)
b) Chứng minh rằng Đông Nam Bộ có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển.
(ĐH: 1,0 điểm; CĐ: 1,5 điểm)
Câu 3
Cho bảng số liệu dưới đây:
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kì 1994 – 2000 (triệu đô la Mĩ)
(Nguồn: Niên giám thống kê 2000, NXB Thống kê, 2001 tr 400)
a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời kì 1994 –
-Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Trang 2đề chính thức Môn thi: Địa lý Khối C
(Thời gian làm bài: 180 phút)
-
Câu 1 (3,5 điểm)
Giao thông vận tải là ngành có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Anh (chị) hãy:
a) Trình bày hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải nước ta
b) Giải thích tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng duyên hải miền Trung
Câu 2 (3,5 điểm)
Trung du - miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
Anh (chị) hãy:
a) So sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa hai vùng này
b) Xác định tên nhà máy, địa điểm xây dựng, công suất thiết kế của hai nhà máy thuỷ
điện lớn nhất đang hoạt động ở mỗi vùng
Câu 3 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta trong thời kì 1990 - 2000
(nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Trang 3bộ giáo dục và đào tạo
Câu I (3,5 điểm)
Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Anh (chị) hãy:
1 Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và
đang chuyển biến để ngày càng hợp lí hơn
2 Giải thích tại sao vùng Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước
Câu III (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
Dân số trung bình của nước ta phân theo thành thị và nông thôn
trong thời kì 1990-2002 (Đơn vị: 1000 người)
Năm
Thành thị
Nông thôn
53136,4 56398,9 57736,5 57991,7 59216,5 59705,3
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Trang 4bộ gIáO DụC Và ĐàO TạO Đề THI TUYểN SINH ĐạI HọC, CAO ĐẳNG NĂM 2005 đề chính thức Môn: Địa lí, Khối C
1) Phân tích các nguồn lực để phát triển ngoại thương ở nước ta
2) Giải thích tại sao các nhóm hàng công nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp và thủy sản là những hàng hóa xuất khẩu chủ lực và có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây
Câu III (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long năm 2002
(đơn vị tính: nghìn ha) Tổng
diện tích
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng và đất ở
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Trang 5Bộ giáo dục vμ đμo tạo
Đề chính thức
đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2006
Môn: địa lí, khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần chung cho tất cả các thí sinh
Câu I (3,5 điểm)
Tây Nguyên là một trong những vùng kinh tế quan trọng của nước ta Anh (chị) hãy:
1) Phân tích các nguồn lực để phát triển ngành khai thác, chế biến lâm sản và thủy điện ở vùng này
2) Giải thích vì sao việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên có ý nghĩa to lớn không những về mặt kinh tế, xã hội, mà cả về mặt môi trường
Câu II (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
Tình hình phát triển dân số của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2003
(nghìn người)
Số dân thành thị (nghìn người)
(Nguồn: Niên giám thống kê 2004, NXB Thống kê, 2005, tr 41)
Anh (chị) hãy:
1) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số từ bảng số liệu đã cho 2) Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2003
Phần tự chọn: Thí sinh chọn câu III.a hoặc câu III.b
Câu III.a Theo chương trình THPT không phân ban (3,5 điểm)
Ngành công nghiệp của nước ta đã và đang được hoàn thiện về cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ Anh (chị) hãy:
1) Chứng minh sự phân hóa lãnh thổ của ngành công nghiệp nước ta
2) Giải thích vì sao Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất trong cả nước
Câu III.b Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3,5 điểm)
Du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Anh (chị) hãy: 1) Phân tích các tài nguyên du lịch của nước ta
2) Xác định tên, địa điểm, năm được công nhận của 5 di sản (vật thể) thiên nhiên và văn hóa thế giới ở Việt Nam
-Hết -
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh số báo danh
Trang 6Đề chính thức
Môn: Địa lí, khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần chung cho tất cả thí sinh
Câu I (3,5 điểm)
Cây công nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta Anh (chị) hãy:
1) Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp
2) Giải thích vì sao cây công nghiệp lại được phát triển mạnh trong những năm gần đây
Câu II (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta
Phần tự chọn (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu: III.a hoặc III.b)
Câu III.a Theo chương trình THPT không phân ban (3,5 điểm)
Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng trọng điểm lương thực lớn nhất của nước
ta Anh (chị) hãy:
1) Phân tích các nguồn lực để phát triển cây lương thực ở vùng này
2) Giải thích vì sao sản lượng lương thực bình quân theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn mức bình quân của cả nước (362,2 kg/người so với 475,8 kg/người năm 2005)
Câu III.b Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3,5 điểm)
Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) là vùng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta Anh (chị) hãy:
1) Phân tích những đặc điểm của VKTTĐ
2) Xác định tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc VKTTĐ Bắc Bộ, VKTTĐ miền Trung và VKTTĐ Nam Bộ
-Hết -
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Trang 7BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi: ĐỊA LÍ, khối C
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
2 Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kì nói trên
PHẦN RIÊNG Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b
Câu III.a Theo chương trình KHÔNG phân ban (3,5 điểm)
Phát triển cây công nghiệp là một hướng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta Anh (chị) hãy:
1 Trình bày sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với vùng Đông Nam Bộ
2 Phân tíchkhả năng phát triển cây công nghiệp ở đồng bằng nước ta
Câu III.b Theo chương trình phân ban (3,5 điểm)
Anh (chị) hãy:
1 Chứng minh rằng khí hậu, thủy văn nước ta có sự phân hóa đa dạng
2 Trình bày sự chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Trang 8ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu II (3,0 điểm)
1 Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở nước ta Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản
2 Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm những tỉnh nào ? Hãy phân tích thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thuỷ điện của vùng này
Câu III (3,0 điểm)
II PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong
số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta ? Nêu định hướng phát triển của vùng này
Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất ở nước ta hiện nay ? Nêu định hướng phát triển sản xuất lương thực của vùng này
-Hết -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh : Số báo danh :
Trang 9BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu III (3,0 điểm)
2 Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích
II PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Trình bày những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước ?
Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
So sánh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Tại sao giữa hai vùng này lại có sự khác nhau về chuyên môn hoá ?
-Hết -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Trang 10ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
1 Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta Thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa biểu hiện qua địa hình nước ta như thế nào?
2 Phân tích cơ cấu lao động của nước ta Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng?
Câu II (3,0 điểm)
1 Trình bày những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi của nước ta Tại sao chăn nuôi
bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, )?
2 Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế Hãy kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng này và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta
Câu III (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA
Diện tích (nghìn ha) Năm
Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản Thống kê, 2010
1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2008
2 Nhận xét tình hình sản xuất lúa của nước ta từ biểu đồ đã vẽ và giải thích
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Phân tích những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì Đổi mới Tại sao trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu?
Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển?
- Hết
-Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Trang 11BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
1 Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở nước ta Cho biết nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và vào tháng IX cho miền Trung
2 Dân số Việt Nam có những đặc điểm gì? Tại sao dân số đông cũng là một thế mạnh
để phát triển kinh tế của nước ta?
Câu II (3,0 điểm)
1 Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng
2 Phân tích các thế mạnh về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở vùng này?
Câu III (3,0 điểm)
1 Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010
SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THUỶ SẢN CỦA NƯỚC TA
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, Nhà xuất bản Thống kê, 2011)
2 Nhận xét tình hình phát triển của ngành thủy sản từ biểu đồ đã vẽ và giải thích
II PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi sinh vật biển Các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đồn, Cồn Cỏ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào?
Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Phân tích khả năng về mặt tự nhiên để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long Nêu các biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc sản xuất lương thực
- Hết
-Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Trang 12ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
1 Trình bày khái quát về Biển Đông và nêu các thiên tai ở vùng ven biển nước ta
2 Đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm gì? Tại sao tỉ lệ dân thành thị của Việt Nam còn thấp hơn mức trung bình của thế giới?
Câu III (3,0 điểm)
1 Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Chia ra Năm Tổng số Kinh tế
Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012)
2 Nhận xét quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích
II PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Phân tích việc sử dụng đất nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta Tại sao
sử dụng hợp lí đất đai ở đây trở thành vấn đề rất quan trọng?
-Hết -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Trang 13BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
1 Trình bày vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?
2 Vì sao tình trạng thiếu việc làm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn diễn ra gay gắt? Trình bày các hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta
Câu II (2,0 điểm)
Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực Kể tên 4 nhà máy thuỷ điện với công suất mỗi nhà máy từ 400 MW trở lên đang hoạt động ở Việt Nam
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày việc phát triển nghề cá và du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ Vì sao đánh bắt hải sản xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng này?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP, CHĂN NUÔI
VÀ THỦY SẢN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012)
1 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2010
2 Nhận xét tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và giải thích
-Hết
-Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
Trang 14a) Đặc điểm nguồn lao động:
• Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh (Dẫn chứng: năm 1998
là 37,4 triệu lao động Mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu lao động).
• Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao
động chưa cao.
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao Dẫn chứng: 5 triệu lao động
có trình độ CMKT, trong đó 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu.
• Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có CMKT Vùng núi và trung du thiếu lao
động, nhất là lao động có CMKT.
b) Tình hình sử dụng lao động:
• Trong các ngành kinh tế: Phần lớn (63,5%) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có
xu hướng giảm Tỉ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng ( 11,9%) và trong khu vực dịch vụ (24,6%) còn thấp, nhưng đang tăng lên.
• Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động (1985), giảm xuống còn 9% (1998).
• Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp.
• Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt (Dẫn chứng).
Câu 1.b) ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ
đến vấn đề việc làm ở nước ta.
a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ:
• Theo ngành: đẩy nhanh sự phát triển của công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ (thể hiện rõ trong sự chuyển dịch cơ cấu GDP) Đa dạng hoá sản xuất trong các ngành kinh tế.
• Theo lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các trung tâm công nghiệp mới Hình thành các vùng kinh tế phát triển năng động, ba vùng kinh tế trọng điểm.
b) ảnh hưởng đến vấn đề việc làm:
Trang 15• Đa dạng hoá kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp từ tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá, phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn góp phần giải quyết việc làm ở vùng nông thôn vững chắc hơn.
• Phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là các ngành cần nhiều lao động ở thành thị tạo ra nhiều việc làm mới cho thanh niên.
• Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội.
- Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.
- Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).
- Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu,
Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản c) Về kinh tế – xã hội
• Nguồn lao động:
- Nguồn lao động dồi dào;
- Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.