Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp: về phía nhà nước các ban ngành cần có các chủ chương, chính sách cụ thể để phát triển du lịch; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân l
Trang 1Phát triển du lịch thành phố Hà Nội
Đỗ Thị Bích Huệ
Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Phan Huy Đường
Năm bảo vệ: 2008
Abstract Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch Đánh
giá vai trò, xu hướng vận động của du lịch trong nền kinh tế quốc dân hiện nay, và kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực và một số địa phương
ở nước ta Nghiên cứu tiềm năng du lịch và ý nghĩa của phát triển du lịch đối với thành phố Hà Nội Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch thành phố Hà Nội những năm vừa qua, những vấn đề đặt ra hiện nay trên con đường phát triển tiếp theo Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp: về phía nhà nước các ban ngành cần
có các chủ chương, chính sách cụ thể để phát triển du lịch; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch Hà Nội; đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; tăng cường xúc tiến và quảng bá du lịch; về phía các doanh nghiệp: nâng cao chất lượng các chương trình, sản phẩm du lịch; phát triển cơ sở kỹ thuật, đảm bảo các điều kiện sẵn sàng tiếp đón và phục vụ khách du lịch; đẩy mạnh hoạt động maketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch ở thành
phố Hà Nội nói riêng và ngành du lịch ở Việt Nam nói chung
Keywords Du lịch; Phát triển Du lịch; Hà Nội
Content
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch, một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội của hoạt động kinh tế của các nước Kinh tế du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thu nhập kinh tế quốc dân Đặc biệt là ở những nước đang phát triển, du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển năng động và khởi sắc nhất, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”,
du lịch đã thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” các loại hàng hoá vô hình, thông qua các hàng hoá
du lịch ở dạng tiềm năng Càng xuất khẩu, tài nguyên du lịch không chỉ được bảo tồn, tôn tạo
mà ngày càng gia tăng giá trị kinh tế, đất nước, con người ngày càng văn minh và phát triển
Ở nước ta, ngành du lịch đã hình thành từ lâu và phát triển mạnh mẽ kể từ sau đổi mới
và đã được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm Hiện nay trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chuyển đổi các hoạt động kinh tế – xã hội theo hướng tiên tiến, hiện đại nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc thì du lịch càng có vai trò quan trọng Vì vậy, nghị quyết
hội nghị TW lần thứ 7 (khoá VII) đã chỉ rõ “phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công
Trang 2nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch ngày càng to lớn của nước ta” [10, tr.16] Đây là một chủ trương đúng đắn vừa phù hợp với xu thế phát triển
chung của khu vực và thế giới, vừa gắn với điều kiện thực tế, với tiềm năng và yêu cầu bức thiết vủa sự phát triển đất nước ta Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng đã nhấn
mạnh: “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc
tế, sớm đạt trình độ của khu vực Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu
du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [8, tr.178]
Thành phố Hà Nội là thủ đô, là một trong các trung tâm kinh tế – văn hoá - xã hội của
cả nước, là đầu mối giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước Đông Nam Á và thế giới ở phía Bắc Thành phố Hà Nội cũng là địa bàn có lợi thế và tiềm năng du lịch rất lớn Nhiều năm qua, hoạt động du lịch thành phố đã đóng góp một phần rất lớn vào ngân sách thành phố nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung
Tuy nhiên, những năm gần đây, du lịch nước ta, trong đó có du lịch Thành phố Hà Nội chưa thực sự thể hiện được là một ngành kinh tế năng động, còn nhiều hạn chế và vấp phải nhiều thách thức đã được các cơ quan thông tấn, báo chí khảo sát và đưa ra số liệu đáng lưu ý, như trong số du khách nước ngoài đến Việt Nam chỉ có 14,5% du khách trở lại lần thứ hai và 13,5% du khách trở lại lần thứ ba Đây cũng là một trong các vấn đề buộc chúng ta phải suy nghĩ, trong đó việc hoạch định chiến lược làm động lực cho du lịch phát triển chưa được quan tâm
Để nghiên cứu tiềm năng và sự phát triển của ngành du lịch Thành phố Hà Nội với mục tiêu đưa ra những căn cứ khoa học và đề xuất những giải pháp thúc đẩy nó phát triển và
hoạt động có hiệu quả, tác giả chọn đề tài: “Phát triển du lịch Thành phố Hà Nội” làm luận
văn thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có thể thấy, để phát triển du lịch thì việc khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả là rất cần thiết Trên thế giới, về lý luận phát triển du lịch đã được nghiên cứu tương đối cụ thể Các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản…đã có rất nhiều thành công trong việc khai thác tiềm năng nhằm phát triển du lịch Đối với những nước đang phát triển, nhất là những nước nhỏ, nghèo như Việt Nam thì việc khai thác tiềm năng du lịch tuy có cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế Vì vậy, du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân
Liên quan đến vấn đề du lịch và phát triển kinh tế du lịch ở nước ta đã có những công
trình khoa học và các nhà nghiên cứu quan tâm Chẳng hạn: Nguyễn Mạnh Cầm (2002), “Để
du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, trang 2;
Vũ Đức Cường (2003), “Phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh: Thực trạng, phương hướng
và giải pháp”, Luận văn tốt nghiệp Lý luận Chính trị cao cấp, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội; Phạm Quang Huy (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7, trang 10; Doãn Quang Thiện, “Đổi mới cơ chế quản lý ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận án phó tiến sỹ khoa học
Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; Trần Nhạn, “Du lịch và kinh doanh du
lịch”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội; Nguyễn Quang Lân (2003), “Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1, trang 8; Đổng Ngọc
Minh – Vương Đình Lôi (2000), “Kinh tế du lịch và du lịch học”, Nhà xuất bản Trẻ…
Ở Hà Nội cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về du lịch trong các góc độ, phạm vi khác nhau, song chủ yếu đề cập đến các khía cạnh liên quan như: lao động trong du lịch, tài nguyên và môi trường du lịch, nhu cầu của khách du lịch… Việc đánh giá đúng thực trạng các tiềm năng, hoạt động du lịch để đề ra phương hướng, giải pháp cho phát triển du lịch của
Trang 3Thành phố Hà Nội thì còn khá mới mẻ, vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu Dưới góc độ kinh
tế chính trị, luận văn cố gắng làm rõ những vấn đề đó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua việc phân tích hoạt động du lịch ở Thành phố Hà Nội những năm vừa qua để hoạch định phương hướng và những giải pháp phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội những năm tới
Để thực hiện mục đích đó luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
- Đánh giá vai trò của du lịch và xu hướng vận động của du lịch trong nền kinh tế hiện đại
- Đánh giá về tiềm năng du lịch và ý nghĩa của phát triển du lịch đối với Thành phố
Hà Nội
- Phân tích sự phát triển của du lịch Thành phố Hà Nội những năm vừa qua, những vấn đề đặt ra hiện nay trên con đường phát triển của nó
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là phát triển du lịch Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn Thành phố Hà Nội năm 1991 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp với phương pháp lôgic – lịch sử
Vận dụng các chính sách của Nhà nước về vấn đề du lịch và phát triển du lịch ở Việt Nam
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp chung phổ biến trong nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê… để làm rõ các vấn đề thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch ở Thành phố Hà Nội
6 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, của Thành phố Hà Nội nói riêng
- Nêu ra những mặt đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của du lịch Thành phố Hà Nội trong quá trình phát triển
- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Thành phố Hà Nội trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch Thành phố Hà Nội trong thời gian qua
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Thành phố
Hà Nội
References
1 Báo Du lịch Việt Nam (2006,2007,2008)
2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (14/10/1994), Chỉ thị số
46-CT/TW về lãnh đạo phát triển du lịch trong tình hình mới
3 Trần Hữu Bình (10/2005), “Phát triển du lịch Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá-
hiện đại hoá”, Báo Du lịch (1-2)
Trang 44 Trần Thanh Bình (2005), Thị trường du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh
5 Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch (2007), Quyết định ban hành Chương trình hành
động của ngành Du lịch
6 Vũ Đức Cường (2003), Phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh: thực trạng, phương
hướng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh
7 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010
8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
9 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khoá VII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
11 Đảng bộ Thành phố Hà Nội (200), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ… , Hà Nội
12 Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb
Lao động – xã hội, Hà Nội
13 Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
14 Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2005), Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch thủ
đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến 2010, Luận án Tiến sỹ kinh tế,
Đại học Thương mại, Hà Nội
15 Phan Quang Huy (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam (7), tr.10-49
16 Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá- thực trạng và giải
pháp phát triển, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh
17 Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.16
18 Bùi Thị Nga (1996), Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà
Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội
19 Đinh Trung Kiên (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới”, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.75
20 Phạm Thị Khánh Ngọc (1999), Du lịch Hải Phòng – Thực trạng, phương hướng và
giải pháp, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh
21 Phan Dũng Nguyên (1999), “Khả năng phát triển du lịch Việt Nam – ASEAN và một số bài
học kinh nghiệm”, Tạp chí Kiến thức ngày nay (183)
22 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX (2005), kỳ họp thứ 7,
Luật Du lịch, Hà Nội
23 Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Hà Nội (2003,2004,2005,2006,2007), Báo cáo
tổng kết năm
24 Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Hà Nội, Website http://www.hanoitourism.gov.vn
25 Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Hà Nội (2008), Báo cáo triển khai Quy hoạch
phát triển Du lịch Hà Nội giai đoạn 2001 – 2010
26 Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội
27 TS Phạm Đức Thành và Ths Trương Duy Hoà (2002), Kinh tế các nước Đông
Nam Á - Thực trạng và triển vọng, Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội
Trang 528 Tổng cục Thống kê (2005), Thống kê số liệu các năm 2000-2004, Nxb Thống kê,
Hà Nội
29 Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tóm tắt thành tích 45 năm xây dựng và trưởng
thành của ngành Du lịch Việt Nam
30 Tổng cục Du lịch, Website http://www.vietnamtourism.gov.vn
31 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Website http://www.Haiphongcity.com
32 Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội (1999), Pháp lệnh Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
33 Nguyễn Vân (1998), “Những kinh nghiệm phát triển và quản lý du lịch Trung
Quốc”, Tuần Du lịch (31)
34 Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, Website http://itdr.com.vn
35 Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb Thế Giới