Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ

20 284 1
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ Trần Thị Mừng Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi to tín dụng của Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ; Nêu rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ. Keywords: Quản lý rủi ro; Ngân hàng; Tín dụng Content MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu Năm 2011, kinh tế toàn cầu có những biến động rất phức tạp, sự suy thoái kinh tế không chỉ ở một nước nào mà đã lan ra toàn thế giới. Sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố rủi ro tín dụng đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một nước và có thể lan rộng sang qui mô quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng đổi mới cả về lượng và chất góp phần quan trọng vào sự đổi mới của ngành Ngân hàng nói riêng, sự nghiệp đổi mới và phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các Ngân hàng thương mại(NHTM) Việt Nam cũng bộc lộ không ít những hạn chế, tồn tại: Hiệu quả kinh doanh chưa cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro chưa được khống chế ở mức hợp lý. Ở hầu hết các ngân hàng, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập, tỷ lệ này thường chiếm khoảng 80-90% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng, vì vậy chất lượng tín dụng có tính quyết định đến tình hình tài chính của ngân hàng. Trong điều kiện kinh doanh mới, thị trường luôn sôi động và biến động khó lường, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng là đòi hỏi cấp thiết để duy trì sự phát triển ổn định, bền vững đảm bảo cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( NHNo&PTNT) chi nhánh Láng Hạ, công tác quản trị rủi ro tín dụng đã được Ban giám đốc rất quan tâm chú trọng, tuy nhiên công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Xuất phát từ những thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ” là cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy đây là đề tài không mới nhưng rất cần thiết với nhu cầu chuyên môn và mong muốn học hỏi của tác giả vì vậy học tác giả mạnh dạn chọn đề tài làm luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, tình trạng tín dụng của hầu hết các Ngân hàng thương mại đều gặp rất nhiều khó khăn do nguồn vốn huy động khó, trong khi đó trong những năm trước tập trung vào việc cho vay kinh doanh bất động sản nên khi trường bất động sản đóng băng thì rất nhiều những khoản cho vay có khả năng mất vốn xuất hiện. Do đó, để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do rủi ro gây ra thì các NHTM cần nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về cho vay, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cũng như có đạo đức nghề nghiệp tốt và đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng phải được chú trọng một cách nghiêm túc, có quy trình rõ ràng. Một số đề tài liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng: -“Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp” của Thạc sỹ Lê Thị Hồng công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn đã hệ thống phân tích luận giải và làm rõ vấn đề cơ bản nhất về rủi ro tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó luận văn còn cung cấp được một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng, nghiên cứu chung về quản lý rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp đã phân tích đánh giá về thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam, chỉ ra kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại công tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. - “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS.Nguyễn Đại Lai công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 9 năm 2005. Bài viết đã nêu khái quát thực trạng công tác quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam, đưa ra một số giải pháp và đề xuất quản trị rủi ro đối với các NHTM Việt Nam. -“Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một số nước trong khu vực” TS.Nguyễn Đại Lai, NHNN, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005. Bài viết giới thiệu những kinh nghiệm đã diễn ra trong thực tiễn của một số Ngân hàng trong khu vực như: Hồng Kông, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Đài Loan. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra nhận định về vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc điều hành vĩ mô với nền kinh tế nói chung và nền taì chính -tiền tệ nói riêng. -“Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS.Nguyễn Thị Thanh Hương công tác tại Học viện Ngân hàng, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005. Bài viết đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quản lý rủi ro và giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính của các NHTM Việt Nam. -“Quản trị rủi ro ngân hàng: cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giái pháp cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS.Phí Trọng Hiển công tác tại Vụ chiến lược Phát triển Ngân hàng, NHNN, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005. Bài viết đã hệ thống cở sở lý thuyết, nguyên tắc cơ bản trong quản trị rủi ro, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ rủi ro ngân hàng và một số giải pháp quản trị rủi ro ngân hàng. -“ Những hạn chế trong chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại” của tác giá Phạm Xuân Hoè trưởng phòng Quản lý vốn & khai thác tài sản, Ngân hàng Công thương Việt Nam, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005. Bài viết nêu lên những mặt được, những hạn chế trong chính sách cho vay của các NHTM trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị với các nhà quản trị rủi ro trong các NHTM tại Việt Nam. -“Các loại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng” tác giả Hà Thị Kim Nga văn phòng IMF Hà Nội, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005, tác giả nêu ra các đặc điểm rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, các loại rủi ro và các chương trình quản lý rủi ro. -“Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” tác giả Bùi Thị Kim Ngân, Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005. Bài viết nêu lên những nét chính về quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và quy định của Uỷ ban Basel trên cơ sở đó đưa ra đề xuất với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), với các NHTM nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. -“ Rủi ro tài chính trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại nội địa ở thành phố Hà Nội” tác giả Nguyễn Hồng Kỳ Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội. Tác giả đưa ra các yếu tố có thể gây ra những rủi ro tài chính đối với các Ngân hàng Thương mại nội địa ở Hà Nội,một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM nội địa. -“Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” tác giả Trần Ngọc Minh, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí ngân hàng số chuyên đề năm 2005. Tác giả đề cập đến thực trang rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro kinh doanh ngoại tệ, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản từ đó đặt ra một số vấn đề trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM. -“ Phòng chống rủi ro tín dụng-kinh nghiệm của các Ngân hàng Thái Lan” tác giả Trịnh Bá Tửu, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đăng trên Tạp chí ngân hàng năm 2005. Bài viết nêu lên kinh nghiệm của Ngân hàng Bangkok Bank, Kasikorn Bank, Siam City Bank về quản trị rủi ro tín dụng phải xây dựng mô hình ba bộ phận: marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay. Các nghiên cứu trên đã hệ thống hoá những lý thuyết, thực trạng về rủi ro trong hoạt động Ngân hàng nói chung và rủi ro trong tín dụng nói riêng đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để hạn chế những rủi ro trên. Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về lý thuyết nói chung chưa đi sâu vào phương pháp thực tiễn của từng chi nhánh trong khi đó hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam rất lớn có hơn 2.300 chi nhánh, mỗi chi nhánh có cách thức với quản trị rủi ro tín dụng(QTRRTD) khác nhau. Là một nhân viên tín dụng làm việc tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ qua công việc cũng như quá trình tìm hiểu em nhận thấy những thiệt hại to lớn khi công tác QTRRTD không được quan tâm chú trọng đúng mức và nhận thấy công tác QTRRTD tại Chi nhánh mình đã hoạt động khá hiệu quả. Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có, em sẽ đi sâu vào nghiên cứu thực tế Công tác quản trị rủi ro của chi nhánh Láng Hạ, tìm hiểu những giải pháp mà chi nhánh Láng Hạ đang thực hiện việc QTRRTD, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn nữa việc QTRRTD tại chi nhánh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi to tín dụng của Ngân hàng Thương Mại; Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi to tín dụng của NHTM - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ; Nêu rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM và NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ. - Phạm vi nghiên cứu: + Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ từ năm 2008 – 2010 trước đây công tác Quản lý rủi ro tại chi nhánh đựợc quản lý trên cơ sở định tính, chưa được cụ thể hoá trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, từ năm 2008 Chi nhánh Láng Hạ tiếp cận chấm điểm xếp loại khách hàng theo hệ thống RMS, trong đó các tiêu chí xếp loại khách hàng được định tính hoá thành con số cụ thể, dựa vào đó việc Quản lý RRTD được cụ thể đến mức cao nhất, chính vì lý do đó thời gian được minh chứng trong luận văn là từ năm 2008-2010. + Một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các quốc gia trong khu vực có trình độ kinh tế phát triển hơn Việt Nam như: Thái lan, Mỹ, Singapo từ đó đưa ra các nhận xét và những bài học cho các NHTM ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp chủ đạo là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp… 6. Những đóng góp mới của luận văn Đề xuất một số định hướng và các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng đến năm 2015 cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ. 7. Bố cục của luận văn Chương 1: Một số vấn đề chung về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng Trong cơ chế thị trường hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro đặc biệt đối với các NHTM ở nước ta hiện nay trong điều kiện vừa hoạt động, vừa cơ cấu lại và thực hiện hội nhập. Trong thực tế rủi ro ngân hàng có thể xuất hiện tại tất cả các nghiệp vụ ngân hàng như: thanh toán, tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, đầu tư…do đó có nhiều cách phân loại rủi ro tuy nhiên trong phạm vi hoạt động của NHTM có thể tổng hợp một số loại rủi ro cơ bản sau: -Rủi ro tín dụng: Rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. -Rủi ro lãi suất: Thể hiện rủi ro lỗ tiềm tàng của một ngân hàng do các biến động của lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, như rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất và rủi ro quyền chọn đi kèm. -Rủi ro thanh khoản: Phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các ngân hàng là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn. -Rủi ro giá cả: Đây là rủi ro về việc giá trị các tài sản của một ngân hàng có thể biến động. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các chủng loại tài sản, từ bất động sản đến cổ phiếu và traí phiếu… -Rủi ro ngoại hối: Phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về các loại tiền tệ của các khoản vay ngoại hối nắm giữ, và vì thế có thể làm cho ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động. -Rủi ro hoạt động: Bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là rất nhiều như: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản trị không tốt các quy trình quản lý tín dụng, cán bộ tham ô, thiếu các kế hoạch khôi phục kinh doanh trong những trường hợp xảy ra thảm họa… -Rủi ro pháp lý: Rủi ro này thường tác động đến các ngân hàng theo hai cách: + Các khách hàng và những người khác vì lý do đồn đại nào đó về chính sách có thể khởi kiện ngân hàng + Khi các thu xếp pháp lý của ngân hàng, ví dụ, các hợp đồng cho vay và tài sản đảm bảo tiêu chuẩn của ngân hàng đó không được đáp ứng, hoặc nhà nước thay đổi đột ngột chính sách vĩ mô về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên… -Rủi ro chiến lược: Phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động của ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. -Rủi ro uy tín: Là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng. 1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 V/v sửa đổi, bổ sung quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh, do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của minh theo cam kết”. 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. 1.1.3.1. Nguyên nhân khách quan - Do môi trường kinh tế, chính trị không ổn định: Nền chính trị quốc gia ổn định là điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, là điều kiện thuận lợi thu hút, gọi vốn đầu tư. Ngược lại, môi trường chính trị kém ổn định tất yếu dẫn đến sản xuất ngừng trệ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Sự tấn công của hàng nhập lậu ở nước ta kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay, với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới…kết quả là hàng nhập lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số nghành bởi nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh -Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Trong những năm gần đây Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như: Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005 yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và đảm bảo tiền vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN; Quyết đinh số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN…Tuy nhiên, việc triển khai các văn bản này vào hoạt động ngân hàng lại chậm chạp còn gặp nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về cưỡng chế thu hồi nợ. Bên cạnh những cố gắng nỗ lực thì hoạt động của thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng CIC của NHNN đã hoạt động hơn mười năm. Sản phẩm và dịch vụ của CIC là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng. 1.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan -Nguyên nhân từ phía khách hàng vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mực đích cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều, nhưng những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác và của nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn vào tài sản vật chất ít doanh nghiệp nào dám mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý. Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, sổ sách kế toán ghi chép không đầy đủ thiếu sự chung thực do đó việc cung cấp số liệu cho ngân hàng chỉ mang tính hình thức. Khi lập bảng phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp để đề phòng rủi ro tín dụng. -Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo, chưa được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Đạo đức cán bộ là một yếu tố hết sức quan trọng để giải quyết vấn đề rủi ro tín dụng. Khi cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng cán bộ tha hóa về đạo đức lại giỏi chuyên môn nghiệp vụ thì vô cùng nguy hiểm khi bố trí trong công tác tín dụng. Các ngân hàng thường chủ yếu tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực này phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như cơ sở vật chất, do đó các ngân hàng nên coi trọng việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế quản lý, giám sát hành vi của cán bộ trong suốt quá trình xử lý công việc. 1.1.4. Những dấu hiệu nhận biết rủi ro sớm Nhóm 1: Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng - Phát hàng séc quá hạn mức - Giảm sút số dư tài khoản tiền gửi - Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu thực tế Nhóm 2: Các dấu hiệu liên quan tới phƣơng pháp quản lý của khách hàng - Thay đổi thường xuyên trong hệ thống quản trị hoặc ban điều hành - Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên; việc lập kế hoạch những người kế cận không đầy đủ Nhóm 3: Các dấu hiệu về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng - Khó khăn trong phát triển dịch vụ, sản phẩm; sản phẩm, dịch vụ tung ra trên thị trường không đúng lúc - Thay đổi trên thị trường: Tỷ giá, lãi suất, thay đổi thị hiếu; mất nhà cunh ứng hoặc khách hàng lớn; them đối thủ cạnh tranh 1.1.5. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng Bốn chỉ tiêu sau được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại bao gồm: -Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay: Tỷ lệ nợ xấu = 𝐒ố 𝐝ƣ 𝐧ợ 𝐱ấ𝐮 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ƣ 𝐧ợ 𝒙 𝟏𝟎𝟎% Nợ xấu là các khoản nợ thuộc khoản 3,4,5 tỷ lệ xấu nợ trên tổng dư nợ cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Tổ chức tín dụng. -Tỷ lệ giữa các khoản xoá nợ so với tổng dư nợ cho vay: 𝐓ỷ 𝐥ệ 𝐜á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐱ó𝐚 𝐧ợ = 𝐂á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐱ó𝐚 𝐧ợ 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ƣ 𝐧ợ 𝐱 𝟏𝟎𝟎% Các khoản xóa nợ là các khoản vay được ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi vốn và được phân vào nhóm 5. Các khoản vay này được ngân hàng dùng quỹ dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro và theo dõi ngoại bảng. -Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dư nợ cho vay kỳ báo cáo: 𝑻ỷ 𝒍ệ 𝒅ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝑹𝑹𝑻𝑫 = 𝑫ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝑹𝑹𝑻𝑫 đượ𝒄 𝒕𝒓í𝒄𝒉 𝒍ậ𝒑 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒙𝟏𝟎𝟎% -Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu: 𝑻ỷ 𝒍ệ 𝒅ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝒔𝒐 𝒗ớ𝒊 𝒄á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒏ợ 𝒙ấ𝒖 = 𝑫ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝑹𝑹𝑻𝑫 𝑪á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 𝒏ợ 𝒙ấ𝒖 𝒙𝟏𝟎𝟎% 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng(QTRRTD) ngân hàng là thông qua một hệ thống các công cụ tác động tới rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm tìm ra nguyên nhân và xử lý các tình huống xảy ra rủi ro tín dụng(RRTD) với mục tiêu nhằm giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra 1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng - Lợi ích đối với các ngân hàng thương mại Đối với hầu hết các ngân hàng dư nợ tín dụng thường chiếm từ 1/2 tổng tài sản và có thu nhập từ tín dụng chiếm 1/2 đến 1/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Chính vì vậy, QTRRTD nhằm tối thiểu hóa tổn thất có thể xảy ra, giảm chi phí hoạt động làm tăng lợi nhuận kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. -Lợi ích đối với khách hàng Một ngân hàng có mô hình quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân chống lại tổn thất mang tính thảm họa, họ gửi tiền vào NHTM sẽ thấy yên tâm hơn trong đầu tư. -Lợi ích đối với nền kinh tế xã hội Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động của ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định của kinh tế xã hội. Tóm lại, QTRRTD giúp ngân hàng vững vàng trong xử lý mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận, qua đó đánh giá được thiệt hại và đem lại lợi ích cho bản thân và mọi đối tượng khác có liên quan đến hoạt động tín dụng khác. 1.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng Theo Basel các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc) Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: - Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: hiểu biết đầy đủ về người vay, mục tiêu, cơ cấu tín dụng và nguồn thanh toán. - Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, cho nhóm những khách hàng có liên quan tới nhau trong và ngoài bảng cân đối kế toán. - Nguyên tắc 6: Cần có quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, ra hạn các khoản tín dụng hiện có. Duy trì quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp:(10 nguyên tắc) - Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng. - Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán đối với hoạt động của ngân hàng. Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng: - Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục; cần thông báo kết quả đánh giá cho Ban quản lý. - Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể. Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời. Ngoài ra, đối với tình hình nền kinh tế Việt các ngân hàng cũng cần chý ý thêm các nguyên tắc đặc trưng sau: Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng Nguyên tắc chấp nhận rủi ro Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt Nguyên tắc hiệu quả kinh tế Nguyên tắc hợp lý về thời gian 1.2.4. Công cụ quản trị rủi ro tín dụng Việc QTRRTD được các NHTM sử dụng một số công cụ và biện pháp chủ yếu sau: -Chính sách tín dụng: - Quy trình tín dụng: -Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: -Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: 1.2.5. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng 1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng một số nƣớc trên thế giới 1.3.1. Tại Mỹ Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 bắt nguồn từ lòng tham đã dẫn đến lạm dụng việc cho vay nợ dưới chuẩn. Các thủ tục thẩm định thực hiện bởi các đại lý cho vay diễn ra hết sức lỏng lẻo và việc tiếp cận vốn tín dụng mua nhà trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết. Những người có thu nhập thấp, đặc biệt là dân định cư đầu tiên có cơ hội mua nhà. Cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn lan nhanh ra toàn nước Mỹ. Giá bất động sản tăng nhanh chóng. Nếu như cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn mới bắt đầu hình thành từ những năm đầu 90 và phát triển rất chậm thì trong 5 năm từ 2002 – 2006, con số này gia tăng một cách kỷ lục. Năm 2002, doanh số cho vay dưới chuẩn cung cấp cho thị trường khoảng 200 tỷ USD, năm 2003 là 320 tỷ, năm 2004 là 550 tỷ, năm 2005-2006 con số này đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Cleveland (Ohio) là thành phố đầu tiên châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lan rộng ra toàn nước Mỹ và thế giới. Theo số liệu thống kê, khoảng 1/10 số nhà tại Cleveland bị thu hồi để phát mại. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng cho nước Mỹ và thế giới là rất lớn. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Ngành xây dựng Mỹ đóng góp 15% GDP có thể phải cắt giảm một nửa sản lượng và cắt 1-2 triệu công việc. Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến vài trăm tỷ USD như: Citi (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USD), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư ước tính lên tới vài trăm tỷ USD. Citi và Merrill Lynch phải cầu viện tăng vốn khẩn cấp từ các quỹ đầu tư Châu Á. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa thải. Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007 của Mỹ bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo trong cho vay tín dụng dưới chuẩn và từ lòng tham của thị trường. Chứng khoán hóa là một công cụ tài chính thông minh song đã bị lợi dụng vào việc xấu gây nên hậu quả khôn lường. Các nhà đầu tư cần thấu hiểu các rủi ro trước khi mua các sản phẩm tài chính phức tạp nhằm tránh những tổn thất nặng nề. Đây là những bài học không thừa cho bất cứ quốc gia nào trong quá trình hội nhập và phát triển. 1.3.2. Tại Thái Lan Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997, tình hình nợ xấu trong các ngân hàng Thái Lan trở nên rất nghiêm trọng. Một số kinh nghiệm đã rút ra từ cuộc khủng hoảng tại Thái Lan: Thứ nhất: Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng của các NHTM Thái Lan được tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận - Marketing khách hàng - Bộ phận quản lý rủi ro - Quản lý khoản vay Thứ hai: Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Khi phân tích tài chính các doanh nghiệp, ngân hàng rất coi trọng vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tư. Ngoài ra phải kết hợp giữa phân tích tài chính với tìm hiểu nguyên nhân từ phía khách hàng. Tài sản thế chấp chỉ là nguồn để xử lý khoản nợ không thể thu hồi. Thứ ba: Áp dụng việc chấm điểm khách hàng để quyết định cấp tín dụng, điểm tín dụng càng cao thì cấp hạn mức tín dụng càng cao, được hưởng các chính sách ưu đãi tín dụng và ngược lại. Thứ tư: Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng theo mức tăng dần: từ cấp cơ sở đến cấp trung ương, từ một người đến một nhóm người, hội đồng quản trị. Thứ năm: Giám sát chặt chẽ khoản vay sau khi giải ngân bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên xuống kiểm tra, giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng. 1.3.3. Tại Singapore Để quản lý RRTD, ngân hàng thương mại của Singapore đã có những biện pháp sau: Thứ nhất: Có sự phân định rõ chức năng của các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng: - Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của ngân hàng. - Ban hoạch định chính sách tín dụng: Ban này phải chịu trách nhiệm với ngân hàng trong việc duy trì một hình thức quản lý rủi ro tín dụng hoàn chỉnh, có hiệu quả. - Ban quản lý hạn ngạch tín dụng: Có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh của mình, xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó. - Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp. Thứ hai: Thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: Việc đánh giá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu sau: - Năng lực quản lý của người vay; - Năng lực tài chính của người vay; - Thế chấp bảo đảm khoản vay; - Lĩnh vực mà người vay hoạt động; - Các điều khoản và điều kiện tín dụng; Thứ ba: Có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt: Quyền cấp tín dụng: được uỷ nhiệm cho cán bộ tín dụng. Quyền phê duyệt: việc cấp tín dụng không do một người quyết định, mà được quyết định bởi 3 cán bộ. Những người chịu trách nhiệm phân định rõ việc thẩm định, tái thẩm định đối với một khoản vay. 1.3.4. Bài học với các NHTM tại Việt Nam Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của các nước đã phát triển, bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là: Thứ nhất: Xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định cho vay và bộ phận quản lý hồ sơ, thu nợ. Thứ hai: Xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng. Thứ ba: Phải thường xuyên giám sát các khoản vay sau khi đã giải ngân. Thứ tư: Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Thứ năm: Thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng, đồng bộ và cần quản lý chặt chẽ các khâu trong quy trình đó. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ 2.1. Vài nét về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 2.1.1. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ Ngày 17/03/1997 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, là Chi nhánh ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước. 2.1.2. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn [...]... lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Nxb Phương Đông, Hà Nội 16 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ( 2010-2012), Báo cáo thường niên của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ năm 2010-2012 17 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ( 2008), Tổng quan 2008 18 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. .. (2001), Chi n lược phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2010 19 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Xí nghiệp In Dịch vụ Ngân hàng, Hà Nội 20 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(2003), Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, Xí nghiệp In Dịch vụ Ngân hàng, Hà Nội 21 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông. .. động và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ trong thời gian tới 3.1.1 Định hướng hoạt động 3.1.2 Định hướng về công tác quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là công việc mà cả hệ thống quan tâm thực hiện, định hướng của chi nhánh Láng Hạ cũng không nằm ngoài định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam: - Xây dựng mô hình quản trị rủi ro. .. pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 3.2.1 Xây dựng mô hình quản lý tín dụng tập trung, hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng - Việc xây dựng mô hình này sẽ giúp NHNo&PTNT Việt Nam khai thác thông tin tín dụng được đầy đủ, kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng từ trụ sở chính đồng... chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội 13 Trịnh Bá Tửu (2005), “Phòng chống rủi ro tín dụng- kinh nghiệm của các ngân hàng Thái Lan”, Tạp chí ngân hàng, (chuyên đề), 55-59 14 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Láng Hạ( 20082010), Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 2008-2010 15 Kỷ yếu hội thảo... tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ 2.2.2.1 Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh Láng Hạ Một điểm mấu chốt trong quản lý tín dụng hiệu quả là xây dựng được một cơ cấu tổ chức tín dụng có khả năng tuân thủ theo chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng, duy trì một danh mục tín dụng chất lượng giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa các cấp bậc cán bộ và sử dụng chi phí nhân... nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Huế”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,(4), 140-145 5 Lê Thị Hồng (2009), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Học viện ngân hàng, Hà Nội 6 Nguyễn Đại Lai (2005), “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, (9), 34-40... với 2011 Trong tình hình cạnh tranh các ngân hàng gay gắt, để có được kết quả như trên vừa là sự cố gắng lớn của toàn cán bộ nhân viên chi nhánh vừa là điều đáng mừng cho thấy, đường lối chủ trương đúng đắn trong chi n lược kinh doanh của ban Giám đốc chi nhánh 2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ 2.2.1... thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh thông qua phân tích quy trình cấp tín dụng, phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng, phân loại nợ và quản lý nợ xấu và nguồn nhân lực tại chi nhánh Đánh giá được các kết quả đạt được những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QTRRTD tại chi nhánh Trên cơ sở định hướng QTRRTD trong thời gian tới... Hường (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Học viện ngân hàng, Hà Nội 2 Bùi Thị Kim Ngân( 2005), “Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (chuyên đề), 29-33 3 Frederic, S Mishkhin (1994), Tiền tệ, tín dụng ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa học kỹ . TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ 2.1. Vài nét về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi. TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LÁNG HẠ 3.1. Định hƣớng hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh. trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ Chương

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan