1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam

4 296 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 247,25 KB

Nội dung

Quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Vân Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Hệ thống hoá lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của các Công ty tài chính. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, từ đó đưa ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế của công tác quản trị này. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam. Keywords: Ngân hàng; Việt Nam; Tín dụng; Quản trị rủi ro Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, khiến hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng do vậy có vai trò sống còn đối với hoạt động của bất kỳ một tổ chức tín dụng nào. Đối với các hầu hết các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chính và chủ yếu nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng. Vì vậy, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu trên phương diện lý thuyết cũng như trong thực tiễn của các tổ chức tài chính ngân hàng. Nhiều sự kiện đổ vỡ xảy ra cho ngành tài chính ngân hàng đã cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng dù quan trọng song chưa được quan tâm đúng mức tại các tổ chức tín dụng. Xuất phát từ nhận thức đó, tôi đã chọn đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài 2 chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam - PVFC” làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn hoàn thiện lý luận chuyên môn của bản thân, tiếp cận nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, góp phần đẩy mạnh hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn và phát triển bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các luận văn thạc sỹ đề cập đến các giải pháp hoàn thiện hoạt động QTRRTD tại các TCTD. Tuy nhiên qua nghiên cứu tổng thể cho thấy, các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung vào hoạt động QTRRTD tại các NHTM, trong khi mô hình CTTC ít được quan tâm nhắc đến. Với đặc thù hoạt động của mô hình CTTC và đặc thù của một định chế tài chính trong ngành Dầu khí, hoạt động QTRRTD tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) có nhiều điểm khác biệt. Do đó, tôi lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC” nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các Công ty tài chính nói chung và PVFC nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích giải quyết 03 vấn đề cơ bản sau: - Hệ thống hoá lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của các Công ty tài chính; - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, từ đó đưa ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế của công tác quản trị này; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu: Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu, trên cơ sở yêu cầu và với khả năng nghiên cứu, Luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. * Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. - Về thời gian: Chủ yếu từ năm 2007 đến năm 2010 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp luận duy vật biện chứng được sử dụng, kết hợp sử dụng với các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp… để phân tích 3 thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. 6. Những đóng góp của luận văn - Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại một tổ chức tín dụng điển hình. - Làm rõ thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Từ những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đã phân tích một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC. - Làm rõ phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 03 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của công ty tài chính. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. References Tiếng Việt 1. Lê Vinh Danh (1999), Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Chính trị. 2. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, NXB thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phan Thị Thu Hà (2006), “Rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam - cách tiếp cận từ tính chất sở hữu”, Tạp chí Ngân hàng, (24). 4. Học Viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê. 5. Ngô Quang Huân (1998), Quản trị rủi ro, NXB giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí Ngân hàng, (16),Tr.17-19. 7. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB thống kê, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính Thực tiễn và phương pháp đánh giá, NXB tài chính, Hà Nội. 4 9. Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng. 10. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng. 11. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng. 12. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng năm. 13. Nguyễn Thị Kim Nhung (2006), “Xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính góp phần giải phóng vốn đầu tư phát triển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán. 14. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội. 16. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, Bảng cân đối kế toán năm 2007, năm 2008 và năm 2009. 17. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2007, năm 2008 và năm 2009. 18. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh của năm 2007, năm 2008 và năm 2009. 19. Nguyễn Đức Trung (2007), “Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên Hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro”, Tạp chí Ngân hàng, (6), Tr.20-21. 20. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Công an Nhân dân. 21. Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 22. Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội. Tiếng Anh 23. Hempel G.H, Simonson D. G. (1999), Bank Management Text and Cases, Johnwiley & Son, Tnc, Australia. 24. Mohan Bhatia (2006), Credit risk management and Basel II – An implementation Guide, Incisive Financial Publishing Ltd, London, England. . Chương 1: Tổng quan về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của công ty tài chính. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Chương. quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, góp phần đẩy mạnh hoạt động tín dụng. về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của các Công ty tài chính. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty Tài

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w